Đáp án
1A
2A
3A
4C
5C
6A
7D
8D
9A
10C
11B
12B
13D
14A
15A
16A
17A
18B
19A
20D
21C
22D
23A
24C
25A
26D
27C
28C
29B
30B
31B
32C
33B
34A
35C
36D
37B
38C
39B
40D
Đáp án Đề minh họa số 23 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Địa lí
Câu 1 [263680]: Những nơi nhiệt độ cao, nắng nhiều, ít sông đổ ra biển thuận lợi để phát triển
A, nghề muối.
B, nuôi tôm.
C, nuôi trồng thủy sản.
D, khai thác khoáng sản.
Những nơi nhiệt độ cao, nắng nhiều, ít sông đổ ra biển thuận lợi để phát triển nghề làm muối.
Câu 2 [263681]: Mưa lớn, địa hình dốc, lớp phủ thực vật bị mất là nguyên nhân dẫn đến thiên tai nào sau đây?
A, Lũ quét.
B, Bão.
C, Động đất.
D, Hạn hán.
Mưa lớn, địa hình dốc, lớp phủ thực vật bị mất là nguyên nhân dẫn đến lũ quét. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 63.
Câu 3 [263682]: Điểm tương đồng giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là
A, do phù sa sông bồi tụ nên.
B, có nhiều diện tích đất phèn, đất mặn.
C, diện tích trên 15 000 km2.
D, có hệ thống đê sông và đê biển bao bọc.
Điểm tương đồng giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là đều do phù sa sông bồi tụ nên. Những phát biểu B, C, D chưa chính xác. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 33.
Câu 4 [263683]: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm không bao gồm ngành nào dưới đây?
A, Chế biến sản phẩm trồng trọt.
B, Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
C, Sản xuất lương thực.
D, Chế biến thủy, hải sản.
Sản xuất lương thực là ngành nông nghiệp, không phải ngành công nghiệp. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 122.
Câu 5 [263684]: Đâu không phải đặc điểm của gió mùa Đông Bắc ở nước ta?
A, Thổi theo mùa.
B, Làm cho nhiệt độ giảm.
C, Làm cho nhiệt độ miền Bắc giảm.
D, Thổi theo hướng đông bắc.
Gió mùa Đông Bắc chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến miền khí hậu phía Bắc chứ không làm cho nền nhiệt cả nước giảm. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 41.
Câu 6 [263685]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh (thành) có diện tích tự nhiên trên 10 nghìn km2?
A, 6.
B, 7.
C, 8.
D, 9.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5.
Câu 7 [263686]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng 6-7 bão đổ bộ vào vùng khí hậu nào của nước ta?
A, Nam Trung Bộ.
B, Trung và Nam Bắc Bộ.
C, Bắc Trung Bộ.
D, Đông Bắc Bộ.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Câu 8 [263687]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Mê Công có lưu lượng nước cao nhất vào tháng mấy?
A, Tháng 7.
B, Tháng 8.
C, Tháng 9.
D, Tháng 10.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Câu 9 [263688]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết lát cắt C-D đi qua cao nguyên nào?
A, Mộc Châu.
B, Sơn La.
C, Sín Chải.
D, Tả Phình.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 13.
Câu 10 [263689]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc Bắc Trung Bộ?
A, Nghi Sơn.
B, Vũng Áng.
C, Vân Phong.
D, Chân Mây – Lăng Cô.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 17.
Câu 11 [263690]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết các loài vật nuôi phổ biến ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A, trâu, bò.
B, bò, lợn.
C, trâu, lợn.
D, lợn, gia cầm.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 18.
Câu 12 [263691]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu người thấp nhất vùng Trung du và miền núi phía Bắc?
A, Sơn La.
B, Lai Châu.
C, Điện Biên.
D, Yên Bái.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 19.
Câu 13 [263692]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây lớn nhất ở Duyên hải miền Trung?
A, Thanh Hóa.
B, Đà Nẵng.
C, Quy Nhơn.
D, Nha Trang.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 22.
Câu 14 [263693]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết các sân bay của Tây Nguyên là
A, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Liên Khương.
B, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phù Cát.
C, Pleiku, Liên Khương, Phù Cát.
D, Buôn Ma Thuột, Phù Cát, Liên Khương.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 23.
Câu 15 [263694]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết tỉnh sau đây có giá trị xuất khẩu lớn nhất vùng Trung du và miền núi phía Bắc năm 2007?
A, Quảng Ninh.
B, Lào Cai.
C, Lạng Sơn.
D, Cao Bằng.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 24.
Câu 16 [263695]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Tây Nguyên là
A, Hội đâm trâu.
B, Chùa Hương.
C, Phủ Giầy.
D, Bà Chúa Xứ.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 25.
Câu 17 [263696]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết công nghiệp luyện kim màu phát triển tại các tỉnh nào ở Trung du và miền núi phía Bắc?
A, Thái Nguyên, Cao Bằng.
B, Quảng Ninh, Thái Nguyên.
C, Cao Bằng, Quảng Ninh.
D, Lào Cai, Cao Bằng.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 26.
Câu 18 [263697]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết đồng bằng Thanh Hóa được bồi đắp bởi phù sa của các sông nào?
A, Sông Mã, sông Cả.
B, Sông Mã, sông Chu.
C, Sông Chu, sông Cả.
D, Sông Mã, sông Gianh.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 27.
Câu 19 [263698]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Chu Lai nằm gần với các khu kinh tế ven biển nào nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A, Chu Lai, Dung Quất.
B, Dung Quất, Nhơn Hội.
C, Chu Lai, Nhơn Hội.
D, Nhơn Hội, Vân Phong.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 28.
Câu 20 [263699]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết công nghiệp điện tử không có ở trung tâm nào tại Đông Nam Bộ?
A, TP. Hồ Chí Minh.
B, Biên Hòa.
C, Thủ Dầu Một.
D, Vũng Tàu.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 29.
Câu 21 [263700]: Cho bảng số liệu:
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về tình hình di tích quốc gia của nước ta năm 2020?
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về tình hình di tích quốc gia của nước ta năm 2020?
A, Di tích lịch sử nhiều thứ hai, chiếm 43,0% trong tổng di tích.
B, Di tích kiến trúc nghệ thuật nhiều nhất, chiếm 49,4% trong tổng di tích.
C, Di tích khảo cổ ít nhất, chiếm 2,8% trong tổng di tích.
D, Di tích danh lam thắng cảnh nhiều hơn di tích kiến trúc nghệ thuật.
Theo bảng số liệu, Di tích khảo cổ ít nhất, chiếm 2,8% trong tổng di tích
Câu 22 [263701]: Cho biểu đồ:
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu sản lượng lúa cả năm phân theo vụ nước ta giai đoạn 1990 - 2020?
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu sản lượng lúa cả năm phân theo vụ nước ta giai đoạn 1990 - 2020?
A, Lúa đông xuân chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu.
B, Lúa hè thu có tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu.
C, Lúa mùa có tỉ trọng ngày càng giảm trong cơ cấu.
D, Năm 2020, tỉ trọng của lúa mùa lớn hơn lúa hè thu.
Theo biểu đồ, Năm 2020, tỉ trọng của lúa mùa nhỏ hơn lúa hè thu nên nhận xét D không chính xác.
Câu 23 [263702]: Tính chất của gió Lào ở đồng bằng ven biển Trung Bộ là
A, khô nóng.
B, ẩm và gây mưa.
C, khô và lạnh.
D, nóng và ẩm.
Gió Lào là loại gió rất khô và nóng. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 42.
Câu 24 [263703]: Biện pháp nào giúp giảm tốc độ gia tăng nguồn lao động nước ta?
A, Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
B, Xuất khẩu lao động.
C, Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
D, Tạo thêm nhiều việc làm.
Để giảm tốc độ gia tăng nguồn lao động thì chính sách quan trọng nhất cần thực hiện là chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Các biện pháp còn lại KHÔNG làm giảm nguồn lao động.
Câu 25 [263704]: Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành, nhóm sản phẩm nào đang có xu hướng tăng tỉ trọng?
A, Các sản phẩm cao cấp, chất lượng, cạnh tranh được về giá.
B, Nhóm sản phẩm giá rẻ, chất lượng trung bình.
C, Các sản phẩm cao cấp, xa xỉ, giá thành rất cao.
D, Các sản phẩm chất lượng thấp, giá thành rất rẻ.
Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tê s trong nội bộ ngành, nhóm sản phẩm cao cấp, chất lượng, cạnh tranh được về giá đang có xu hướng tăng tỉ trọng. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 83.
Câu 26 [263705]: Phát biểu nào không chính xác về nền nông nghiệp nước ta hiện nay?
A, Nền nông nghiệp nước ta là nông nghiệp nhiệt đới.
B, Nước ta đang khai thác ngày càng hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
C, Cơ cấu mùa vụ thay đổi ngày càng tích cực.
D, Nền nông nghiệp chỉ phục vụ xuất khẩu.
Nền nông nghiệp nước ta phục vụ cả hoạt động xuất khẩu và thị trường trong nước. Các phát biểu còn lại là đúng với đặc điểm nền nông nghiệp nước ta.
Câu 27 [263706]: Phát biểu nào sau đây không đúng về sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở nước ta hiện nay?
A, Có các vùng chuyên canh.
B, Sử dụng nhiều giống tốt.
C, Tập trung ở các đồng bằng.
D, Chủ yếu là cây nhiệt đới.
Phần lớn cây công nghiệp lâu năm ở nước ta có đặc điểm sinh thái là thích hợp với đất feralit nên phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi.
Câu 28 [263707]: Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản nước lợ là do
A, nước ta có nhiều ngư trường.
B, có nhiều đảo và vụng, vịnh cho cá đẻ.
C, có nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn.
D, có nhiều sông suối, kênh, rạch, ao hồ, ô trũng.
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản nước lợ là do có nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn. Tham khảo sgk địa lí 12 trang 100.
Câu 29 [263708]: Phát biểu nào không đúng về ngành công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu nước ta?
A, Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh.
B, Đồng bằng sông Hồng có nhiều than bùn.
C, Dầu khí tập trung ở vùng thềm lục địa.
D, Sản lượng điện của nước ta liên tục tăng.
ĐBSH có nhiều than bùn là phát biểu sai. ĐBSH có nhiều than nâu, ĐBSCL mới có nhiều than bùn. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 118.
Câu 30 [263709]: Ngành du lịch của nước ta thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỷ 90 đến nay là nhờ
A, nhu cầu của khách nội địa tăng cao.
B, chính sách Đổi mới của Nhà nước.
C, các trung tâm du lịch được đầu tư phát triển.
D, nhu cầu của khách quốc tế tăng cao.
Ngành du lịch của nước ta thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỷ 90 đến nay là nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 142.
Câu 31 [263710]: Các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng phát triển dựa trên thế mạnh chủ yếu nào?
A, Cơ sở hạ tầng hiện đại và nguồn lao động chất lượng cao nhất.
B, Nguồn tài nguyên, nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn.
C, Mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài.
D, Những nền tảng phát triển công nghiệp từ các giai đoạn trước.
Trong định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng, quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực thực phẩm, ngành dệt may và da giày, vật liệu xây dựng,..) dựa trên thế mạnh về tài nguyên, nguyên liệu dồi dào từ ngành NN, lao động và thị trường tiêu thụ.
Câu 32 [263711]: Cho biểu đồ:
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình đầu tư ra nước ngoài được cấp phép thời kỳ 2000 – 2020 của nước ta?
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình đầu tư ra nước ngoài được cấp phép thời kỳ 2000 – 2020 của nước ta?
A, Số dự án đầu tư ra nước ngoài tăng liên tục qua các năm.
B, Tổng vốn đăng ký cao nhất vào năm 2010.
C, Số dự án năm 2020 gấp 15 lần năm 2000.
D, Tổng vốn đăng ký năm 2020 cao hơn năm 2015.
Theo biểu đồ, Số dự án năm 2020 gấp 8,9 lần năm 2000 nên nhận xét C không chính xác.
Câu 33 [353036]: Đông Nam Bộ là vùng có đất trồng cây công nghiệp lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước chủ yếu là do
A, khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nguồn nước tưới lớn, sinh vật đa dạng.
B, địa hình khá bằng phẳng, đất thuận lợi cho cây trồng, khí hậu cận xích đạo.
C, địa hình rất đa dạng, đất badan màu mỡ, mưa nhiều.
D, lượng mưa lớn, khí hậu thích hợp, thị trường tiêu thụ lớn.
Đáp án: B
Câu 34 [263713]: Việc phát triển và bảo vệ vốn rừng ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì
A, sông ngòi của vùng ngắn và dốc rất dễ xảy ra lũ lụt.
B, vùng có diện tích rừng lớn nhất cả nước.
C, ngành công nghiệp chế biến nông sản rất phát triển.
D, vùng có gió phơn rất khô và nóng.
Việc phát triển và bảo vệ vốn rừng ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì sông ngòi của vùng ngắn và dốc rất dễ xảy ra lũ lụt. Do đó phát triển và bảo vệ vốn rừng sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại cũng như giảm cường độ của lũ. Các phương án B, C, D không phải nguyên nhân quan trọng nhất cần phải bảo vệ và phát triển rừng.
Câu 35 [353037]: Giải pháp chủ yếu trong nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long là
A, phát triển các giống cây trồng mới, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa.
B, tích cực thâm canh, chủ động sống chung với lũ.
C, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, bố trí mùa vụ hợp lý.
D, cải tạo đất, đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
Đáp án: C
Câu 36 [263715]: Đâu không phải đặc điểm khí hậu của Đồng bằng sông Hồng?
A, Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B, Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
C, Khí hậu có sự phân mùa.
D, Có một mùa khô rất sâu sắc.
Đồng bằng sông Hồng không có một mùa khô rất sâu sắc do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Các phương án A, B, C là đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng.
Câu 37 [353038]: Phát biểu nào sau đây không đúng về tác động của khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương đến nước ta?
A, Gây hiện tượng phơn cho đồng bằng ven biển nước ta.
B, Làm cho mưa ở Duyên hải Nam Trung Bộ đến sớm hơn.
C, Gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
D, Gây mưa cho Lào và khô nóng cho vùng Bắc Trung Bộ.
Đáp án: B
Câu 38 [263717]: Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có thế mạnh tương đồng về
A, khai thác lâm sản.
B, chăn nuôi đại gia súc.
C, trồng cây công nghiệp lâu năm.
D, nuôi trồng thủy sản.
Hai vùng này đều có thế mạnh về trồng cây công nghiệp. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 168, 181.
Câu 39 [263718]: Tây Nguyên thu hút nhiều lao động đến chủ yếu là do
A, tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.
B, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
C, hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới.
D, nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh.
Tây Nguyên thu hút được nhiều lao động đến là do vùng hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
Câu 40 [263719]: Cho bảng số liệu:
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế bình quân 1 ngày chia theo mục đí năm 2005 và năm 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế bình quân 1 ngày chia theo mục đí năm 2005 và năm 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A, Miền.
B, Cột.
C, Đường.
D, Tròn.
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế bình quân 1 ngày chia theo mục đích năm 2005 và năm 2019, dạng biểu đồ thích hợp nhất là tròn (từ khóa quy mô và cơ cấu).