Đáp án
1D
2A
3D
4C
5A
6A
7C
8A
9C
10A
11D
12C
13A
14A
15B
16A
17C
18A
19A
20A
21A
22C
23B
24C
25A
26C
27B
28B
29B
30D
31A
32D
33C
34A
35B
36A
37A
38B
39C
40D
Đáp án Đề minh họa số 15 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Địa lí
Câu 1 [262963]: Nội thủy là vùng
A, rộng 12 hải lí.
B, phần ngầm dưới đáy biển.
C, có độ sâu khoảng 200 m.
D, phía trong đường cơ sở.
(Nhận biết) Nội thủy là vùng phía trong đường cơ sở. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 15.
Câu 2 [262964]: Vùng có nguy cơ xảy ra động đất mạnh nhất ở nước ta là
A, Tây Bắc.
B, Đồng bằng sông Hồng.
C, Tây Nguyên.
D, Nam Trung Bộ.
(Nhận biết) Tây Bắc là vùng có nguy cơ xảy ra động đất mạnh nhất.
Câu 3 [262965]: Công nghiệp chế biến chè phân bố chủ yếu ở đâu?
A, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
B, Nơi đông dân cư.
C, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
D, Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
(Nhận biết) Công nghiệp chế biến chè phân bố chủ yếu ở TDMNBB và Tây Nguyên - những vùng trồng nhiều chè nhất.
Câu 4 [262966]: Nước ta hiện nay chia thành mấy vùng nông nghiệp?
A, 5.
B, 6.
C, 7.
D, 8.
(Nhận biết) Nước ta hiện nay chia thành 7 vùng nông nghiệp. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 107.
Câu 5 [262967]: Phát biểu nào không chính xác về vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
A, Là vùng có diện tích nhỏ so với các vùng kinh tế khác.
B, Có khả năng canh tác rau vụ đông.
C, Là vùng có đồi núi cao nhất cả nước.
D, Vùng tiếp giáp với Trung Quốc.
(Nhận biết) TDMNBB là vùng có diện tích lớn nhất cả nước. Phát biểu A không chính xác. Các phát biểu B, C, D đúng với đặc điểm của vùng.
Câu 6 [262968]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây vừa giáp với Lào vừa giáp với Campuchia?
A, Kon Tum.
B, Gia Lai.
C, Đắk Lắk.
D, Đắk Nông.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, tỉnh Kon Tum vừa giáp với Lào vừa giáp với Campuchia.
Câu 7 [262969]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, sắp xếp các mỏ dầu sau theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
A, Đại Hùng, Rạng Đông, Bunga Kêkoa, Hồng Ngọc.
B, Bunga Kêkoa, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Đại Hùng.
C, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Đại Hùng, Bunga Kêkoa.
D, Rạng Đông, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Bunga Kêkoa.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ dầu sau theo thứ tự từ Bắc vào Nam: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Đại Hùng, Bunga Kêkoa.
Câu 8 [262970]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào có nhiệt độ trung bình tháng VII thấp nhất?
A, A Pa Chải.
B, Hà Nội.
C, Huế.
D, TP. Hồ Chí Minh.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, địa điểm có nhiệt độ trung bình tháng VII thấp nhất là A Pa Chải.
Câu 9 [262971]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất cát biển phân bố tập trung ở vùng nào?
A, Ven biển Quảng Ninh.
B, Ven biển Đồng bằng sông Hồng.
C, Ven biển miền Trung.
D, Ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất cát biển phân bố tập trung ở vùng biển Ven biển miền Trung.
Câu 10 [262972]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi Phia Uắc nằm trên cánh cung nào?
A, Ngân Sơn.
B, Bắc Sơn.
C, Sông Gâm.
D, Đông Triều.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, núi Phia Uắc nằm trên cánh cung Ngân Sơn.
Câu 11 [262973]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với tháp dân số của nước ta?
A, Cơ cấu dân số ở tháp dân số năm 1999 là dân số trẻ.
B, Cơ cấu dân số theo tuổi đang có xu hướng già hóa.
C, Tỉ lệ dân số từ 0 - 14 tuổi năm 1999 nhiều hơn 2007.
D, Tỉ lệ dân số trên 65 tuổi năm 2007 ít hơn năm 1999.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, Tỉ lệ dân số trên 65 tuổi năm 2007 nhiều hơn năm 1999.
Câu 12 [262974]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết các trung tâm kinh tế nào sau đây có quy mô GDP dưới 10 nghìn tỉ đồng?
A, Hạ Long, Hải Phòng.
B, Thanh Hóa, Đà Nẵng.
C, Huế, Quy Nhơn.
D, Cần Thơ, Cà Mau.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô GDP dưới 10 nghìn tỉ đồng là Huế, Quy Nhơn.
Câu 13 [262975]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận xét nào không đúng về diện tích và sản lượng lúa qua các năm của nước ta giai đoạn 2000 - 2007?
A, Diện tích lúa tăng liên tục từ năm 2000 đến năm 2007.
B, Diện tích lúa giảm dần từ năm 2000 đến năm 2007.
C, Sản lượng lúa tăng dần từ năm 2000 đến năm 2007.
D, Sản lượng lúa năm 2007 gấp 1,1 lần năm 2000.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, Diện tích lúa tăng liên tục từ năm 2000 đến 2007 không chính xác.
Câu 14 [262976]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết khu vực nào có mức độ tập trung công nghiệp dày đặc nhất nước ta?
A, Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
B, Bắc Trung Bộ.
C, Đông Nam Bộ.
D, Đồng bằng sông cửu Long.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, khu vực có mức độ tập trung công nghiệp dày đặc nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
Câu 15 [262977]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết trong cơ cấu nhập khẩu của nước ta năm 2007, mặt hàng nào sau đây có tỉ trọng lớn nhất?
A, Máy móc, thiết bị, phụ tùng.
B, Nguyên, nhiên, vật liệu.
C, Hàng tiêu dùng.
D, Thủy sản.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, trong cơ cấu nhập khẩu của nước ta năm 2007, mặt hàng nào có tỉ trọng lớn nhất là Nguyên, nhiên, vật liệu.
Câu 16 [262978]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết các trung tâm du lịch lớn nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A, Lạng Sơn, Hạ Long.
B, Hạ Long, Thái Nguyên.
C, Lạng Sơn, Điện Biên Phủ.
D, Thái Nguyên, Hạ Long.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch lớn nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: Lạng Sơn, Hạ Long.
Câu 17 [262979]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết cây công nghiệp lâu năm được trồng phổ biến nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A, cà phê.
B, cao su.
C, chè.
D, hồ tiêu.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cây công nghiệp lâu năm được trồng phổ biến nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: chè.
Câu 18 [262980]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết giới hạn của vùng Bắc Trung Bộ là
A, từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã.
B, từ dãy Tam Điệp đến dãy Hoành Sơn.
C, từ dãy Hoành Sơn đến dãy Bạch Mã.
D, từ dãy Tam Đảo đến dãy Bạch Mã.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, giới hạn của vùng Bắc Trung Bộ là: từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã.
Câu 19 [262981]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết các ngành công nghiệp chính của Quảng Ngãi là
A, cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulô.
B, dệt may, cơ khí, chế biến nông sản.
C, chế biến nông sản, cơ khí, điện tử.
D, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy, xenlulô.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, các ngành công nghiệp chính của Quảng Ngãi là: Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulô.
Câu 20 [262982]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết công nghiệp đóng tàu phân bố ở các trung tâm nào tại Đông Nam Bộ?
A, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
B, Biên Hòa, Vũng Tàu.
C, Thủ Dầu Một, TP. Hồ Chí Minh.
D, Thủ Dầu Một, Biên Hòa.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, công nghiệp đóng tàu phân bố ở các trung tâm TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu tại Đông Nam Bộ.
Câu 21 [262983]: Cho bảng số liệu:
50.png
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ lệ thiếu việc làm phân theo vùng ở nước ta năm 2020?
A, Có 2 vùng có tỉ lệ thiếu việc làm cao hơn mức trung bình cả nước.
B, Tây Nguyên có tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất cả nước.
C, Trung du và miền núi phía Bắc có tỉ lệ thiếu việc làm cao hơn Đồng bằng sông Hồng.
D, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có tỉ lệ thiếu việc làm thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
(Thông hiểu) Theo bảng số liệu, có 3 vùng có tỉ lệ thiếu việc làm cao hơn mức trung bình cả nước.
Câu 22 [262984]: Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng diện tích lúa cả năm phân theo vụ nước ta giai đoạn 1990 - 2020?
A, Diện tích lúa hè thu có tốc độ tăng trưởng thấp nhất.
B, Diện tích lúa đông xuân có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
C, Tốc độ tăng trưởng của diện tích lúa mùa giảm mạnh.
D, Tốc độ tăng trưởng diện tích lúa đông xuân cao hơn lúa hè thu.
(Thông hiểu) Theo biểu đồ, Tốc độ tăng trưởng của diện tích lúa mùa giảm mạnh giai đoạn 1990 - 2020.
Câu 23 [262985]: Phát biểu nào không đúng với đặc điểm địa hình nước ta?
A, Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
B, Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, trong đó chủ yếu là núi cao.
C, Địa hình vùng núi Tây Bắc cao nhất cả nước.
D, Vùng núi Đông Bắc có các dãy núi hình cánh cung.
(Thông hiểu) Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Các phát biểu A, C, D là đúng với đặc điểm địa hình nước ta.
Câu 24 [262986]: Lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta hiện nay là
A, lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước thấp nhất.
B, lao động trong khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất.
C, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
D, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất.
(Thông hiểu) Lao động trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 74.
Câu 25 [262987]: Đâu không phải đô thị trực thuộc Trung ương?
A, Vĩnh Phúc.
B, Hà Nội.
C, Hải Phòng.
D, TP. Hồ Chí Minh.
(Thông hiểu) Vĩnh Phúc không phải đô thị trực thuộc Trung ương. Các tỉnh, thành phố còn lại là đô thị trực thuộc Trung ương.
Câu 26 [262988]: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay
A, tốc độ chuyển dịch rất nhanh, bắt kịp xu thế của những quốc gia phát triển trên thế giới.
B, ngành nông nghiệp hiện nay chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế.
C, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
D, tỉ trọng ngành công nghiệp có xu hướng giảm.
(Thông hiểu) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 83. Phát biểu A chưa đúng khi nói tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta nhanh. Phát biểu B, D sai với xu hướng chuyển dịch của nước ta hiện nay.
Câu 27 [262989]: Năng suất lúa tăng mạnh trong những năm gần đây là do
A, đất đai được bón nhiều phân nên màu mỡ.
B, áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa giống mới vào trồng đại trà.
C, tích cực làm thủy lợi, đảm bảo đủ nước tưới cho vùng trồng lúa.
D, tăng hệ số sử dụng đất.
(Thông hiểu) Năng suất lúa tăng mạnh những năm gần đây là do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa giống mới vào trồng đại trà. Tham khảo Sgk địa lí 12 trang 94. Các phát biểu A, C, D không phải là nguyên nhân chủ yếu khiến năng suất lúa tăng mạnh.
Câu 28 [262990]: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay?
A, Nguồn giống đa dạng.
B, Nhu cầu khác nhau của các thị trường.
C, Diện tích mặt nước được mở rộng thêm.
D, Nhu cầu của thị trường trong nước.
(Thông hiểu) Sự đa dạng của đối tượng nuôi trồng thủy sản ở nước ta chủ yếu là do nhu cầu của thị trường, bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.
Câu 29 [262991]: Phát biểu nào không đúng với ngành giao thông vận tải đường sông của nước ta?
A, Hệ thống sông Hồng - Thái Bình là một trong những tuyến đường sông chính.
B, Tất cả các con sông đều đã được khai thác để phát triển giao thông vận tải.
C, Miền Nam có hệ thống sông Mê Công - Đồng Nai là hệ thống sông chính.
D, Giao thông vận tải đường sông nước ta có thể hoạt động quanh năm.
(Thông hiểu) Nước ta có nhiều sông ngòi nhưng không phải tất cả các con sông đều có thể khai thác GTVT đường sông. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 132.
Câu 30 [262992]: Đâu không phải ý nghĩa về kinh tế - văn hóa xã hội của vị trí địa lí của Việt Nam?
A, Nằm ở ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế nên thuận lợi trong giao lưu với các quốc gia khác.
B, Tạo điều kiện thực hiện các chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới.
C, Tạo điều kiện để nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị với các quốc gia Đông Nam Á.
D, Quy định thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
(Thông hiểu) Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là ý nghĩa về mặt tự nhiên chứ không phải kinh tế - văn hóa - xã hội của vị trí địa lí nước ta. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 17.
Câu 31 [262993]: Yếu tố có tác động chủ yếu đến sự tăng nhanh giá trị nhập khẩu của nước ta hiện nay là
A, nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa.
B, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao.
C, việc phát triển của quá trình đô thị hóa.
D, tâm lý tiêu dùng của người dân.
(VD) Yếu tố có tác động chủ yếu đến sự tăng nhanh giá trị nhập khẩu của nước ta hiện nay là nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa, vì nước ta chủ yếu nhập khẩu nguyên liêu, tư liệu sản xuất. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 139.
Câu 32 [262994]: Đặc điểm ngập lụt của Đồng bằng sông Hồng là
A, lên nhanh, rút nhanh, cường độ lớn.
B, lên chậm, rút nhanh.
C, lên chậm, rút chậm, cường độ nhỏ.
D, lên nhanh, rút chậm, cường độ lớn.
(VD) Lũ của ĐBSH lên nhanh, rút chậm với cường độ lớn.
Câu 33 [352871]: Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, phát huy thế mạnh về biển.
B, tạo thế mở cửa, tạo ra nhiều việc làm, thay đổi sự phân bố dân cư.
C, tiền đề xây dựng khu công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng năng lực vận chuyển.
D, nâng cao vị thế vùng, thu hút lao động chất lượng cao.
Đáp án: C
Câu 34 [352872]: Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên có ý nghĩa xã hội chủ yếu nào sau đây?
A, Giải quyết việc làm cho người lao động, tạo ra tập quán sản xuất mới.
B, Thúc đẩy hình thành nông trường quốc doanh, tạo ra mặt hàng xuất khẩu giá trị.
C, Cung cấp sản phẩm cho nhu cầu ở trong nước, khai thác tốt tiềm năng tự nhiên.
D, Tạo ra khối lượng nông sản lớn cho xuất khẩu, thu ngoại tệ.
A – Đúng ý nghĩa về xã hội.
B – Ý nghĩa kinh tế >>> sai.
C – Ý nghĩa về kinh tế, tự nhiên >>> sai.
D – Ý nghĩa kinh tế >>> sai.
Câu 35 [262997]: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh chủ yếu do
A, khí hậu phù hợp, nguồn nước dồi dào.
B, nguồn thức ăn tại chỗ phong phú, thị trường tiêu thụ lớn.
C, lực lượng lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm.
D, nhiều loài giống mới có giá trị kinh tế cao.
(VD) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước, ngành chăn nuôi gia cầm của vùng phát triển chủ yếu là do nguồn thức ăn phong phú từ sản xuất lương thực và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 36 [262998]: Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về thu nhập bình quân đầu người một tháng phân theo thành thị và nông thôn nước ta qua các năm?
A, Thu nhập bình quân đầu người một tháng ở thành thị và nông thôn đều tăng qua các năm.
B, Thu nhập bình quân đầu người một tháng ở thành thị thấp hơn ở nông thôn.
C, Thu nhập bình quân đầu người một tháng ở thành thị năm 2020 gấp 10 lần năm 2004.
D, Thu nhập bình quân đầu người một tháng ở nông thôn năm 2020 gấp 5 lần năm 2004.
(VD) Theo biểu đồ, thu nhập bình quân đầu người một tháng ở thành thị và nông thôn đều tăng qua các năm.
Câu 37 [262999]: Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên Biển Đông có
A, bão và áp thấp nhiệt đới, nhiệt độ nước biển cao, độ muối khá lớn.
B, khí hậu xích đạo, nhiệt độ cao, ẩm dồi dào, gió hoạt động theo mùa.
C, khí hậu nhiệt đới, mưa theo mùa, sinh vật biển đa dạng, phong phú.
D, dải hội tụ, bão, áp thấp nhiệt đới, dòng hải lưu, nhiều vùng ngập mặn.
(VDC) Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên Biển Đông có bão và áp thấp nhiệt đới, nhiệt độ nước biển cao, độ muối khá lớn => thể hiện đầy đủ tính chất nhiệt đới.
Câu 38 [263015]: Trâu tập trung nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ vì có đặc tính
A, trâu ưa hạn, chịu nóng giỏi.
B, trâu khỏe, ưa ẩm và chịu rét giỏi.
C, trâu thích địa hình đồi núi.
D, trâu to, chịu hạn tốt.
(VDC) Trâu tập trung nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ vì có đặc tính trâu khỏe, ưa ẩm và chịu rét giỏi nên có thể thích nghi với mùa đông lạnh của TDMNBB.
Câu 39 [263016]: Khó khăn chủ yếu đối với việc phát triển công nghiệp năng lượng của vùng Bắc Trung Bộ là
A, thiếu công nhân lành nghề.
B, gặp nhiều thiên tai.
C, hạn chế nguồn nhiên liệu tại chỗ.
D, thiếu vốn đầu tư.
(VDC) Khó khăn chủ yếu đối với việc phát triển công nghiệp năng lượng của vùng Bắc Trung Bộ là thiếu nguồn nhiên liệu tại chỗ, do đó phải dựa vào lưới điện quốc gia. Các phát biểu A, B, D chưa chính xác.
Câu 40 [352873]: Cho bảng số liệu:
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI
ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP PHÂN THEO VÙNG NƯỚC TA NĂM 2021
10639530.png
(Nguồn: gso.gov.vn)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép phân theo vùng nước ta năm 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A, Miền.
B, Kết hợp.
C, Đường.
D, Cột.
Đáp án: D