Đáp án
1B
2A
3A
4A
5B
6D
7A
8B
9D
10C
11B
12C
13C
14B
15A
16C
17A
18B
19A
20A
21B
22D
23A
24A
25D
26B
27A
28B
29C
30D
31C
32D
33D
34B
35D
36D
37B
38B
39B
40C
Đáp án Đề minh họa số 16 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Địa lí
Câu 1 [264266]: Vùng núi Đông Bắc của nước ta
A, độ cao cao nhất cả nước.
B, núi chủ yếu có hình cánh cung.
C, chặn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
D, núi có hướng tây bắc - đông nam.
(Nhận biết) Vùng núi Đông Bắc của nước ta chủ yếu có hình cánh cung.
Câu 2 [264267]: Sông ngòi Việt Nam
A, mạng lưới dày đặc.
B, ít phù sa.
C, chủ yếu là sông lớn.
D, chế độ nước giống nhau quanh năm.
(Nhận biết) Sông ngòi Việt Nam có mạng lưới dày đặc. Các phát biểu B, C, D chưa chính xác với đặc điểm sông ngòi Việt Nam. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 45.
Câu 3 [264268]: Phát biểu nào chính xác về vùng than Quảng Ninh của nước ta?
A, Là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á.
B, Than khai thác chỉ dùng cho xuất khẩu.
C, Hiện nay chưa được khai thác nhiều.
D, Than khai thác chỉ dùng cho nhu cầu trong nước.
(Nhận biết) Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Các phát biểu B, C, D chưa chính xác vì hiện nay than được khai thác nhiều, phục vụ cho cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Câu 4 [264269]: Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí ở nước ta là
A, Cửu Long và Nam Côn Sơn.
B, Cẩm Phả và Nam Côn Sơn.
C, Nam Côn Sơn và Rồng.
D, Thổ Chu – Mã Lai và sông Hồng.
(Nhận biết) Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí ở nước ta là Cửu Long và Nam Côn Sơn.
Câu 5 [264270]: Quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm là
A, quá trình xói mòn.
B, quá trình feralit.
C, quá trình xâm thực.
D, quá trình rửa trôi.
(Nhận biết) Quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm là quá trình feralit. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 46.
Câu 6 [264271]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết thành phố trực thuộc trung ương nào có diện tích nhỏ nhất nước ta?
A, Hải Phòng.
B, Hà Nội.
C, Cần Thơ.
D, Đà Nẵng.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, thành phố trực thuộc trung ương có diện tích nhỏ nhất nước ta là Đà Nẵng.
Câu 7 [264272]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết các mỏ dầu tập trung chủ yếu ở khu vực nào của nước ta?
A, Thềm lục địa phía Nam.
B, Thềm lục địa Nam Trung Bộ.
C, Thềm lục địa Bắc Trung Bộ.
D, Thềm lục địa phía Bắc.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ dầu tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam nước ta.
Câu 8 [264273]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhiệt độ trung bình tháng I tại Hà Nội là
A, dưới 14oC.
B, 14 - 18oC.
C, 18 - 20oC.
D, 20 - 24oC.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhiệt độ trung bình tháng I tại Hà Nội là: 14 - 18oC.
Câu 9 [264274]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào bắt nguồn từ Việt Nam nhưng chảy ngược sang Trung Quốc?
A, Sông Hồng.
B, Sông Thái Bình.
C, Sông Mã.
D, Sông Kì Cùng - Bằng Giang.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông bắt nguồn từ Việt Nam nhưng chảy ngược sang Trung Quốc là Sông Kì Cùng – Bằng Giang.
Câu 10 [264275]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào nằm ở vĩ độ cao nhất nước ta?
A, Bái Tử Long.
B, Tam Đảo.
C, Ba Bể.
D, Hoàng Liên.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia nằm ở vĩ độ cao nhất nước ta là Ba Bể.
Câu 11 [264276]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết thứ tự các đèo lần lượt từ Bắc vào Nam là
A, đèo Ngang, đèo Mụ Giạ, đèo Hải Vân, đèo Keo Nưa.
B, đèo Keo Nưa, đèo Ngang, đèo Mụ Giạ, đèo Hải Vân.
C, đèo Hải Vân, đèo Ngang, đèo Keo Nưa, đèo Mụ Giạ.
D, đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Mụ Giạ, đèo Keo Nưa.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, thứ tự các đèo lần lượt từ Bắc vào Nam là: đèo Keo Nưa, đèo Ngang, đèo Mụ Giạ, đèo Hải Vân.
Câu 12 [264277]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố dân cư nước ta?
A, Trung du có mật độ dân số thấp hơn miền núi.
B, Đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn ở trung du.
C, Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước.
D, Bắc Trung Bộ có mật độ dân số thấp nhất cả nước.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước là nhận xét đúng.
Câu 13 [264278]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết vùng nào có GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007 cao nhất cả nước?
A, Đồng bằng sông Hồng.
B, Bắc Trung Bộ.
C, Đông Nam Bộ.
D, Đồng bằng sông Cửu Long.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, vùng có GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007 cao nhất cả nước là Đông Nam Bộ.
Câu 14 [264279]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết 3 tỉnh có sản lượng lúa cao nhất nước ta năm 2007 là
A, An Giang, Long An, Đồng Tháp.
B, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp.
C, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang.
D, An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, 3 tỉnh có sản lượng lúa cao nhất nước ta năm 2007 là: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp.
Câu 15 [264280]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết nhận xét nào đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước theo nhóm ngành từ năm 2000 đến năm 2007?
A, Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm, công nghiệp chế biến tăng.
B, Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến giảm, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước tăng.
C, Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác tăng, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm.
D, Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến tăng, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, nhận xét đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước theo nhóm ngành từ năm 2000 đến 2007 là: Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm, công nghiệp chế biến tăng.
Câu 16 [264281]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, sắp xếp các cảng biển sau của Duyên hải Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc.
A, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Cam Ranh.
B, Dung Quất, Cam Ranh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
C, Cam Ranh, Quy Nhơn, Dung Quất, Đà Nẵng.
D, Quy Nhơn, Cam Ranh, Đà Nẵng, Dung Quất.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cảng biển của Duyên hải Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc:. Cam Ranh, Quy Nhơn, Dung Quất, Đà Nẵng.
Câu 17 [264282]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết các tỉnh (thành) sau đây có tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu lớn nhất cả nước năm 2007?
A, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
B, Hà Nội, Hải Phòng.
C, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai.
D, Hải Phòng, Đồng Nai.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, các tỉnh (thành) có tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu lớn nhất cả nước năm 2007 là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Câu 18 [264283]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết ngành đóng tàu phân bố tại các trung tâm công nghiệp nào ở Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng?
A, Hà Nội, Hạ Long.
B, Hải Phòng, Hạ Long.
C, Cẩm Phả, Hải Phòng.
D, Hải Dương, Hà Nội.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, ngành đóng tàu phân bố tại các trung tâm công nghiệp Hải Phòng, Hạ Long ở Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng.
Câu 19 [264284]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết các đèo nằm trên quốc lộ 19 nối giữa Quy Nhơn và Pleiku là
A, An Khê, Mang Yang.
B, Mang Yang, Ngoạn Mục.
C, Ngoạn Mục, Cù Mông.
D, Phượng Hoàng, Cù Mông.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, đèo nằm trên quốc lộ 19 nối giữa Quy Nhơn và Pleiku là: An Khê, Mang Yang.
Câu 20 [264285]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết độ cao trung bình của Đồng bằng sông Cửu Long là
A, 0 - 50 m.
B, 50 - 200 m.
C, 200 - 500 m.
D, trên 1000 m.
(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, độ cao trung bình của đồng bằng sông Cửu Long là: 0 - 50 m.
Câu 21 [352865]: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO VỤ Ở NƯỚC TA
(Đơn vị: nghìn ha)
10639555.png
(Nguồn: gso.gov.vn)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tình hình diện tích gieo trồng lúa cả năm phân theo vụ nước ta giai đoạn 1990 - 2020, những dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp?
A, Miền, cột.
B, Cột, đường.
C, Đường, tròn.
D, Tròn, miền.
Đáp án: B
Câu 22 [264287]: Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành bưu chính, viễn thông nước ta giai đoạn 2010 - 2020?
A, Doanh thu ngành viễn thông có tốc độ tăng trưởng cao hơn ngành bưu chính, chuyển phát.
B, Tốc độ tăng trưởng ngành bưu chính, chuyển phát năm 2020 thấp hơn năm 2018.
C, Tốc độ tăng trưởng ngành bưu chính, chuyển phát năm 2020 thấp hơn ngành viễn thông.
D, Tốc độ tăng trưởng ngành viễn thông năm 2018 thấp hơn năm 2016.
(Thông hiểu) Theo biểu đồ, Tốc độ tăng trưởng ngành viễn thông năm 2018 cao hơn năm 2016.
Câu 23 [264288]: Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng là do
A, nằm liền kề với vành đai sinh khoáng.
B, nằm trên đường di cư, di lưu của sinh vật.
C, vị trí hoàn toàn ở vùng nội chí tuyến.
D, vị trí ở trung tâm của bán đảo Đông Dương.
(Thông hiểu) Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng là do nước ta nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 16.
Câu 24 [264289]: Nguồn lao động Việt Nam
A, mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động.
B, chất lượng nguồn lao động rất cao, chủ yếu đã qua đào tạo.
C, phân bố ở miền núi nhiều hơn đồng bằng.
D, lao động chưa chăm chỉ, cần cù dẫn đến năng suất lao động thấp.
(Thông hiểu) Nguồn lao động Việt Nam mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động. Các phát biểu B, C, D chưa chính xác với đặc điểm nguồn lao động Việt Nam. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 73.
Câu 25 [264290]: Tỉ lệ dân số thành thị của nước ta thấp hơn so với số dân nông thôn là biểu hiện
A, ngành nông nghiệp có trình độ cao.
B, điều kiện sống ở nông thôn cao.
C, điều kiện sống ở thành thị thấp.
D, đô thị hóa chưa phát triển mạnh.
(Thông hiểu) Tỉ lệ dân số thành thị của nước ta thấp hơn so với số dân nông thôn là biểu hiện đô thị hóa thấp, chưa phát triển mạnh.
Câu 26 [264291]: Đâu là yếu tố lớn nhất đe dọa sản xuất lương thực?
A, Tài nguyên đất bị suy thoái.
B, Thiên tai, sâu bệnh.
C, Trình độ thâm canh chưa cao.
D, Thị trường tiêu thụ bấp bênh.
(Thông hiểu). Thiên tai, sâu bệnh là mối đe dọa lớn nhất đối với sản xuất lương thực của nước ta.
Câu 27 [264292]: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần của nước ta hiện nay
A, giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.
B, tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.
C, giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D, tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước.
(Thông hiểu) Cơ cấu công nghiệp theo thành phần của nước ta hiện nay có xu hướng giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 28 [264293]: Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản được thuận lợi hơn nhờ
A, mở rộng diện tích khai thác.
B, dịch vụ thủy sản, mở rộng chế biến thủy sản.
C, đẩy mạnh khai thác rừng ngập mặn.
D, ít thiên tai hơn.
(Thông hiểu) Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản được thuận lợi hơn nhờ dịch vụ thủy sản, công nghệ chế biến. Tham khảo sgk địa lí 12 trang 100.
Câu 29 [264294]: Đâu là điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển giao thông vận tải đường biển ở nước ta?
A, Biển có nhiều nguồn khoáng sản quý.
B, Biển ấm, kín, nhiều hải sản.
C, Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió, nhiều đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế.
D, Tàu thuyền đánh bắt được hiện đại hóa.
(Thông hiểu) Đường bở biển dài, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió, nhiều đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế là điều kiện thuận lợi cơ bản về tự nhiên để phát triển GTVT đường biển. Phát biểu A, B không phải thuận lợi cho ngành giao thông, phát biểu D không phải thuận lợi về tự nhiên.
Câu 30 [264295]: Sự đa dạng, phong phú về tài nguyên biển và hải đảo là cơ sở thuận lợi để
A, giữ vững an ninh quốc phòng đất nước.
B, xây dựng nhiều cảng biển quốc tế.
C, thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu.
D, phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển.
(Thông hiểu) Sự đa dạng, phong phú về tài nguyên biển và hải đảo là cơ sở thuận lợi để phát triển đa dạng các ngành kinh đảo. (SGK Địa lí 12 cơ bản/T191).
Câu 31 [264296]: Du lịch ở miền núi nước ta phát triển dựa trên các điều kiện chủ yếu nào sau đây?
A, Cơ sở vật chất được đầu tư tốt hơn.
B, Du lịch có thể triển khai quanh năm.
C, Địa hình đa dạng, khí hậu mát mẻ, nhiều phong cảnh đẹp.
D, Địa hình hiểm trở, phù hợp cho người ưa mạo hiểm.
(VD) Du lịch ở miền núi nước ta phát triển dựa trên các điều kiện địa hình đa dạng, khí hậu mát mẻ, nhiều phong cảnh đẹp. Phát biểu C bao quát và đầy đủ nhất.
Câu 32 [264297]: Giải pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm hiện nay ở Đồng bằng sông Hồng là
A, phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
B, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động.
C, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
D, đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
(VD) ĐBSH là vùng sản xuất nông nghiệp thứ 2 cả nước, thời gian thiếu việc làm nhiều. Giải pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm hiện nay ở Đồng bằng sông Hồng là da dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý đến các ngành dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.
Câu 33 [352866]: Biện pháp chủ yếu phát triển du lịch biển đảo ở Duyên hải Nam Trung Bộ là?
A, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải, nâng chất lượng lao động.
B, tích cực tìm kiếm tài nguyên du lịch mới, có các chính sách ưu đãi với khách nước ngoài.
C, tích cực quảng bá du lịch, tạo nhiều chương trình khuyến mại.
D, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đáp án: D
Câu 34 [352867]: Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên nhằm
A, tạo thêm việc làm cho người lao động, khai thác hết thế mạnh tự nhiên.
B, hạn chế rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, phù hợp nhu cầu thị trường.
C, tăng nguồn hàng cho công nghiệp chế biến, thu ngoại tệ.
D, tận dụng điều kiện tự nhiên có sẵn, thu hút đầu tư nước ngoài.
Đáp án: B
Câu 35 [352868]: Mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long mang lại những lợi ích chủ yếu là
A, nguồn lợi thủy sản, yếu tố du lịch hấp dẫn.
B, tăng độ cao cho bề mặt đồng bằng, tạo diện tích mặt nước để nuôi thủy sản.
C, thau chua, rửa mặn, mở rộng giao thông đường sông.
D, thủy sản, phù sa, nước ngọt để rửa phèn mặn cho đất.
Đáp án: D
Câu 36 [264301]: Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường của nước ta năm 2021?
A, Có 3 vùng có tỉ lệ này thấp hơn mức trung bình cả nước.
B, Tỉ lệ này của Tây Nguyên bằng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
C, Tỉ lệ này của Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn Đồng bằng sông Hồng.
D, Tỉ lệ này của Đông Nam Bộ cao thứ 2 cả nước.
(VD) Theo biểu đồ, tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường của Đông Nam Bộ cao nhất nước ta năm 2021.
Câu 37 [264302]: Các nhân tố nào sau đây là chủ yếu tạo nên mùa mưa ở Trung Bộ nước ta?
A, Gió mùa Đông Bắc, gió tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới.
B, Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.
C, Tín phong bán cầu Bắc, gió tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới.
D, Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới, bão.
(VDC) Mùa mưa ở Trung Bộ nước ta vào thời kì thu đông do tác động của gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới với các cơn bão và áp thấp nhiệt đới, gió hướng đông bắc (gió mùa Đông Bắc và Tín phong Bắc bán cầu).
Câu 38 [352869]: Khó khăn đối với việc trồng và chế biến một số loại cây công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ là
A, thị trường tiêu thụ bấp bênh, cát bay lấn chiếm đồng ruộng.
B, rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu cơ sở chế biến.
C, sự phân hóa sâu sắc của địa hình, khó vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ.
D, kinh nghiệm của người dân còn ít, thiếu nước tưới vào mùa đông.
Đáp án: B
Câu 39 [352870]: Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hình thành cơ cấu kinh tế vùng Bắc Trung Bộ vấn đề quan trọng nhất là
A, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng các cảng nước sâu để phát triển ngành dịch vụ.
B, tăng cường cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông vận tải.
C, đào tạo nhân công kỹ thuật cao, tăng cường công nghiệp chế biến.
D, hình thành các vùng chuyên canh, các khu công nghiệp quy mô lớn.
Đáp án: B
Câu 40 [264305]: Cho bảng số liệu:

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về thực trạng doanh nghiệp đang hoạt động phân theo quy mô vốn nước ta năm 2020?
A, Số doanh nghiệp có quy mô vốn từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng lớn nhất.
B, Số doanh nghiệp có quy mô vốn trên 500 tỷ đồng thấp nhất.
C, Số doanh nghiệp có quy mô vốn từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng ít hơn doanh nghiệp từ 50 đến dưới 200 tỷ đồng.
D, Số doanh nghiệp có quy mô vốn từ 0,5 đến dưới 1 tỷ đồng ít hơn doanh nghiệp dưới 0,5 tỷ đồng.
(VDC) Theo bảng số liệu, số doanh nghiệp có quy mô vốn từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng nhiều hơn doanh nghiệp từ 50 đến dưới 200 tỷ đồng.