Đáp án
1A
2A
3D
4B
5C
6B
7C
8A
9B
10D
11B
12C
13B
14B
15A
16C
17D
18B
19D
20B
21D
22A
23C
24A
25C
26A
27C
28D
29D
30C
31A
32A
33C
34B
35D
36D
37A
38C
39B
40C
Đáp án Đề minh họa số 27 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Địa lí
Câu 1 [264136]: Nước ta có điều kiện thuận lợi cho đánh bắt thủy sản do có
A, các ngư trường.
B, vũng, vịnh nước sâu.
C, bãi triều, đầm phá.
D, rừng ngập mặn ven biển.
Nước ta có điều kiện thuận lợi cho đánh bắt thủy sản do có vùng biển rộng, nguồn lợi thủy sản phong phú, có các ngư trường lớn (4 ngư trường).
Câu 2 [264137]: Để phòng chống khô hạn lâu dài cần
A, phát triển thủy lợi.
B, quy hoạch dân cư.
C, sơ tán dân.
D, xây dựng đê.
Để phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng cách xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí.
Câu 3 [264138]: Cơ cấu công nghiệp nước ta có xu hướng đa dạng hóa sản phẩm để
A, gia tăng sản lượng.
B, nâng cao chất lượng.
C, giảm chi phí sản xuất.
D, phù hợp thị trường.
Cơ cấu công nghiệp nước ta có xu hướng đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với yêu cầu thị trường, tăng hiệu quả đầu tư.
Câu 4 [264139]: Các nhà máy thủy điện lớn của nước ta được xây dựng chủ yếu trên sông
A, Mê Kông.
B, Đà.
C, Cả.
D, Mã.
Các nhà máy thủy điện lớn của nước ta (nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La) được xây dựng trên sông Đà (một phụ lưu của hệ thống Sông Hồng).
Câu 5 [264140]: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu để nâng cao chất lượng sản phẩm cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A, đầu tư thủy lợi.
B, mở rộng diện tích.
C, phát triển chế biến.
D, tăng cường quảng bá.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm cây CN ở Tây Nguyên, cần phát triển công nghiệp chế biến.
Câu 6 [264141]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh (thành) nào có diện tích tự nhiên lớn thứ hai nước ta?
A, Nghệ An.
B, Gia Lai.
C, Sơn La.
D, Đắk Lắk.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5.
Câu 7 [264142]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào có lượng mưa trung bình năm cao nhất?
A, Lũng Cú.
B, Hà Nội.
C, Huế.
D, TP. Hồ Chí Minh.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Câu 8 [264143]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết các trạm thủy văn trên sông Tiền và sông Hậu là
A, Mỹ Thuận, Cần Thơ.
B, Cần Thơ, Hà Nội.
C, Mỹ Thuận, Củng Sơn.
D, Củng Sơn, Hà Nội.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Câu 9 [264144]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết ngọn núi nào có độ cao lớn nhất trong các ngọn núi sau?
A, Lang Biang.
B, Ngọc Linh.
C, Kon Ka Kinh.
D, Vọng Phu.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 14.
Câu 10 [264145]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây chưa thành lập khu kinh tế cửa khẩu?
A, Cao Bằng.
B, Hà Giang.
C, Lào Cai.
D, Lai Châu.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 17
Câu 11 [264146]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết các cây công nghiệp được trồng phổ biến tại Đồng bằng sông Cửu Long là
A, dừa, bông.
B, dừa, mía.
C, mía, lạc.
D, bông, lạc.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 19.
Câu 12 [264147]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết nhận xét nào không đúng về diện tích rừng của cả nước qua các năm?
A, Tổng diện tích rừng của cả nước tăng dần trong giai đoạn 2000 – 2007.
B, Diện tích rừng tự nhiên lớn hơn rừng trồng.
C, Diện tích rừng trồng lớn hơn rừng tự nhiên.
D, Năm 2007, diện tích rừng tự nhiên gấp 4 lần rừng trồng.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 20.
Câu 13 [264148]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về quy mô giá trị sản xuất và tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng so với toàn ngành công nghiệp năm 2000 và năm 2007?
A, Năm 2007, quy mô giá trị sản xuất tăng, tỉ trọng giá trị sản xuất giảm so với năm 2000.
B, Năm 2007, quy mô giá trị sản xuất và tỉ trọng giá trị sản xuất đều tăng so với năm 2000.
C, Năm 2007, quy mô giá trị sản xuất và tỉ trọng giá trị sản xuất đều giảm so với năm 2000.
D, Năm 2007, quy mô giá trị sản xuất giảm, tỉ trọng giá trị sản xuất tăng so với năm 2000.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 22.
Câu 14 [264149]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết các cửa khẩu quốc tế giữa vùng Đông Nam Bộ và Campuchia là
A, Lệ Thanh, Hoa Lư, Xa Mát.
B, Hoa Lư, Xa Mát, Mộc Bài.
C, Xa Mát, Mộc Bài, Dinh Bà.
D, Lệ Thanh, Mộc Bài, Dinh Bà.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 23.
Câu 15 [264150]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết tỉnh (thành) sau đây có cán cân xuất - nhập khẩu âm?
A, Quảng Nam.
B, Bình Định.
C, Khánh Hòa.
D, Bình Thuận.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 24.
Câu 16 [264151]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết các cây trồng, vật nuôi chính của tỉnh Điện Biên là
A, bò, thuốc lá, ngô, bông.
B, bò, thuốc lá, ngô, chè.
C, trâu, chè, ngô, bông.
D, lợn, bông, ngô, chè.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 26.
Câu 17 [264152]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết tỉnh nào ở Bắc Trung Bộ có hai trung tâm công nghiệp?
A, Thừa Thiên – Huế.
B, Quảng Bình.
C, Nghệ An.
D, Thanh Hóa.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 27.
Câu 18 [264153]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết thủy điện Đrây Hlinh nằm ở ranh giới giữa hai tỉnh nào ở Tây Nguyên?
A, Đắk Lắk và Gia Lai.
B, Đắk Lắk và Đắk Nông.
C, Lâm Đồng và Đắk Nông.
D, Kon Tum và Gia Lai.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 28.
Câu 19 [264154]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết công nghiệp sản xuất giấy, xenlulô không có ở trung tâm nào tại Đông Nam Bộ?
A, TP. Hồ Chí Minh.
B, Biên Hòa.
C, Thủ Dầu Một.
D, Vũng Tàu.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 29.
Câu 20 [264155]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết tỉnh (thành) nào ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa thành lập khu kinh tế ven biển?
A, Thừa Thiên – Huế.
B, Đà Nẵng.
C, Quảng Nam.
D, Bình Định.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 30.
Câu 21 [264156]: Cho bảng số liệu:
1.png
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về năng suất lúa và ngô của nước ta giai đoạn 2000 - 2020?
A, Năng suất của lúa và ngô đều tăng qua các năm.
B, Năng suất lúa các năm đều cao hơn năng suất ngô.
C, Năng suất ngô năm 2020 gấp 1,76 lần năm 2000.
D, Năng suất lúa năm 2020 gấp 2 lần năm 2000.
Theo bảng số liệu, năng suất lúa năm 2020 gấp 1,4 lần năm 2000 nên nhận xét D không chính xác.
Câu 22 [264157]: Cho biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A, Quy mô và cơ cấu số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ phân theo vùng nước ta năm 2000 và năm 2020.
B, Tốc độ tăng trưởng số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ phân theo vùng nước ta năm 2000 và năm 2020.
C, Tình hình vận chuyển hành khách bằng đường bộ phân theo vùng nước ta năm 2000 và năm 2020.
D, Cơ cấu số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và năm 2020.
Biểu đồ tròn có bán kính khác nhau, đơn vị là % nên thể hiện quy mô và cơ cấu số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ phân theo vùng nước ta năm 2000 và 2020.
Câu 23 [264158]: Vị trí tiếp giáp với biển nên nước ta có
A, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt.
B, nền nhiệt cao chan hòa ánh nắng.
C, thảm thực vật xanh tốt giàu sức sống.
D, thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng.
Do nước ta giáp biển nên có mưa nhiều (1500-2000mm), độ ẩm cao (trên 80%) làm cho thảm thực vật nước ta xanh tốt, giàu sức sống.
Câu 24 [264159]: Giải pháp chủ yếu nào sau đây nhằm thu hút đầu tư vào các đô thị ở nước ta?
A, Phát triển cơ sở hạ tầng.
B, Mở rộng quy mô đô thị.
C, Đẩy mạnh xuất khẩu.
D, Đa dạng loại hình đào tạo.
Để thu hút nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài thì cần nâng cao chất lượng nguồn lao động và phát triển cơ sở hạ tầng.
Câu 25 [264160]: Phát biểu nào sau đây không đúng về vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay?
A, Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở nước ta còn gay gắt.
B, Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn lớn hơn so với thành thị.
C, Tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn lớn hơn so với thành thị.
D, Là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta cần quan tâm.
Ở nông thôn do đặc điểm sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ nên tỉ lệ thiếu việc làm luôn cao và cao hơn tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị.
Câu 26 [264161]: Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là
A, thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng của nền kinh tế.
B, tăng cường hội nhập vào nền kinh tế của khu vực.
C, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D, sử dụng hợp lí nguồn lao động dồi dào trong nước.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tích cực sẽ có tác dụng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Câu 27 [264162]: Trong thời gian gần đây, cây công nghiệp lâu năm ở nước ta được phát triển mạnh chủ yếu là do
A, lao động có nhiều kinh nghiệm.
B, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
C, thị trường được mở rộng.
D, diện tích đất badan rộng lớn.
Hiện nay, nước ta tập trung sản xuất các vùng chuyên canh cây CN lâu năm trên quy mô lớn, để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đáp ứng cho nhu cầu thị trường (gọi là phát triển NN hàng hóa) nên thị trường tác động chủ yếu đến sự phát triển cây CN lâu năm.
Câu 28 [264163]: Những thành tựu quan trọng đạt được trong ngành chăn nuôi nước ta chủ yếu do
A, trình độ lao động được nâng cao.
B, dịch vụ thú y có nhiều tiến bộ.
C, cơ sở chế biến phát triển mạnh.
D, cơ sở thức ăn được đảm bảo hơn.
Ngành chăn nuôi tỉ trọng ngày càng tăng vững chắc trong cơ sấu NN nước ta chủ yếu do cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn từ nhiều nguồn (thức ăn tự nhiên, phụ phẩm ngành trồng trọt, thức ăn chế biến CN,…).
Câu 29 [264164]: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường biển nước ta hiện nay?
A, Chủ yếu chở hàng xuất nhập khẩu.
B, Khối lượng luân chuyển lớn nhất.
C, Hệ thống cảng được nâng cấp.
D, Mạng lưới phủ khắp cả nước.
Giao thông vận tải biển chỉ phát triển ở vùng ven biển, nơi tập trung các cảng biển, nên nói GTVT biển có mạng lưới phủ khắp là không đúng.
Câu 30 [264165]: Ngành du lịch nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A, Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú.
B, Có các trung tâm du lịch quốc gia, vùng.
C, Du lịch biển đảo còn ở dạng tiềm năng.
D, Khách du lịch chủ yếu là khách nội địa.
Ngành du lịch nước ta đã có bước phát triển mạnh, nhất là du lịch biển do có nhiều bãi biển rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, nên thu hút lượng khách lớn nhất, chủ yếu là khách nội địa, có các trung tâm du lịch quốc gia và vùng. Nên nói du lịch biển còn ở dạng tiềm năng là không đúng.
Câu 31 [264166]: Yếu tố nào sau đây có tác động chủ yếu đến phát triển ngành nội thương của nước ta hiện nay?
A, Tổng mức hàng hóa bán lẻ tăng.
B, Chất lượng cuộc sống cao.
C, Cơ cấu dân số có sự thay đổi.
D, Có nhiều thành phần kinh tế.
Yếu tố tác động chủ yếu đến ngành nội thương là tổng mức bán lẻ hàng hóa, thể hiện sức mua lớn, nên tổng mức bán lẻ tăng thì ngành nội thương càng phát triển.
Câu 32 [264167]: Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A, Thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B, Khai thác tốt thế mạnh, đa dạng hóa hoạt động sản xuất.
C, Thúc đẩy phân hóa lãnh thổ, khai thác hợp lí tự nhiên.
D, Nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ.
Đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ ở ĐBSH có ý nghĩa chủ yếu là thu hút vốn đầu tư, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 33 [264168]: Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành vùng tập trung chăn nuôi gia súc lớn ở Bắc Trung Bộ là
A, sử dụng hợp lí tài nguyên đất, góp phần bảo vệ môi trường.
B, giải quyết việc làm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
C, khai thác tốt hơn thế mạnh, tạo ra nhiều nông sản hàng hóa.
D, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tăng hiệu quả của đầu tư.
Bắc Trung Bộ có diện tích đồng cỏ khá lớn ở vùng đồi trước núi, đó là điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn, hiện nay vùng đã hình thành các vùng tập trung chăn nuôi gia súc lớn nhằm khai thác tốt thế mạnh và tạo ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Câu 34 [353046]: Phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A, Thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp chế biến.
B, Giải quyết vấn đề thực phẩm, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa.
C, Sử dụng hiệu quả lao động, nâng vị thế vùng.
D, Thu hút nguồn đầu tư, tận dụng diện tích mặt nước của vùng.
Đáp án: B
Câu 35 [264170]: Tình trạng hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đến hệ quả là
A, diện tích rừng ngập mặn và vùng sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh.
B, biến đổi khí hậu, tình trạng cháy rừng và diện tích nuôi tôm bị ảnh hưởng.
C, biến đổi khí hậu, gia tăng xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
D, xâm nhập mặn lấn sâu, sụt lún vùng ngọt, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, ba mặt giáp biển, có nhiều cửa sông, kênh rạch chằng chịt. Chính vì vậy, mùa khô kéo dài sẽ khiến tình trạng xâm nhập mặn gia tăng, thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, bên cạnh đó tình trạng hạn hán kéo dài khiến nước dưới kênh, rạch bị khô cạn, nền đất yếu bị co ngót… là nguyên nhân chính gây nên tình trạng “sụt lún” vùng ngọt.
Câu 36 [264171]: Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng một số cây ăn quả chủ yếu của nước ta năm 2010 và năm 2020?
A, Sản lượng các cây ăn quả chủ yếu của nước ta đều tăng từ năm 2010 đến năm 2020.
B, Sản lượng cam, quýt năm 2020 gấp 2 lần năm 2010.
C, Sản lượng của nhãn tăng chậm nhất trong 4 loại cây.
D, Năm 2020, sản lượng chuối thấp hơn xoài.
Căn cứ vào biểu đồ, năm 2020, sản lượng chuối cao hơn xoài nên nhận xét D không chính xác.
Câu 37 [264172]: Nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa phần đất liền và vùng biển là do
A, biển ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên phần đất liền.
B, lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ, đồi núi lan sát ra biển.
C, vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2.
D, địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
Nguyên nhân làm thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa đất liền và biển là biển ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên phần đất liền như: ảnh hưởng đến khí hậu, dịa hình và hệ sinh thái ven biển, tài nguyên vùng biển, thiên tai,…
Câu 38 [264173]: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển công nghiệp dầu khí ở Đông Nam Bộ là
A, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành, tạo các việc làm.
B, phát huy thế mạnh, giải quyết tốt nhiều vấn đề xã hội.
C, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao vị thế của vùng.
D, thu hút lao động kĩ thuật cao, mở rộng quan hệ quốc tế.
Phát triển ngành công nghiệp dầu khí có ý nghĩa rất quan trọng ở Đông Nam Bộ, vì góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao vị thế của vùng.
Câu 39 [353047]: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du miền núi Bắc Bộ là
A, thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật.
B, chi phí đầu tư lớn, đòi hỏi công nghệ cao.
C, thiếu máy móc và phương tiện khai thác.
D, thiếu khoáng sản, chi phí nhân công lớn.
Đáp án: B
Câu 40 [264175]: Cho bảng số liệu:

Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng doanh thu bưu chính, chuyển phát và viễn thông giai đoạn 2010 - 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A, Miền.
B, Cột.
C, Đường.
D, Tròn.
Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu của đề bài, ta thấy từ khóa tốc độ tăng trưởng do đó biểu đồ thích hợp nhất là đường.