Đáp án
1A
2D
3C
4B
5A
6C
7A
8D
9C
10A
11C
12C
13B
14A
15B
16A
17A
18A
19A
20D
21B
22D
23A
24D
25B
26B
27A
28B
29A
30D
31B
32A
33A
34C
35B
36C
37D
38C
39C
40B
Đáp án Đề minh họa số 29 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Địa lí
Câu 1 [264411]: Khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt thủy sản nước ta là
A, bão, áp thấp nhiệt đới.
B, cát bay, cát chảy.
C, khô hạn.
D, lũ quét.
Khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động khai thác hải sản nước ta, không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn hạn chế số ngày ra khơi của tàu thuyền là bão, áp thấp nhiệt đới, các đợt hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc.
Câu 2 [264412]: Biện pháp bảo vệ đất trồng ở đồi núi nước ta là
A, thay đổi giống cây trồng.
B, chống nhiễm mặn.
C, chống nhiễm phèn.
D, làm ruộng bậc thang.
Biện pháp để bảo vệ đất ở vùng đồi núi là: trồng rừng, làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng,…
Câu 3 [264413]: Ngành vận tải nào sau đây ở nước ta có bước tiến rất nhanh nhờ chiến lược phát triển táo bạo?
A, Đường sắt.
B, Đường sông.
C, Đường hàng không.
D, Đường ống.
Vận tải đường hàng không có bước phát triển nhanh vượt bậc nhờ chiến lược phát triển táo bạo, đi tắt, đón đầu công nghệ của thế giới.
Câu 4 [264414]: Công nghiệp dệt may ở nước ta phát triển dựa trên thế mạnh chủ yếu về
A, nguyên liệu tại chỗ.
B, lao động dồi dào.
C, thị trường lớn.
D, nguồn vốn lớn.
Công nghiệp dệt may nước ta là ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển dựa trên thế mạnh chủ yếu là nguồn lao động và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 5 [264415]: Vùng đồi trước núi ở Bắc Trung Bộ có thế mạnh để phát triển ngành nào sau đây?
A, Nuôi đại gia súc.
B, Khai thác thủy sản.
C, Trồng lúa nước.
D, Dệt may.
Vùng đồi trước núi của Bắc Trung Bộ do có diện tích đồng cỏ nên có thể phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò).
Câu 6 [264416]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc hai tỉnh (thành) nào của nước ta?
A, Đà Nẵng, Phú Yên.
B, Khánh Hòa, Đà Nẵng.
C, Đà Nẵng, Khánh Hòa.
D, Quảng Nam, Khánh Hòa.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5.
Câu 7 [264417]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết các khoáng sản chính của tỉnh Hà Tĩnh là
A, sắt, titan.
B, thiếc, titan.
C, sắt, thiếc.
D, titan, đồng.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 8.
Câu 8 [264418]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tần suất bão xuất hiện tại vùng Bắc Trung Bộ là
A, dưới 0,3 cơn bão/tháng.
B, từ 0,3 đến 1 cơn bão/tháng.
C, từ 1 đến 1,3 cơn bão/tháng.
D, từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Câu 9 [264419]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Đơn Dương nằm trên lưu vực của hệ thống sông nào?
A, Sông Thu Bồn.
B, Sông Đà Rằng.
C, Sông Đồng Nai.
D, Sông Mã.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Câu 10 [264420]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết quần đảo nào nằm gần đảo Phú Quốc nhất?
A, An Thới.
B, Hà Tiên.
C, Bà Lua.
D, Nam Du.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 14.
Câu 11 [264421]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị loại 4 ở Tây Nguyên là
A, Kon Tum.
B, Pleiku.
C, Gia Nghĩa.
D, Buôn Ma Thuột.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 15.
Câu 12 [264422]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 và trang 4-5, cho biết có bao nhiêu khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc?
A, 4.
B, 5.
C, 6.
D, 7.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 và 4-5.
Câu 13 [264423]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm cao nhất Đông Nam Bộ?
A, Bình Dương.
B, Bình Phước.
C, Đồng Nai.
D, Tây Ninh.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 19.
Câu 14 [264424]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ?
A, Quảng Bình.
B, Thanh Hóa.
C, Nghệ An.
D, Quảng Trị.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 20.
Câu 15 [264425]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào sau đây không có ngành sản xuất gỗ, giấy, xenlulô?
A, Hải Phòng.
B, Hải Dương.
C, Việt Trì.
D, Bắc Giang.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 22.
Câu 16 [264426]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết thứ tự các tuyến quốc lộ nối Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A, 24; 19; 25; 26.
B, 19; 24; 25; 26.
C, 24; 25; 26; 19.
D, 26; 25; 24; 19.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 23.
Câu 17 [264427]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình xuất – nhập khẩu của các tỉnh Tây Nguyên năm 2007?
A, Cả 5 tỉnh đều xuất siêu.
B, Cả 5 tỉnh đều nhập siêu.
C, Có 3 tỉnh xuất siêu, 2 tỉnh nhập siêu.
D, Có 2 tỉnh xuất siêu, 3 tỉnh nhập siêu.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 24.
Câu 18 [264428]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết quốc lộ 20 nối Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đi qua cao nguyên nào?
A, Di Linh.
B, Đắk Lắk.
C, Pleiku.
D, Kon Tum.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 28.
Câu 19 [264429]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trâu được nuôi nhiều tại các tỉnh nào ở Đông Nam Bộ?
A, Tây Ninh, Bình Phước.
B, Tây Ninh, Bình Dương.
C, Bình Phước, Đồng Nai.
D, Bình Dương, Bình Phước.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 29.
Câu 20 [264430]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết nhận xét nào không đúng về quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành của các vùng kinh tế trọng điểm năm 2007?
A, Trong cơ cấu GDP theo ngành của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng lớn nhất.
B, Trong cơ cấu GDP theo ngành của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất.
C, Trong cơ cấu GDP theo ngành của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản nhỏ nhất.
D, GDP của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung lớn nhất trong 3 vùng kinh tế trọng điểm.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 30.
Câu 21 [264431]: Cho bảng số liệu:
17.png
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về số lượng đàn trâu phân theo vùng nước ta năm 2000 và năm 2020?
A, Tổng đàn trâu của cả nước và các vùng năm 2020 đều giảm so với năm 2000.
B, Trung du và miền núi phía Bắc có số lượng trâu cao nhất cả nước năm 2020.
C, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có số lượng trâu thấp hơn Tây Nguyên năm 2020.
D, Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng trâu cao hơn Đông Nam Bộ năm 2020.
Theo bảng số liệu, Trung du và miền núi phía Bắc có số lượng trâu cao nhất cả nước năm 2020
Câu 22 [264432]: Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo vùng nước ta năm 2020?
A, Trung du và miền núi phía Bắc có tỉ lệ này cao hơn Tây Nguyên.
B, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có tỉ lệ này cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
C, Đông Nam Bộ có tỉ lệ này cao thứ hai cả nước.
D, Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ này thấp nhất cả nước.
Theo biểu đồ, Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ cao nhất cả nước nên nhận xét D không chính xác.
Câu 23 [264433]: Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên có
A, nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng.
B, thiên nhiên phân hóa theo độ cao.
C, mùa đông lạnh, có nhiều tuyết rơi.
D, nhiều đồi núi, có cả các dãy núi cao.
Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên có nền nhiệt cao, chan hòa ánh nắng.
Câu 24 [264434]: Quá trình đô thị hóa của nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?
A, Trình độ đô thị hóa còn thấp.
B, Phân bố các đô thị không đều.
C, Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng.
D, Đô thị chủ yếu có quy mô lớn.
Phần lớn các đô thị ở nước ta có quy mô nhỏ, chủ yếu là các thị trấn và thị xã, các đô thị quy mô lớn chưa nhiều.
Câu 25 [264435]: Tỉ lệ lao động ở nông thôn nước ta hiện nay còn cao chủ yếu do
A, nông nghiệp cần nhiều lao động để sản xuất.
B, cơ cấu kinh tế chuyển biến còn chậm.
C, tập quán sinh hoạt của người dân.
D, ở đồng bằng có mật độ dân số rất lớn.
Tỉ lệ lao động ở nông thôn nước ta còn cao chủ yếu do cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm, nông nghiệp vẫn là ngành chính.
Câu 26 [264436]: Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta hiện nay mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A, Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp.
B, Đẩy mạnh phát triển kinh tế.
C, Thúc đẩy xuất khẩu lao động.
D, Chuyển dịch lao động sang nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta có sự chuyển dịch, biểu hiện: hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh nông nghiệp, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất,…Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nói riêng sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nước ta.
Câu 27 [264437]: Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho nước ta sản xuất cây lương thực?
A, Đồng bằng rộng, đất phù sa màu mỡ.
B, Đất feralit giàu dinh dưỡng.
C, Nhiều sông, sông ngòi có mùa khô.
D, Địa hình đồi núi, phân bậc theo độ cao.
Nước ta có điều kiện thuận lợi cho sản xuất cây lương thực, nhất là cây lúa nước do có các đồng bằng rộng (đồng bằng châu thổ), đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào.
Câu 28 [264438]: Điều kiện thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nước ta là có
A, các ngư trường rộng lớn.
B, nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.
C, nhiều đầm phá và các cửa sông rộng lớn.
D, nhiều bãi triều, ô trũng ngập nước.
Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt của nước ta là nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ô trũng ở đồng bằng.
Câu 29 [264439]: Phát biểu nào đúng với ngành chăn nuôi của nước ta?
A, Tỉ trọng tăng trưởng vững chắc.
B, Các sản phẩm giết thịt tăng tỉ trọng.
C, Chỉ phục vụ xuất khẩu.
D, Hiệu quả rất cao và ổn định.
Tỉ trọng ngành chăn nuôi nước ta hiện nay có xu hướng tăng tỉ trọng một cách vững chắc trong ngành sản xuất nông nghiệp. Các phát biểu còn lại chưa chính xác. Tham khảo sgk Địa lí 12 trang 96.
Câu 30 [264440]: Lợi ích chủ yếu của việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo ở nước ta là
A, tăng cường giao lưu kinh tế giữa các tỉnh và thành phố.
B, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.
C, hạn chế các thiên tai phát sinh trên vùng biển.
D, tạo hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
Tài nguyên biển đảo nước ta rất đa dạng, nên đẩy mạnh khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường.
Câu 31 [264441]: Hoạt động ngoại thương nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do
A, đa dạng hóa thị trường và tăng cường sự quản lí của Nhà nước.
B, tăng cường hội nhập quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế.
C, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, đáp ứng thị hiếu nước ngoài.
D, nguồn vốn đầu tư tăng nhanh.
Ngoại thương nước ta phát triển do: sự phát triển của sản xuất trong nước, tăng cường mở cửa, hội nhập toàn cầu sâu rộng.
Câu 32 [264442]: Việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi ở Tây Nguyên có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A, Hạn chế khô hạn, giảm hạ thấp mực nước ngầm.
B, Bảo vệ đa dạng sinh học, nguồn gen quý hiếm.
C, Cung cấp gỗ tròn cho công nghiệp chế biến.
D, Giảm lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất mùa mưa.
Về mùa khô, nhiều diện tích cây công nghiệp ở Tây Nguyên bị thiếu nước, vì vậy bên cạnh phát triển thủy lợi, Tây Nguyên cần bảo vệ và phát triển rừng nhằm hạn chế khô hạn, giảm hạ thấp mực nước ngầm.
Câu 33 [264443]: Vùng Bắc Trung Bộ có thể hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp theo không gian chủ yếu do
A, hình dạng và đặc điểm cấu trúc lãnh thổ từ đông sang tây.
B, có núi ở phía đông, đồng bằng và vùng ven biển phía tây.
C, núi hướng tây bắc - đông nam, cao ở hai đầu, thấp ở giữa.
D, đồng bằng ven biển đất cát, nghèo dinh dưỡng, ít phù sa.
Vùng Bắc Trung Bộ có thể hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư theo không gian là do hình dạng lãnh thổ (kéo dài, hẹp ngang), đặc điểm cấu trúc lãnh thổ từ đông sang tây ở tất cả các tỉnh lần lượt là biển, đồng bằng, đồi trước núi và núi.
Câu 34 [264444]: Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A, Tạo ra những thay đổi trong phân bố dân cư.
B, Giúp đẩy mạnh sự giao lưu với các vùng khác.
C, Nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên, môi trường.
D, Làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ.
Phát triển cơ sở hạ tầng ở Duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu là đẩy mạnh giao lưu với các vùng khác, tạo thay đổi trong phân bố dân cư, thay đổi phân công lao động theo lãnh thổ.
Câu 35 [264445]: Vai trò chủ yếu của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A, cung cấp nguồn lâm sản có nhiều giá trị kinh tế.
B, đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
C, giúp phát triển mô hình kinh tế nông, lâm kết hợp.
D, tạo thêm diện tích, môi trường nuôi trồng thủy sản.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta, rừng ngập mặn của vùng không chỉ giúp đảm bảo cân bằng sinh thái mà còn góp phần phòng chống thiên tai (chống sạt lở, hạn chế triều cường, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu), tuy nhiên đang bị suy giảm do mở rộng diện tích nuôi thủy sản và cháy rừng nên cần bảo bệ diện tích rừng ngập mặn.
Câu 36 [264446]: Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu sản lượng điện phát ra phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2005 - 2020?
A, Tỉ trọng điện phát ra của khu vực kinh tế Nhà nước cao nhất.
B, Tỉ trọng điện phát ra của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng dần qua các năm.
C, Năm 2020, tỉ trọng điện phát ra của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm so với năm 2005.
D, Tỉ trọng điện phát ra của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất vào năm 2010.
Theo biểu đồ, năm 2020, tỉ trọng điện phát ra của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm so với năm 2005 nên nhận xét C không chính xác.
Câu 37 [264447]: Vị trí trải dài từ Xích đạo về chí tuyến Bắc là nhân tố chủ yếu làm cho Biển Đông có
A, các dòng biển hoạt động theo mùa khác nhau, biển tương đối kín.
B, mưa nhiều theo mùa và khác nhau theo vùng, đường bờ biển dài.
C, các đảo và quần đảo, nhiều rừng ngập mặn và sinh vật phong phú.
D, nhiệt độ nước biển cao và tăng từ Bắc đến Nam, nhiều ánh sáng.
Biển Đông có vị trí trải dài từ xích đạo về chí tuyến Bắc (nằm trong vùng nội chí tuyến, góc chiếu sáng lớn, càng về xích đạo góc chiếu càng lớn, nhận được lượng nhiệt càng nhiều) nên biển Đông có tính nhiệt đới: nhiệt độ nước biển cao, tăng dần từ Bắc vào Nam, nhiều ánh sáng, giàu ôxi, sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
Câu 38 [353170]: Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ chủ yếu do
A, công nghiệp phát triển mạnh, thu hút vốn đầu tư, trình độ lao động cao.
B, điều kiện tự nhiên thuận lợi, ưu thế về khoa học kĩ thuật, mức sống cao.
C, kinh tế phát triển nhất cả nước, quy mô dân số đông, nhiều đô thị lớn.
D, vị trí địa lí thuận lợi, tăng trưởng kinh tế nhanh, lao động nhập cư nhiều.
Đáp án: C
Câu 39 [353171]: Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay khai thác có hiệu quả thế mạnh tổng hợp kinh tế biển chủ yếu do tác động của
A, đường bờ biển dài, hoàn thiện cơ sở vật chất.
B, phân bố lại dân cư ven biển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C, mở rộng thị trường, đổi mới chính sách, thu hút đầu tư.
D, nâng cao trình độ lao động, nhiều khoáng sản biển.
Đáp án: C
Câu 40 [264450]: Cho bảng số liệu:

Theo bảng số liệu, để thể hiện khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không chia theo hình thức giai đoạn 1995 - 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A, Miền.
B, Cột.
C, Kết hợp.
D, Tròn.
Trong đề bài không xuất hiện các từ khóa (như cơ cấu, tốc độ tăng trưởng...), vẽ bằng số liệu tuyệt đối, cùng đơn vị nên biểu đồ thích hợp nhất là cột.