Đáp án
1B
2A
3A
4D
5B
6C
7B
8B
9C
10B
11A
12B
13D
14A
15D
16B
17A
18A
19D
20C
21C
22C
23B
24C
25A
26B
27A
28D
29C
30D
31C
32C
33B
34D
35B
36C
37A
38B
39A
40A
Đáp án Đề minh họa số 17 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Địa lí
Câu 1 [263169]: 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta là
A, đồng bằng.
B, đồi núi.
C, đồi núi cao.
D, trung du.
¾ diện tích nước ta là vùng đồi núi. B là đáp án chính xác.
Câu 2 [263170]: Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn thường xảy ra ở đâu?
A, Vùng ven biển miền Trung.
B, Vùng đồi núi phía tây của Bắc Trung Bộ.
C, Vùng đồng bằng sông Hồng.
D, Vùng Tây Nguyên.
Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn thường xảy ra ở vùng ven biển miền Trung. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 39.
Câu 3 [263171]: Gió mùa Đông Bắc ở nước ta được đặt theo
A, hướng di chuyển của gió.
B, nguồn gốc xuất phát của gió.
C, một nhà khí tượng.
D, phạm vi hoạt động.
Gió mùa mùa đông ở nước ta
Câu 4 [263172]: Phát biểu nào không đúng về sông ngòi nước ta?
A, Sông ngòi nước ta dày đặc.
B, Sông ngòi nhiều nước.
C, Sông ngòi nhiều phù sa.
D, Sông ngòi nước ta chủ yếu là sông lớn.
Sông ngòi nước ta chủ yếu là sông nhỏ. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 45.
Câu 5 [263173]: Vấn đề tiêu biểu trong phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ là
A, khai thác theo chiều sâu.
B, cơ cấu nông lâm ngư.
C, cải tạo tự nhiên.
D, phát triển lâm nghiệp.
Vấn đề tiêu biểu trong phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ là vấn đề hình thành cơ cấu nông lâm ngư nghiệp.
Câu 6 [263174]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp với Lào?
A, Điện Biên.
B, Nghệ An.
C, Bình Định.
D, Quảng Bình.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5.
Câu 7 [263175]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8 và trang 4-5, cho biết mỏ đá quý Quỳ Châu thuộc tỉnh nào ở Bắc Trung Bộ?
A, Thanh Hóa.
B, Nghệ An.
C, Hà Tĩnh.
D, Quảng Bình.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 8 và 4-5.
Câu 8 [263176]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết hướng di chuyển của các cơn bão vào nước ta là
A, bắc, đông bắc, đông.
B, tây bắc, tây, tây nam.
C, tây nam, nam, đông nam.
D, đông bắc, đông, tây bắc.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Câu 9 [263177]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết thứ tự các hồ từ Nam ra Bắc là
A, Ba Bể, Thác Bà, Hòa Bình, Kẻ Gỗ.
B, Thác Bà, Kẻ Gỗ, Hòa Bình, Ba Bể.
C, Kẻ Gỗ, Hòa Bình, Thác Bà, Ba Bể.
D, Hòa Bình, Ba Bể, Kẻ Gỗ, Thác Bà.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Câu 10 [263178]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào nằm xa nhất về phía tây của nước ta?
A, Pu Si Lung.
B, Khoan La San.
C, Pu Huổi Long.
D, Pu Xai Lai Leng.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 13.
Câu 11 [263179]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam?
A, Các dân tộc phân bố xen kẽ nhau.
B, Dân tộc Kinh phân bố tập trung ở miền núi, trung du.
C, Các dân tộc ít người phân bố nhiều ở đồng bằng.
D, Các dân tộc chỉ sinh sống trên đất liền.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 16.
Câu 12 [263180]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết các trung tâm kinh tế nào sau đây có quy mô GDP lớn nhất cả nước?
A, Hà Nội, Hải Phòng.
B, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
C, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
D, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 17.
Câu 13 [263181]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết vùng nào sau đây có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 90%?
A, Bắc Trung Bộ.
B, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C, Đồng bằng sông Hồng.
D, Đồng bằng sông Cửu Long.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 19.
Câu 14 [263182]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các mỏ khí tự nhiên đang được khai thác ở nước ta là
A, Tiền Hải, Lan Đỏ, Lan Tây.
B, Hồng Ngọc, Lan Đỏ, Lan Tây.
C, Tiền Hải, Hồng Ngọc, Đại Hùng.
D, Lan Đỏ, Lan Tây, Đại Hùng.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 22.
Câu 15 [263183]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23 và trang 4-5, cho biết tỉnh nào dưới đây có 2 cảng biển?
A, Nghệ An.
B, Hà Tĩnh.
C, Quảng Bình.
D, Thừa Thiên Huế.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 23 và 4-5.
Câu 16 [263184]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết nhận xét nào không đúng về kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2000 - 2007?
A, Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu tăng liên tục.
B, Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu.
C, Giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu.
D, Cán cân xuất - nhập khẩu âm.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 24.
Câu 17 [263185]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết điểm du lịch nước khoáng nổi tiếng ở Duyên hải miền Trung là
A, Vĩnh Hảo, Hội Vân, Suối Bang.
B, Suối Bang, Kim Bôi, Quang Hanh.
C, Hội Vân, Quang Hanh, Mỹ Lâm.
D, Mỹ Lâm, Hội Vân, Vĩnh Hảo.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 25.
Câu 18 [263186]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết các loại khoáng sản đang được khai thác tại Lào Cai là
A, apatit, đồng, sắt.
B, bôxit, sắt, đồng.
C, đồng, chì – kẽm.
D, apatit, thiếc, đồng.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 26.
Câu 19 [263187]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết các cây trồng chủ yếu của tỉnh Quảng Ngãi là
A, ngô, lúa, mía, cao su.
B, cao su, lạc, ngô, dừa.
C, ngô, lạc, mía, lúa.
D, mía, lúa, dừa, lạc.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 28.
Câu 20 [263188]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết công nghiệp chế biến nông sản không có ở trung tâm nào tại Đồng bằng sông Cửu Long?
A, Cần Thơ.
B, Cà Mau.
C, Kiên Lương.
D, Rạch Giá.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 29.
Câu 21 [263189]: Cho bảng số liệu:

58.png

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển hợp tác xã của nước ta phân theo vùng năm 2010 và năm 2020?
A, Đồng bằng sông Hồng có số hợp tác xã giảm trong giai đoạn 2010 - 2020.
B, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có số hợp tác xã lớn thứ hai cả nước năm 2020.
C, Đông Nam Bộ có số hợp tác xã thấp nhất cả nước năm 2010.
D, Trung du và miền núi phía Bắc có số hợp tác xã lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020.
Theo bảng số liệu, Đông Nam Bộ có số hợp tác xã thấp thứ hai cả nước năm 2010.
Câu 22 [263190]: Cho biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện nội dung nào?
A, Quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo vùng nước ta giai đoạn 1995 – 2020.
B, Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo vùng nước ta giai đoạn 1995 – 2020.
C, Sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo vùng nước ta giai đoạn 1995 – 2020.
D, Tình hình phát triển sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo vùng nước ta giai đoạn 1995 – 2020.
Biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo vùng nước ta giai đoạn 1995 – 2020
Câu 23 [263191]: Do lãnh thổ kéo dài, cùng với vị trí trung tâm gió mùa châu Á đã làm cho
A, thiên nhiên nước ta phân hóa theo độ cao.
B, thiên nhiên phân hóa đa dạng bắc - nam.
C, thiên nhiên phân hóa đông - tây.
D, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
Lãnh thổ nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ, hình thái lãnh thổ hẹp ngang kết hợp với vị trí nằm ở trung tâm khu vực gió mùa châu Á, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc lạnh đã tạo nên cho thiên nhiên có sự phân hoá theo chiều Bắc – Nam. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 48.
Câu 24 [263192]: Dân cư nước ta hiện nay
A, cơ cấu dân số già.
B, phân bố đồng đều giữa thành thị với nông thôn.
C, phân bố chưa hợp lý giữa đồng bằng với miền núi.
D, tốc độ gia tăng dân số tăng.
Dân cư nước ta hiện nay phân bố chưa hợp lý giữa đồng bằng với miền núi. Các phát biểu A, B, D chưa chính xác với đặc điểm dân cư nước ta hiện nay.
Câu 25 [263193]: Đâu không phải là một hướng giải quyết việc làm cho người lao động của nước ta hiện nay?
A, Khai hoang mở rộng diện tích đất ở.
B, Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
C, Thực hiện tốt chính sách dân số.
D, Xuất khẩu lao động.
Khai hoang mở rộng diện tích đất ở không phải là biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 75.
Câu 26 [263194]: Từ năm 1975 đến nay, đô thị hóa nước ta
A, có tốc độ phát triển rất nhanh, bắt kịp các quốc gia Đông Nam Á.
B, có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp.
C, mở rộng các đô thị lớn đều trên khắp cả nước.
D, chỉ phát triển ở miền Bắc.
Từ 1975 đến nay, đô thị hóa nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp. Các phát biểu A, C, D chưa chính xác về đặc điểm đô thị hóa của nước ta. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 77.
Câu 27 [263195]: Công nghiệp chế biến cà phê ở nước ta phân bố chủ yếu ở
A, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
B, Trung du miền múi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
C, các vùng đô thị đông dân cư.
D, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Chế biến cà phê tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ - là những nơi trồng cà phê lớn nhất của nước ta.
Câu 28 [263196]: Giải pháp nào sau đây có tác động chủ yếu đến việc phát triển khai thác dầu khí ở nước ta?
A, Mở rộng thị trường xuất khẩu.
B, Xây dựng mới nhiều nhà máy lọc hóa dầu.
C, Nâng cao trình độ người lao động.
D, Tăng cường liên doanh với nước ngoài.
Đối với phát triển công nghiệp dầu khí, việc tăng cường liên doanh với nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghê, KHKT.
Câu 29 [263197]: Ngành giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay
A, ngành non trẻ, phát triển rất nhanh.
B, chỉ phát triển ở các đô thị lớn.
C, đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực.
D, tập trung chủ yếu ở vùng ven biển.
Ngành giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực. Các phát biểu A, B, D chưa chính xác.
Câu 30 [263198]: Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển thuận lợi quanh năm ở các vùng
A, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
B, Bắc Bộ và Nam Bộ.
C, Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.
D, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển thuận lợi quanh năm ở các vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ do hai vùng này khí hậu không có mùa đông lạnh.
Câu 31 [263199]: Hàng tiêu dùng ngày càng chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu là do
A, thuế đối với hàng nhập khẩu cao.
B, nguồn hàng nhập khẩu khan hiếm.
C, sản xuất trong nước đáp ứng được nhu cầu.
D, ít cửa khẩu nên nhập khẩu hàng hóa khó khăn.
Hàng tiêu dùng ngày càng chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu là do sản xuất trong nước đáp ứng được nhu cầu của người dân nên không cần nhiều hàng nhập khẩu.
Câu 32 [263200]: Điều kiện nào sau đây giúp cho Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn?
A, Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, phù sa nhiều.
B, Hệ thống sông dày đặc, nước sông phân hóa theo mùa.
C, Địa hình có độ dốc lớn và lưu lượng nước lớn.
D, Sông chảy theo mùa, có nhiều hồ thủy điện.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thuỷ năng lớn là do địa hình có độ dốc lớn và lưu lượng nước lớn. Do đó vùng có thể xây dựng nhiều nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất cả nước.
Câu 33 [352863]: Thuận lợi chủ yếu để phát triển ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng là
A, thị trường tiêu thụ rộng lớn, ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh.
B, đô thị hóa mở rộng, nền kinh tế hàng hóa phát triển.
C, cơ sở hạ tầng tốt, được đầu tư lớn. lao động có trình độ cao, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
D, lao động có trình độ cao, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
A – chỉ nhắc đến ngành công nghiệp – thiếu bao quát bằng B. >>> sai.
B – Đủ cả “cung” – nền kinh tế phát triển, và “cầu” – đô thị hóa >>> đúng.
C – thiếu yếu tố cầu >>> sai.
D – thiếu yếu tố cầu >>> sai.
Câu 34 [263202]: Thế mạnh nổi bật của Duyên hải Nam Trung Bộ trong phát triển giao thông vận tải biển so với Bắc Trung Bộ là
A, vùng biển Nam Trung Bộ ít bão hơn.
B, tàu thuyền và ngư cụ ở Nam Trung Bộ được đầu tư phát triển hơn.
C, Nam Trung Bộ có số giờ nắng nhiều hơn, nhiệt độ trung bình cao hơn.
D, nhiều vũng, vịnh nước sâu và gần tuyến hàng hải quốc tế.
Thế mạnh nổi bật của Duyên hải Nam Trung Bộ trong phát triển giao thông vận tải biển so với Bắc Trung Bộ là Nam Trung Bộ có nhiều nhiều vũng, vịnh nước sâu và gần tuyến hàng hải quốc tế.
Câu 35 [263203]: Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô chủ yếu là do
A, nhiều cửa sông, ba mặt giáp biển, có nhiều vùng trũng rộng lớn.
B, địa hình thấp, ba mặt giáp biển, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C, có nhiều vùng trũng rộng lớn, ba mặt giáp biển, địa hình đa dạng.
D, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp biển, nhiều cửa sông.
Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô chủ yếu là do địa hình thấp, ba mặt giáp biển, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
Câu 36 [263204]: Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình vận chuyển hành khách đường hàng không phân theo hình thức qua các năm?
A, Tổng khối lượng vận chuyển hành khách bằng đường hàng không tăng qua các năm.
B, Khối lượng vận chuyển khách trong nước luôn lớn hơn khách quốc tế.
C, Khối lượng vận chuyển khách quốc tế năm 2020 tăng so với năm 2015.
D, Khối lượng vận chuyển khách trong nước năm 2020 gấp 19,7 lần năm 1995.
Theo biểu đồ, khối lượng vận chuyển khách quốc tế năm 2020 giảm so với năm 2015.
Câu 37 [263205]: Các vùng trên lãnh thổ nước ta khác nhau về chế độ mưa chủ yếu do tác động của
A, Tín phong bán cầu Bắc, hoạt động của gió mùa, vị trí địa lí và địa hình.
B, gió mùa Đông Bắc, vị trí địa lí, địa hình.
C, gió mùa Đông Bắc, Tín phong bán cầu Bắc, vị trí địa lí và sự phân bố địa hình.
D, độ cao, hướng núi và lớp phủ thực vật.
Các vùng trên lãnh thổ nước ta khác nhau về chế độ mưa chủ yếu do tác động của Tín phong bán cầu Bắc, hoạt động của gió mùa, vị trí địa lí và địa hình.
Câu 38 [263206]: Khí hậu Tây Nguyên có đặc điểm nào khác với Đông Nam Bộ?
A, Sự phân mùa của khí hậu.
B, Khí hậu phân hóa mạnh theo độ cao.
C, Khí hậu mang tính cận xích đạo.
D, Không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Khí hậu Tây Nguyên có đặc điểm nào khác với Đông Nam Bộ do ở đây có sự phân hóa mạnh theo độ cao.
Câu 39 [352864]: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ là
A, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đô thị hóa, mở rộng giao lưu.
B, thu hút đầu tư, tăng liên kết nội vùng, phát triển công nghiệp.
C, phân bố lại dân cư, hình thành các đô thị mới.
D, tạo việc làm, tăng xuất nhập khẩu hàng hóa.
Đáp án: A
Câu 40 [263208]: Cho bảng số liệu:

Theo bảng số liệu trên, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt nước ta giai đoạn 1990 – 2020 là
A, đường.
B, cột.
C, kết hợp.
D, miền.
Theo bảng số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt nước ta giai đoạn 1990 – 2020 là đường (6 năm).