Đáp án
1B
2A
3B
4B
5A
6A
7D
8B
9C
10A
11A
12B
13A
14B
15B
16D
17A
18C
19C
20B
21C
22D
23B
24C
25C
26A
27D
28A
29C
30B
31C
32A
33A
34D
35A
36D
37B
38A
39A
40B
Đáp án Đề minh họa số 25 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Địa lí
Câu 1 [264016]: Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển do có
A, rừng ngập mặn.
B, vũng, vịnh nước sâu.
C, kênh rạch, ao hồ.
D, đầm phá, bãi triều.
Nước ta có đường bờ biển dài (3260 km), ven biển ở nhiều nơi có vũng, vịnh nước sâu, kín gió thuận lợi cho xây dựng cảng, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.
Câu 2 [264017]: Biện pháp để chống lũ quét và sạt lở đất là
A, trồng rừng.
B, đẩy mạnh tăng vụ.
C, bón phân thích hợp.
D, thâm canh.
Ở miền núi, nơi có địa hình dốc, biện pháp quan trọng để chống lũ quét, sạt lở đất là trồng rừng.
Câu 3 [264018]: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta hiện nay?
A, Có các ngành trọng điểm.
B, Tập trung một số nơi.
C, Tương đối đa dạng.
D, Chuyển dịch rõ rệt.
Cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta khá đa dạng (gồm 3 nhóm với 29 ngành CN) và đang có sự chuyển dịch rõ rệt. Trong cơ cấu ngành CN nổi lên một số ngành CN trọng điểm.
Dùng phương pháp loại trừ ta dễ dàng xác định được đáp án.
Câu 4 [264019]: Cơ sở nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện ở miền Nam chủ yếu là
A, năng lượng gió.
B, khí tự nhiên.
C, than.
D, năng lượng mặt trời.
Hiện nay, cơ sở nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện ở miền Nam chủ yếu là khí tự nhiên (được khai thác từ thềm lục địa phía Nam). Các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí như Bà Rịa, Phú Mỹ, Cà Mau,…
Câu 5 [264020]: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu để chống cát bay, cát chảy ở Bắc Trung Bộ là
A, trồng rừng ven biển.
B, chống nhiễm mặn.
C, chống ô nhiễm đất.
D, làm ruộng bậc thang.
Thiên tai chủ yếu ở vùng ven biển nước ta, nhất là ven biển Bắc Trung Bộ là bão, cát bay, cát chảy, …nên cần trồng rừng phòng hộ ven biển để chắn gió, chắn cát bay, cát chảy.
Câu 6 [264021]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết trong các tỉnh có tên gọi bắt đầu bằng từ “Bình” ở nước ta, tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất?
A, Bình Dương.
B, Bình Định.
C, Bình Phước.
D, Bình Thuận.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5.
Câu 7 [264022]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết các mỏ vàng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A, Thạch Khê, Bồng Miêu.
B, Nông Sơn, Bồng Miêu.
C, Hưng Nhượng, Vĩnh Thạnh.
D, Bồng Miêu, Vĩnh Thạnh.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 8.
Câu 8 [264023]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tần suất bão xuất hiện tại vùng Trung và Nam Bắc Bộ là
A, từ 0,3 đến 1 cơn bão/tháng.
B, từ 1 đến 1,3 cơn bão/tháng.
C, từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng.
D, trên 2 cơn bão/tháng.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Câu 9 [264024]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Srê Pôc là phụ lưu của sông nào?
A, Sông Hồng.
B, Sông Đồng Nai.
C, Sông Mê Công.
D, Sông Đà Rằng.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Câu 10 [264025]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết cao nguyên nào dưới đây có độ cao trung bình lớn nhất?
A, Lâm Viên.
B, Mơ Nông.
C, Đắk Lắk.
D, Di Linh.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 14.
Câu 11 [264026]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết dân tộc nào có số dân lớn thứ hai ở nước ta?
A, Tày.
B, Thái.
C, Hmông.
D, Khơ-me.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 16.
Câu 12 [264027]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết vùng nào tập trung nhiều trung tâm kinh tế nhất nước ta?
A, Đồng bằng sông Cửu Long.
B, Đồng bằng sông Hồng.
C, Đông Nam Bộ.
D, Duyên hải Nam Trung Bộ.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 17.
Câu 13 [264028]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh (thành) nào có diện tích và sản lượng lúa cao nhất vùng Đông Nam Bộ năm 2007?
A, Tây Ninh.
B, Đồng Nai.
C, Bình Dương.
D, Bình Phước.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 19.
Câu 14 [264029]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2007?
A, Yên Bái.
B, Lạng Sơn.
C, Sơn La.
D, Phú Thọ.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 20.
Câu 15 [264030]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết nước ta có bao nhiêu sân bay quốc tế tính đến năm 2007?
A, 3.
B, 4.
C, 5.
D, 6.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 23.
Câu 16 [264031]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình xuất – nhập khẩu của Hải Phòng và Quảng Ninh năm 2007?
A, Cả hai địa phương đều xuất siêu.
B, Cả hai địa phương đều nhập siêu.
C, Hải Phòng xuất siêu, Quảng Ninh nhập siêu.
D, Hải Phòng nhập siêu, Quảng Ninh xuất siêu.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 24.
Câu 17 [264032]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết công nghiệp sản xuất ôtô phân bố tại trung tâm nào ở Đồng bằng sông Hồng?
A, Hà Nội.
B, Hải Phòng.
C, Nam Định.
D, Bắc Ninh.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 26.
Câu 18 [264033]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết các loại khoáng sản đang được khai thác tại Nghệ An là
A, đồng, sắt.
B, thiếc, đồng.
C, đá quý, thiếc.
D, đá quý, đồng.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 27.
Câu 19 [264034]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết điều được trồng chủ yếu ở các tỉnh nào của Duyên hải Nam Trung Bộ?
A, Bình Định, Ninh Thuận.
B, Ninh Thuận, Bình Thuận.
C, Bình Định, Bình Thuận.
D, Bình Định, Phú Yên.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 28.
Câu 20 [264035]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết than bùn phân bố chủ yếu tại các tỉnh (thành) nào ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A, Cần Thơ, Kiên Giang.
B, Cà Mau, Kiên Giang.
C, Kiên Giang, An Giang.
D, Sóc Trăng, Cà Mau.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 29.
Câu 21 [264036]: Cho bảng số liệu:
90.png
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về số lượng bác sĩ và bình quân bác sĩ trên 1 vạn dân nước ta giai đoạn 2010 - 2020?
A, Số lượng bác sĩ cao nhất vào năm 2019 với 96,2 nghìn người.
B, Số bác sĩ năm 2020 gấp 1,4 lần năm 2010.
C, Số bác sĩ bình quân trên 1 vạn dân có xu hướng giảm liên tục.
D, Số bác sĩ bình quân trên 1 vạn dân cao nhất vào 2019 với 8,8 người.
Theo bảng số liệu, Số bác sĩ bình quân trên 1 vạn dân có xu hướng tăng nên nhận xét C không chính xác.
Câu 22 [353042]: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY LÂU NĂM CHỦ YẾU CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: nghìn ha)
10641201.png
(Nguồn: gso.gov.vn)
Dựa vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây là đúng về diện tích một số cây công nghiệp?
A, Cà phê tăng nhanh hơn cao su.
B, Chè tăng nhanh hơn cà phê.
C, Cao su tăng ít hơn cà phê.
D, Chè tăng ít hơn cà phê.
Đáp án: D
Câu 23 [264038]: Đại bộ phận lãnh thổ nước ta thuộc múi giờ thứ 7 do
A, thỏa thuận của Việt Nam với các nước ASEAN.
B, kinh tuyến 1050 chạy qua nước ta.
C, nước ta gần Xích đạo.
D, nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
Đại bộ phận lãnh thổ nước ta thuộc múi giờ thứ 7 do kinh tuyến 1050 chạy qua nước ta. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 13.
Câu 24 [264039]: Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng gây khó khăn lớn nhất cho việc
A, nâng cao chất lượng cuộc sống.
B, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
C, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
D, nâng cao tay nghề cho lao động.
Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng, phần lớn tập trung ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi. Điều này đã gây khó khăn cho sử dụng hiệu quả lao động và khai thác tài nguyên (đồng bằng là nơi đất chật, người đông nên thừa lao động, miền núi nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động).
Câu 25 [264040]: Phát biểu nào sau đây không đúng về dân thành thị nước ta hiện nay?
A, Tỉ lệ thấp hơn dân nông thôn.
B, Số lượng tăng qua các năm.
C, Phân bố đều giữa các vùng.
D, Quy mô nhỏ hơn nông thôn.
Phân bố dân thành thị không đều giữa các vùng; các đô thị, nhất là các đô thị lớn tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng châu thổ, vùng ven biển (sử dụng Atlat trang 15). Nên nói dân thành thị nước ta phân bố đều giữa các vùng là không chính xác.
Câu 26 [264041]: Xu hướng nào sau đây đúng với chuyển dịch trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A, Đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp.
B, Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác.
C, Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
D, Tăng các sản phẩm chất lượng trung bình.
Công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất (giảm tỉ trọng CN khai thác, tăng tỉ trọng CN chế biến) và đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp (tăng tỉ trọng các sản phẩm chất lượng cao, cạnh tranh về giá, giảm tỉ trọng các sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với thị trường).
Dùng phương pháp loại trừ để chọn được đáp án đúng.
Câu 27 [264042]: Phát biểu nào sau đây không đúng về chăn nuôi bò ở nước ta hiện nay?
A, Chuồng trại đã được đầu tư.
B, Lao động nhiều kinh nghiệm.
C, Nguồn thức ăn ngày càng tốt.
D, Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu.
Ngành chăn nuôi nước ta hiện nay, trong đó có chăn nuôi bò đang tiến lên sản xuất hàng hóa. Tuy vậy, do cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi còn hạn chế nên sản phẩm chất lượng chưa cao, nhiều sản phẩm chưa cạnh tranh được trên thị trường thế giới.
Nên nói sản phẩm chăn nuôi chủ yếu để xuất khẩu là không chính xác.
Câu 28 [264043]: Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là có nhiều
A, bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn.
B, vùng nước quanh đảo, quần đảo.
C, ô trũng rộng lớn ở các đồng bằng.
D, sông suối, kênh rạch, ao hồ.
Điều kiện thuận lợi nhất để nuôi thủy sản nước lợ ở nước ta là có nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn, còn vùng nước quanh đảo, quần đảo không nuôi thủy sản nước lợ.
Riêng ô trũng ở đồng bằng, ao hồ, sông suối, kênh rạch thuận lợi cho nuôi thủy sản nước ngọt.
Câu 29 [264044]: Phát biểu nào sau đây đúng về giao thông đường bộ nước ta hiện nay?
A, Chưa hội nhập vào khu vực.
B, Chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
C, Khối lượng vận chuyển lớn.
D, Mạng lưới vẫn còn thưa thớt.
Giao thông đường bộ nước ta có mạng lưới rộng khắp, nhìn chung phủ kín cả nước, đã nối kết với các tuyến đường bộ khu vực, xuyên Á.
Giao thông đường bộ có khối lượng vận chuyển lớn nhất trong các loại hình vận tải và chủ yếu phục vụ trong nước.
Câu 30 [264045]: Phát biểu nào sau đây không đúng về du lịch biển đảo nước ta hiện nay?
A, Đa dạng hóa các loại hình.
B, Mùa đông dừng hoạt động.
C, Thu hút nhiều vốn đầu tư.
D, Phát triển nhiều điểm mới.
Du lịch biển là ngành kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhất là sự phân mùa khí hậu. Mùa hạ du lịch biển diễn ra thuận lợi hơn, mùa đông diễn ra ít hơn. Ở phía Nam nước ta, du lịch biển ở diễn ra thuận lợi quanh năm do nền nhiệt cao quanh năm. Nên nói du lịch biển mùa đông dừng hoạt động là không chính xác.
Câu 31 [264046]: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình xuất khẩu của nước ta từ sau Đổi mới đến nay?
A, Kim ngạch xuất khẩu nhìn chung tăng qua các năm.
B, Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản là các thị trường lớn.
C, Kim ngạch xuất khẩu luôn luôn cao hơn nhập khẩu.
D, Thị trường được mở rộng theo hướng đa dạng hóa.
Từ sau Đổi mới, kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng lên, tuy vậy một thời gian dài kim ngạch xuất khẩu luôn thấp hơn nhập khẩu, nước ta nhập siêu (căn cứ vào Atlat trang 24). Hiện nay, cán cân xuất nhập khẩu đang tiến dần đến sự cân đối.
Nên nói từ sau Đổi mới, kim ngạch xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu là không chính xác.
Câu 32 [264047]: Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển ngành viễn thông nước ta giai đoạn 2010 - 2020?
A, Doanh thu ngành viễn thông giảm liên tục qua các năm.
B, Số thuê bao ở nước ta chủ yếu là di động.
C, Số thuê bao cố định giảm dần qua các năm.
D, Số thuê bao di động gấp 38,6 lần thuê bao cố định năm 2020.
Theo biểu đồ, Doanh thu ngành viễn thông giảm liên tục qua các năm là nhận xét không chính xác.
Câu 33 [353043]: Ý nghĩa chủ yếu của việc khai thác các thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A, thay đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống người dân, bảo đảm an ninh quốc phòng.
B, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển, nâng cao vị thế vùng.
C, thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng xuất khẩu, giải quyết việc làm.
D, thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Đáp án: A
Câu 34 [353044]: Đồng bằng sông Hồng có thể phát triển du lịch là nhờ?
A, dân đông, nhu cầu du lịch cao, chính sách quảng bá tốt.
B, cơ sở vật chất tốt, đường giao thông thuận tiện, nhiều đô thị quy mô lớn.
C, vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu có mùa đông lạnh, chất lượng cuộc sống tăng.
D, cơ sở hạ tầng tốt, chất lượng cuộc sống tăng, tài nguyên đa dạng.
Đáp án: D
Câu 35 [264050]: Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A, tập trung vốn đầu tư, phát triển khoa học công nghệ.
B, nâng cao trình độ lao động, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
C, đẩy mạnh khai thác khoáng sản, đảm bảo năng lượng.
D, hiện đại cơ sở vật chất - kĩ thuật, mở rộng thị trường.
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đầu tư vốn và khoa học công nghệ.
Vùng Đông Nam Bộ đang đẩy mạnh khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp bằng giải pháp tập trung vốn đầu tư, phát triển khoa học công nghệ nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp gắn với giải quyết tốt vấn đề XH và môi trường.
Câu 36 [264051]: Khó khăn lớn nhất vào mùa khô của Đồng bằng sông Cửu Long là
A, mực nước sông thấp, thủy triều ảnh hưởng mạnh.
B, nguy cơ cháy rừng cao, đất nhiễm mặn hoặc phèn.
C, đất nhiễm mặn hoặc phèn, mực nước ngầm hạ thấp.
D, thiếu nước ngọt trầm trọng, xâm nhập mặn lấn sâu.
Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, ba mặt giáp biển, có nhiều cửa sông, kênh rạch chằng chịt chính vì vậy trong mùa khô khi nước sông Mê Kông hạ thấp kết hợp với hiện tượng triều cường dâng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp làm gia tăng xâm nhập mặn, nhiễm mặn, nhiễm phèn dẫn đến thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô.
Câu 37 [264052]: Yếu tố nào sau đây làm cho ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu của nước ta sâu sắc hơn?
A, Đồi núi chiếm phần lớn diện tích, núi cao lan ra sát biển, bờ biển dài.
B, Lãnh thổ hẹp ngang, cấu trúc địa hình theo hướng tây bắc - đông nam.
C, Đồng bằng ven biển thấp, nhỏ, hẹp ngang với nhiều đầm phá.
D, Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ, nhiều đồng bằng châu thổ rộng.
Nước ta có đường bờ biển dài và một vùng biển rộng lớn, biển Đông đã làm tăng độ ẩm của các khối khí di chuyển qua biển, mang lại cho nước ta một lượng mưa và ẩm lớn.
Lãnh thổ nước ta lại kéo dài, hẹp ngang, cấu trúc địa hình theo hướng tây bắc - đông nam càng tạo điều kiện cho gió biển xâm nhập sâu vào đất liền, làm giảm tính lục địa, tăng tính hải dương.
Câu 38 [264053]: Biện pháp cấp bách nhất hiện nay để bảo vệ rừng tự nhiên ở Tây Nguyên là
A, đóng cửa rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng.
B, chú trọng giao đất, giao rừng cho người dân.
C, đẩy mạnh việc khoanh nuôi, trồng rừng mới.
D, khai thác rừng hợp lí, đẩy mạnh chế biến gỗ.
Tây Nguyên có diện tích rừng và độ che phủ rừng lớn nhất nước ta, tuy vậy diện tích rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác quá mức và do cháy rừng, nên vấn đề cấp bách đặt ra là phải đóng cửa rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng bừa bãi.
Câu 39 [264054]: Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A, khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
B, đẩy mạnh đánh bắt các loài cá quý có giá trị cao.
C, tăng cường nuôi trồng thủy sản ở tất cả các tỉnh.
D, phát triển mạnh chế biến theo hướng hàng hóa.
Vấn đề cấp bách trong phát triển nghề cá của Duyên hải Nam Trung Bộ là khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản (SGK trang 162), có như vậy mới đảm bảo khai thác lâu dài nguồn lợi thủy sản.
Câu 40 [264055]: Cho bảng số liệu:

Theo bảng số liệu, để thể hiện khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2010 và năm 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A, Miền.
B, Cột.
C, Đường.
D, Tròn.
Theo bảng số liệu, để thể hiện khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2010 và 2020, dạng biểu đồ thích hợp nhất là cột.