Đáp án
1D
2A
3A
4C
5A
6C
7B
8B
9D
10C
11A
12A
13C
14B
15B
16B
17D
18C
19C
20A
21A
22D
23A
24A
25D
26A
27C
28B
29C
30B
31B
32B
33C
34A
35D
36B
37B
38A
39D
40B
Đáp án Đề minh họa số 22 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Địa lí
Câu 1 [263640]: Đâu không phải đặc điểm của vùng thềm lục địa nước ta?
A, Phần ngầm dưới biển.
B, Độ sâu 200 m hoặc hơn nữa.
C, Nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò và khai thác tài nguyên.
D, Rộng 12 hải lí.
Thềm lục địa không có chiều rộng 12 hải lí. Các đặc điểm còn lại là đặc điểm chính xác của vùng thềm lục địa. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 15.
Câu 2 [263641]: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, cao nhất cả nước là đặc điểm của vùng núi nào dưới đây?
A, Vùng núi Tây Bắc.
B, Vùng núi Trường Sơn Bắc.
C, Vùng núi Đông Bắc.
D, Vùng núi Trường Sơn Nam.
Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, cao nhất cả nước là là đặc điểm của vùng núi Tây Bắc. Tham khảo sgk địa lí 12 trang 30.
Câu 3 [263642]: Đặc điểm nổi bật trong hoạt động của bão nước ta là
A, mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
B, bão hoạt động mạnh nhất ở Nam Bộ.
C, bão tập trung nhiều nhất vào tháng V.
D, mùa bão từ tháng VII đến tháng X.
Đặc điểm nổi bật trong hoạt động của bão nước ta là mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 62.
Câu 4 [263643]: Ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu bởi những nguyên nhân nào?
A, Mưa lớn, đê điều bao bọc.
B, Mật độ xây dựng quá cao.
C, Mưa lớn, triều cường.
D, Nước biển xâm nhập.
Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu bởi mưa lớn và triều cường. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 63.
Câu 5 [263644]: Lũ quét ở nước ta những năm gần đây
A, có xu hướng ngày càng gia tăng.
B, thường xảy ra ở khu vực đồng bằng.
C, hậu quả không nặng nề.
D, hiếm khi xảy ra.
Lũ quét ở nước ta những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng. Đây là thiên tai thường xảy ra ở vùng núi và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 63.
Câu 6 [263645]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào có tên thành phố tỉnh lị không trùng tên tỉnh?
A, Lạng Sơn.
B, Quảng Ngãi.
C, Lâm Đồng.
D, Cà Mau.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5.
Câu 7 [263646]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió Tây khô nóng?
A, Trung và Nam Bắc Bộ.
B, Bắc Trung Bộ.
C, Nam Trung Bộ.
D, Nam Bộ.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Câu 8 [263647]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết thảm thực vật nào dưới đây phổ biến ở đảo Phú Quốc?
A, Rừng thưa.
B, Rừng kín thường xanh.
C, Thảm thực vật nông nghiệp.
D, Rừng ngập mặn.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 12.
Câu 9 [263648]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết lát cắt A-B đi qua cao nguyên nào?
A, Kon Tum.
B, Pleiku.
C, Đắk Lắk.
D, Di Linh.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 14.
Câu 10 [263649]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A, Đồng bằng sông Hồng.
B, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C, Trung du miền núi Bắc Bộ, phía tây Thanh Hóa – Nghệ An.
D, Trung tâm Tây Nguyên.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 16.
Câu 11 [263650]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh vừa có khu kinh tế cửa khẩu vừa có khu kinh tế ven biển?
A, 4.
B, 5.
C, 6.
D, 7.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 17.
Câu 12 [263651]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào dưới đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác năm 2007?
A, Thái Bình.
B, Quảng Ninh.
C, Thanh Hóa.
D, Nghệ An.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 20.
Câu 13 [263652]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết mỏ than nào dưới đây khai thác dưới 1 triệu tấn/năm?
A, Vàng Danh.
B, Cẩm Phả.
C, Phú Lương.
D, Hà Tu.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 22.
Câu 14 [263653]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết điểm hướng dẫn bay ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A, Điện Biên Phủ.
B, Mộc Châu.
C, Bắc Kạn.
D, Lạng Sơn.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 23.
Câu 15 [263654]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết các tỉnh nào ở Trung du và miền núi phía Bắc có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người từ 4 đến 8 triệu đồng năm 2007?
A, Quảng Ninh, Lạng Sơn.
B, Lạng Sơn, Lào Cai.
C, Lào Cai, Yên Bái.
D, Quảng Ninh, Yên Bái.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 24.
Câu 16 [263655]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết các trung tâm du lịch quốc gia ở Duyên hải miền Trung là
A, Vinh, Huế.
B, Huế, Đà Nẵng.
C, Đà Nẵng, Nha Trang.
D, Huế, Nha Trang.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 25.
Câu 17 [263656]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết công nghiệp hóa chất, phân bón phát triển tại các tỉnh nào ở Trung du và miền núi phía Bắc?
A, Thái Nguyên, Cao Bằng.
B, Phú Thọ, Thái Nguyên.
C, Cao Bằng, Lào Cai.
D, Lào Cai, Phú Thọ.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 26.
Câu 18 [263657]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết quốc lộ 25 chạy sát thung lũng sông Ba (sông Đà Rằng) nối Gia Lai với tỉnh nào ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A, Quảng Ngãi.
B, Bình Định.
C, Phú Yên.
D, Khánh Hòa.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 28.
Câu 19 [263658]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết các loại cây công nghiệp được trồng chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long là
A, dừa, cà phê.
B, dừa, cao su.
C, mía, dừa.
D, mía, chè.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 29.
Câu 20 [263659]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết các trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đều có hai ngành
A, cơ khí, chế biến nông sản.
B, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
C, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng.
D, sản xuất giấy, xenlulô, cơ khí.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 30.
Câu 21 [263660]: Cho bảng số liệu:
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nước ta phân theo vùng năm 2000 và năm 2020?
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nước ta phân theo vùng năm 2000 và năm 2020?
A, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cao thứ 3 cả nước năm 2020.
B, Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng Đông Nam Bộ gấp 40 lần năm 2000.
C, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc thấp nhất cả nước năm 2020.
D, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung cao hơn Đồng bằng sông Hồng năm 2010.
Theo bảng số liệu, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cao thứ 3 cả nước năm 2020.
Câu 22 [263661]: Cho biểu đồ:
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng lúa cả năm phân theo vụ nước ta giai đoạn 1990 - 2020?
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng lúa cả năm phân theo vụ nước ta giai đoạn 1990 - 2020?
A, Tổng sản lượng lúa cả năm tăng liên tục trong giai đoạn 1990 - 2020.
B, Sản lượng lúa hè thu năm 2020 gấp 3,6 lần năm 1990.
C, Sản lượng lúa mùa thấp nhất trong 3 vụ năm 2020.
D, Sản lượng lúa đông xuân gấp 4 lần lúa mùa năm 2020.
Theo biểu đồ, Sản lượng lúa đông xuân gấp 2,5 lần lúa mùa năm 2020 nên nhận xét D không chính xác.
Câu 23 [263662]: Phát biểu nào đúng về ngành hàng không của Việt Nam?
A, Ngành non trẻ nhưng có bước tiến nhanh.
B, Có lịch sử lâu đời, phân bố rộng trên cả nước.
C, Có số sân bay quốc tế nhiều hơn sân bay nội địa.
D, Huế là đầu mối sân bay quan trọng nhất.
Ngành hàng không là ngành non trẻ nhưng có bước tiến nhanh của nước ta. Các phát biểu B, C, D là chưa chính xác. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 132.
Câu 24 [263663]: Cảnh quan đặc trưng của phần lãnh thổ phía Bắc là
A, rừng nhiệt đới gió mùa.
B, rừng cận xích đạo gió mùa.
C, rừng ôn đới.
D, rừng xavan.
Cảnh quan đặc trưng của phần lãnh thổ phía Bắc là rừng nhiệt đới gió mùa. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 48.
Câu 25 [263664]: Phát biểu nào không chính xác về nền nhiệt độ của nước ta?
A, Nhiệt độ trung bình năm cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.
B, Trừ vùng núi cao, nhiệt độ trung bình năm cả nước đều trên 20oC.
C, Nền nhiệt cao, cân bằng bức xạ quanh năm dương.
D, Chỉ có khu vực núi cao mới có nhiệt độ dưới 18oC.
Nhiều nơi ở miền Bắc nước ta vào mùa đông có nhiệt độ dưới 180C chứ không riêng gì núi cao.
Câu 26 [263665]: Đâu là mối đe dọa lớn nhất đối với sản xuất lương thực của nước ta?
A, Thiên tai và sâu bệnh.
B, Thị trường bấp bênh.
C, Nguồn giống chưa đảm bảo.
D, Biến đổi khí hậu.
Thiên tai và sâu bệnh là mối đe dọa lớn nhất đối với sản xuất lương thực của nước ta. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 93.
Câu 27 [263666]: Đâu là nơi phân bố chủ yếu của cây cà phê?
A, Duyên hải Nam Trung Bộ, Trung du miền núi Bắc Bộ.
B, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.
C, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
D, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là nơi phân bố chủ yếu của cây cà phê. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 123.
Câu 28 [263667]: Để phòng chống khô hạn, biện pháp lâu dài cần thực hiện là
A, phân bố dân cư.
B, xây dựng công trình thủy lợi hợp lý.
C, xây dựng hệ thống đê điều.
D, trồng rừng, tăng diện tích lớp phủ thực vật.
Để phòng chống khô hạn, biện pháp lâu dài cần thực hiện là xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lý. Tham khảo Sgk Địa lí 12 trang 64.
Câu 29 [263668]: Duyên hải cực Nam Trung Bộ có chất lượng muối biển tốt bậc nhất nước ta chủ yếu do
A, có thềm lục địa rộng, nông, số giờ nắng nhiều.
B, có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ.
C, nước biển trong, nhiều khoáng chất, độ mặn cao, khô nóng.
D, thủy triều lên cao, số giờ nắng nhiều.
Duyên hải cực Nam Trung Bộ có chất lượng muối biển tốt bậc nhất nước ta chủ yếu do nước biển trong, nhiều khoáng chất, độ mặn cao, khô nóng.
Câu 30 [263669]: Điều kiện sinh thái với các dải đất phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn và hướng chuyên môn hóa về trồng lúa, nuôi trồng thủy sản là đặc điểm của vùng
A, Đồng bằng sông Hồng.
B, Đồng bằng sông Cửu Long.
C, Bắc Trung Bộ.
D, Duyên hải Nam Trung Bộ.
Điều kiện sinh thái với các dải đất phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn và hướng chuyên môn hóa về trồng lúa, nuôi trồng thủy sản là đặc điểm của vùng ĐBSCL.
Câu 31 [263670]: Hai hệ thống sông có trữ lượng thủy điện lớn nhất nước ta là
A, hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long.
B, hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai.
C, hệ thống sông Xê Xan.
D, sông ở Duyên hải miền Trung.
Hai hệ thống sông có trữ lượng thủy điện lớn nhất nước ta là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 121.
Câu 32 [263671]: Cho biểu đồ:
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về số doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân của Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ qua các năm?
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về số doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân của Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ qua các năm?
A, Số doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân của 2 vùng từ năm 2017 đến năm 2021 đều tăng.
B, Số doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân của Đồng bằng sông Hồng luôn cao hơn Đông Nam Bộ.
C, Số doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân của Đồng bằng sông Hồng luôn thấp hơn Đông Nam Bộ.
D, Số doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân của Đông Nam Bộ năm 2021 là 19.
Theo biểu đồ, Số doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân của Đồng bằng sông Hồng luôn thấp hơn Đông Nam Bộ nên nhận xét B không chính xác.
Câu 33 [263672]: Mùa đông ở khu vực Tây Bắc đến muộn và kết thúc sớm hơn so với Đông Bắc là do
A, Đông Bắc có các dãy núi hướng vòng cung, độ cao núi thấp hơn.
B, Tây Bắc có vĩ độ địa lí thấp hơn Đông Bắc, các dãy núi cao và đồ sộ.
C, dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa Đông Bắc, gió Tây Nam đến sớm.
D, địa hình núi ở Tây Bắc cao hơn so với Đông Bắc.
Mùa đông ở khu vực Tây Bắc đến muộn và kết thúc sớm hơn so với Đông Bắc là do dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa Đông Bắc, gió Tây Nam đến sớm.
Câu 34 [352908]: Lâm nghiệp là thế mạnh nổi bật ở vùng Tây Nguyên chủ yếu là do
A, độ che phủ rừng lớn, rừng có ý nghĩa về kinh tế, sinh thái.
B, cung cấp nhiều loại gỗ quý, giữ cân bằng môi trường sinh thái.
C, nơi sinh sống của nhiều loại động vật quý hiếm, tạo việc làm cho người dân.
D, cung cấp hàng hóa xuất khẩu, có ý nghĩa quan trọng về môi trường.
Đáp án: A
Câu 35 [352909]: Đông Nam Bộ có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là do
A, các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp phát triển ở trình độ cao hơn.
B, có chính sách giải quyết việc làm hợp lí, đa dạng hóa hoạt động sản xuất.
C, số dân nhập cư đến vùng Đông Nam Bộ thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.
D, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn, cơ cấu kinh tế tiến bộ hơn.
Đáp án: D
Câu 36 [352910]: Đồng bằng sông Hồng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung nhằm mục đích chủ yếu nào?
A, phát triển kinh tế xã hội, thu hút lao động từ nơi khác tới.
B, phát triển sản xuất hàng hóa, phát huy các thế mạnh của vùng.
C, tăng thu nhập, khuyến khích công nghiệp chế biến phát triển.
D, bảo vệ tài nguyên, tăng xuất khẩu.
Đáp án: B
Câu 37 [352911]: Để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian ở vùng Bắc Trung Bộ, biện pháp quan trọng nhất là
A, phát triển cơ sở hạ tầng, gắn giữa sản xuất với chế biến.
B, gắn các vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp với ngư nghiệp.
C, gắn nơi sản xuất với vùng tiêu thụ, tạo mô hình khép kín.
D, chú trọng xây dựng các cảng biển, phát triển lâm nghiệp ở phía tây của vùng.
Đáp án: B
Câu 38 [263677]: Khác biệt lớn nhất giữa Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long với đồng bằng Duyên hải miền Trung là
A, nguồn gốc hình thành.
B, diện tích.
C, các nguồn lợi về sinh vật.
D, sự phân bố dân cư.
Khác biệt lớn nhất giữa ĐBSH, ĐBSCL với đồng bằng duyên hải miền Trung là nguồn gốc hình thành. Trong khi ĐBSH, ĐBSCL có nguồn gốc từ phù sa sông thì ĐBDH miền Trung có nguồn gốc từ biển.
Câu 39 [352912]: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu gây ra tình trạng đất nhiễm mặn, nhiễm phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay diễn ra gay gắt?
A, Biến đổi khí hậu, sự nóng lên của Trái đất.
B, Mật độ xây dựng cao, thủy triều ngày càng lấn sâu vào đất liền.
C, địa hình thấp, ba mặt giáp biển, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
D, Nước từ thượng nguồn dồn về giảm mạnh.
Đáp án: D
Câu 40 [352913]: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU PHÂN THEO THỊ TRƯỜNG CHÍNH Ở NƯỚC TA, NĂM 2000 VÀ NĂM 2004
(Đơn vị: triệu USD)
Để thể hiện quy mô và cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 – 2004, dạng biểu đồ nào là phù hợp nhất?
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU PHÂN THEO THỊ TRƯỜNG CHÍNH Ở NƯỚC TA, NĂM 2000 VÀ NĂM 2004
(Đơn vị: triệu USD)
Để thể hiện quy mô và cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 – 2004, dạng biểu đồ nào là phù hợp nhất?
A, Miền.
B, Bán nguyệt.
C, Đường.
D, Cột.
Đáp án: B