Đáp án
1D
2B
3A
4C
5B
6D
7D
8A
9B
10B
11A
12A
13B
14A
15B
16D
17A
18D
19D
20B
21A
22D
23A
24D
25B
26A
27A
28A
29D
30D
31C
32B
33C
34B
35D
36B
37A
38B
39A
40C
Đáp án Đề minh họa số 14 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Địa lí
Câu 1 [262860]: Loại thiên tai nào thường xảy ra ở vùng núi của nước ta?
A, Ngập lụt.
B, Bão.
C, Hạn hán.
D, Lũ quét.
(Nhận biết) Lũ quét là loại thiên tai thường xảy ra ở vùng núi.
Câu 2 [262861]: Ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do
A, mật độ xây dựng cao.
B, triều cường.
C, lũ quét.
D, mưa đá.
(Nhận biết) Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường.
Câu 3 [262862]: Khẳng định nào không đúng khi nói về khí hậu nước ta?
A, Nước ta chỉ có đai khí hậu nhiệt đới.
B, Nước ta có nền nhiệt cao.
C, Nước ta có lượng mưa cao, độ ẩm lớn.
D, Gió Tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm.
(Nhận biết) Nước ta ngoài đai khí hậu nhiệt đới còn có đai cận nhiệt và ôn đới. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 51
Câu 4 [262863]: Mùa bão của Việt Nam thường trong khoảng thời gian nào?
A, Tháng I đến tháng VII.
B, Tháng V đến tháng IX.
C, Tháng VI đến tháng XI.
D, Tháng V đến tháng X.
(Nhận biết) Mùa bão của Việt Nam thường trong khoảng thời gian tháng VI đến tháng XI. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 62.
Câu 5 [262864]: Bắc Trung Bộ không tiếp giáp với vùng nào dưới đây?
A, Đồng bằng sông Hồng.
B, Tây Nguyên.
C, Trung du miền núi Bắc Bộ.
D, Nam Trung Bộ.
(Nhận biết) Bắc Trung Bộ không tiếp giáp với Tây Nguyên.
Câu 6 [262865]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào dưới đây có một thành phố trực thuộc?
A, Quảng Ninh.
B, Quảng Nam.
C, Lâm Đồng.
D, Hà Tĩnh.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, tỉnh Hà Tĩnh có 1 thành phố trực thuộc.
Câu 7 [262866]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết đâu không phải là đặc điểm chung của hai trạm khí tượng Cà Mau và Cần Thơ?
A, Nhiệt độ trung bình năm trên 25oC.
B, Nằm trên vùng khí hậu Nam Bộ.
C, Lượng mưa rất thấp vào các tháng I, II, III.
D, Biên độ nhiệt năm cao nhất cả nước.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, đặc điểm chung của hai trạm khí tượng Cà Mau và Cần Thơ không phải là Biên độ nhiệt năm cao nhất cả nước.
Câu 8 [262867]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết thứ tự các cửa sông lần lượt từ Nam ra Bắc là
A, cửa Việt, cửa Gianh, cửa Đáy, cửa Văn Úc.
B, cửa Gianh, cửa Việt, cửa Đáy, cửa Văn Úc.
C, cửa Văn Úc, cửa Đáy, cửa Gianh, cửa Việt.
D, cửa Đáy, cửa Văn Úc, cửa Việt, cửa Gianh.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, thứ tự các cửa sông lần lượt từ Nam ra Bắc là: cửa Việt, cửa Gianh, cửa Đáy, cửa Văn Úc.
Câu 9 [262868]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng nào có mật độ dân số thấp nhất trong các vùng sau?
A, Bắc Trung Bộ.
B, Tây Bắc.
C, Đông Bắc.
D, Duyên hải Nam Trung Bộ.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, vùng Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất.
Câu 10 [262869]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết ở TP. Hồ Chí Minh có sự phân bố của các nhóm ngôn ngữ nào?
A, Việt – Mường, Tạng – Miến.
B, Việt – Mường, Hán.
C, Việt – Mường, Môn – Khơ me.
D, Việt – Mường, Tày – Thái.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 16, ở TP. Hồ Chí Minh có sự phân bố của các nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, Hán.
Câu 11 [262870]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết các tỉnh có GDP bình quân đầu người năm 2007 từ trên 9 đến 12 triệu đồng của Duyên hải Nam Trung Bộ là
A, Bình Định, Bình Thuận.
B, Quảng Ngãi, Bình Định.
C, Phú Yên, Bình Thuận.
D, Ninh Thuận, Bình Thuận.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các tỉnh có GDP bình quân đầu người năm 2007 từ trên 9 đến 12 triệu đồng của Duyên hải Nam Trung Bộ là: Bình Định, Bình Thuận.
Câu 12 [262871]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu người của Lâm Đồng là
A, trên 50 kg/người.
B, từ trên 40 đến 50 kg/người.
C, từ trên 30 đến 40 kg/người.
D, từ 20 đến 30 kg/người.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu người của Lâm Đồng là: trên 50 kg/người.
Câu 13 [262872]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ năm 2007?
A, Thanh Hóa.
B, Nghệ An.
C, Hà Tĩnh.
D, Quảng Bình.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ năm 2007 là Nghệ An.
Câu 14 [262873]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về quy mô giá trị sản xuất và tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm so với toàn ngành công nghiệp năm 2000 và năm 2007?
A, Năm 2007, quy mô giá trị sản xuất tăng, tỉ trọng giá trị sản xuất giảm so với năm 2000.
B, Năm 2007, quy mô giá trị sản xuất và tỉ trọng giá trị sản xuất đều tăng so với năm 2000.
C, Năm 2007, quy mô giá trị sản xuất và tỉ trọng giá trị sản xuất đều giảm so với năm 2000.
D, Năm 2007, quy mô giá trị sản xuất giảm, tỉ trọng giá trị sản xuất tăng so với năm 2000.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, Năm 2007, quy mô giá trị sản xuất tăng, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm so với toàn ngành công nghiệp giảm so với năm 2000.
Câu 15 [262874]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết từ Bắc Trung Bộ sang Lào theo quốc lộ 7 sẽ qua cửa khẩu quốc tế nào?
A, Na Mèo.
B, Nậm Cắn.
C, Cầu Treo.
D, Cha Lo.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, từ Bắc Trung Bộ sang Lào theo quốc lộ 7 sẽ qua cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn.
Câu 16 [262875]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình xuất – nhập khẩu của Đà Nẵng và Khánh Hòa năm 2007?
A, Cả hai địa phương đều xuất siêu.
B, Cả hai địa phương đều nhập siêu.
C, Đà Nẵng xuất siêu, Nha Trang nhập siêu.
D, Đà Nẵng nhập siêu, Nha Trang xuất siêu.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, Đà Nẵng nhập siêu, Nha Trang xuất siêu năm 2007.
Câu 17 [262876]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết các di tích lịch sử - cách mạng, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng ở Tây Nguyên là
A, Nhà tù Pleiku, nhà tù Buôn Ma Thuột.
B, Nhà tù Pleiku, nhà tù Côn Đảo.
C, Nhà tù Côn Đảo, nhà tù Buôn Ma Thuột.
D, Nhà tù Pleiku, nhà tù Phú Quốc.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các di tích lịch sử - cách mạng, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng ở Tây Nguyên là: Nhà tù Pleiku, nhà tù Buôn Ma Thuột.
Câu 18 [262877]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết thứ tự các khu kinh tế cửa khẩu giữa Bắc Trung Bộ với Lào lần lượt từ Bắc vào Nam là
A, A Đớt, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo.
B, Cha Lo, Lao Bảo, A Đớt, Cầu Treo.
C, Lao Bảo, Cha Lo, A Đớt, Cầu Treo.
D, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, A Đớt.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, thứ tự các khu kinh tế cửa khẩu giữa Bắc Trung Bộ với Lào lần lượt từ Bắc vào Nam là: Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, A Đớt.
Câu 19 [262878]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết thủy điện Yaly nằm ở ranh giới giữa hai tỉnh nào ở Tây Nguyên?
A, Đắk Lắk và Gia Lai.
B, Đắk Lắk và Đắk Nông.
C, Lâm Đồng và Đắk Nông.
D, Kon Tum và Gia Lai.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, thủy điện Yaly nằm ở ranh giới giữa hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai ở Tây Nguyên.
Câu 20 [262879]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trừ TP. Hồ Chí Minh thì giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 của 3 trung tâm còn lại ở Đông Nam Bộ là
A, trên 120 nghìn tỉ đồng.
B, từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng.
C, từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng.
D, dưới 9 nghìn tỉ đồng.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trừ TP. Hồ Chí Minh thì giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 của 3 trung tâm còn lại ở Đông Nam Bộ là: từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng.
Câu 21 [262880]: Cho bảng số liệu:
46.png
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu trị giá hàng xuất khẩu nước ta phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 2000 - 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A, Miền.
B, Cột.
C, Đường.
D, Tròn.
(Thông hiểu) để thể hiện sự thay đổi cơ cấu trị giá hàng xuất khẩu nước ta phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 2000 - 2020, dạng biểu đồ thích hợp nhất là Miền.
Câu 22 [262881]: Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 - 2020?
A, Tốc độ tăng trưởng sản lượng lúa nhanh hơn diện tích.
B, Tốc độ tăng trưởng sản lượng lúa năm 2020 cao hơn năm 2010.
C, Tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa cao nhất vào năm 2015.
D, Tốc độ tăng trưởng diện tích lúa năm 2020 cao hơn năm 2000.
(Thông hiểu) Theo biểu đồ, tốc độ tăng trưởng diện tích lúa năm 2020 thấp hơn năm 2000.
Câu 23 [262882]: Đâu không phải biểu hiện của sự phân hóa theo độ cao của thiên nhiên nước ta?
A, Khí hâụ mang tính chất hải dương rõ rệt.
B, Thiên nhiên phân hóa thành ba đai cao.
C, Ở Việt Nam có thể trồng được những loại cây ôn đới.
D, Xuất hiện đai ôn đới gió mùa trên núi ở Hoàng Liên Sơn.
(Thông hiểu) Khí hậu mang tính hải dương là hệ quả của việc nước ta tiếp giáp với biển Đông, không phải biểu hiện của thiên nhiên phân hóa theo độ cao. B, C, D là biểu hiện của thiên nhiên phân hóa theo độ cao. Tham khảo sgk địa lí 12 trang 51.
Câu 24 [262883]: Gió mùa Đông Bắc nước ta
A, hoạt động chủ yếu từ tháng VI đến tháng IX ở lãnh thổ nước ta.
B, ảnh hưởng đến toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
C, làm cho miền Bắc có mùa đông nửa đầu lạnh ẩm, nửa sau lạnh khô.
D, tạo ra một mùa đông lạnh ở miền Bắc.
(Thông hiểu) Gió mùa Đông Bắc nước ta tạo ra một mùa đông lạnh ở miền Bắc Việt Nam. Các phát biểu A, B, C chưa chính xác với đặc điểm của gió mùa Đông Bắc ở nước ta. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 41.
Câu 25 [262884]: Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp chủ yếu do
A, tập quán sinh hoạt của người dân.
B, công nghiệp hóa phát triển còn chậm.
C, chính sách phát triển còn chậm đổi mới.
D, chịu ảnh hưởng lâu dài của chiến tranh.
(Thông hiểu) Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp chủ yếu do công nghiệp hóa phát triển còn chậm.
Câu 26 [262885]: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông - lâm - ngư nghiệp hiện nay là
A, ngành nông nghiệp giảm tỉ trọng, ngành thủy sản tăng tỉ trọng.
B, ngành trồng trọt có xu hướng tăng tỉ trọng.
C, ngành thủy sản giảm tỉ trọng.
D, ngành nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất.
(Thông hiểu) Trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp, ngành nông nghiệp đang giảm tỉ trọng, ngành thủy sản tăng tỉ trọng. Các phát biểu B, C, D chưa chính xác.
Câu 27 [262886]: Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là
A, thị trường tiêu thụ có nhiều biến động.
B, khí hậu không thuận lợi cho cây trồng.
C, trình độ lao động chưa đáp ứng yêu cầu.
D, sản lượng chưa đáp ứng được nhu cầu.
(Thông hiểu) Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là thị trường tiêu thụ có nhiều biến động. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 94.
Câu 28 [262887]: Thủy sản nuôi trồng quan trọng nhất của nước ta hiện nay là
A, tôm.
B, cá.
C, bạch tuộc.
D, bào ngư.
(Thông hiểu) Tôm là loại thủy sản nuôi trồng quan trọng bậc nhất của nước ta hiện nay. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 102.
Câu 29 [262888]: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường bộ nước ta hiện nay?
A, Mạng lưới đường bộ phủ kín các vùng.
B, Đã mở rộng và hiện đại hóa.
C, Đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực.
D, Chỉ có một trục đường bộ xuyên quốc gia.
(Thông hiểu) Giao thông đường bộ nước ta hiện nay có hai trục đường bộ xuyên quốc gia là quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 131. Các phát biểu A, B, C là chính xác.
Câu 30 [262889]: Phải khai thác tổng hợp kinh tế biển ở nước ta không phải vì lý do chủ yếu nào dưới đây?
A, Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
B, Môi trường biển không chia cắt được.
C, Môi trường biển nhạy cảm trước tác động của con người.
D, Mang lại nhiều việc làm cho ngư dân.
(Thông hiểu) Phải khai thác tổng hợp kinh tế biển vì hoạt động kinh tế biển đa dạng, phải khai thác tổng hợp với vừa bảo vệ, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Môi trường biển nhạy cảm và không thể chia cắt, chứ không phải vì mang lại nhiều công việc cho người lao động. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 192.
Câu 31 [262890]: Phát biểu nào sau đây không đúng về du lịch biển đảo nước ta hiện nay?
A, Các trung tâm du lịch được nâng cấp.
B, Nhu cầu du lịch tăng.
C, Gián đoạn hoàn toàn về mùa đông.
D, Bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh Covid-19.
(VD) Du lịch nước ta hiện nay vẫn có thể tiến hành vào mùa đông ở vùng khí hậu phía Nam - nơi không có mùa đông lạnh. Các phát biểu A, B, D là chính xác với ngành du lịch biển của nước ta.
Câu 32 [262891]: So với các đồng bằng khác trong cả nước, sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh độc đáo về
A, nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
B, rau ôn đới vào vụ đông xuân.
C, trồng cây công nghiệp có năng suất cao.
D, chăn nuôi đại gia súc.
(VD) So với các đồng bằng khác trong cả nước, sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng có thế mạnh độc đáo về rau ôn đới vào vụ đông xuân. Các khẳng định A, C, D không phải thế mạnh khác biệt của vùng.
Câu 33 [352874]: Dịch vụ hàng hải ở Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh trong thời gian gần đây chủ yếu do
A, bờ biển dài, nhiều vịnh biển sâu, gần các tuyến hàng hải quốc tế.
B, các tỉnh đều giáp biển, đô thị lớn ở ven biển, hạ tầng hoàn thiện.
C, kinh tế phát triển, mức sống cải thiện, hội nhập quốc tế sâu rộng.
D, đời sống nhân dân ngày càng cao, công nghiệp tăng trưởng, thu hút nhiều vốn đầu tư.
Đáp án: C
Câu 34 [352875]: Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng và phát triển sân bay ở Tây Nguyên là
A, tăng năng lực vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa.
B, thúc đẩy giao lưu, phát triển kinh tế.
C, nâng cao vị thế vùng, phát triển ngành du lịch.
D, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng khả năng trao đổi hàng hóa với các nước khác.
Đáp án: B
Câu 35 [352876]: Đồng bằng sông Cửu Long có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt mạnh nhất nước ta chủ yếu do
A, nguồn lợi thủy sản phong phú, giàu có, nhiều loài thủy sản có giá trị cao.
B, đường bờ biển dài, nhiều ngư trường lớn, phương tiện ngày càng hiện đại.
C, tàu thuyền, ngư cụ được đầu tư hiện đại hóa, thu hút được nhiều vốn đầu tư.
D, có diện tích mặt nước lớn, lao động có kinh nghiệm, thức ăn dồi dào.
Đáp án: D
Câu 36 [262895]: Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về số doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân phân theo vùng nước ta năm 2021?
A, Số doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng.
B, Có 2 vùng có số doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân cao hơn mức trung bình cả nước.
C, Số doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân thấp nhất Tây Nguyên.
D, Số doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân của Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
(VD) Theo biểu đồ, có 2 vùng có số doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân cao hơn mức trung bình cả nước.
Câu 37 [262896]: Quá trình bồi tụ mở rộng nhanh đồng bằng châu thổ sông của nước ta do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A, Đồng bằng ở hạ lưu các sông lớn, thềm lục địa nông và mở rộng.
B, Do đồng bằng ở gần với địa hình núi.
C, Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có nhiều dãy núi ăn lan sát biển.
D, Chế độ nước phân hóa sâu sắc theo mùa, lượng mưa lớn và dồn dập.
(VDC) Đồng bằng châu thổ sông nằm ở hạ lưu các lưu vực sông lớn nên lượng phù sa nhiều; thềm lục địa nông và mở rộng nên thuận lợi để bồi lắng phù sa.
Câu 38 [352877]: Ý nghĩa lớn nhất của việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La đối với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A, tạo ra nguồn nước dự trữ, có tài nguyên để phát triển ngành du lịch.
B, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành công nghiệp.
C, tạo điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, tạo ra tập quán sản xuất mới.
D, kết hợp phát triển công nghiệp điện với thủy sản, tạo việc làm cho người dân.
Đáp án: B
Câu 39 [352878]: Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
A, khai thác thế mạnh của mỗi vùng, tạo ra sự liên kết lãnh thổ.
B, tạo động lực cho vùng kinh tế phía Tây.
C, thu hút dân cư, góp phần phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
D, thu hút được nguồn vốn đầu tư, phát triển lâm nghiệp và thủy sản.
Đáp án: A
Câu 40 [352879]: Cho bảng số liệu
MỘT SỐ CHỈ TIÊU XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA NƯỚC TA năm 2020
10639496.png
(Nguồn: gso.gov.vn)
Để thể hiện thu nhập quốc gia bình quân đầu người và tỷ lệ hộ nghèo, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A, Kết hợp.
B, Đường.
C, Cột.
D, Tròn.
Đáp án: C