Đáp án
1A
2B
3D
4A
5A
6C
7A
8B
9B
10C
11A
12B
13D
14D
15B
16C
17A
18A
19A
20B
21B
22D
23A
24C
25D
26B
27B
28B
29D
30B
31C
32C
33A
34A
35C
36B
37A
38B
39C
40C
Đáp án Đề minh họa số 20 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Địa lí
Câu 1 [263475]: Ở vùng đồi núi, sự phân hóa theo chiều đông - tây chủ yếu do
A, tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.
B, độ cao của các dãy núi.
C, gió mùa và lớp phủ thực vật.
D, gió mùa và tác động của con người.
Ở vùng đồi núi, sự phân hóa theo chiều Đông - Tây chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. Các phát biểu B, C, D chưa chính xác. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 49.
Câu 2 [263476]: Phát biểu nào sau đây đúng về diện tích rừng của nước ta hiện nay?
A, Cả rừng trồng và rừng tự nhiên đều giảm.
B, Diện tích rừng trồng tăng.
C, Cả rừng trồng và rừng tự nhiên đều tăng nhanh.
D, Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh.
Tổng diện tích rừng nước ta tăng chủ yếu là do tăng diện tích rừng trồng. Do đó chất lượng rừng chưa thể phục hồi. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 58.
Câu 3 [263477]: Mức gia tăng dân số giảm trong những năm qua là kết quả của
A, chính sách di dân.
B, chính sách công nghiệp hóa.
C, chính sách đô thị hóa.
D, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Mức gia tăng dân số giảm trong những năm qua là kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 68.
Câu 4 [263478]: Đường bờ biển nước ta kéo dài từ
A, Móng Cái đến Hà Tiên.
B, Móng Cái đến Bình Thuận.
C, Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh.
D, Hải Phòng đến Hà Tiên.
Đường bờ biển nước ta kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 14.
Câu 5 [263479]: Vùng nào là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước?
A, Đồng bằng sông Cửu Long.
B, Đồng bằng sông Hồng.
C, Duyên hải miền Trung.
D, Đông Nam Bộ.
Vùng ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước, còn ĐBSH là vùng sản xuất lương thực lớn thứ 2. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 94.
Câu 6 [263480]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết nước ta có đường biên giới trên đất liền dài nhất với quốc gia nào?
A, Trung Quốc.
B, Thái Lan.
C, Lào.
D, Campuchia.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5.
Câu 7 [263481]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết các mỏ đồng ở Trung du và miền núi phía Bắc là
A, Sinh Quyền, Yên Châu, Sơn Động.
B, Sơn Động, Yên Châu, Trại Cau.
C, Sinh Quyền, Sơn Động, Tĩnh Túc.
D, Trại Cau, Yên Châu, Tĩnh Túc.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 8.
Câu 8 [263482]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào có nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất?
A, Lũng Cú.
B, Hà Nội.
C, Hà Tiên.
D, TP. Hồ Chí Minh.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Câu 9 [263483]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết hai loại đất phổ biến nhất ở Đông Nam Bộ là
A, feralit trên đá vôi, feralit trên đá badan.
B, feralit trên đá badan, đất xám trên phù sa cổ.
C, feralit trên đá vôi, feralit trên các loại đá khác.
D, đất xám trên phù sa cổ, đất phèn.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 11.
Câu 10 [263484]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết lát cắt A-B đi qua địa danh nào?
A, Cánh cung sông Gâm.
B, Sơn nguyên Cao Bằng.
C, Sơn nguyên Đồng Văn.
D, Cánh cung Đông Triều.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 13.
Câu 11 [263485]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào có quy mô dân số lớn nhất trong các đô thị sau?
A, Thái Nguyên.
B, Móng Cái.
C, Bắc Ninh.
D, Việt Trì.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 15.
Câu 12 [263486]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh (thành phố) nào có GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007 cao nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A, Tiền Giang.
B, Cần Thơ.
C, Long An.
D, Kiên Giang.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 17.
Câu 13 [263487]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận xét nào đúng về cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2000 - 2007?
A, Tỉ trọng gia súc giảm, gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt tăng.
B, Tỉ trọng gia súc, gia cầm giảm, sản phẩm không qua giết thịt tăng.
C, Tỉ trọng gia súc, gia cầm tăng, sản phẩm không qua giết thịt giảm.
D, Tỉ trọng gia súc tăng, gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt giảm.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 19.
Câu 14 [263488]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây phổ biến nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A, Chế biến lương thực.
B, Chế biến chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều.
C, Chế biến đường sữa, bánh kẹo.
D, Chế biến thủy hải sản.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 22.
Câu 15 [263489]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết các sân bay của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A, Điện Biên Phủ, Hải Phòng.
B, Điện Biên Phủ, Nà Sản.
C, Nà Sản, Hà Nội.
D, Điện Biên Phủ, Hà Nội.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 23.
Câu 16 [263490]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người của vùng Bắc Trung Bộ năm 2007?
A, Tất cả các tỉnh trong vùng đều dưới 4 triệu đồng.
B, Tất cả các tỉnh trong vùng đều từ 4 đến 8 triệu đồng.
C, Có 3 tỉnh dưới 4 triệu, 3 tỉnh từ 4 đến 8 triệu đồng.
D, Có 4 tỉnh dưới 4 triệu, 2 tỉnh từ 4 đến 8 triệu đồng.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 24.
Câu 17 [263491]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết mía được trồng phổ biến tại tỉnh nào ở Trung du và miền núi phía Bắc?
A, Hòa Bình.
B, Sơn La.
C, Cao Bằng.
D, Lào Cai.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 26.
Câu 18 [263492]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết các tỉnh nào ở Bắc Trung Bộ có hai cảng biển?
A, Thừa Thiên – Huế, Quảng Bình.
B, Nghệ An, Quảng Bình.
C, Thừa Thiên - Huế, Nghệ An.
D, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 27.
Câu 19 [263493]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết các đèo nằm trên quốc lộ 19 nối giữa Quy Nhơn và Pleiku là
A, An Khê, Mang Yang.
B, Mang Yang, Ngoạn Mục.
C, Ngoạn Mục, Cù Mông.
D, Phượng Hoàng, Cù Mông.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 28.
Câu 20 [263494]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết các khu kinh tế cửa khẩu giữa tỉnh Tây Ninh và Campuchia là
A, Hoa Lư, Xa Mát.
B, Xa Mát, Mộc Bài.
C, Hoa Lư, Mộc Bài.
D, Mộc Bài, Đồng Tháp.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 29.
Câu 21 [263495]: Cho bảng số liệu:
70.png
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ lệ thất nghiệp phân theo vùng ở nước ta năm 2020?
A, Có 4 vùng có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình cả nước.
B, Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn trung bình cả nước.
C, Tỉ lệ thất nghiệp của Đông Nam Bộ thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.
D, Trung du và miền núi phía Bắc có tỉ lệ thất nghiệp cao thứ hai cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn trung bình cả nước.
Câu 22 [263496]: Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về kết quả kinh doanh của ngành du lịch nước ta giai đoạn 2000 - 2020?
A, Doanh thu ngành du lịch cao nhất vào năm 2015.
B, Lượng khách trong nước lớn hơn khách quốc tế.
C, Lượng khách trong nước năm 2020 cao hơn năm 2010.
D, Lượng khách quốc tế năm 2020 cao hơn năm 2015.
Lượng khách quốc tế năm 2020 thấp hơn năm 2015 nên nhận xét D không chính xác.
Câu 23 [263497]: Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng lên chủ yếu là nhờ
A, thành tựu trong phát triển giáo dục, văn hóa, y tế.
B, sức ép cạnh tranh trong thị trường lao động.
C, do internet được phổ biến tại nước ta.
D, tiến bộ của giáo dục, tỉ lệ học sinh được đến trường nhiều hơn.
Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng lên chủ yếu là nhờ thành tựu của giáo dục, văn hóa và y tế. Đây là phát biểu bao quát nhất. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 73.
Câu 24 [263498]: Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất nhưng số dân đô thị lại ít bởi vì
A, đô thị ở xa nhau.
B, một số đô thị thiếu hàng hóa.
C, chủ yếu đô thị có quy mô nhỏ.
D, đô thị có mật độ dân số cao.
Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất nhưng số dân đô thị lại ít bởi vì đô thị ở đây chủ yếu có qui mô nhỏ. Tham khảo số liệu sgk Địa lí 12 trang 78.
Câu 25 [263499]: Gió mùa Đông Bắc hầu như chấm dứt ảnh hưởng và bị chặn lại bởi dãy núi nào?
A, Tam Đảo.
B, Trường Sơn Bắc.
C, Hoàng Liên Sơn.
D, Bạch Mã.
Gió mùa Đông Bắc hầu như chấm dứt ảnh hưởng và bị chặn lại bởi dãy núi Bạch Mã. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 41.
Câu 26 [263500]: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với sản xuất lương thực nước ta là
A, thị trường tiêu thụ bấp bênh.
B, thiên tai và sâu bệnh.
C, giống và phân bón chưa đảm bảo chất lượng.
D, sự thất thường của thời tiết.
Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với sản xuất lương thực nước ta là thiên tai và sâu bệnh. Khẳng định B là phát biểu bao quát nhất về khó khăn đối với sản xuất lương thực của nước ta.
Câu 27 [263501]: Trong cơ cấu công nghiệp theo ngành, ngành nào được định hướng là cần đi trước một bước so với các ngành công nghiệp khác?
A, Ngành chế biến nông lâm thủy sản.
B, Ngành điện lực.
C, Ngành khai thác và chế biến dầu khí.
D, Ngành dệt may.
Trong cơ cấu công nghiệp theo ngành, ngành nào được định hướng là cần đi trước một bước so với các ngành công nghiệp khác là ngành công nghiệp điện lực. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 114.
Câu 28 [263502]: Điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam là
A, các nhà máy miền Bắc thường có quy mô lớn hơn.
B, miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
C, miền Bắc thường có các nhà máy nhiệt điện được quy hoạch gần nhau hơn.
D, các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.
Điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam là miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
Câu 29 [263503]: Phát biểu nào không chính xác với ngành viễn thông nước ta?
A, Có tốc độ phát triển nhanh.
B, Đón đầu được các thành tựu hiện đại.
C, Được chú trọng đầu tư.
D, Chỉ phát triển ở vùng thành thị.
Ngành viễn thông nước ta được đầu tư phát triển, có tốc độ nhanh vượt bậc, đón đầu các thành tựu hiện đại và được phát triển trên cả nước chứ không chỉ vùng thành thị. Phát biểu D là sai.
Câu 30 [352847]: Việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi ở Tây Nguyên có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A, Tạo thêm việc làm cho người lao động, bảo vệ nguồn gen quý giá.
B, Hạn chế khô hạn, giữ được mực nước ngầm, đảm bảo nước tưới cho cây công nghiệp.
C, Giảm xói mòn đất trong mùa mưa lũ, đảm bảo nước tưới cho những vùng trồng lúa.
D, Giữ nguồn gen quý hiếm, tăng sản lượng gỗ xuất khẩu.
Đáp án: B
Câu 31 [263505]: Biện pháp hàng đầu để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp của Đông Nam Bộ là
A, thay đổi cơ cấu cây trồng.
B, bảo vệ đất gắn với bảo vệ rừng.
C, xây dựng các công trình thủy lợi.
D, có nền kinh tế phát triển năng động.
Trong nông nghiệp ở ĐNB, biện pháp hàng đầu để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là làm các công trình thủy lợi. Các phát biểu A, B, D không phải là biện pháp quan trọng hàng đầu với ĐNB.
Câu 32 [263506]: Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về thu nhập bình quân đầu người một tháng phân theo vùng nước ta năm 2020?
A, Trung du và miền núi phía Bắc có thu nhập bình quân đầu người một tháng thấp nhất cả nước.
B, Đồng bằng sông Cửu Long có thu nhập bình quân đầu người một tháng cao hơn Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
C, Có 3 vùng có thu nhập bình quân đầu người một tháng cao hơn mức trung bình cả nước.
D, Đồng bằng sông Hồng có thu nhập bình quân đầu người một tháng thấp hơn Đông Nam Bộ.
Theo biểu đồ, có 2 vùng có thu nhập bình quân đầu người một tháng cao hơn mức trung bình cả nước.
Câu 33 [263507]: Tỉ lệ dân thành thị ở Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long do
A, hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng phát triển hơn.
B, số lượng đô thị ở Đồng bằng sông Hồng nhiều hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
C, Đồng bằng sông Hồng được khai thác sớm hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
D, diện tích đất ở Đồng bằng sông Hồng lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
Tỉ lệ dân thành thị ở Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long do hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng phát triển hơn. Các phương án B, C, D không phải là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ dân thành thị ở Đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 34 [352848]: Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng các cảng nước sâu ở Bắc Trung Bộ là
A, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư, tăng năng lực vận chuyển.
B, giải quyết việc vận chuyển hàng hóa nội vùng, tiền đề hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất.
C, tạo việc làm cho người lao động, gia tăng hàm lượng kinh tế tri thức.
D, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp, tăng nhập khẩu.
Đáp án: A
Câu 35 [352849]: Việc phát triển các tuyến đường bộ theo hướng đông - tây ở Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu nhằm
A, tăng cường kết nối với Bắc Trung Bộ, tăng năng lực vận chuyển.
B, hình thành khu kinh tế ven biển, tạo việc làm.
C, mở rộng các vùng hậu phương cảng.
D, tăng cường vận chuyển hàng nông sản, thu hút đầu tư.
Đáp án: C
Câu 36 [352850]: Việc hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu do tác động của
A, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều nông sản hàng hóa có giá trị.
B, đa dạng hóa nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết việc làm.
C, công nghiệp chế biến phát triển, biến đổi khí hậu.
D, đa dạng hóa nông nghiệp, nhu cầu nâng cao đời sống của nhân dân.
Đáp án: B
Câu 37 [352851]: Giới hạn dưới của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam cao hơn so với miền Bắc nước ta chủ yếu do
A, nằm ở những vĩ độ thấp hơn và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
B, nền nhiệt độ thấp hơn, chủ yếu địa hình là đồng bằng.
C, nằm ở những vĩ độ cao hơn và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
D, ảnh hưởng của Tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ nhiệt đới mạnh hơn.
Đáp án: A
Câu 38 [352852]: Biện pháp chủ yếu để phát triển bền vững công nghiệp nước ta là A. B. đầu tư công nghệ, giảm ô nhiễm môi trường. C. tăng cường giao thông vận tải, đảm bảo nguyên liệu. D.
A, giảm giá thành sản phẩm, chú trọng đến thị trường nước ngoài.
B, đầu tư công nghệ, giảm ô nhiễm môi trường.
C, tăng cường giao thông vận tải, đảm bảo nguyên liệu.
D, tận dụng nguồn nguyên liệu hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng mẫu mã thị trường.
Đáp án: B
Câu 39 [352853]: Tại sao đồng bằng sông Cửu Long lại là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu ở nước ta?
A, vị trí gần xích đạo, lượng mưa tăng cao, ảnh hưởng của bão.
B, là vựa lúa của cả nước, nơi có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất cả nước, địa hình trũng.
C, địa hình thấp, ngành nông nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.
D, diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn cao, nhiều cửa sông.
ĐBSCL chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của biến đổi khí hậu vì vùng này có địa hình thấp, trong cơ cấu kinh tế lại là nông nghiệp và thủy sản nên kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề.

A. Vị trí gần xích đạo không làm vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc hơn của biến đổi KH.

B. Vựa lúa là một yếu tố nhỏ trong nông nghiệp >>> B không bao quát bằng C.

C. Đúng, đủ, bao quát.

D. Diện tích nhiễm phèn, nhiễm mặn là yếu tố từ trước, không làm ảnh hưởng sâu sắc thêm của biến đổi KH.
Câu 40 [263514]: Cho bảng số liệu:

Theo bảng số liệu trên, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo vùng nước ta năm 2000 và năm 2020 là
A, đường.
B, cột.
C, tròn.
D, miền.
Theo bảng số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo vùng nước ta năm 2000 và 2020 là tròn.