Đáp án
1A
2D
3A
4B
5D
6C
7C
8D
9B
10D
11D
12D
13C
14D
15A
16B
17B
18C
19A
20C
21D
22D
23C
24D
25C
26D
27C
28A
29B
30B
31A
32C
33B
34A
35D
36B
37C
38C
39B
40B
Đáp án Đề minh họa số 30 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Địa lí
Câu 1 [264491]: Hoạt động khai thác hải sản xa bờ ngày càng phát triển do
A, tàu thuyền tốt hơn.
B, cải tạo cảng cá.
C, lao động kinh nghiệm.
D, chế biến đa dạng.
Hoạt động khai thác hải sản xa bờ ở nước ta ngày càng phát triển là do tàu thuyền và ngư cụ ngày càng hiện đại hơn (chú ý từ khóa, khai thác xa bờ tốt chủ yếu nhờ vào tàu thuyền, ngư cụ hiện đại, dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển…)
Câu 2 [264492]: Biện pháp để bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học, nguồn gen quý là bảo vệ và phát triển rừng
A, rụng lá.
B, ven biển.
C, sản xuất.
D, đặc dụng.
Biện pháp giảm để bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học, nguồn gen quý là bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng (chú ý rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên).
Câu 3 [264493]: Loại hình du lịch biển đảo nước ta hiện nay
A, du khách tăng nhanh.
B, chỉ diễn ra trong mùa hè.
C, phân bố trên cả nước.
D, tập trung ở miền Bắc.
Trong ngành du lịch, loại hình du lịch biển - đảo thu hút nhiều khách nhất và doanh thu tăng nhanh nhất. Do nước ta có nhiều điều kiện để phát triển, loại hình sản phẩm du lịch đa dạng, cơ sở hạ tầng du lịch tốt hơn.
Câu 4 [264494]: Các nhà máy nhiệt điện than của nước ta tập trung chủ yếu ở
A, đồng bằng.
B, miền Bắc.
C, vùng ven biển.
D, miền Trung.
Các nhà máy nhiệt điện than nước ta tập trung chủ yếu ở miền Bắc do có nguồn nhiên liệu phong phú từ bể than ở Quảng Ninh - trữ lượng lớn nhất Đông Nam Á.
Câu 5 [264495]: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu của việc khai thác chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là
A, trồng rừng.
B, thủy lợi.
C, chất lượng lao động.
D, năng lượng.
Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu của việc khai thác chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là cơ sở năng lượng (điện). Cơ sở năng lượng của vùng phát triển nhờ nguồn điện và mạng lưới điện.
Câu 6 [264496]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết nước ta có biên giới trên đất liền với những quốc gia nào?
A, Thái Lan, Lào, Campuchia.
B, Trung Quốc, Thái Lan, Lào.
C, Trung Quốc, Lào, Campuchia.
D, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5.
Câu 7 [264497]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8 và 4-5, cho biết mỏ sét, cao lanh Lệ Thủy thuộc tỉnh ở nước ta?
A, Nghệ An.
B, Hà Tĩnh.
C, Quảng Bình.
D, Thừa Thiên – Huế.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 8 và 4-5.
Câu 8 [264498]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết đâu không phải là đặc điểm chung của hai trạm khí tượng Hoàng Sa và Trường Sa?
A, Nhiệt độ trung bình năm trên 25oC.
B, Hướng gió chính vào tháng 1 là đông bắc.
C, Hướng gió chính vào tháng 7 là tây nam.
D, Mưa tập trung vào xuân hè.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Câu 9 [264499]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ nào có diện tích lớn nhất?
A, Ba Bể.
B, Thác Bà.
C, Núi Cốc.
D, Cấm Sơn.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Câu 10 [264500]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết cao nguyên Pleiku thuộc tỉnh nào của nước ta?
A, Đắk Lắk.
B, Đắk Nông.
C, Kon Tum.
D, Gia Lai.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 14.
Câu 11 [264501]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết khu vực có mật độ dân số cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long là
A, biên giới với Campuchia.
B, ven biển phía tây.
C, ven biển phía nam.
D, dọc sông Tiền, sông Hậu.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 15.
Câu 12 [264502]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết các tỉnh có 2 khu kinh tế cửa khẩu ở nước ta là
A, Lạng Sơn, Tây Ninh.
B, Cao Bằng, Bình Phước.
C, Hà Giang, Bình Phước.
D, Cao Bằng, Tây Ninh.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 17.
Câu 13 [264503]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng của Nghệ An là
A, từ 10 đến 20%.
B, từ trên 20 đến 30%.
C, từ trên 30 đến 50%.
D, trên 50%.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 19.
Câu 14 [264504]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào dưới đây có sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn nuôi trồng năm 2007?
A, Cà Mau.
B, An Giang.
C, Bạc Liêu.
D, Kiên Giang.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 20.
Câu 15 [264505]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chính ở Nam Định là
A, dệt, may; sản xuất giấy, in, văn phòng phẩm.
B, sản xuất da, giày; giấy, in, văn phòng phẩm.
C, dệt, may; sản xuất gỗ, giấy, xenlulô.
D, sản xuất da, giày; gỗ, giấy, xenlulô.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 22.
Câu 16 [264506]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết từ Đông Nam Bộ sang Campuchia theo quốc lộ 13 sẽ qua cửa khẩu quốc tế nào?
A, Lệ Thanh.
B, Hoa Lư.
C, Xa Mát.
D, Mộc Bài.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 23.
Câu 17 [264507]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết quốc gia có kim ngạch xuất - nhập khẩu lớn nhất với Việt Nam là
A, Hoa Kỳ.
B, Nhật Bản.
C, Ôxtrâylia.
D, Trung Quốc.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 24.
Câu 18 [264508]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết các cây trồng, vật nuôi chủ yếu của tỉnh Kon Tum là
A, cà phê, thuốc lá, bò.
B, cao su, thuốc lá, bò.
C, cà phê, cao su, bò.
D, cao su, chè, trâu.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 28.
Câu 19 [264509]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết các tuyến quốc lộ nối Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là
A, 14; 20.
B, 1; 20.
C, 1; 14.
D, 14; 19.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 29.
Câu 20 [264510]: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết nhận xét nào không đúng về tỉ trọng GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước năm 2005 và năm 2007?
A, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong 3 vùng.
B, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong 3 vùng.
C, Tỉ trọng GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc giảm, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tăng.
D, Tỉ trọng GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tăng, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giảm.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 30.
Câu 21 [264511]: Cho bảng số liệu:
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình giáo dục phổ thông của nước ta qua các năm học?
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình giáo dục phổ thông của nước ta qua các năm học?
A, Số lớp học cấp THPT tăng từ 45,1 nghìn năm học 2000 - 2001 lên 69,2 nghìn lớp năm học 2020 - 2021.
B, Số giáo viên THPT năm học 2020 - 2021 gấp 2 lần năm học 2000 - 2001.
C, Số học sinh THPT năm học 2020 - 2021 cao hơn năm học 2000 - 2001.
D, Số học sinh THPT năm học 2020 - 2021 thấp hơn năm học 2000 - 2001.
Theo bảng số liệu, số học sinh THPT năm học 2020 – 2021 cao hơn năm học 2000 – 2001 nên nhận xét D không chính xác.
Câu 22 [264512]: Cho biểu đồ:
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ lệ lao động đã qua đào tạo phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2000 - 2020?
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ lệ lao động đã qua đào tạo phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2000 - 2020?
A, Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của nước ta giảm ở cả thành thị và nông thôn.
B, Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của thành thị tăng, nông thôn giảm qua các năm.
C, Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của thành thị giảm, nông thôn tăng qua các năm.
D, Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của thành thị cao hơn nông thôn.
Theo biểu đồ, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của thành thị cao hơn nông thôn nên nhận xét D chính xác.
Câu 23 [264513]: Nước ta có lãnh thổ kéo dài nên
A, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt.
B, thiên nhiên phân hóa theo độ cao.
C, thiên nhiên phân hóa bắc - nam.
D, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao.
Nước ta có lãnh thổ kéo dài nên thiên nhiên nước ta có sự phân hóa Bắc - Nam.
(do sự thay đổi của khí hậu cụ thể là nhiệt độ và biên độ nhiệt).
(do sự thay đổi của khí hậu cụ thể là nhiệt độ và biên độ nhiệt).
Câu 24 [264514]: Cơ cấu dân số nước ta hiện nay
A, phân bố đồng đều giữa các vùng.
B, tăng rất nhanh, cơ cấu dân số già.
C, tập trung chủ yếu ở thành thị.
D, biến đổi nhanh, cơ cấu dân số vàng.
Cơ cấu dân số nước ta hiện nay đang có sự biến đổi nhanh chóng theo nhóm tuổi (giảm tỉ lệ dưới tuổi lao động, tăng nhóm tuổi lao động và trên tuổi lao động) và ở thời kì cơ cấu dân số vàng (số người trong độ tuổi lao động cao gấp đôi số người phụ thuộc).
Câu 25 [264515]: Dân số thành thị ở nước ta hiện nay
A, có số lượng lớn hơn dân nông thôn.
B, tập trung chủ yếu ở miền Nam.
C, tăng nhanh hơn dân nông thôn.
D, chất lượng cuộc sống thấp.
Các đô thị ở nước ta hiện nay có tỉ lệ dân thành thị thấp hơn so với nông thôn, tuy nhiên số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta đang có xu hướng tăng nhanh nhờ quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh.
Câu 26 [264516]: Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng cây công nghiệp có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây là do
A, đất và nước phù hợp để phát triển.
B, đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu.
C, đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất.
D, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng cây công nghiệp có xu hướng tăng nhanh thời gian gần đây là do tập trung sản xuất phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Câu 27 [264517]: Ngành viễn thông nước ta hiện nay
A, thiết bị lạc hậu, quy trình thủ công.
B, chỉ tập trung phát triển mạng điện thoại.
C, có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc.
D, tính phục vụ cao.
Ngành viễn thông nước ta có đặc điểm nổi bật là tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại và có cơ cấu ngành tương đối đa dạng (SGK Địa lí 12 trang 134)
Câu 28 [264518]: Thuận lợi chủ yếu của biển nước ta đối với khai thác thủy sản là có
A, các ngư trường lớn, nhiều sinh vật.
B, vùng biển rộng, nhiều đảo ven bờ.
C, đường bờ biển dài, nhiều bãi biển.
D, nhiều sông ngòi, ao hồ nước ngọt.
Nước ta có nhiều thuận lợi để khai thác thủy sản do vùng biển nước ta có nguồn lợi thủy sản phong phú, biển có nhiều sinh vật: 2000 loài cá, 100 loài tôm, vài chục loài mực,…nhiều ngư trường (có 4 ngư trường trọng điểm).
Câu 29 [264519]: Giao thông vận tải đường bộ nước ta hiện nay
A, khối lượng luân chuyển lớn nhất.
B, được mở rộng, phủ kín các vùng.
C, chưa hội nhập vào đường bộ khu vực.
D, chỉ phát triển theo chiều Bắc - Nam.
Giao thông vận tải đường bộ nước ta hiện nay nhờ huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư nên mạng lưới được mở rộng và hiện đại hóa, về cơ bản đã phủ kín các vùng. (SGK Địa lí 12 trang 131)
Câu 30 [264520]: Các vũng vịnh nước sâu ven bờ biển Việt Nam thuận lợi để
A, làm muối.
B, xây dựng các cảng nước sâu.
C, khai thác khoáng sản biển.
D, đánh bắt cá.
Các vũng vịnh nước sâu ven bờ biển Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển xây dựng các cảng nước sâu nhất là Nam Trung Bộ.
Câu 31 [264521]: Tổng mức bán lẻ hàng hóa nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do
A, sản xuất phát triển, mức sống, thu nhập tăng.
B, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
C, phát triển giao thông vận tải, chợ, siêu thị.
D, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa ở nước ta tăng chủ yếu do sản xuất trong nước phát triển, mức sống và thu nhập của người dân tăng nên sức mua lớn.
Câu 32 [353172]: Thế mạnh chủ yếu của ngành công nghiệp dệt may ở Đồng bằng sông Hồng là
A, sản phẩm đa dạng, phân bố rộng.
B, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chính sách khuyến khích phát triển.
C, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D, cơ cấu ngành đa dạng, nguồn nguyên liệu phong phú.
Đáp án: C
Câu 33 [264523]: Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du miền núi Bắc Bộ là
A, rét đậm, rét hại khiến động vật chết nhiều.
B, khó vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, năng suất đồng cỏ thấp.
C, kĩ thuật nuôi và công nghiệp chế biến lạc hậu, chất lượng giống thấp.
D, thiếu lao động trong ngành nông nghiệp.
Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung Du Miền Núi Bắc Bộ là khâu vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, năng suất đồng cỏ thấp.
Câu 34 [264524]: Thuận lợi chủ yếu nhất để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A, khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất ba dan giàu dinh dưỡng.
B, giống cây trồng có chất lượng tốt, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.
C, đất badan ở trên những mặt bằng rộng, nguồn nước dồi dào.
D, lao động nhiều kinh nghiệm trong trồng và sản xuất cây công nghiệp.
Thuận lợi chủ yếu nhất để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất bazan giàu dinh dưỡng.
Câu 35 [353173]: Nguyên nhân chính làm cho giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ vẫn còn thấp là do
A, thiếu lao động có chất lượng cao, nguồn vốn còn hạn chế.
B, không chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất, thiếu lao động.
C, tài nguyên khoáng sản, năng lượng chưa được phát huy.
D, thiếu vốn, nguyên liệu, năng lượng và cơ sở hạ tầng.
Đáp án: D
Câu 36 [264526]: Cho biểu đồ:
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về GDP/người và tỉ lệ hộ nghèo của nước ta qua các năm?
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về GDP/người và tỉ lệ hộ nghèo của nước ta qua các năm?
A, Năm 2020, GDP/người giảm, tỉ lệ hộ nghèo tăng so với năm 2010.
B, Năm 2020, GDP/người tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm so với năm 2010.
C, Năm 2020, GDP/người tăng gấp 5 lần so với năm 2010.
D, Năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo gấp 2 lần năm 2020.
Theo biểu đồ, Năm 2020, GDP/người tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm so với năm 2010 nên nhận xét B chính xác.
Câu 37 [264527]: Từ tháng 11 - 4, vùng đồng bằng Bắc Bộ ít mưa chủ yếu do tác động của
A, vị trí giáp biển Đông và địa hình thấp.
B, gió mùa Đông Bắc, hoạt động của frông và địa hình cao ở rìa tây bắc.
C, Tín phong bán cầu Bắc, gió mùa Đông Bắc và hoạt động của frông.
D, gió mùa Đông Bắc, hoạt động của frông, ảnh hưởng của bão.
Từ tháng 11 đến tháng 4 là thời gian của mùa đông ở miền Bắc, thời kì này miền Bắc ít mưa vì chị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (chủ yếu lạnh, khô), frông chỉ gây mưa ngắn ngày và Tín phong bán cầu Bắc gây kiểu thời tiết nắng ấm, hanh khô.
Câu 38 [353174]: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long bị suy giảm là do
A, đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
B, biến đổi khí hậu toàn cầu, gia tăng các thiên tai.
C, mở rộng diện tích nuôi thủy sản và cháy rừng.
D, khai thác khoáng sản, chiến tranh.
Đáp án: C
Câu 39 [264529]: Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ là
A, tạo sức hút đối với nguồn lao động.
B, tăng khả năng thu hút các nguồn đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
C, tạo thuận lợi đa dạng hàng hóa vận chuyển, nâng cao vị thế của vùng.
D, làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển, giải quyết việc làm.
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ là tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của vùng, cơ sở hạ tầng đặc biệt giao thông vận tải (các tuyến đường bắc – nam, đông – tây nối cửa khẩu, cảng biển…) phát triển sẽ tạo thế mở cửa, tăng cường giao lưu kinh tế và thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước => thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.
Câu 40 [353175]: Cho bảng số liệu:
KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO KHU VỰC VẬN TẢI
(Đơn vị: nghìn tấn)
(Nguồn: gso.gov.vn)
Theo bảng số liệu, để thể hiện khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo khu vực vận tải nước ta giai đoạn 1995 - 2020, những dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp?
KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO KHU VỰC VẬN TẢI
(Đơn vị: nghìn tấn)
(Nguồn: gso.gov.vn)
Theo bảng số liệu, để thể hiện khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo khu vực vận tải nước ta giai đoạn 1995 - 2020, những dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp?
A, Miền, cột.
B, Cột, đường.
C, Đường, tròn.
D, Tròn, miền.
Đáp án: B