Đáp án
1A
2B
3C
4A
5A
6D
7B
8D
9B
10B
11A
12D
13A
14C
15C
16B
17C
18A
19C
20A
21D
22D
23C
24D
25C
26A
27D
28C
29D
30A
31C
32B
33B
34A
35B
36A
37D
38A
39C
40A
Đáp án Đề minh họa số 28 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Địa lí
Câu 1 [264186]: Sản lượng thủy sản khai thác của nước ta tăng chủ yếu do
A, đánh bắt xa bờ.
B, đánh bắt gần bờ.
C, đẩy mạnh xuất khẩu.
D, cải tạo cảng cá.
Sản lượng khai thác thủy sản nước ta tăng lên chủ yếu do đầu tư ngư cụ, tàu thuyền, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
Câu 2 [264187]: Biện pháp mở rộng rừng đặc dụng ở nước ta là
A, trồng rừng lấy gỗ.
B, lập vườn quốc gia.
C, khai thác gỗ củi.
D, trồng rừng tre nứa.
Rừng đặc dụng ở nước là là: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển,..Mở rộng diện tích rừng đặc dụng là mở rộng diện tích các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển,…
Câu 3 [264188]: Để nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp cần
A, mở rộng thị trường.
B, nhập khẩu máy máy móc.
C, đổi mới công nghệ.
D, đa dạng sản phẩm.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp cần đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ.
Câu 4 [264189]: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta phát triển dựa trên thế mạnh chủ yếu về
A, nguyên liệu tại chỗ.
B, lao động chất lượng.
C, cơ sở hạ tầng tốt.
D, khoa học - kĩ thuật cao.
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của nước ta là ngành CN trọng điểm, có thế mạnh lâu dài dựa trên nguồn nguyên liệu dồi dào lấy từ ngành nông nghiệp.
Câu 5 [264190]: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu để giải quyết việc làm ở Đồng bằng sông Hồng là
A, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B, phát triển nghề truyền thống.
C, tăng cường xuất khẩu lao động.
D, phân bố dân cư, lao động.
ĐBSH có lao động dồi dào, tăng nhanh, trong khi kinh tế còn chậm phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Vì vậy, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
Câu 6 [264191]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh (thành) có diện tích tự nhiên dưới 1 nghìn km2?
A, 6.
B, 5.
C, 4.
D, 3.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5.
Câu 7 [264192]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết các mỏ thiếc ở Trung du và miền núi phía Bắc là
A, Tĩnh Túc, Tùng Bá.
B, Sơn Dương, Tĩnh Túc.
C, Sinh Quyền, Sơn Dương.
D, Tùng Bá, Sinh Quyền.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 8.
Câu 8 [264193]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây có biên độ nhiệt trung bình năm thấp nhất?
A, Lạng Sơn.
B, Sa Pa.
C, Đà Nẵng.
D, Đà Lạt.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Câu 9 [264194]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Cấm Sơn nằm trên lưu vực của hệ thống sông nào?
A, Sông Hồng.
B, Sông Thái Bình.
C, Sông Mã.
D, Sông Cả.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Câu 10 [264195]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14 và trang 4-5, cho biết đèo nào nằm trên quốc lộ 1 và nối hai tỉnh Bình Định - Phú Yên?
A, Đèo Cả.
B, Đèo Cù Mông.
C, Đèo Phượng Hoàng.
D, Đèo Ngoạn Mục.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 14 và 4-5.
Câu 11 [264196]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, xác định cấp đô thị và có quy mô dân số của Đà Lạt.
A, Đô thị loại 2, quy mô dân số từ 100 000 – 200 000 người.
B, Đô thị loại 2, quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người.
C, Đô thị loại 1, quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người.
D, Đô thị loại 1, quy mô dân số từ 500 001 – 1 000 000 người.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 15.
Câu 12 [264197]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào nằm trên quốc lộ 9?
A, Tây Trang.
B, Sơn La.
C, Cầu Treo.
D, Lao Bảo.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 17.
Câu 13 [264198]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết các cây công nghiệp được trồng phổ biến tại Hà Giang là
A, chè, đậu tương.
B, chè, bông.
C, thuốc lá, chè.
D, bông, thuốc lá.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 19.
Câu 14 [264199]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết nhận xét nào không đúng về diện tích rừng của cả nước qua các năm?
A, Tổng diện tích rừng của cả nước tăng dần trong giai đoạn 2000 – 2007.
B, Diện tích rừng tự nhiên lớn hơn rừng trồng.
C, Diện tích rừng trồng lớn hơn rừng tự nhiên.
D, Năm 2007, diện tích rừng tự nhiên gấp 4 lần rừng trồng.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 20.
Câu 15 [264200]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A, Tân An, Long Xuyên.
B, Cần Thơ, Long Xuyên.
C, Cần Thơ, Tân An.
D, Cà Mau, Tân An.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 22.
Câu 16 [264201]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết tuyến quốc lộ nối Pleiku và Quy Nhơn là
A, 24.
B, 19.
C, 25.
D, 26.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 23.
Câu 17 [264202]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình xuất – nhập khẩu của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh năm 2007?
A, Cả hai địa phương đều xuất siêu.
B, Cả hai địa phương đều nhập siêu.
C, Hà Nội nhập siêu, TP. Hồ Chí Minh xuất siêu.
D, Hà Nội xuất siêu, TP. Hồ Chí Minh nhập siêu.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 24.
Câu 18 [264203]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết các hồ ở Tây Nguyên lần lượt từ bắc vào nam là
A, hồ Yaly, Biển Hồ, hồ Lắk, hồ Đơn Dương.
B, hồ Lắk, hồ Đơn Dương, hồ Yaly, Biển Hồ.
C, hồ Yaly, Biển Hồ, hồ Đơn Dương, hồ Lắk.
D, hồ Đơn Dương, hồ Yaly, Biển Hồ, hồ Lắk.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 28.
Câu 19 [264204]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết công nghiệp luyện kim không có ở trung tâm nào tại Đông Nam Bộ?
A, TP. Hồ Chí Minh.
B, Biên Hòa.
C, Thủ Dầu Một.
D, Vũng Tàu.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 29.
Câu 20 [264205]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết các tỉnh (thành) nào ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vừa có sân bay vừa có khu kinh tế ven biển?
A, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam.
B, Đà Nẵng, Quảng Nam.
C, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi.
D, Quảng Ngãi, Bình Định.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 30.
Câu 21 [264206]: Cho bảng số liệu:
5.png
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng thủy sản khai thác phân theo ngành hoạt động nước ta giai đoạn 1990 - 2020?
A, Tổng sản lượng thủy sản khai thác nước ta đăng đều qua các năm.
B, Sản lượng thủy sản khai thác từ biển là chủ yếu.
C, Trong khai thác biển, sản lượng cá chiếm phần lớn.
D, Sản lượng thủy sản khai thác từ nội địa lớn hơn từ biển.
Theo bảng số liệu, sản lượng thủy sản khai thác từ nội địa nhỏ hơn từ biển nên nhận xét D không chính xác.
Câu 22 [264207]: Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về số lượng đàn bò phân theo vùng nước ta năm 2020?
A, Trung du và miền núi phía Bắc có số lượng bò cao hơn Đồng bằng sông Hồng.
B, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có số lượng bò cao nhất cả nước.
C, Đông Nam Bộ có số lượng bò thấp nhất cả nước.
D, Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng bò thấp hơn Tây Nguyên.
Theo biểu đồ, Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng bò cao hơn Tây Nguyên nên nhận xét D không chính xác.
Câu 23 [264208]: Nước ta nằm liền kề vành đai sinh khoáng nên có
A, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt.
B, tài nguyên sinh vật rất đa dạng.
C, tài nguyên khoáng sản phong phú.
D, nền nhiệt cao, cân bằng ẩm dương.
Nước ta nằm liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài nên có tài nguyên khoáng sản phong phú.
Câu 24 [264209]: Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây do
A, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn.
B, cơ sở hạ tầng đô thị phát triển cao so với khu vực và thế giới.
C, kết quả của việc di dân tự do từ nông thôn ra thành thị.
D, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và mở rộng quy mô đô thị.
Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (thành tựu của quá trình CNH-HĐH) và quy hoạch, mở rộng quy mô các đô thị.
Câu 25 [264210]: Miền núi nước ta dân cư thưa thớt chủ yếu do
A, có nhiều dân tộc ít người, sản xuất nhỏ.
B, nhiều thiên tai, công nghiệp còn hạn chế.
C, địa hình hiểm trở, kinh tế chậm phát triển.
D, nhiều đất dốc, giao thông còn khó khăn.
Miền núi nước ta dân cư thưa thớt chủ yếu do địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, kinh tế chậm phát triển, ít thu hút dân cư.
Câu 26 [264211]: Phát biểu nào sau đây đúng về chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta hiện nay?
A, Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế.
B, Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng.
C, Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời và phát triển.
D, Lĩnh vực kinh tế then chốt do Nhà nước quản lí.
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta có sự chuyển dịch, biểu hiện: hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh nông nghiệp, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất,…
Câu 27 [264212]: Yếu tố tác động chủ yếu đến việc sản xuất theo hướng hàng hóa trong chăn nuôi hiện nay là
A, trình độ lao động được nâng cao.
B, dịch vụ thú y có nhiều tiến bộ.
C, cơ sở thức ăn được đảm bảo hơn.
D, sự thay đổi nhu cầu của thị trường.
Yếu tố tác động chủ yếu đến việc sản xuất hàng hóa trong chăn nuôi của nước ta hiện nay là sự thay đổi nhu cầu thị trường (vì sản xuất hàng hóa gắn liền với thị trường).
Câu 28 [264213]: Phát biểu nào sau đây không đúng về hoạt động khai thác, chế biến gỗ và lâm sản của nước ta?
A, Công nghiệp bột giấy và giấy đang được phát triển.
B, Sản phẩm khai thác chủ yếu là gỗ, cây luồng, cây nứa.
C, Các cơ sở chế biến gỗ tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi.
D, Rừng còn được khai thác để cung cấp gỗ củi và than củi.
Các cơ sở chế biến gỗ nước ta (gỗ, giấy, xenlulô) tập trung chủ yếu ở các thành phố vùng đồng bằng, ven biển.
Câu 29 [264214]: Khó khăn chủ yếu về tự nhiên trong hoạt động của giao thông vận tải biển ở nước ta là
A, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió.
B, bờ biển dài, có nhiều đảo và quần đảo.
C, dọc bờ biển có nhiều cửa sông lớn.
D, có nhiều bão và áp thấp nhiệt đới.
Khó khăn chủ yếu về tự nhiên trong hoạt động giao thông vận tải biển nước ta là vùng biển Đông có nhiều bão, áp thấp nhiệt đới.
Câu 30 [264215]: Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng loại hình du lịch ở nước ta hiện nay?
A, Tài nguyên du lịch và nhu cầu của du khách trong, ngoài nước.
B, Nhu cầu của du khách trong, ngoài nước và điều kiện phục vụ.
C, Định hướng ưu tiên phát triển du lịch và các nguồn vốn đầu tư.
D, Lao động làm du lịch và cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng.
Nhân tố ảnh hưởng đến sự đa dạng loại hình và sản phẩm du lịch là tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) và nhu cầu đa dạng của khách hàng (du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, tham quan, văn hóa, ẩm thực,…)
Câu 31 [264216]: Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu ở nước ta là
A, thúc đẩy công nghiệp chế biến, đa dạng sản phẩm.
B, tăng đầu tư, thu hút nhiều ngành sản xuất tham gia.
C, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường.
D, đổi mới quản lí, tăng cường liên kết với các nước.
Giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu của nước ta là phát triển sản xuất hàng hóa, tăng cường hội nhập, đa dạng và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Câu 32 [353168]: Các nhân tố nào sau đây là chủ yếu tạo nên mùa mưa ở Trung Bộ nước ta?
A, Gió mùa Đông Bắc, gió Tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới.
B, Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.
C, Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới.
D, Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới, bão.
Đáp án: B
Câu 33 [264218]: Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
A, khai thác hợp lí tự nhiên, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa.
B, phát huy hiệu quả các thế mạnh, tạo thế liên hoàn trong sản xuất.
C, đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất, gắn liền các lãnh thổ với nhau.
D, đa dạng hóa nông nghiệp, bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường.
Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành cơ cấu nông-lâm-ngư ở Bắc Trung Bộ là phát huy hiệu quả các thế mạnh sẵn có ở mỗi vùng (biển, đồng bằng ven biển, đồi trước núi và núi ở phía Tây), tạo thế sản xuất liên hoàn trong không gian.
Câu 34 [264219]: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa và giải quyết việc làm.
B, tạo ra các nghề mới và làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
C, góp phần phát triển công nghiệp và phân hóa lãnh thổ.
D, thu hút các nguồn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ý nghĩa chủ yếu của phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa (các sản phẩm từ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản), giải quyết việc làm cho lao động.
Câu 35 [353169]: Đồng bằng sông Hồng không có mùa khô sâu sắc như đồng bằng sông Cửu Long vì
A, có mạng lưới sông ngòi chằng chịt.
B, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
C, có địa hình thấp và bằng phẳng hơn.
D, vị trí tiếp giáp Biển Đông nhiều hơn.
Đáp án: B
Câu 36 [264221]: Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2000 - 2020?
A, Lực lượng lao động nước ta phần lớn ở thành thị.
B, Tỉ trọng lực lượng lao động ở nông thôn giảm dần qua các năm.
C, Tỉ trọng lực lượng lao động ở thành thị tăng dần qua các năm.
D, Lực lượng lao động nước ta phần lớn ở nông thôn.
Theo biểu đồ, lực lượng lao động nước ta phần lớn ở nông thôn nên nhận xét A không chính xác.
Câu 37 [264222]: Sự khác nhau về cảnh quan thiên nhiên giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc chủ yếu do tác động kết hợp của
A, bão, dải hội tụ nhiệt đới, Tín phong bán cầu Bắc và độ dốc các sườn núi.
B, gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam và các dãy núi hướng vòng cung.
C, vị trí gần hay xa biển và độ cao của các đỉnh núi, hướng của các dãy núi.
D, gió theo hướng tây nam, gió theo hướng đông bắc và hướng địa hình núi.
Sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc chủ yếu do tác động kết hợp của các loại gió (gió có hướng tây nam, gió hướng đông bắc) với hướng của các dãy núi (tây bắc - đông nam và vòng cung).
Câu 38 [264223]: Biện pháp quan trọng nhất để tránh mất nước của các hồ chứa ở Đông Nam Bộ là
A, bảo vệ rừng trên thượng lưu của các sông.
B, xây dựng và mở rộng các vườn quốc gia.
C, bảo vệ nghiêm ngặt các khu dự trữ sinh quyển.
D, phục hồi và phát triển nhanh rừng ngập mặn.
Biện pháp quan trọng để tránh hạ thấp mực nước ngầm và tránh mất nước cho các hồ thủy lợi ở Đông Nam Bộ, nhất là vào mùa khô là bảo vệ rừng trên thượng lưu các sông, vì rừng có tác dụng điều hòa dòng chảy, tạo mực nước ngầm.
Câu 39 [264224]: Biện pháp chủ yếu đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành vùng chuyên canh.
B, đào tạo và hỗ trợ việc làm, phân bố lại dân cư và lao động.
C, tập trung đầu tư, phát triển chế biến, mở rộng thị trường.
D, hoàn thiện và đồng bộ cơ sở vật chất - kĩ thuật, giao thông.
Biện pháp để phát triển đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ là tập trung đầu tư, phát triển chế biến và xuất khẩu để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm cây công nghiệp.
Câu 40 [264225]: Cho bảng số liệu:

Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu số lượng hành khách vận chuyển phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2005 – 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A, Miền.
B, Cột.
C, Đường.
D, Tròn.
Theo bảng số liệu ta thấy có từ khóa cơ cấu, số liệu 4 năm nên biểu đồ thích hợp nhất là miền.