Đáp án
1B
2D
3B
4A
5A
6B
7C
8C
9B
10D
11D
12B
13B
14B
15B
16B
17D
18B
19C
20B
21B
22C
23B
24C
25A
26D
27A
28C
29A
30B
31C
32A
33B
34A
35A
36A
37A
38A
39A
40B
Đáp án Đề minh họa số 3 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Địa lí
Câu 1 [262200]: Thủy sản nước ngọt ở nước ta thường được nuôi tại
A, đầm phá.
B, ao hồ.
C, vịnh biển.
D, thềm lục địa.
Thủy sản nước ngọt thường được nuôi ở ao hồ, sông suối, kênh rạch, ô trũng ở đồng bằng.
Câu 2 [262201]: Đâu không phải là một thiên tai thường xuất hiện ở Việt Nam?
A, Bão.
B, Hạn hán.
C, Trượt đất.
D, Sóng thần.
Ở ven biển nước ta thường xảy ra các thiên tai như: bão, cát bay, cát chảy, sạt lở bờ biển,…Sóng thần không thường xảy ra ở Việt Nam.
Câu 3 [262202]: Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở phía Bắc là
A, dầu khí.
B, than.
C, cả than và dầu khí.
D, hạt nhân.
Nhiệt điện ở phía Bắc thường chạy bằng than nhờ có trữ lượng than lớn ở Quảng Ninh.
Câu 4 [262203]: Sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất trong hệ thống sông Hồng là
A, sông Đà.
B, sông Xê Xan.
C, sông Gâm.
D, sông Đồng Nai.
Hệ thống sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng thủy điện cả nước (11 triệu kW), riêng sông Đà (sông chảy ở vùng Tây Bắc) là một phụ lưu của sông Hồng đã chiếm gần 6 triệu kW.
Câu 5 [262204]: Đâu không phải là hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng?
A, Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.
B, Dân số đông, mật độ dân số cao.
C, Chịu nhiều thiên tai.
D, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm không phải là hạn chế mà là thuận lợi của Đồng bằng sông Hồng.
Câu 6 [262205]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp với Campuchia?
A, An Giang.
B, Lâm Đồng.
C, Đắk Lắk.
D, Đắk Nông.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 4 - 5.
Câu 7 [262206]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, sắp xếp các vịnh biển sau theo thứ tự từ Nam ra Bắc.
A, Vịnh Hạ Long, vịnh Đà Nẵng, vịnh Cam Ranh, vịnh Xuân Đài.
B, Vịnh Cam Ranh, vịnh Đà Nẵng, vịnh Xuân Đài, vịnh Hạ Long.
C, Vịnh Cam Ranh, vịnh Xuân Đài, vịnh Đà Nẵng, vịnh Hạ Long.
D, Vịnh Đà Nẵng, vịnh Xuân Đài, vịnh Hạ Long, Vịnh Cam Ranh.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 6 - 7.
Câu 8 [262207]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết than bùn tập trung chủ yếu tại khu vực nào?
A, Trung du miền núi phía Bắc.
B, Đồng bằng sông Hồng.
C, Đồng bằng sông Cửu Long.
D, Bắc Trung Bộ.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 8.
Câu 9 [262208]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào có tần suất xuất hiện bão cao nhất nước ta?
A, Trung và Nam Bắc Bộ.
B, Bắc Trung Bộ.
C, Nam Trung Bộ.
D, Nam Bộ.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 9.
Câu 10 [262209]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất feralit trên đá badan tập trung nhiều nhất ở vùng nào?
A, Trung du miền núi Bắc Bộ.
B, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C, Bắc Trung Bộ.
D, Tây Nguyên.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 11.
Câu 11 [262210]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia?
A, Yok Đôn.
B, Kon Ka Kinh.
C, Chư Yang Sin.
D, Chư Mom Ray.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 12.
Câu 12 [262211]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết thung lũng sông nào là ranh giới giữa miền Đông Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A, Sông Đà.
B, Sông Hồng.
C, Sông Chảy.
D, Sông Mã.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 13.
Câu 13 [262212]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990 - 2007?
A, Tỉ trọng nông, lâm, thuỷ sản giảm liên tục.
B, Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng luôn thấp nhất.
C, Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng.
D, Tỉ trọng của dịch vụ cao nhưng không ổn định.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 16.
Câu 14 [262213]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết các vùng có diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả lớn nhất là
A, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
B, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
C, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.
D, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 18.
Câu 15 [262214]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng?
A, Thanh Hóa, Vinh.
B, Đà Nẵng, Nha Trang.
C, Quảng Ngãi, Nha Trang.
D, Thanh Hóa, Đà Nẵng.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 21.
Câu 16 [262215]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây không có ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi?
A, Thanh Hóa.
B, Đà Nẵng.
C, Quy Nhơn.
D, Nha Trang.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 22.
Câu 17 [262216]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết các cửa khẩu quốc tế dọc biên giới Việt Nam – Trung Quốc là
A, Hữu Nghị, Móng Cái, Tây Trang.
B, Mường Khương, Hữu Nghị, Na Mèo.
C, Mường Khương, Hữu Nghị, Tây Trang.
D, Mường Khương, Hữu Nghị, Móng Cái.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 23.
Câu 18 [262217]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng?
A, Hạ Long, Thái Nguyên.
B, Cẩm Phả, Thái Nguyên.
C, Hạ Long, Cẩm Phả.
D, Hải Dương, Thái Nguyên.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 26.
Câu 19 [262218]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết thứ tự các trung tâm công nghiệp từ Nam ra Bắc của Bắc Trung Bộ là
A, Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế.
B, Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Vinh, Huế.
C, Huế, Vinh, Thanh Hóa, Bỉm Sơn.
D, Huế, Vinh, Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 27.
Câu 20 [262219]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết nhận xét nào không đúng về tỉ lệ GDP của các vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2007?
A, Đông Nam Bộ đóng góp gần 1/3 trong cơ cấu GDP cả nước.
B, Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 50,1% trong cơ cấu GDP cả nước.
C, Tỉ lệ đóng góp của Đông Nam Bộ cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long trong cơ cấu GDP cả nước.
D, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ đóng góp 49,9% trong cơ cấu GDP cả nước.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 29.
Câu 21 [262220]:
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI VINH VÀ NHA TRANG
(Đơn vị: oC)
9.png
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021)
Nhiệt độ trung bình năm của Vinh và Nha Trang lần lượt là
A, 25,0oC và 26,7oC.
B, 25,2oC và 27,2oC.
C, 26,2oC và 27,8oC.
D, 24,5oC và 27,0oC.
Tính nhiệt độ trung bình của từng địa điểm bằng cách lấy tổng nhiệt độ cả năm chia 12 tháng.
Câu 22 [262221]:
Cho biểu đồ:
12.png
CƠ CẤU TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG
PHÂN THEO NGÀNH KINH DOANH NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2020 (%)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo ngành kinh doanh năm 2010 và năm 2020?
A, Tỉ trọng ngành bán lẻ cao nhất trong cơ cấu năm 2010 và năm 2020.
B, Tỉ trọng ngành dịch vụ và du lịch giảm trong giai đoạn 2010 - 2020.
C, Tỉ trọng dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng trong giai đoạn 2010 - 2020.
D, Tỉ trọng ngành dịch vụ và du lịch năm 2020 thấp hơn 2010.
Tỉ trọng dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm trong giai đoạn 2010 – 2020.
Câu 23 [262222]: Vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến đã mang lại cho nước ta
A, tính chất ẩm.
B, góc nhập xạ lớn.
C, gió mùa.
D, khí hậu mang tính hải dương.
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên có góc nhập xạ lớn. A, C, D không phải hệ quả của việc nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
Câu 24 [262223]: Đâu không phải đặc điểm nguồn lao động nước ta?
A, Lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng.
B, Đông, tăng nhanh.
C, Phân bố đồng đều giữa các vùng.
D, Lao động trẻ.
Nguồn lao động nước ta không phân bố đều giữa các vùng mà tập trung với mật độ đông ở thành thị, thưa thớt ở nông thôn.
Câu 25 [262224]: Quá trình đô thị hóa ở nước ta
A, diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
B, diễn ra nhanh, trình độ đô thị hóa cao.
C, diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa cao.
D, diễn ra nhanh, trình độ đô thị hóa thấp.
Đô thị hóa nước ta diễn ra còn chậm, trình độ thấp.
Câu 26 [262225]: Phát biểu nào sau đây không đúng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần của nước ta hiện nay?
A, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần đang có chuyển biến tích cực.
B, Kinh tế Nhà nước giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
C, Kinh tế tư nhân có xu hướng tăng.
D, Tỉ trọng của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giảm.
Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng.
Câu 27 [262226]: Ngành thủy sản của nước ta hiện nay
A, các phương tiện, tàu thuyền đang được trang bị tốt hơn.
B, nhân dân chưa có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
C, có hiệu quả cao và luôn ổn định.
D, chỉ sử dụng tàu thuyền cỡ lỡn.
Ngành thủy sản của nước ta có các Phương tiện và tàu thuyền đang được trang bị tốt hơn. Nhân dân ta có kinh nghiệm. Các ý C, D chưa chính xác.
Câu 28 [262227]: Rừng đầu nguồn có tác dụng lớn đối với
A, cung cấp củi làm chất đốt.
B, làm nơi tham quan du lịch.
C, điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn.
D, chắn cát, chắn sóng.
Rừng đầu nguồn điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn.
Câu 29 [262228]: Ngành vận tải đường ống của nước ta hiện nay
A, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.
B, tập trung ở khu vực đồi núi.
C, có vai trò đối với hệ thống thủy lợi.
D, phát triển với tốc độ rất nhanh.
Ngành vận tải đường ống gắn liền với sự phát triển của ngành dầu khí.
Câu 30 [262229]: Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển du lịch biển nước ta là có
A, đường bờ biển chia cắt bởi núi.
B, đường bờ biển kéo dài, vùng biển rộng.
C, nhiều bãi cát dài, nguồn sinh vật phong phú.
D, có nhiều cửa biển, vịnh biển.
Nước ta có bờ biển kéo dài, vùng biển rộng là điều kiện để phát triển du lịch biển.
Câu 31 [262230]: Hoạt động nội thương nước ta có sự phân hóa theo lãnh thổ chủ yếu do sự khác biệt về
A, tập quán sinh hoạt.
B, mức độ hội nhập của đô thị.
C, mức sống của dân cư, năng lực sản xuất.
D, trình độ dân trí.
Nội thương phân hóa chủ yếu do mức sống của dân cư và năng lực sản xuất.
Câu 32 [262231]: Đâu là điều kiện thuận lợi nhất để Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm hàng đầu của cả nước?
A, Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào.
B, Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
C, Khí hậu đa dạng phù hợp với nhiều loại cây trồng.
D, Có truyền thống làm nông nghiệp từ lâu đời.
Điều kiện thuận lợi nhất để Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm hàng đầu là đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào. Các ý B, C, D không phải là điều kiện quan trọng nhất.
Câu 33 [262232]: Để tăng vai trò trung chuyển và đẩy mạnh giao lưu theo chiều Bắc - Nam, Duyên hải Nam Trung Bộ cần phải thực hiện biện pháp chủ yếu nào sau đây?
A, Xây dựng nhiều đường hầm xuyên núi.
B, Nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam.
C, Phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, hội nhập với nền kinh tế lân cận.
D, Xây dựng thêm sân bay.
Để tăng vai trò trung chuyển và đẩy mạnh giao lưu theo chiều Bắc – Nam, Duyên hải Nam Trung Bộ cần nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt B – N.
Câu 34 [352166]: Giải pháp chủ yếu để nâng cao giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A, phát triển chế biến, tăng cường xuất khẩu và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
B, tìm đầu ra cho sản phẩm, tăng cường sử dụng phân bón.
C, tiến hành các biện pháp thủy lợi để hạn chế thiếu nước vào mùa khô, quảng bá sản phẩm.
D, chú trọng xây dựng hệ thống thủy lợi, xây dựng thêm các bậc thang thủy điện ở Tây Nguyên.
Để nâng cao giá trị cần phát triển công nghiệp chế biển + tìm đầu ra, thị trường/ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm → Chọn A.
A. phát triển chế biến, tăng cường xuất khẩu và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. → đúng, đủ.
B. tìm đầu ra cho sản phẩm, tăng cường sử dụng phân bón. → tăng sử dụng phân bón không phải giải pháp để nâng cao giá trị.
C. tiến hành các biện pháp thủy lợi để hạn chế thiếu nước vào mùa khô, quảng bá sản phẩm. → tiến hành các biện pháp thủy lợi để hạn chế thiếu nước vào mùa khô không phải giải pháp để nâng cao giá trị.
D. chú trọng xây dựng hệ thống thủy lợi, xây dựng thêm các bậc thang thủy điện ở Tây Nguyên. → cả hai đều không phải biện pháp để nâng cao giá trị.
Câu 35 [352167]: Khó khăn chủ yếu trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là
A, xâm nhập mặn vào mùa khô, thị trường biến động, dịch bệnh.
B, diện tích mặt nước giảm, hạn hán kéo dài, thiếu cơ sở chế biến.
C, thiếu nước trong mùa khô, diện tích rừng ngập mặn giảm.
D, lũ lụt kéo dài, bão hoạt động mạnh, thiếu lao động có tay nghề.
Khó khăn nhất đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL hiện nay là xâm nhập mặn vào mùa khô, thị trường biến động, dịch bệnh.
B. diện tích mặt nước giảm, hạn hán kéo dài, thiếu cơ sở chế biến. → sai, vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản vào loại lớn nhất cả nước.
C. thiếu nước trong mùa khô, diện tích rừng ngập mặn giảm.→ sai, rừng ngập mặn không ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
D. lũ lụt kéo dài, bão hoạt động mạnh, thiếu lao động có tay nghề. → sai, vùng này là vùng ít chịu ảnh hưởng của bão nhất cả nước.
Câu 36 [352168]: Cho biểu đồ:
10635481.png
LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NĂM 2000 – 2020.
(Nguồn: gso.gov.vn)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A, Cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn năm 2000 - 2020.
B, Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn năm 2000 – 2020.
C, Tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2000 – 2020.
D, Quy mô và cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn năm 2000 – 2020.
Số liệu 100% + biểu đồ cột chồng → biểu đồ cơ cấu → phương án A.
B. Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn năm 2000 – 2020.→ biểu đồ % không thể hiện số lượng lao động.
C. Tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2000 – 2020. → biểu đồ cột không thể hiện tốc độ tăng trưởng.
D. Quy mô và cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn năm 2000 – 2020. → Quy mô và cơ cấu phải là biểu đồ tròn.
Câu 37 [262236]: Chế độ mưa trên các vùng lãnh thổ nước ta có sự phân hóa phức tạp theo không gian, thời gian chủ yếu do
A, tín phong bán cầu Bắc, hoạt động của gió mùa, vị trí địa lí và địa hình.
B, gió mùa Tây Nam, vị trí địa lí kết hợp với địa hình.
C, gió mùa Đông Bắc, địa hình giáp biển.
D, độ cao của các dãy núi kết hợp với gió mùa Tây Nam.
Chế độ mưa nước ta có sự phân hóa phức tạp theo không gian (không đều theo lãnh thổ), theo thời gian (theo mùa) chủ yếu là do: tác động kết hợp giữa nhiều nhân tố gây mưa: Tín phong Bán cầu Bắc (loại gió hoạt động quanh năm), hoạt động của gió mùa (gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ), vị trí (giáp biển Đông) và địa hình (đón gió, khuất gió, song song với hướng gió, địa hình núi cao).
Câu 38 [262237]: Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô chủ yếu là do
A, địa hình thấp, ba mặt giáp biển, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
B, ba mặt giáp biển, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
C, có nhiều vùng trũng rộng lớn, ba mặt giáp biển.
D, nhiều cửa sông đổ ra biển, ba mặt đều giáp biển.
Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, ba mặt đều giáp biển, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt gây nên xâm nhập mặn nặng trong mùa khô.
Câu 39 [262238]: Vùng ven biển Bắc Trung Bộ thường xảy ra hiện tượng cát bay, cát chảy chủ yếu do
A, địa hình vuông góc với gió mùa Đông Bắc.
B, có nhiều dãy núi ăn lan ra biển.
C, do bão hoạt động mạnh.
D, lãnh thổ hẹp về chiều ngang.
Bắc Trung Bộ thường xảy ra hiện tượng cát bay, cát chảy là do địa hình vuông góc với gió mùa Đông Bắc.
Câu 40 [262239]:
Cho bảng số liệu:
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ VÀ TÂY NGUYÊN NĂM 2020
(Đơn vị: nghìn ha)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021)
Theo bảng số liệu trên, biểu đồ thích hợp nhất để so sánh tình hình sử dụng đất của Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên năm 2020 là
A, tròn.
B, cột.
C, miền.
D, đường.
Yêu cầu của đề bào thể hiện sự so sánh nên biểu đồ cột thích hợp nhất.