Đáp án
1C
2A
3C
4C
5D
6A
7D
8A
9B
10C
11A
12C
13B
14D
15C
16B
17D
18D
19C
20C
21D
22D
23B
24B
25B
26B
27D
28B
29C
30C
31D
32A
33C
34C
35D
36C
37D
38C
39C
40A
Đáp án Đề minh họa số 1 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Hóa học
Câu 1 [982772]: Metyl fomat có công thức là
A, CH3COOC2H5.
B, CH3COOC2H3.
C, HCOOCH3.
D, HCOOC2H5.
HD: Phân tích các đáp án:
Cấu tạo | CH3COOC2H5. | CH3COOC2H3. | HCOOCH3. | HCOOC2H5. |
Tên gọi | etyl axetat | vinyl axetat | metyl fomat | etyl fomat |
❌ | ❌ | ✔️ | ❌ |
Câu 2 [982214]: Công thức phân tử của axit fomic là
A, CH2O2.
B, C2H6O2.
C, C2H4O2.
D, CH4O.
HD: Công thức cấu tạo của axit fomic là: HCOOH.
⇒ Tương ứng công thức phân tử của axit fomic là: CH2O2.
⇒ Tương ứng công thức phân tử của axit fomic là: CH2O2.
Câu 3 [906787]: Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
A, NaOH.
B, Ba(OH)2.
C, HCl.
D, NaCl.
Câu 4 [679845]: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A, CaCO3.
B, MgCl2.
C, NaOH.
D, Fe(OH)2.
HD: Nước cứng tạm thời chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2, khi sử dụng NaOH:
• 2NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O.
• 2NaOH + Mg(HCO3)2 → MgCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O.
Kết tủa các cation Mg2+ và Ca2+ ⇝ làm mềm nước.
• 2NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O.
• 2NaOH + Mg(HCO3)2 → MgCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O.
Kết tủa các cation Mg2+ và Ca2+ ⇝ làm mềm nước.
Câu 5 [56044]: Trong cơ thể người, sự thiếu hụt nguyên tố nào sau đây có thể gây ra bệnh loãng xương?
A, Ba.
B, Mg.
C, Be.
D, Ca.
HD:
Trong cơ thể người, sự thiếu hụt nguyên tố Ca có thể gây ra bệnh loãng xương.
Trong cơ thể người, sự thiếu hụt nguyên tố Ca có thể gây ra bệnh loãng xương.
Câu 6 [679743]: Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là
A, phèn chua.
B, vôi sống.
C, thạch cao.
D, muối ăn.
HD: Phân tích các đáp án:
Tên gọi | Phèn chua | Vôi sống | Thạch cao | Muối ăn |
Cấu tạo | K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O | CaO | CaSO4 | NaCl |
✔️ | ❌ | ❌ | ❌ |
Câu 7 [256984]: Chất không tạo muối sắt (II) khi tác dụng với dung dịch HCl là
A, Fe3O4.
B, Fe(OH)2.
C, FeCO3.
D, Fe2O3.
HD: Phân tích các phản ứng xảy ra:
❌ A. thoả mãn vì: Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.
❌ B. thoả mãn vì: Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O.
❌ C. thoả mãn vì FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2↑ + H2O.
✔️ D. không thoả mãn vì Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.
❌ A. thoả mãn vì: Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.
❌ B. thoả mãn vì: Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O.
❌ C. thoả mãn vì FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2↑ + H2O.
✔️ D. không thoả mãn vì Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.
Câu 8 [982040]: Kim loại nào sau đây dẻo nhất?
A, Au.
B, Ag.
C, Al.
D, Sn.
HD: Kim loại có tính dẻo nhất là Au, sau đó là Cu, Ag, Al,….
Câu 9 [982264]: Natri đicromat là muối của axit đicromic, có màu da cam của ion đicromat. Công thức của natri đicromat là
A, NaCrO2.
B, Na2Cr2O7.
C, K2Cr2O7.
D, Na2CrO4.
HD: Axit đicromic là H2Cr2O7 ⇝ tương ứng muối natri đicromat là Na2Cr2O7:
► Phân tích tên gọi của các công thức khác:
► Phân tích tên gọi của các công thức khác:
Công thức | A. NaCrO2. | B. Na2Cr2O7. | C. K2Cr2O7. | D. Na2CrO4 |
Tên gọi | natri cromit | natri đicromat | kali đicromat | natri cromat |
Câu 10 [679598]: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A, Cu.
B, Fe.
C, Al.
D, Ag.
HD: Sắp xếp các kim loại ở các phương án theo dãy điện hoá: Al > Fe > Cu > Ag.
⇒ Kim loại có tính khử mạnh nhất là Al.
⇒ Kim loại có tính khử mạnh nhất là Al.
Câu 11 [60311]: Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất X là
A, NH3.
B, HCl.
C, NaOH.
D, KOH.
HD: ☆ Phản ứng xảy ra: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + NH4Cl.
⇝ dung dịch chất X là NH3. ❒
⇝ dung dịch chất X là NH3. ❒
Câu 12 [982216]: Chất nào sau đây là tripeptit?
A, Val-Gly.
B, Ala-Val.
C, Gly-Ala-Val.
D, Gly-Ala.
HD: tripeptit, tri = 3 nên cấu tạo thoả mãn cần có 3 gốc amino axit ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 13 [981811]: Số nguyên tử oxi trong phân tử saccarozơ là
A, 6.
B, 11.
C, 22.
D, 12.
HD: Công thức phân tử của saccarozơ là C12H22O11
⇒ Yêu cầu số nguyên tử oxi trong phân tử saccarozơ là 11.
⇒ Yêu cầu số nguyên tử oxi trong phân tử saccarozơ là 11.
Câu 14 [982771]: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử H2?
A, Mg.
B, Na.
C, Al.
D, Fe.
HD: H2 khử được các oxit sắt để thu được kim loại tương ứng:
Fe3O4 + 4H2 –––to–→ 3Fe + 4H2O.
Fe3O4 + 4H2 –––to–→ 3Fe + 4H2O.
Câu 15 [908851]: Natri hiđrocacbonat là chất được dùng làm bột nở, chế thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Công thức của natri hiđrocacbonat là
A, NaOH.
B, NaHS.
C, NaHCO3.
D, Na2CO3.
HD: Phân tích các đáp án:
Hợp chất | NaOH | NaHS | NaHCO3 | Na2CO3 |
Tên gọi | Natri hiđroxit | Natri hiđrosunfua | Natri hiđrocacbonat | Natri cacbonat |
❌ | ❌ | ✔️ | ❌ |
Câu 16 [973506]: Công thức phân tử của đimetylamin là
A, C2H8N2.
B, C2H7N.
C, C4H11N.
D, CH6N2.
HD: Cái tên nói lên cấu tạo - công thức tương ứng.!
Đi = 2; metyl là gốc CH3–; amin là chức NH2 ⇒ ghép lại: đimetylamin: (CH3)2NH.
⇒ Công thức phân tử tương ứng là C2H7N.
Đi = 2; metyl là gốc CH3–; amin là chức NH2 ⇒ ghép lại: đimetylamin: (CH3)2NH.
⇒ Công thức phân tử tương ứng là C2H7N.
Câu 17 [352131]: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH thu được C17H33COONa và C3H5(OH)3. Công thức của X là
A, (C15H31COO)3C3H5.
B, (C17H31COO)3C3H5.
C, (C17H35COO)3C3H5.
D, (C17H33COO)3C3H5.
Đáp án: D
Câu 18 [973550]: Phân tử polime nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?
A, Poli(vinyl clorua).
B, Poliacrilonitrin.
C, Poli(vinyl axetat).
D, Polietilen.
HD: Công thức polime ứng với tên gọi:
❌ A. Poli(vinyl clorua): –[–CH2–CH(Cl)–]n– ⇝ cấu tạo từ C, H, Cl.
❌ B. Poliacrilonitrin: –[–CH2–CH(CN)–]n– ⇝ cấu tạo từ C, H, N.
❌ C. Poli(vinyl axetat): –[–CH2–CH(OOCCH3)–]n– ⇝ cấu tạo từ C, H, O.
✔️ D. Polietilen: –(–CH2–CH2–)n– ⇝ cấu tạo từ C và H.
❌ A. Poli(vinyl clorua): –[–CH2–CH(Cl)–]n– ⇝ cấu tạo từ C, H, Cl.
❌ B. Poliacrilonitrin: –[–CH2–CH(CN)–]n– ⇝ cấu tạo từ C, H, N.
❌ C. Poli(vinyl axetat): –[–CH2–CH(OOCCH3)–]n– ⇝ cấu tạo từ C, H, O.
✔️ D. Polietilen: –(–CH2–CH2–)n– ⇝ cấu tạo từ C và H.
Câu 19 [59878]: Chất X phản ứng được với HCl và phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa. Chất X là
A, KCl.
B, Ba(NO3)2.
C, KHCO3.
D, K2SO4.
HD: ► KCl; Ba(NO3)2 không tác dụng với cả HCl và Ba(OH)2; còn K2SO4 thì chỉ tạo kết tủa với Ba(OH)2 nhưng lại không tác dụng với HCl ⇝ loại đáp án A, B và D. Chỉ còn lại đáp án C thoả mãn thôi. Thật vậy:
• KHCO3 + HCl → KCl + CO2↑ + H2O.
• KHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + KOH + H2O (tỉ lệ 1 : 1)
Hoặc 2KHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O (tỉ lệ 2 : 1).
• KHCO3 + HCl → KCl + CO2↑ + H2O.
• KHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + KOH + H2O (tỉ lệ 1 : 1)
Hoặc 2KHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O (tỉ lệ 2 : 1).
Câu 20 [908867]: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí H2?
A, Au.
B, Cu.
C, Mg.
D, Ag.
HD: Dãy hoạt động kim loại: Mg > (H+)axit > Cu > Ag > Cu.
⇒ chỉ có Mg có khả năng tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑.
⇒ chỉ có Mg có khả năng tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑.
Câu 21 [60601]: Cho một hợp chất của sắt vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch vừa tác dụng với KMnO4 vừa tác dụng với Cu. Hợp chất đó là
A, FeO.
B, Fe2O3.
C, Fe(OH)2.
D, Fe3O4.
HD: Muối sắt tác dụng được với Cu ⇒ đó là muối Fe3+.
Muối sắt tác dụng được KMnO4 trong H2SO4 (có do dung dư) → là muối Fe2+.
☆ Oxit của sắt tác dụng với H2SO4 loãng dư vừa thu được muối Fe2+; Fe3+ ⇒ là oxit sắt từ Fe3O4.
☆ Các phản ứng hóa học xảy ra:
Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O.
Fe2(SO4)3 + Cu → CuSO4 + 2FeSO4.
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O. ❒
Muối sắt tác dụng được KMnO4 trong H2SO4 (có do dung dư) → là muối Fe2+.
☆ Oxit của sắt tác dụng với H2SO4 loãng dư vừa thu được muối Fe2+; Fe3+ ⇒ là oxit sắt từ Fe3O4.
☆ Các phản ứng hóa học xảy ra:
Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O.
Fe2(SO4)3 + Cu → CuSO4 + 2FeSO4.
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O. ❒
Câu 22 [506964]: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,4 gam một este no, đơn chức, mạch hở cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức phân tử của este đó là
A, C4H8O2.
B, C3H6O2.
C, C5H10O2.
D, C6H12O2.
HD: Este no-đơn-hở có CTPT là CnH2nO2 - dạng RCOOR'.
Phản ứng thuỷ phân: RCOOR' + NaOH → RCOONa + R'OH.
Giả thiết nNaOH = 0,15 mol ⇒ neste = 0,15 mol.
Mà meste = 17,4 ⇒ Meste = 17,4 ÷ 0,15 = 116 = 14n + 32 ⇒ n = 6.
⇒ Yêu cầu công thức phân tử của este tương ứng là C6H12O2 ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Phản ứng thuỷ phân: RCOOR' + NaOH → RCOONa + R'OH.
Giả thiết nNaOH = 0,15 mol ⇒ neste = 0,15 mol.
Mà meste = 17,4 ⇒ Meste = 17,4 ÷ 0,15 = 116 = 14n + 32 ⇒ n = 6.
⇒ Yêu cầu công thức phân tử của este tương ứng là C6H12O2 ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 23 [224934]: Nhận xét nào sau đây sai?
A, Nhỏ iot lên miếng chuối xanh sẽ xuất hiện màu xanh tím.
B, Đường glucozơ ngọt hơn đường saccarozơ.
C, Nước ép quả chuối chín cho phản ứng tráng bạc.
D, Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt.
HD: Phân tích các đáp án:
✔️ A. đúng vì chuối xanh có thành phần là tinh bột, có phản ứng màu với I2 ⇝ xuất hiện màu xanh tím đặc trưng.
❌ B. sai vì độ ngọt đường: fructozơ > saccarozơ > glucozơ.
✔️ C. đúng vì chuối chín chứa đường glucozơ và fructozơ ⇝ có phản ứng tráng bạc:
✔️ D. đúng vì tuyến nước bọt có enzim amilaza là xúc tác quá trình thuỷ phân tinh bột (có trong cơm) tạo thành các đường đơn, đường đôi nên ta thấy vị ngọt.
✔️ A. đúng vì chuối xanh có thành phần là tinh bột, có phản ứng màu với I2 ⇝ xuất hiện màu xanh tím đặc trưng.
❌ B. sai vì độ ngọt đường: fructozơ > saccarozơ > glucozơ.
✔️ C. đúng vì chuối chín chứa đường glucozơ và fructozơ ⇝ có phản ứng tráng bạc:
✔️ D. đúng vì tuyến nước bọt có enzim amilaza là xúc tác quá trình thuỷ phân tinh bột (có trong cơm) tạo thành các đường đơn, đường đôi nên ta thấy vị ngọt.
Câu 24 [679862]: Cho các tơ sau: visco, capron, xenlulozơ axetat, olon. Số tơ tổng hợp là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
HD: Bài học phân loại tơ:
⇒ Tơ capro (nilon-6) và tơ olon (nitrin) là thuộc loại tơ tổng hợp ⇝ Chọn đáp án B. ♦
⇒ Tơ capro (nilon-6) và tơ olon (nitrin) là thuộc loại tơ tổng hợp ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 25 [352132]: Thực hiện phản ứng este hóa giữa CH2(COOH)2 với hỗn hợp CH3OH và C2H5OH thu được tối đa bao nhiêu este hai chức?
A, 5.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Thực hiện phản ứng este hóa giữa CH2(COOH)2 với hỗn hợp CH3OH và C2H5OH thu được tối đa 3 este hai chức: CH2(COOCH3)2; CH2(COOC2H5)2 và CH2(COOCH3)(COOC2H5).
→ Đáp án B.
→ Đáp án B.
Câu 26 [679444]: Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A, 7,0.
B, 6,8.
C, 6,4.
D, 12,4.
HD: Nhận xét 0,1 mol Fe tương ứng 5,6 gam < 6,0 gam ⇝ Fe dư sau phản ứng.
Mà thực ra vì thu được hỗn hợp kim loại nên chắc chắn Fe dư rồi.
Sơ đồ:
Bỏ gốc SO4 2 vế, BTKL kim loại ta có: 6 + 0,1 × 64 = 0,1 × 56 + m ⇒ m = 6,8 gam.
Mà thực ra vì thu được hỗn hợp kim loại nên chắc chắn Fe dư rồi.
Sơ đồ:
Bỏ gốc SO4 2 vế, BTKL kim loại ta có: 6 + 0,1 × 64 = 0,1 × 56 + m ⇒ m = 6,8 gam.
Câu 27 [311910]: Đốt cháy hoàn toàn m gam glucozơ cần 2,688 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O. Giá trị của m là
A, 3,06.
B, 3,84.
C, 3,15.
D, 3,6.
HD: "Tinh tế - nhẹ nhàng" xử lí như sau:
Glucozơ có công thức C6H12O6 dạng cacbohiđrat là C6(H2O)6.
Rõ H2O không cần O2 để đốt ⇝ chỉ xảy ra:
C6 + 6O2 → 6CO2 || nO2 = 0,12 mol.
⇒ nC6 = 0,02 mol ⇄ nglucozơ = 0,02 mol.
Phân tử khối glucozơ là 180 ⇒ m = 0,02 × 180 = 3,6 gam. ❒
Glucozơ có công thức C6H12O6 dạng cacbohiđrat là C6(H2O)6.
Rõ H2O không cần O2 để đốt ⇝ chỉ xảy ra:
C6 + 6O2 → 6CO2 || nO2 = 0,12 mol.
⇒ nC6 = 0,02 mol ⇄ nglucozơ = 0,02 mol.
Phân tử khối glucozơ là 180 ⇒ m = 0,02 × 180 = 3,6 gam. ❒
Câu 28 [312109]: Từ 18 kg glyxin ta có thể tổng hợp được protein với hiệu suất 76% thì khối lượng protein thu được là
A, 16,38 kg.
B, 10,40 kg.
C, 18,00 kg.
D, 13,68 kg.
HD: Phản ứng: nH2NCH2COOH → protein + (n – 1)H2O.
Thật chú ý: protein là chuỗi polipeptit ⇒ n rất lớn ⇝ 1 ≪ n.
⇒ nH2O = nglyxin = 18 ÷ 75 = 0,24 mol.
Theo đó, với hiệu suất phản ứng là 76% thì khối lượng protein thu được là
m = (18 – 0,24 × 18) × 0,76 ≈ 10,40 gam. ❒
Thật chú ý: protein là chuỗi polipeptit ⇒ n rất lớn ⇝ 1 ≪ n.
⇒ nH2O = nglyxin = 18 ÷ 75 = 0,24 mol.
Theo đó, với hiệu suất phản ứng là 76% thì khối lượng protein thu được là
m = (18 – 0,24 × 18) × 0,76 ≈ 10,40 gam. ❒
Câu 29 [352133]: Phát biểu nào sau đây sai?
A, Hỗn hợp tecmit dùng hàn đường ray.
B, Natri hiđrocacbonat dùng làm bột nở.
C, Nguyên liệu chính sản xuất nhôm là quặng đolomit và criolit.
D, Natri hiđroxit (NaOH) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh.
✔️A. Đúng vì hỗn hợp tecmit gồm nhôm kim loại (Al) và bột sắt oxit (Fe3O4) dùng hàn đường ray.
✔️B. Đúng.
❌C. Sai vì quặng Đôlômit có thành phần CaCO3.MgCO3 nên không thể dùng sản xuất nhôm. Để sản xuất nhôm thì sử dụng quặng Boxit có thành phần là Al2O3.
✔️D. Đúng.
✔️B. Đúng.
❌C. Sai vì quặng Đôlômit có thành phần CaCO3.MgCO3 nên không thể dùng sản xuất nhôm. Để sản xuất nhôm thì sử dụng quặng Boxit có thành phần là Al2O3.
✔️D. Đúng.
Câu 30 [982299]: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và CuO vào dung dịch chứa 0,48 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối, 0,09 mol H2 và 13,65 gam kim loại. Giá trị của m là
A, 17,67.
B, 21,18.
C, 20,37.
D, 27,27.
Sơ đồ quá trình:
Bảo toàn H có ngay nH2O = 0,48 ÷ 2 – 0,09 = 0,15 mol.
⇒ Bảo toàn nguyên tố O có ngay 0,15 mol CuO. Nhận xét: 0,15 × 64 = 9,6 < 13,65
⇒ có Al dư trong 13,65 gam kim loại ⇝ chứng tỏ dung dịch chỉ chứa 0,16 mol AlCl3 (theo bảo toàn Cl)
⇒ Yêu cầu m = 13,65 + 0,15 × 16 + 0,16 × 27 = 20,37 gam.
Bảo toàn H có ngay nH2O = 0,48 ÷ 2 – 0,09 = 0,15 mol.
⇒ Bảo toàn nguyên tố O có ngay 0,15 mol CuO. Nhận xét: 0,15 × 64 = 9,6 < 13,65
⇒ có Al dư trong 13,65 gam kim loại ⇝ chứng tỏ dung dịch chỉ chứa 0,16 mol AlCl3 (theo bảo toàn Cl)
⇒ Yêu cầu m = 13,65 + 0,15 × 16 + 0,16 × 27 = 20,37 gam.
Câu 31 [310939]: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.
(b) Dẫn khí CO2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.
(d) Cho dung dịch NH3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.
(e) Cho dung dịch AlCl3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
(a) Cho dung dịch HCl dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.
(b) Dẫn khí CO2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.
(d) Cho dung dịch NH3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.
(e) Cho dung dịch AlCl3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A, 5.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
HD: Các phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm (với điều kiện tương ứng) là:
☒ (a) 4HCl + NaAlO2 → NaCl + AlCl3 + 2H2O.
☑ (b) CO2 + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3.
☑ (c) 4Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → Ba(AlO2)2 + 3BaSO4↓ + 4H2O.
☑ (d) 6NH3 + Al2(SO4)3 + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3(NH4)2SO4.
☑ (e) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl.
Theo đó, cuối cùng khi kết thúc các phản ứng có 4 thí nghiệm thu được kết tủa. ❒
☒ (a) 4HCl + NaAlO2 → NaCl + AlCl3 + 2H2O.
☑ (b) CO2 + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3.
☑ (c) 4Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → Ba(AlO2)2 + 3BaSO4↓ + 4H2O.
☑ (d) 6NH3 + Al2(SO4)3 + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3(NH4)2SO4.
☑ (e) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl.
Theo đó, cuối cùng khi kết thúc các phản ứng có 4 thí nghiệm thu được kết tủa. ❒
Câu 32 [352291]: Thực hiện thí nghiệm điều chế và thử tính chất của amoniac (NH3) theo sơ đồ sau:
Biết hỗn hợp chất rắn X là NH4Cl với Ca(OH)2; Y là CaO khan, Z là bột rắn CuO.
Cho các phát biểu về quá trình diễn ra thí nghiệm trên như sau:
(a) Quá trình (1) diễn ra phản ứng điều chế khí amoniac (NH3).
(b) Quá trình (2) diễn ra phản ứng NH3 khử một phần oxit CaO.
(c) Trong phản ứng xảy ra ở quá trình (3), NH3 đóng vai trò là một chất oxi hóa mạnh.
(d) Quá trình (4) là quá trình hóa lỏng khí NH3.
(e) Ở quá trình (5), khí G được thu bằng phương pháp đẩy nước.
Số phát biểu đúng là
Biết hỗn hợp chất rắn X là NH4Cl với Ca(OH)2; Y là CaO khan, Z là bột rắn CuO.
Cho các phát biểu về quá trình diễn ra thí nghiệm trên như sau:
(a) Quá trình (1) diễn ra phản ứng điều chế khí amoniac (NH3).
(b) Quá trình (2) diễn ra phản ứng NH3 khử một phần oxit CaO.
(c) Trong phản ứng xảy ra ở quá trình (3), NH3 đóng vai trò là một chất oxi hóa mạnh.
(d) Quá trình (4) là quá trình hóa lỏng khí NH3.
(e) Ở quá trình (5), khí G được thu bằng phương pháp đẩy nước.
Số phát biểu đúng là
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 1.
✔️(1) Đúng vì phản ứng giữa NH4Cl rắn với Ca(OH)2 rắn tạo ra khí NH3.
❌(2) Sai vì CaO có tác dụng giữ lại hơi nước và không phản ứng với NH3.
❌(3) Sai vì NH3 phản ứng với CuO thì số oxi hóa sẽ tăng từ -3 lên 0.
→ Thể hiện tính khử.
❌(4) Sai vì khi đi qua đá lạnh thì nước bị ngưng tự thành thể lỏng (hóa lỏng nước), N2 có nhiệt độ sôi rất thấp nên vẫn tồn tại ở thể khí.
✔️(5) Đúng vì khí G là N2, không tan trong nước nên có thể thu được bằng phương pháp đẩy nước.
❌(2) Sai vì CaO có tác dụng giữ lại hơi nước và không phản ứng với NH3.
❌(3) Sai vì NH3 phản ứng với CuO thì số oxi hóa sẽ tăng từ -3 lên 0.
→ Thể hiện tính khử.
❌(4) Sai vì khi đi qua đá lạnh thì nước bị ngưng tự thành thể lỏng (hóa lỏng nước), N2 có nhiệt độ sôi rất thấp nên vẫn tồn tại ở thể khí.
✔️(5) Đúng vì khí G là N2, không tan trong nước nên có thể thu được bằng phương pháp đẩy nước.
Câu 33 [678582]: Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại M (có hóa trị không đổi) vào dung dịch axit HNO3, thu được dung dịch A. Chia A thành 2 phần bằng nhau.
• Xử lý phần 1 ở điều kiện thích hợp thu được 25,6 gam một muối X duy nhất.
• Cho phần 2 tác dụng với NaOH dư được kết tủa B. Nung B đến khối lượng không đổi thu được 4,0 gam chất rắn.
Phần trăm khối lượng nguyên tố oxi trong muối X là
• Xử lý phần 1 ở điều kiện thích hợp thu được 25,6 gam một muối X duy nhất.
• Cho phần 2 tác dụng với NaOH dư được kết tủa B. Nung B đến khối lượng không đổi thu được 4,0 gam chất rắn.
Phần trăm khối lượng nguyên tố oxi trong muối X là
A, 69,6%.
B, 86,5%.
C, 75,0%.
D, 72,4%.
HD: ► M có hoá trị không đổi, mỗi phần có 2,4 gam M.
• Giải phần 2: quan sát quá trình 2,4 gam M → 4,0 gam (M; O).
⇒ 4,0 gam gồm 2,4 gam M và 1,6 gam O (tương ứng 0,1 mol)
⇥ tỉ lệ mM ÷ ne trao đổi = 2,4 ÷ (0,1 × 2) = 12 = 24 ÷ 2
⇝ cho biết kim loại M là Mg trong oxit tương ứng là MgO.
• Giải phần 1: 25,6 gam muối X chứa 0,1 mol Mg(NO3)2
⇒ mH2O trong X = 10,8 gam ⇄ 0,6 mol.
⇒ Công thức của muối X (dạng muối tinh thể) là Mg(NO3)2.6H2O.
⇒ Yêu cầu %mO trong X = 16 × 12 ÷ 256 × 100% = 75%.
• Giải phần 2: quan sát quá trình 2,4 gam M → 4,0 gam (M; O).
⇒ 4,0 gam gồm 2,4 gam M và 1,6 gam O (tương ứng 0,1 mol)
⇥ tỉ lệ mM ÷ ne trao đổi = 2,4 ÷ (0,1 × 2) = 12 = 24 ÷ 2
⇝ cho biết kim loại M là Mg trong oxit tương ứng là MgO.
• Giải phần 1: 25,6 gam muối X chứa 0,1 mol Mg(NO3)2
⇒ mH2O trong X = 10,8 gam ⇄ 0,6 mol.
⇒ Công thức của muối X (dạng muối tinh thể) là Mg(NO3)2.6H2O.
⇒ Yêu cầu %mO trong X = 16 × 12 ÷ 256 × 100% = 75%.
Câu 34 [139547]: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, sau phản ứng thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 2 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 0,68 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu; khí còn lại thoát ra gồm CO và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 3,6. Giá trị của V là
A, 2,688.
B, 3,136.
C, 2,912.
D, 3,360.
HD: "Nhạy cảm": Ca(OH)2 chưa rõ dùng đủ hay dư, lại còn cho biết dung dịch giảm
⇝ Ta có: Δmdung dịch giảm = m↓ – mCO2 ⇒ mCO2 = 2 – 0,68 = 1,32 gam.
⇒ nCO2 = 0,03 mol. (CO2 + Ca(OH)2 → 0,02 mol CaCO3 + 0,005 mol Ca(HCO3)2.
Giải tỉ khối, ta có nCO ÷ nH2 = 1 : 4. Gọi nCO = a mol thì nH2 = 4a mol.
☆ Phản ứng: C + H2O ––to→ 0,03 mol CO2 + a mol CO + 4a mol H2.
Tính số mol H2O theo bảo toàn H và bảo toàn O ta có phương trình:
4a = 0,03 × 2 + a ⇒ a = 0,02 mol ⇒ ∑nX = 5a + 0,03 = 0,13 mol ⇝ V = 2,912 lít. ❒
⇝ Ta có: Δmdung dịch giảm = m↓ – mCO2 ⇒ mCO2 = 2 – 0,68 = 1,32 gam.
⇒ nCO2 = 0,03 mol. (CO2 + Ca(OH)2 → 0,02 mol CaCO3 + 0,005 mol Ca(HCO3)2.
Giải tỉ khối, ta có nCO ÷ nH2 = 1 : 4. Gọi nCO = a mol thì nH2 = 4a mol.
☆ Phản ứng: C + H2O ––to→ 0,03 mol CO2 + a mol CO + 4a mol H2.
Tính số mol H2O theo bảo toàn H và bảo toàn O ta có phương trình:
4a = 0,03 × 2 + a ⇒ a = 0,02 mol ⇒ ∑nX = 5a + 0,03 = 0,13 mol ⇝ V = 2,912 lít. ❒
Câu 35 [352134]: Hỗn hợp E gồm hai hiđrocacbon mạch hở X, Y với MX < MY < 70. Cho 0,1 mol E, có khối lượng 4,04 gam, vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 25,44 gam hỗn hợp kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A, 50,13%.
B, 75,48%.
C, 60,43%.
D, 74,26%.
* Áp dụng ĐLBTKL và tỉ lệ của AgNO3; NH3 và NH4NO3 đều bằng nhau.
→
Ta có:
→ Trong E chứa 2 ankin và cả 2 ankin đều phản ứng với AgNO3 theo tỉ lệ 1 : 2.
Theo đề bài: MX < MY < 60 → 2 ankin là: HC≡CH (X) a mol và HC≡C-C≡CH (Y) b mol.
BTKL: 26a + 50b = 4,04. (I)
Tổng mol: a + b = 0,1. (II)
Từ (I) và (II) → a = 0,04 và b = 0,06.
Vậy
→ Chọn đáp án D.
→
Ta có:
→ Trong E chứa 2 ankin và cả 2 ankin đều phản ứng với AgNO3 theo tỉ lệ 1 : 2.
Theo đề bài: MX < MY < 60 → 2 ankin là: HC≡CH (X) a mol và HC≡C-C≡CH (Y) b mol.
BTKL: 26a + 50b = 4,04. (I)
Tổng mol: a + b = 0,1. (II)
Từ (I) và (II) → a = 0,04 và b = 0,06.
Vậy
→ Chọn đáp án D.
Câu 36 [184838]: Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ mạch hở E cho kết quả phần trăm khối lượng cacbon, hiđro, oxi lần lượt là 40,68%; 5,08%; 54,24%. Phương pháp phân tích phổ khối lượng (phổ MS) cho biết E có phân tử khối bằng 118. Từ E thực hiện sơ đồ các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:
(1) E + 2NaOH X + Y + Z
(2) X + HCl → F + NaCl
(3) Y + HCl → T + NaCl
Biết: Z là ancol đơn chức; F và T là các hợp chất hữu cơ; MF < MT.
Phát biểu nào sau đây sai?
(1) E + 2NaOH X + Y + Z
(2) X + HCl → F + NaCl
(3) Y + HCl → T + NaCl
Biết: Z là ancol đơn chức; F và T là các hợp chất hữu cơ; MF < MT.
Phát biểu nào sau đây sai?
A, Chất T thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
B, Chất F có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
C, Trong Y, số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
D, Nhiệt độ sôi của Z thấp hơn nhiệt độ sôi của etanol.
Đặt CTPT của E là CxHyOz.
→ x = 4.
→ y = 6.
→ z = 4.
Vậy CTPT của E là C4H6O4 (k = 2).
Vì X và Y đều phản ứng với HCl → X và Y chứa các gốc muối COONa.
E tạo 3 sản phẩm hữu cơ nên CTCT của E phải là:
HCOO-CH2COO-CH3 (E) + 2NaOH → HCOONa (X) + HO-CH2COONa (Y) + CH3OH (Z).
HCOONa (X) + HCl → HCOOH (F) + NaCl.
HO-CH2COONa (Y) + HCl → HO-CH2COOH (T) + NaCl.
✔️ A. Đúng vì T chứa 2 chức khác nhau là ancol và axit cacboxylic.
✔️ B. Đúng vì F là HCOOH nên có tham gia phản ứng tráng bạc.
❌ C. Sai vì Y là C2H3O3Na nên số nguyên tử C khác số nguyên tử O.
✔️ D. Đúng vì Z là CH3OH thuộc cùng dãy đồng đẳng của etanol (C2H5OH) và có phân tử khối M nhỏ hơn nên nhiệt độ sôi nhỏ hơn.
→ Chọn đáp án C.
→ x = 4.
→ y = 6.
→ z = 4.
Vậy CTPT của E là C4H6O4 (k = 2).
Vì X và Y đều phản ứng với HCl → X và Y chứa các gốc muối COONa.
E tạo 3 sản phẩm hữu cơ nên CTCT của E phải là:
HCOO-CH2COO-CH3 (E) + 2NaOH → HCOONa (X) + HO-CH2COONa (Y) + CH3OH (Z).
HCOONa (X) + HCl → HCOOH (F) + NaCl.
HO-CH2COONa (Y) + HCl → HO-CH2COOH (T) + NaCl.
✔️ A. Đúng vì T chứa 2 chức khác nhau là ancol và axit cacboxylic.
✔️ B. Đúng vì F là HCOOH nên có tham gia phản ứng tráng bạc.
❌ C. Sai vì Y là C2H3O3Na nên số nguyên tử C khác số nguyên tử O.
✔️ D. Đúng vì Z là CH3OH thuộc cùng dãy đồng đẳng của etanol (C2H5OH) và có phân tử khối M nhỏ hơn nên nhiệt độ sôi nhỏ hơn.
→ Chọn đáp án C.
Câu 37 [184839]: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y, Z (chỉ chứa chức este) đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol no, trong đó: X đơn chức, Y hai chức, Z ba chức. Đốt cháy m gam E trong O2 dư, thu được 0,44 mol CO2 và 0,352 mol H2O. Mặt khác, cho m gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp F gồm các ancol và 12,224 gam hỗn hợp muối khan T. Đốt cháy toàn bộ T thu được Na2CO3, 0,212 mol CO2 và 0,204 mol H2O. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các muối trong T đều không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Phần trăm khối lượng của Z trong E là
A, 10,91%.
B, 64,31%.
C, 8,70%.
D, 80,38%.
Đáp án: D
Câu 38 [352135]: Cho các phát biểu:
(a) Trong phân tử Ala-Ala-Gly có 2 liên kết peptit.
(b) Trùng ngưng các amino axit tạo thành các phân tử lớn hơn gọi là peptit.
(c) Glyxin có tính chất lưỡng tính.
(d) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(e) Dung dịch alanin làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
Số phát biểu đúng là
(a) Trong phân tử Ala-Ala-Gly có 2 liên kết peptit.
(b) Trùng ngưng các amino axit tạo thành các phân tử lớn hơn gọi là peptit.
(c) Glyxin có tính chất lưỡng tính.
(d) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(e) Dung dịch alanin làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
Số phát biểu đúng là
A, 4.
B, 1.
C, 2.
D, 3.
✔️ (a) Đúng vì tripeptit sẽ có 2 liên kết peptit.
❌ (b) Sai vì trùng ngưng các α-amino axit mới tạo thành peptit.
✔️ (c) Đúng vì Glyxin có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2.
❌ (d) Sai vì tripeptit trở lên mới có phản ứng, còn đipeptit không có phản ứng màu biure.
❌ (e) Sai vì Alanin có số nhóm COOH = số nhóm NH2 = 1 → Không làm đổi màu quỳ tím.
→ Chọn đáp án C.
❌ (b) Sai vì trùng ngưng các α-amino axit mới tạo thành peptit.
✔️ (c) Đúng vì Glyxin có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2.
❌ (d) Sai vì tripeptit trở lên mới có phản ứng, còn đipeptit không có phản ứng màu biure.
❌ (e) Sai vì Alanin có số nhóm COOH = số nhóm NH2 = 1 → Không làm đổi màu quỳ tím.
→ Chọn đáp án C.
Câu 39 [352666]: Cho m gam hỗn hợp X (gồm Na, Na2O, Ba và BaO) vào H2O dư, thu được dung dịch Y và 0,05 mol H2. Sục từ từ đến hết 0,3 mol CO2 vào Y, thu được dung dịch Z và kết tủa BaCO3. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa BaCO3 (a mol) vào số mol CO2 (b mol) được biểu diễn theo đồ thị bên. Cho từ từ dung dịch NaOH vào Z, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 40 ml dung dịch NaOH 1M. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A, 20,5.
B, 19,8.
C, 21,9.
D, 20,8.
* Tách hỗn hợp X thành: Na; Ba và O.
Cho X phản ứng với nước thu được H2 (0,05 mol) và dung dịch Y chứa: NaOH và Ba(OH)2.
Sục từ từ 0,3 mol CO2 vào dung dịch Y thu được dung dịch Z.
* Quan sát đồ thị:
(1) Số mol kết tủa BaCO3 tối đa = số mol Ba(OH)2 trong Y = 0,12.
→ Tổng nBa = 0,12.
(2) Số mol kết tủa tăng rồi nằm ngang không đổi và sau đó là giảm xuống. Các phản ứng xảy ra:
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O. 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.
Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3.
BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2.
Vậy trong dung dịch Z chỉ có NaHCO3 và Ba(HCO3)2.
* Vì cho từ từ dung dịch NaOH vào Z, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 40 ml dung dịch NaOH 1M.
Ba(HCO3)2 + NaOH → BaCO3 + NaHCO3.
→ nBa(HCO3)2 = nNaOH = 0,04 mol.
BT nguyên tố Ba: nBaCO3 = Tổng nBa - nBa(HCO3)2 = 0,12 - 0,04 = 0,08.
BT nguyên tố C: nNaHCO3 = Tổng nC - nBaCO3 - 2×nBa(HCO3)2 = 0,3 - 0,08 - 0,04×2 = 0,14.
→ Tổng nNa = 0,14.
* Áp dụng bảo toàn electron: nNa + 2×nBa = 2nO + 2nH2
Thay số → nO = 0,14 mol.
mX = mNa + mBa + mO = 0,14×23 + 0,12×137 + 0,14×16 = 21,9 gam.
→ Chọn đáp án C.
Cho X phản ứng với nước thu được H2 (0,05 mol) và dung dịch Y chứa: NaOH và Ba(OH)2.
Sục từ từ 0,3 mol CO2 vào dung dịch Y thu được dung dịch Z.
* Quan sát đồ thị:
(1) Số mol kết tủa BaCO3 tối đa = số mol Ba(OH)2 trong Y = 0,12.
→ Tổng nBa = 0,12.
(2) Số mol kết tủa tăng rồi nằm ngang không đổi và sau đó là giảm xuống. Các phản ứng xảy ra:
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O. 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.
Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3.
BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2.
Vậy trong dung dịch Z chỉ có NaHCO3 và Ba(HCO3)2.
* Vì cho từ từ dung dịch NaOH vào Z, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 40 ml dung dịch NaOH 1M.
Ba(HCO3)2 + NaOH → BaCO3 + NaHCO3.
→ nBa(HCO3)2 = nNaOH = 0,04 mol.
BT nguyên tố Ba: nBaCO3 = Tổng nBa - nBa(HCO3)2 = 0,12 - 0,04 = 0,08.
BT nguyên tố C: nNaHCO3 = Tổng nC - nBaCO3 - 2×nBa(HCO3)2 = 0,3 - 0,08 - 0,04×2 = 0,14.
→ Tổng nNa = 0,14.
* Áp dụng bảo toàn electron: nNa + 2×nBa = 2nO + 2nH2
Thay số → nO = 0,14 mol.
mX = mNa + mBa + mO = 0,14×23 + 0,12×137 + 0,14×16 = 21,9 gam.
→ Chọn đáp án C.
Câu 40 [352136]: Policaproamit (viết tắt là PCA) là một polime được điều chế từ axit ε-aminocaproic, có màu trắng, không mùi. PCA là một trong các polime tốt nhất được biết đến, nó được đặc trưng bởi khả năng chống mài mòn và va đập cơ học. PCA vô hại về mặt sinh lý học và đang được nghiên cứu trên cơ thể con người. Ngoài ra, PCA còn được dùng để sản xuất thảm, dây lốp, quần áo, hàng dệt kim, vải bọc, dù, dây thừng, dây an toàn.
Cho các phát biểu sau:
(a) PCA thuộc loại poliamit.
(b) PCA và axit ε-aminocaproic có số nguyên tử cacbon giống nhau.
(c) Tơ được chế tạo từ PCA thuộc loại tơ nhân tạo.
(d) Trong một mắt xích PCA, phần trăm khối lượng cacbon là 63,72%.
(e) Phản ứng tổng hợp PCA từ axit ε-aminocaproic là phản ứng trùng hợp.
Số phát biểu đúng là
Cho các phát biểu sau:
(a) PCA thuộc loại poliamit.
(b) PCA và axit ε-aminocaproic có số nguyên tử cacbon giống nhau.
(c) Tơ được chế tạo từ PCA thuộc loại tơ nhân tạo.
(d) Trong một mắt xích PCA, phần trăm khối lượng cacbon là 63,72%.
(e) Phản ứng tổng hợp PCA từ axit ε-aminocaproic là phản ứng trùng hợp.
Số phát biểu đúng là
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 1.
✔️ (a) Đúng vì Policaproamit chứa liên kết CO-NH (liên kết amit).
❌ (b) Sai vì Policaproamit [NH-(CH2)5-CO]n có 6n nguyên tử C còn ε-aminocaproic có 6 nguyên tử C.
❌ (c) Sai vì tơ được chế tạo từ PCA thuộc loại tơ tổng hợp, không phải tơ nhân tạo (bán tổng hợp).
✔️ (d) Đúng vì 1 mắt xích PCA là [NH-(CH2)5-CO].
→
❌ (e) Sai vì phản ứng tổng hợp PCA từ axit ε-aminocaproic sẽ tách ra các phân tử H2O → Phản ứng trùng ngưng.
❌ (b) Sai vì Policaproamit [NH-(CH2)5-CO]n có 6n nguyên tử C còn ε-aminocaproic có 6 nguyên tử C.
❌ (c) Sai vì tơ được chế tạo từ PCA thuộc loại tơ tổng hợp, không phải tơ nhân tạo (bán tổng hợp).
✔️ (d) Đúng vì 1 mắt xích PCA là [NH-(CH2)5-CO].
→
❌ (e) Sai vì phản ứng tổng hợp PCA từ axit ε-aminocaproic sẽ tách ra các phân tử H2O → Phản ứng trùng ngưng.