Đáp án
1C
2C
3C
4D
5A
6A
7D
8D
9C
10A
11C
12D
13C
14B
15B
16D
17B
18A
19D
20B
21C
22B
23D
24D
25D
26A
27C
28A
29A
30D
31C
32A
33A
34A
35A
36B
37C
38A
39C
40C
Đáp án Đề minh họa số 26 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Địa lí
Câu 1 [264096]: Nơi nào sau đây thuận lợi để nuôi thủy sản nước ngọt ở nước ta?
A, Bãi triều.
B, Vịnh biển.
C, Ô trũng ở đồng bằng.
D, Đầm phá.
Thủy sản nước ngọt thường được nuôi ở ao hồ, sông suối, kênh rạch, ô trũng ở đồng bằng.
Câu 2 [264097]: Biện pháp mở rộng diện tích rừng ở nước ta là
A, làm ruộng bậc thang.
B, trồng cây theo băng.
C, tích cực trồng mới.
D, cải tạo đất hoang.
Các biện pháp: làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng, cải tạo đất hoang là các biện pháp cải tạo đất. Biện pháp mở rộng diện tích rừng nước ta là tích cực trồng rừng.
Câu 3 [264098]: Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về
A, nhiệt điện, điện gió.
B, thủy điện, điện gió.
C, nhiệt điện, thủy điện.
D, thủy điện, điện nguyên tử.
Cơ cấu sử dụng điện của nước ta tương đối đa dạng, tuy vậy chiếm tỉ trọng lớn hơn cả thuộc về thủy điện và nhiệt điện, nhất là nhiệt điện. Với sự gia tăng các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than và khí, nhất là các nhà máy điện tua bin khí có công suất lớn ở phía Nam.
Câu 4 [264099]: Sản phẩm nào sau đây ở nước ta không thuộc công nghiệp khai thác nhiên liệu?
A, Than đá.
B, Dầu mỏ.
C, Khí đốt.
D, Quặng sắt.
Công nghiệp năng lượng có cơ cấu gồm 2 nhóm ngành: công nghiệp khai thác nhiên liệu (chủ yếu là khai thác than, khai thác dầu khí) và sản xuất điện. Quặng sắt là kim loại, không thuộc công nghiệp khai thác nhiên liệu.
Câu 5 [264100]: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu để tăng sản lượng thủy sản khai thác ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A, đánh bắt xa bờ.
B, đánh bắt gần bờ.
C, cải tạo cảng cá.
D, tăng cường chế biến.
Để tăng sản lượng khai thác thủy sản ở vùng Duyên hải nam Trung Bộ, cần đầu tư tàu thuyền, ngư cụ hiện đại để tăng cường đánh bắt xa bờ.
Câu 6 [264101]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết trong các tỉnh (thành) có tên gọi bắt đầu bằng từ “Hà” ở nước ta, tỉnh (thành) nào có diện tích lớn nhất?
A, Hà Giang.
B, Hà Nam.
C, Hà Nội.
D, Hà Tĩnh.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5.
Câu 7 [264102]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào có nhiệt độ cao nhất vào tháng 7?
A, TP. Hồ Chí Minh.
B, Cần Thơ.
C, Đà Lạt.
D, Hà Nội.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Câu 8 [264103]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Tiền đổ ra biển qua mấy cửa?
A, 3.
B, 4.
C, 5.
D, 6.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Câu 9 [264104]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết loài động vật điển hình tại Vườn Quốc gia Cúc Phương là
A, cá sấu.
B, voi.
C, voọc.
D, gà lôi.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 12.
Câu 10 [264105]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết thứ tự các cửa sông lần lượt từ Nam ra Bắc là
A, cửa Việt, cửa Gianh, cửa Đáy, cửa Văn Úc.
B, cửa Gianh, cửa Việt, cửa Đáy, cửa Văn Úc.
C, cửa Văn Úc, cửa Đáy, cửa Gianh, cửa Việt.
D, cửa Đáy, cửa Văn Úc, cửa Việt, cửa Gianh.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 13.
Câu 11 [264106]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 và trang 4-5, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào nằm ở ngã ba Việt Nam – Lào – Campuchia?
A, Cha Lo.
B, Lao Bảo.
C, Bờ Y.
D, Xa Mát.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 và 4-5.
Câu 12 [264107]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất ở Đồng bằng sông Hồng?
A, Hà Nam.
B, Nam Định.
C, Thái Bình.
D, Vĩnh Phúc.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 19.
Câu 13 [264108]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết nhận xét nào không đúng về sản lượng thủy sản của cả nước qua các năm?
A, Tổng sản lượng thủy sản của cả nước tăng dần trong giai đoạn 2000 – 2007.
B, Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn thủy sản khai thác.
C, Sản lượng thủy sản khai thác tăng nhanh hơn thủy sản nuôi trồng.
D, Năm 2007, sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn thủy sản khai thác.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 20.
Câu 14 [264109]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết đường dây 500 KV chạy dài từ đâu đến đâu?
A, Hòa Bình, Thủ Đức.
B, Hòa Bình - Phú Lâm.
C, Hòa Bình - Trà Nóc.
D, Hòa Bình - Phú Mỹ.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 22.
Câu 15 [264110]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23 và trang 4-5, cho biết sân bay Đông Tác thuộc tỉnh (thành) nào của nước ta?
A, Khánh Hòa.
B, Phú Yên.
C, Bình Định.
D, Đà Nẵng.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 23 và 4-5.
Câu 16 [264111]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào ở Đồng bằng sông Hồng không có ngành điện tử?
A, Hà Nội.
B, Hải Phòng.
C, Nam Định.
D, Hải Dương.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 26.
Câu 17 [264112]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết năm 2007 vùng Bắc Trung Bộ có bao nhiêu khu kinh tế ven biển?
A, 4.
B, 5.
C, 6.
D, 7.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 27.
Câu 18 [264113]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh nào ở Tây Nguyên có hai cao nguyên?
A, Lâm Đồng.
B, Đắk Nông.
C, Đắk Lắk.
D, Gia Lai.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 28.
Câu 19 [264114]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết các trung tâm công nghiệp của tỉnh Kiên Giang có giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 là
A, trên 120 nghìn tỉ đồng.
B, từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng.
C, từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng.
D, dưới 9 nghìn tỉ đồng.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 29.
Câu 20 [264115]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là
A, Thừa Thiên – Huế.
B, Đà Nẵng.
C, Quảng Nam.
D, Quảng Ngãi.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 30.
Câu 21 [264116]: Cho bảng số liệu:
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình các khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường phân theo vùng nước ta năm 2021?
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình các khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường phân theo vùng nước ta năm 2021?
A, Đông Nam Bộ cao nhất cả nước, chiếm 34% năm 2021.
B, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long năm 2021.
C, Tây Nguyên cao hơn Trung du và miền núi phía Bắc năm 2021.
D, Đồng bằng sông Hồng cao thứ 2 cả nước năm 2021.
Theo bảng số liệu, Tây Nguyên có các khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường thấp hơn Trung du và miền núi phía Bắc năm 2021 nên nhận xét C không chính xác.
Câu 22 [264117]: Cho biểu đồ:
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu doanh thu du lịch lữ hành phân theo vùng kinh tế nước ta năm 2010 và năm 2020?
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu doanh thu du lịch lữ hành phân theo vùng kinh tế nước ta năm 2010 và năm 2020?
A, Vùng Đông Nam Bộ có tỉ trọng doanh thu du lịch lữ hành cao nhất nước ta năm 2020.
B, Năm 2020, tỉ trọng doanh thu du lịch lữ hành của vùng Đồng bằng sông Hồng giảm so với năm 2010.
C, Năm 2020, tỉ trọng doanh thu du lịch lữ hành của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng so với năm 2010.
D, Tây Nguyên có tỉ trọng doanh thu du lịch lữ hành thấp nhất nước ta năm 2020.
Theo biểu đồ, Năm 2020, tỉ trọng doanh thu du lịch lữ hành của vùng Đồng bằng sông Hồng tăng so với năm 2010.
Câu 23 [264118]: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta
A, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
B, có thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.
C, khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt.
D, mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 24 [264119]: Phát biểu nào không đúng về lao động của nước ta hiện nay?
A, Năng suất lao động còn thấp so với thế giới.
B, Phần lớn lao động còn có thu nhập thấp.
C, Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
D, Lao động phân bố đều trên cả nước.
Đông Nam Bộ là vùng có số dân đô thị cao nhất cả nước. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 78.
Câu 25 [264120]: Vùng nào dưới đây có số dân đô thị cao nhất cả nước?
A, Trung du miền núi Bắc Bộ.
B, Đồng bằng sông Hồng.
C, Đồng bằng sông Cửu Long.
D, Đông Nam Bộ.
Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
Câu 26 [264121]: Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay
A, phát triển mạnh các ngành kinh tế trọng điểm.
B, hình thành các khu công nghiệp tập trung.
C, quy hoạch các vùng chuyên canh nông nghiệp.
D, hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế.
Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay phát triển mạnh các ngành kinh tế trọng điểm.
Câu 27 [264122]: Khó khăn chủ yếu của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay là
A, nguồn đầu tư còn hạn chế, thiên tai thường xuyên tác động xấu.
B, hình thức chăn nuôi nhỏ, phân tán vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi.
C, công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh đe dọa ở diện rộng.
D, cơ sở chuồng trại có quy mô còn nhỏ, trình độ lao động chưa cao.
Khó khăn chủ yếu của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay là công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh đe dọa ở diện rộng.
Câu 28 [264123]: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với hoạt động khai thác hải sản ở nước ta là
A, ảnh hưởng của bão biển và gió mùa Đông Bắc.
B, phương tiện đánh bắt lạc hậu, chậm đổi mới.
C, nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm nghiêm trọng.
D, sạt lở bờ biển, môi trường nhiều nơi bị suy thoái.
Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với hoạt động khai thác hải sản ở nước ta là ảnh hưởng của bão biển và gió mùa Đông Bắc.
Câu 29 [264124]: Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính nước ta là
A, tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.
B, mạng lưới phân bố đều khắp ở các vùng.
C, phát triển tốc độ cao, loại hình đa dạng.
D, đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại.
Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính nước ta là tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.
Câu 30 [264125]: Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng vì
A, tăng sản lượng đánh bắt, thu nhập, phát triển kinh tế.
B, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
C, mang lại hiệu quả cao, giúp bảo vệ tài nguyên sinh vật.
D, khẳng định chủ quyền vùng biển và hải đảo nước ta.
Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng vì là cơ sở khẳng định chủ quyền vùng biển và hải đảo nước ta.
Câu 31 [264126]: Giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở nước ta hiện nay là
A, thúc đẩy công nghiệp chế biến, đa dạng sản phẩm.
B, đầu tư, thu hút nhiều ngành sản xuất tham gia.
C, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường.
D, đổi mới quản lí, tăng cường liên kết nước ngoài.
Giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở nước ta hiện nay là phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường.
Câu 32 [264127]: Cho biểu đồ:
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng số lượng hành khách vận chuyển phân theo một số loại hình vận tải nước ta giai đoạn 1995 - 2020?
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng số lượng hành khách vận chuyển phân theo một số loại hình vận tải nước ta giai đoạn 1995 - 2020?
A, Tốc độ tăng trưởng số lượng hành khách vận chuyển của đường sắt, đường bộ, đường hàng không đều tăng trong giai đoạn 1995 - 2020.
B, Tốc độ tăng trưởng số lượng hành khách vận chuyển bằng đường hàng không cao nhất trong 3 loại đường.
C, Tốc độ tăng trưởng số lượng hành khách vận chuyển bằng đường sắt năm 2020 thấp hơn năm 2015.
D, Tốc độ tăng trưởng số lượng hành khách vận chuyển bằng đường bộ năm 2020 cao hơn năm 2015.
Theo biểu đồ, Tốc độ tăng trưởng số lượng hành khách vận chuyển của đường sắt giảm, đường bộ, đường hàng không tăng trong giai đoạn 1995 – 2020 nên nhận xét A không chính xác.
Câu 33 [264128]: Ý nghĩa chủ yếu của phát triển kinh tế biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A, phát huy các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B, đẩy nhanh thay đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng sản phẩm.
C, tăng vị thế của vùng trong cả nước, tạo việc làm mới.
D, tăng cường sự phân hóa lãnh thổ, thu hút vốn đầu tư.
Trung du miền núi Bắc Bộ có tỉnh Quảng Ninh giáp biển, tuy vậy có thể phát triển được các ngành kinh tế biển (do có nhiều lợi thế: có Vịnh Hạ long là di sản thiên nhiên thế giới, có nhiều bãi tắm đẹp; có điều kiện xây dựng cảng, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản).
Việc phát triển kinh tế biển không chỉ góp phần phát huy các nguồn lực sẵn có mà còn giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng, nhất là trong điều kiện mở cửa nền kinh tế.
Việc phát triển kinh tế biển không chỉ góp phần phát huy các nguồn lực sẵn có mà còn giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng, nhất là trong điều kiện mở cửa nền kinh tế.
Câu 34 [264129]: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng?
A, Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn.
B, Để giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.
C, Do nhu cầu của công nghiệp chế biến lương thực.
D, Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi lợn và gia cầm.
Đồng bằng sông Hồng có dân số đông nhất nước ta, mật độ dân số cũng cao nhất.
Để đáp ứng nhu cầu lương thực cho dân cư, vùng đã đẩy mạnh sản xuất cây lương thực với trình độ thâm canh cao nhằm tạo ra sản lượng lương thực lớn.
Để đáp ứng nhu cầu lương thực cho dân cư, vùng đã đẩy mạnh sản xuất cây lương thực với trình độ thâm canh cao nhằm tạo ra sản lượng lương thực lớn.
Câu 35 [353045]: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở Bắc Trung Bộ là
A, thay đổi cơ cấu kinh tế vùng nông thôn ven biển, nâng cao mức sống, phát huy tiềm năng.
B, nâng vị thế vùng, tạo sản phẩm hàng hóa, tạo việc làm.
C, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế xã hội, tận dụng hải sản gần bờ.
D, giải quyết vấn đề thực phẩm, tạo việc làm cho người dân.
Đáp án: A
Câu 36 [264131]: Biện pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển du lịch biển đảo ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A, nâng cấp các cơ sở lưu trú, khai thác mới tài nguyên.
B, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đa dạng loại hình sản phẩm.
C, nâng cao trình độ người lao động, tích cực quảng bá.
D, thu hút dân cư tham gia, phát triển du lịch cộng đồng.
Du lịch biển ở Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển (có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, nhiều đảo ven bờ). Tuy vậy, ngành du lịch vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Để đẩy mạnh phát triển du lịch, nhất là du lịch biển vùng cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đa dạng loại hình sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Để đẩy mạnh phát triển du lịch, nhất là du lịch biển vùng cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đa dạng loại hình sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Câu 37 [264132]: Do nằm trong khu vực gió mùa nên Biển Đông có
A, nhiệt độ nước biển cao, nhiều ánh sáng, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động mạnh.
B, biển kín, rộng, thềm lục địa nông, sóng biển mạnh vào thời kì gió mùa Tây Nam.
C, nhiệt độ nước biển và dòng biển thay đổi theo mùa, sóng biển mạnh vào mùa đông.
D, gió mùa, bão và áp thấp nhiệt đới, nhiệt độ nước biển cao và độ muối khá lớn.
Do nằm trong khu vực gió mùa nên biển Đông có nhiệt độ nước biển và dòng biển thay đổi theo mùa (về mùa đông, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ nước biển thấp hơn và có dòng biển lạnh hoạt động; mùa hạ nhiệt độ nước biển cao hơn và có dòng biển nóng hoạt động).
Trên biển Đông, gió mùa Đông Bắc có tần suất hoạt động mạnh hơn, nên sóng ở biển Đông cũng mạnh vào mùa đông.
Trên biển Đông, gió mùa Đông Bắc có tần suất hoạt động mạnh hơn, nên sóng ở biển Đông cũng mạnh vào mùa đông.
Câu 38 [264133]: Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A, khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ môi trường.
B, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và giải quyết việc làm.
C, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và đa dạng hóa nền kinh tế.
D, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác hợp lí tài nguyên.
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đầu tư vốn và khoa học công nghệ nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn với giải quyết tốt vấn đề XH và môi trường.
Vùng Đông Nam Bộ đang đẩy mạnh khai thác lãnh thổ theo chiều sâu nhằm đạt được các mục tiêu trên.
Vùng Đông Nam Bộ đang đẩy mạnh khai thác lãnh thổ theo chiều sâu nhằm đạt được các mục tiêu trên.
Câu 39 [264134]: Giải pháp chủ yếu ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A, phân bố lại dân cư và sử dụng hiệu quả nguồn lao động.
B, bố trí các khu dân cư hợp lí và xây dựng các hệ thống đê.
C, sử dụng hợp lí tài nguyên và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
D, khai thác tổng hợp tài nguyên biển và bảo vệ môi trường.
Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, ba mặt giáp biển, có nhiều cửa sông, kênh rạch chằng chịt chính vì vậy, đây là vùng chịu ảnh hưởng lớn của hiện tượng biến biến đổi khí hậu (nhiệt độ TĐ tăng, nước biển dâng). Diện tích đất bị nhiễm mặn nhiễm phèn của ĐBSCL rất lớn, nhất là trong mùa khô, hiện tượng xâm nhập mặn, phèn gia tăng.
Trong khi đây là vùng có nhiều thế mạnh trong phát triển kinh tế, là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất cả nước.
Nên để ứng phó với biến đổi khí hậu vùng cần phải khai thác hiệu quả tài nguyên, (đất, rừng, mặt nước, biển), chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng các sản phẩm giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong khi đây là vùng có nhiều thế mạnh trong phát triển kinh tế, là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất cả nước.
Nên để ứng phó với biến đổi khí hậu vùng cần phải khai thác hiệu quả tài nguyên, (đất, rừng, mặt nước, biển), chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng các sản phẩm giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Câu 40 [264135]: Cho bảng số liệu:
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích hiện có của một số cây lâu năm giai đoạn 2005 - 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích hiện có của một số cây lâu năm giai đoạn 2005 - 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A, Miền.
B, Cột.
C, Đường.
D, Tròn.
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích hiện có của một số cây lâu năm giai đoạn 2005 - 2020, dạng biểu đồ thích hợp nhất là đường (từ khóa tốc độ tăng trưởng).