Đáp án
1A
2A
3D
4D
5C
6A
7D
8C
9C
10B
11C
12D
13C
14C
15A
16B
17B
18B
19D
20A
21C
22D
23A
24C
25A
26A
27C
28A
29D
30D
31A
32A
33B
34C
35A
36A
37A
38A
39B
40C
Đáp án Đề minh họa số 13 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Địa lí
Câu 1 [262450]: Ngập lụt gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho vụ mùa nào ở hai đồng bằng lớn của nước ta?
A, Vụ hè thu.
B, Vụ đông xuân.
C, Ảnh hưởng quanh năm.
D, Không gây ảnh hưởng.
(Nhận biết) Mùa ngập lụt thường xảy ra trùng vào thời điểm vụ hè thu nên gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho vụ này ở 2 đồng bằng lớn của cả nước.
Câu 2 [262451]: Khẳng định nào không đúng đối với việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản?
A, Khai thác triệt để để thu ngoại tệ.
B, Quản lí chặt chẽ việc khai thác.
C, Tránh lãng phí tài nguyên.
D, Tránh làm ô nhiễm môi trường.
(Nhận biết) Trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản cần làm các biện pháp B,C,D. Khẳng định A khai thác triệt để là chưa chính xác mà cần khai thác hợp lí.
Câu 3 [262452]: Loại cây nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt ở nước ta?
A, Cây công nghiệp.
B, Cây ăn quả.
C, Cây rau đậu.
D, Cây lương thực.
(Nhận biết) Cây lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 93.
Câu 4 [262453]: Than antraxit phân bố chủ yếu ở vùng than nào?
A, Bắc Trung Bộ.
B, Đồng bằng sông Cửu Long.
C, Đồng bằng sông Hồng.
D, Quảng Ninh.
(Nhận biết) Than antraxit phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh. Tham khảo SGK Địa lí 12 trang 118.
Câu 5 [262454]: Theo nguồn gốc hình thành, đồng bằng được chia thành
A, đồng bằng rộng và hẹp.
B, đồng bằng màu mỡ và bạc màu.
C, đồng bằng châu thổ và ven biển.
D, đồng bằng nhỏ và lớn.
(Nhận biết) Theo nguồn gốc hình thành, đồng bằng được chia thành đồng bằng duyên hải và ven biển. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 33.
Câu 6 [262455]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh tiếp giáp với Lào?
A, 10.
B, 11.
C, 12.
D, 13.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, nước ta có 10 tỉnh tiếp giáp với Lào.
Câu 7 [262456]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết đất hiếm tập trung chủ yếu tại khu vực nào?
A, Bắc Trung Bộ.
B, Tây Nguyên.
C, Đông Bắc.
D, Tây Bắc.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, đất hiếm tập trung chủ yếu tại Tây Bắc.
Câu 8 [262457]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây có gió Đông Nam tác động mạnh nhất vào tháng 7?
A, Điện Biên Phủ.
B, Sa Pa.
C, Hà Nội.
D, Thanh Hóa.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trạm khí tượng Hà Nội có gió Đông Nam tác động mạnh nhất vào tháng 7.
Câu 9 [262458]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Thu Bồn đổ ra biển qua
A, cửa Nhật Lệ.
B, cửa Thuận An.
C, cửa Đại.
D, cửa Diệt.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, sông Thu Bồn đổ ra biển qua cửa Đại.
Câu 10 [262459]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết nước ta có bao nhiêu khu dự trữ sinh quyển thế giới?
A, 7.
B, 8.
C, 9.
D, 10.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 12, nước ta có 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Câu 11 [262460]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết thứ tự các đảo, bán đảo từ Nam ra Bắc là
A, bán đảo Sơn Trà, đảo Lý Sơn, bán đảo Hòn Gốm, đảo Phú Quý.
B, đảo Lý Sơn, bán đảo Hòn Gốm, đảo Phú Quý, bán đảo Sơn Trà.
C, đảo Phú Quý, bán đảo Hòn Gốm, đảo Lý Sơn, bán đảo Sơn Trà.
D, bán đảo Hòn Gốm, bán đảo Sơn Trà, đảo Lý Sơn, đảo Phú Quý.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, thứ tự các đảo, bán đảo từ Nam ra Bắc là: đảo Phú Qúy, bán đảo Hòn Gốm, đảo Lý Sơn, bán đảo Sơn Trà.
Câu 12 [262461]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 500 001 – 1 000 000 người?
A, Hạ Long.
B, Vinh.
C, Huế.
D, Cần Thơ.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số từ 500 001 – 1 000 000 người là Cần Thơ.
Câu 13 [262462]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản phân theo ngành năm 2000 đến năm 2007?
A, Giá trị sản xuất tăng.
B, Tỉ trọng của thuỷ sản tăng.
C, Tỉ trọng của lâm nghiệp tăng.
D, Tỉ trọng của nông nghiệp giảm.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản phân theo ngành năm 2000 đến năm 2007 thì tỉ trọng lâm nghiệp giảm.
Câu 14 [262463]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất trên 1000 MW?
A, Phả Lại, Uông Bí.
B, Phú Mỹ, Bà Rịa.
C, Phả Lại, Cà Mau.
D, Cà Mau, Trà Nóc.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW là Phả Lại, Cà Mau.
Câu 15 [262464]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23 và trang 4-5, cho biết tỉnh nào dưới đây vừa có cảng biển vừa có sân bay?
A, Hải Phòng.
B, Quảng Ninh.
C, Hà Tĩnh.
D, Quảng Bình.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tỉnh vừa có cảng biển vừa có sân bay là Hải Phòng.
Câu 16 [262465]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta năm 2007, mặt hàng nào sau đây có tỉ trọng lớn nhất?
A, Công nghiệp nặng và khoáng sản.
B, Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
C, Nông, lâm, thủy sản.
D, Thuỷ sản.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta năm 2007, mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có tỉ trọng lớn nhất.
Câu 17 [262466]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết các lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Đông Nam Bộ là
A, Bà Chúa Xứ, Núi Bà Đen.
B, Núi Bà Đen, Thần Thắng Tam.
C, Hội đâm trâu, Thần Thắng Tam.
D, Núi Bà Đen, Hội đâm trâu.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Đông Nam Bộ là: Núi Bà Đen, Thần Thắng Tam.
Câu 18 [262467]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết ngành luyện kim đen phân bố tại các trung tâm công nghiệp nào ở Đồng bằng sông Hồng?
A, Hà Nội, Bắc Ninh.
B, Hải Phòng, Hà Nội.
C, Nam Định, Hải Phòng.
D, Hải Dương, Hà Nội.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, ngành luyện kim đen phân bố tại các trung tâm công nghiệp Hải Phòng, Hà Nội ở Đồng bằng sông Hồng.
Câu 19 [262468]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên sông nào ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A, Đà Rằng.
B, Thu Bồn.
C, Trà Khúc.
D, La Ngà.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên sông La Ngà ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 20 [262469]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết các hồ thủy lợi và thủy điện lớn nhất tại Đông Nam Bộ là
A, hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng.
B, hồ Trị An, hồ Thác Bà.
C, hồ Thác Bà, hồ Dầu Tiếng.
D, hồ Trị An, hồ Hòa Bình.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, các hồ thủy lợi và thủy điện lớn nhất tại Đông Nam Bộ là: hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng.
Câu 21 [262470]: Cho bảng số liệu
Theo bảng số liệu trên, để thể hiện tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi của cả nước và các vùng nước ta năm 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Theo bảng số liệu trên, để thể hiện tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi của cả nước và các vùng nước ta năm 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A, Miền.
B, Tròn.
C, Cột.
D, Kết hợp.
(Thông hiểu) để thể hiện tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi của cả nước và các vùng nước ta năm 2020, dạng biểu đồ thích hợp nhất là cột.
Câu 22 [262471]: Cho biểu đồ
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên phân theo vùng ở nước ta năm 2020?
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên phân theo vùng ở nước ta năm 2020?
A, Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất cả nước.
B, Tây Nguyên có tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất cả nước.
C, Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đông Nam Bộ.
D, Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thấp hơn cả nước.
(Thông hiểu) Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung cao hơn cả nước.
Câu 23 [262472]: Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm ở múi giờ số 7 là do
A, lãnh thổ có chiều ngang hẹp.
B, lãnh thổ rộng về chiều ngang.
C, lãnh thổ tiếp giáp với nhiều quốc gia.
D, lãnh thổ tiếp giáp Biển Đông.
(Thông hiểu) Lãnh thổ hẹp về chiều ngang nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong cùng một múi giờ số 7.
Câu 24 [262473]: Nguồn lao động nước ta hiện nay
A, cần cù, sáng tạo, nhiều kinh nghiệm sản xuất công nghiệp.
B, cần cù, sáng tạo, đa số lao động đã qua đào tạo.
C, cần cù, sáng tạo, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
D, cần cù, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đa số có trình độ cao.
(Thông hiểu) Nguồn lao động nước ta hiện nay cần cù, sáng tạo, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. A sai vì người lao động không có nhiều kinh nghiệm sản xuất công nghiệp. B sai vì lao động chưa qua đào tạo của nước ta còn nhiều. D sai vì lao động nước ta có trình độ cao còn ít.
Câu 25 [262474]: Quá trình đô thị hóa của nước ta hiện nay
A, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng.
B, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị giảm.
C, số dân thành thị tăng và tỉ lệ dân thành thị giảm.
D, số dân thành thị giảm và tỉ lệ dân thành thị tăng.
(Thông hiểu) Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta hiện đều đang tăng.
Câu 26 [262475]: Trong nội bộ ngành công nghiệp nước ta hiện nay
A, đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của thị trường.
B, tập trung vào ngành công nghiệp khai khoáng.
C, chỉ chú trọng xuất khẩu.
D, tăng các sản phẩm chất lượng thấp và trung bình.
(Thông hiểu). Ngành công nghiệp nước ta hiện nay đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 83.
Câu 27 [262476]: Mục đích quan trọng nhất của nông nghiệp hàng hóa là
A, tạo ra nhiều nông sản.
B, mở rộng diện tích cây trồng.
C, tạo ra nhiều lợi nhuận.
D, thay đổi cơ cấu mùa vụ.
(Thông hiểu) Mục đích quan trọng nhất của nông nghiệp hàng hóa là tạo ra nhiều lợi nhuận. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 89.
Câu 28 [262477]: Đâu không phải là khó khăn đối với ngành thủy sản nước ta?
A, Nhiều sông, suối, kênh rạch.
B, Bão trên biển.
C, Suy thoái môi trường.
D, Tàu thuyền đánh bắt hạn chế.
(Thông hiểu) Nhiều sông, suối, kênh, rạch là điều kiện thuận lợi để phát triển thủy sản nước ngọt chứ không phải khó khăn.
Câu 29 [262478]: Phát biểu nào dưới đây không đúng với ngành hàng không nước ta?
A, Đã kết nối với nhiều đường bay quốc tế.
B, Đang có những bước tiến nhanh.
C, Cơ sở vật chất hiện đại hóa.
D, Là ngành có truyền thống lâu đời.
(Thông hiểu) Ngành hàng không nước ta là ngành non trẻ chứ không phải ngành có truyền thống lâu đời. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 132.
Câu 30 [262479]: Kinh tế biển ngày càng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế nước ta là do
A, đường bờ biển dài, nhiều tỉnh giáp biển.
B, nguồn lợi hải sản phong phú.
C, biển kín, tiếp giáp với nhiều quốc gia trong khu vực.
D, đóng góp ngày càng nhiều cho GDP của quốc gia.
(Thông hiểu) Kinh tế biển ngày càng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế nước ta là do đóng góp trong GDP ngày càng nhiều. Các khẳng định A,B,C là những thế mạnh đã có từ trước của biển Việt Nam.
Câu 31 [262480]: Để tài nguyên biển mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần chú ý khai thác theo hướng
A, phát triển tổng hợp kinh tế biển.
B, đổi mới trang thiết bị, hiện đại hóa các tàu cá để đánh bắt xa bờ.
C, xây dựng hệ thống cảng biển hiện đại.
D, tập trung khai thác dầu khí xuất khẩu.
(VD) Để tài nguyên biển mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần chú ý khai thác theo hướng phát triển tổng hợp kinh tế biển. Các phát biểu B, C, D chỉ là một khía cạnh trong phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Câu 32 [353440]: Nguyên nhân ngành công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh chủ yếu là
A, gần cơ sở nguyên liệu, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, nguồn vốn đầu tư lớn.
B, lao động trình độ kĩ thuật cao, hệ thống sân bay được nâng cấp, hiện đại.
C, tài nguyên khoáng sản phong phú, dồi dào, cơ sở chế biến hiện đại.
D, thu hút lao động từ các vùng khác, cơ sở năng lượng ổn định, dân đông.
ĐBSH là vùng không thật giàu có về khoáng sản nên ngành công nghiệp phát triển mạnh chủ yếu nhờ gần cơ sở nguyên liệu, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, nguồn vốn đầu tư lớn.>>> đáp án A.
B. lao động trình độ kĩ thuật cao, hệ thống sân bay được nâng cấp, hiện đại.>>> sân bay là một phần nhỏ trong cơ sở hạ tầng, chưa đủ bao quát.
C. tài nguyên khoáng sản phong phú, dồi dào, cơ sở chế biến hiện đại.>>>tài nguyên khoáng sản của vùng không thật sự phong phú và dồi dào.
D. thu hút lao động từ các vùng khác, cơ sở năng lượng ổn định, dân đông.>>> thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu vốn, chưa đủ bao quát.
B. lao động trình độ kĩ thuật cao, hệ thống sân bay được nâng cấp, hiện đại.>>> sân bay là một phần nhỏ trong cơ sở hạ tầng, chưa đủ bao quát.
C. tài nguyên khoáng sản phong phú, dồi dào, cơ sở chế biến hiện đại.>>>tài nguyên khoáng sản của vùng không thật sự phong phú và dồi dào.
D. thu hút lao động từ các vùng khác, cơ sở năng lượng ổn định, dân đông.>>> thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu vốn, chưa đủ bao quát.
Câu 33 [353441]: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển sản xuất thủy sản ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A, thay đổi cơ cấu kinh tế, nâng vị thế của vùng.
B, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa và giải quyết việc làm.
C, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thay đổi cơ cấu ngành kinh tế
D, thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Phát triển sản xuất thủy sản mục đích là để tạo ra sản phẩm hàng hóa, từ đó phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển sản xuất thủy sản cũng có thể tạo ra thêm nhiều việc làm cho người lao động>>> chọn đáp án B.
A. thay đổi cơ cấu kinh tế, nâng vị thế của vùng. >>> sản xuất thủy sản không đủ để nâng vị thế của vùng.
B. tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa và giải quyết việc làm.>>> đúng, đủ ý nghĩa kinh tế - xã hội.
C. tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thay đổi cơ cấu ngành kinh tế>>> chỉ có ý nghĩa kinh tế, thiếu bao quát.
D. thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.>>> sản xuất thủy sản không cần quá nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
A. thay đổi cơ cấu kinh tế, nâng vị thế của vùng. >>> sản xuất thủy sản không đủ để nâng vị thế của vùng.
B. tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa và giải quyết việc làm.>>> đúng, đủ ý nghĩa kinh tế - xã hội.
C. tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thay đổi cơ cấu ngành kinh tế>>> chỉ có ý nghĩa kinh tế, thiếu bao quát.
D. thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.>>> sản xuất thủy sản không cần quá nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 34 [353442]: Thế mạnh chủ yếu để hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn ở Tây Nguyên là
A, có nguồn nước dồi dào, khí hậu phù hợp.
B, không có mùa đông lạnh, đất badan màu mỡ, thị trường tiêu thụ ổn định.
C, mặt bằng đất badan rộng, phân bố tập trung.
D, người dân có nhiều kinh nghiệm, giống cây trồng có năng suất cao.
Để hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn >>> quan trọng nhất là cần mặt bằng đất rộng >>> chọn C. Các yếu tố các không quan trọng bằng. Hơn nữa, vùng Tây Nguyên còn thiếu nước vào mùa khô, thị trường tiêu thụ còn thiếu ổn định.
Câu 35 [353443]: Thủy chế của sông Hồng thất thường hơn sông Cửu Long chủ yếu do tác động của
A, hình thái sông, đặc điểm địa hình, đặc điểm khí hậu, diện tích lưu vực, chiều dài.
B, hệ thống đê điều, địa hình dốc, khí hậu thất thường, nhiều cửa thoát lũ hơn.
C, độ dốc lòng sông, thủy triều, các nhà máy thủy điện, đặc điểm địa hình, nền địa chất.
D, hệ thống đê, dải hội tụ, nguồn cung cấp nước, lớp phủ thực vật.
A là bao quát và đầy đủ nhất.
▪ Sông Cửu Long.
+ có diện tích lưu vực và chiều dài lớn hơn sông Hồng, chỉ một phần nhỏ chảy trên lãnh thổ VN.
+ sông có dạng hình lông chim, ở nước ta diện tích lưu vực nhỏ, chảy trên diện tích nhỏ đồng thời lại đc nối thông với hồ Tônlê Xáp. Vậy nên mùa lũ lên chậm, xuống chậm.
+ sông Cửu Long chảy ra biển qua 9 cửa nên lũ thoát nhanh hơn.
+ địa hình sông chảy qua thấp, mạng lưới kênh rạch dày đặc.
=> Vậy nên chế độ nước điều hòa hơn sông Hồng.
▪ Sông Hồng
+ chiều dài và diện tích lưu vực nhỏ hơn.
+ sông có hình dạng nan quạt, khi lũ xảy ra có sự phối hợp của các dòng chính và các phụ lưu gây lũ lớn.
+ hình thái lưu vực sông dốc nhiều ở thượng nguồn, hạ nguồn dốc ít, lũ lên nhanh và xuống chậm. Mặt khác rừng đầu nguồn bị chặt phá mạnh hạn chế khả năng giữ nước trong mùa lũ.
+ khi đổ ra biển chỉ qua 3 cửa nên khả năng thoát lũ chậm.
▪ Sông Cửu Long.
+ có diện tích lưu vực và chiều dài lớn hơn sông Hồng, chỉ một phần nhỏ chảy trên lãnh thổ VN.
+ sông có dạng hình lông chim, ở nước ta diện tích lưu vực nhỏ, chảy trên diện tích nhỏ đồng thời lại đc nối thông với hồ Tônlê Xáp. Vậy nên mùa lũ lên chậm, xuống chậm.
+ sông Cửu Long chảy ra biển qua 9 cửa nên lũ thoát nhanh hơn.
+ địa hình sông chảy qua thấp, mạng lưới kênh rạch dày đặc.
=> Vậy nên chế độ nước điều hòa hơn sông Hồng.
▪ Sông Hồng
+ chiều dài và diện tích lưu vực nhỏ hơn.
+ sông có hình dạng nan quạt, khi lũ xảy ra có sự phối hợp của các dòng chính và các phụ lưu gây lũ lớn.
+ hình thái lưu vực sông dốc nhiều ở thượng nguồn, hạ nguồn dốc ít, lũ lên nhanh và xuống chậm. Mặt khác rừng đầu nguồn bị chặt phá mạnh hạn chế khả năng giữ nước trong mùa lũ.
+ khi đổ ra biển chỉ qua 3 cửa nên khả năng thoát lũ chậm.
Câu 36 [262485]: Cho biểu đồ
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về tình hình phát triển cây lương thực có hạt nước ta giai đoạn 1990 - 2020?
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về tình hình phát triển cây lương thực có hạt nước ta giai đoạn 1990 - 2020?
A, Sản lượng lương thực có hạt năm 2020 gấp 2,4 lần năm 1990.
B, Diện tích và sản lượng lương thực có hạt năm 2020 tăng so với năm 2015.
C, Diện tích và sản lượng lương thực có hạt cao nhất vào năm 2010.
D, Diện tích và sản lượng lương thực có hạt năm 2010 giảm so với năm 2000.
(VD) Sản lượng lương thực có hạt năm 2020 gấp 2,4 lần năm 1990.
Câu 37 [353444]: Ở nước ta, độ muối của nước biển thay đổi theo từng đoạn bờ biển chủ yếu do
A, sự phân hóa chế độ mưa và mạng lưới sông ngòi.
B, địa hình của bờ biển, vùng thềm lục địa.
C, chế độ thủy triều và hoạt động của các dòng biển.
D, thay đổi của thềm lục địa và hoàn lưu khí quyển.
Độ muối của nước biển thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào sự phân hóa chế độ mưa (mưa nhiều >>> độ muối thấp, mưa ít >>> độ muối cao + mạng lưới sông ngòi (nhiều sông >>> độ muối giảm, ít sông >>> độ muối tăng) >>> chọn A.
Câu 38 [353445]: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A, địa hình phân hóa sâu sắc, nhiều nơi hiểm trở, giao thông vận tải gặp khó khăn.
B, xuất phát điểm thấp, bị tàn phá nhiều trong chiến tranh, lao động chủ yếu hoạt động trong ngành nông nghiệp.
C, ít diện tích giáp biển, khí hậu phân hóa mạnh mẽ, nhiều thiên tai.
D, diện tích lớn, nhiều dân tộc cùng chung sống.
Địa hình phân hóa sâu sắc, nhiều nơi hiểm trở, giao thông vận tải gặp khó khăn là những thách thức lớn nhất với nền kinh tế của trung du miền núi Bắc Bộ. Đây là yếu tố căn bản dẫn đến những khó khăn khác.
Câu 39 [353446]: Công nghiệp của Bắc Trung Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng chủ yếu do
A, mật độ dân số quá đông, lịch sử định cư muộn.
B, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, thiếu vốn đầu tư.
C, thiếu tài nguyên thiên nhiên cho phát triển công nghiệp, cơ sở năng lượng chưa đảm bảo.
D, thiếu nguồn năng lượng cho sản xuất công nghiệp, thiếu nguyên liệu cho sản xuất.
Bắc Trung Bộ hiện nay gặp khó khăn về thiếu vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng cho công nghiệp còn nhiều hạn chế >>> chọn đáp án B.
A. mật độ dân số quá đông, lịch sử định cư muộn. >>> sai, BTB không có mật độ dân số quá đông.
B. cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, thiếu vốn đầu tư. >>> đúng.
C. thiếu tài nguyên thiên nhiên cho phát triển công nghiệp, cơ sở năng lượng chưa đảm bảo. >>> đây không phải khó khăn chủ yếu, cơ sở năng lượng của vùng không quá thiếu.
D. thiếu nguồn năng lượng cho sản xuất công nghiệp, thiếu nguyên liệu cho sản xuất. >>> đây không phải khó khăn chủ yếu, năng lượng không quá thiếu.
A. mật độ dân số quá đông, lịch sử định cư muộn. >>> sai, BTB không có mật độ dân số quá đông.
B. cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, thiếu vốn đầu tư. >>> đúng.
C. thiếu tài nguyên thiên nhiên cho phát triển công nghiệp, cơ sở năng lượng chưa đảm bảo. >>> đây không phải khó khăn chủ yếu, cơ sở năng lượng của vùng không quá thiếu.
D. thiếu nguồn năng lượng cho sản xuất công nghiệp, thiếu nguyên liệu cho sản xuất. >>> đây không phải khó khăn chủ yếu, năng lượng không quá thiếu.
Câu 40 [262489]: Cho bảng số liệu
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình nhập khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng nước ta giai đoạn 2000 - 2020?
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình nhập khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng nước ta giai đoạn 2000 - 2020?
A, Trị giá nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất luôn cao nhất trong giai đoạn 2000 - 2020.
B, Trị giá nhập khẩu nhóm hàng tiêu dùng năm 2020 gấp 30,4 lần năm 2000.
C, Trị giá nhập khẩu nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu cao hơn máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng năm 2020.
D, Tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa cả nước năm 2020 gấp 16,8 lần năm 2000.
(VDC) Trị giá nhập khẩu nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu thấp hơn máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng năm 2020.