Đáp án
1C
2A
3C
4C
5D
6C
7A
8D
9A
10B
11C
12A
13B
14C
15A
16C
17D
18B
19C
20B
21B
22A
23B
24C
25A
26C
27D
28A
29D
30A
31D
32B
33D
34D
35C
36D
37C
38D
39C
40B
Đáp án Đề minh họa số 11 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Hóa học
Câu 1 [58065]: Kim loại không tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 là
A, Fe.
B, Cu.
C, Ag.
D, Al.
Câu 2 [224900]: Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại Al với khí clo là
A, AlCl3.
B, Al(OH)3.
C, Al2Cl3.
D, Al3Cl2.
HD: Nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với clo:
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 (nhôm clorua).
⇝ Chọn đáp án A. ♥
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 (nhôm clorua).
⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 3 [24319]: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2?
A, Xenlulozơ.
B, Tinh bột.
C, Protein.
D, Chất béo.
Giải: Vì protein được tạo thành từ các gốc α–Amino axit
⇒ Thành phần phân tử chứa C, H, O và N
⇒ Khi đốt cháy protein ta sẽ thu được khí N2.
⇒ Chọn C
⇒ Thành phần phân tử chứa C, H, O và N
⇒ Khi đốt cháy protein ta sẽ thu được khí N2.
⇒ Chọn C
Câu 4 [59271]: Để bảo vệ chân cầu bằng sắt ngâm trong nước sông, người ta gắn vào chân cầu (phần ngập trong nước) những thanh kim loại nào sau đây?
A, Pb.
B, Cu.
C, Zn.
D, Sn.
HD:
Để Fe không bị ăn mòn điện hóa trước thì kim loại gắn vào phải mạnh hơn Fe ⇒ Zn thỏa mãn.
Để Fe không bị ăn mòn điện hóa trước thì kim loại gắn vào phải mạnh hơn Fe ⇒ Zn thỏa mãn.
Câu 5 [973511]: Ở nhiệt độ thường, đung dịch Ba(HCO3)2 loãng tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A, KCl.
B, KNO3.
C, NaCl.
D, Na2CO3.
HD: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch:
Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaHCO3.
Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaHCO3.
Câu 6 [62464]: Để loại bỏ lớp sắt mỏng trên bề mặt một vật bằng đồng, có thể ngâm vật đó trong lượng (dư) dung dịch
A, FeCl2.
B, FeCl3.
C, HCl.
D, NaOH.
Giải:
Muốn loại bỏ Fe lẫn trong Cu thì ta phải dùng một dung dịch phản ứng được với Fe nhưng không phản ứng với Cu.
FeCl2 không phản ứng với cả 2 loại A
FeCl3 phản ứng với cả 2 loai B
HCl chỉ phản ứng với Fe, không phản ứng với Cu Chọn
NaOH không phản ứng với cả 2 loại D
Đáp án C.
Muốn loại bỏ Fe lẫn trong Cu thì ta phải dùng một dung dịch phản ứng được với Fe nhưng không phản ứng với Cu.
FeCl2 không phản ứng với cả 2 loại A
FeCl3 phản ứng với cả 2 loai B
HCl chỉ phản ứng với Fe, không phản ứng với Cu Chọn
NaOH không phản ứng với cả 2 loại D
Đáp án C.
Câu 7 [59804]: Kim loại thuộc nhóm IA là
A, Li.
B, Cu.
C, Ag.
D, H.
HD:
H là phi kim.
Cu, Ag là kim loại thuộc nhóm IB.
Li là kim loại thuộc nhóm IA.
H là phi kim.
Cu, Ag là kim loại thuộc nhóm IB.
Li là kim loại thuộc nhóm IA.
Câu 8 [339056]: Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH2CH3. Tên gọi của X là
A, propyl axetat.
B, etyl axetat.
C, metyl fomat.
D, etyl propionat.
HD: • Gốc ankyl: CH3CH2– có tên là etyl.
• gốc muối CH3CH2COO– có tên là propionat.
⇒ Ghép lại thành tên este tương ứng là etyl propionat ⇝ Chọn đáp án D. ♠
• gốc muối CH3CH2COO– có tên là propionat.
⇒ Ghép lại thành tên este tương ứng là etyl propionat ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 9 [59574]: Trong công nghiệp, các kim loại quý như Ag, Au được điều chế chủ yếu bằng phương pháp
A, thủy luyện.
B, nhiệt luyện.
C, điện phân nóng chảy.
D, điện phân dung dịch.
HD: ☆ Phương pháp thủy luyện dùng điều chế các kim loại quý như vàng, bạc. Thêm:
♦ Nhiệt luyện (dùng C, CO, H2 hoặc Al) để khử các oxit bazo của các kim loại ở nhiệt độ cao, dùng để sản xuất các kim loại từ trung bình đến yếu như Zn, Fe, Sn, Pb....
♦ Điện phân nóng chảy được dùng để điều chế các kim loại có tính khử mạnh (từ Li đến Al) từ các hợp chát nóng chảy của chúng như muối, oxit, bazo,...
♦ Điện phân dung dịch được dùng để điều chế những kim loại có tính khử yếu và trung bình.❒
♦ Nhiệt luyện (dùng C, CO, H2 hoặc Al) để khử các oxit bazo của các kim loại ở nhiệt độ cao, dùng để sản xuất các kim loại từ trung bình đến yếu như Zn, Fe, Sn, Pb....
♦ Điện phân nóng chảy được dùng để điều chế các kim loại có tính khử mạnh (từ Li đến Al) từ các hợp chát nóng chảy của chúng như muối, oxit, bazo,...
♦ Điện phân dung dịch được dùng để điều chế những kim loại có tính khử yếu và trung bình.❒
Câu 10 [310739]: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A, Tơ visco.
B, Tơ nitron.
C, Tơ nilon-6,6.
D, Tơ xenlulozơ axetat.
HD: ☆ Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic thu được nilon-6,6 là một loại tơ poliamit:
Tơ visco, xenlulozơ axetat là các loại tơ bán tổng hợp từ xenlulozơ.
Còn tơ nitron (tơ olon) là loại tơ được tổng hợp từ acrilonitrin bằng phản ứng trùng ngưng. ❒
Tơ visco, xenlulozơ axetat là các loại tơ bán tổng hợp từ xenlulozơ.
Còn tơ nitron (tơ olon) là loại tơ được tổng hợp từ acrilonitrin bằng phản ứng trùng ngưng. ❒
Câu 11 [679358]: Chất nào sau đây là muối axit?
A, CuSO4.
B, Na2CO3.
C, NaH2PO4.
D, NaNO3.
HD: Muối axit là muối có gốc anion còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+.
→ Chỉ có muối natri đihiđrophotphat NaH2PO4 thỏa mãn yêu cầu.
→ Chỉ có muối natri đihiđrophotphat NaH2PO4 thỏa mãn yêu cầu.
Câu 12 [61783]: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A, Al.
B, Na.
C, Mg.
D, Cu.
Giải: Quặng boxit là Al2O3.2H2O ⇒ dùng để sản xuất Al ⇒ chọn A.
Câu 13 [679539]: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là
A, Cl2.
B, CH4.
C, CO2.
D, N2.
HD: Biogas hay khí sinh học là hỗn hợp khí methane (CH4) và một số khí khác phát sinh từ sự phân huỷ các vật chất hữu cơ. Thành phần chính của biogas là CH4 (50,60%) và CO2 (30%) còn lại là các chất khác như hơi nước N2, O2, H2S, CO … ⇒ Chất dễ cháy trong khí biogas được nhắc đến rõ là CH4 (metan) rồi.
Câu 14 [343818]: Chất nào sau đây không phải axit béo?
A, Axit oleic.
B, Axit stearic.
C, Axit axetic.
D, Axit panmitic.
HD: Chương trình học 4 axit béo gồm:
• axit stearic: C17H35COOH; • axit oleic: C17H33COOH;
• axit linoleic: C17H31COOH; • axit panmitic: C15H31COOH.
⇝ Axit axetic: CH3COOH không phải là axit béo.
• axit stearic: C17H35COOH; • axit oleic: C17H33COOH;
• axit linoleic: C17H31COOH; • axit panmitic: C15H31COOH.
⇝ Axit axetic: CH3COOH không phải là axit béo.
Câu 15 [60923]: Kim loại nào sau đây tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên?
A, vàng.
B, cacbon.
C, natri.
D, nhôm.
HD:
Cacbon có ở dạng đơn chất trong tự nhiên, nhưng cacbon là phi kim.
Vàng có tính khử yếu, bền trong môi trường nên có thể tồn tại dạng đơn chất trong tự nhiên.
Natri và nhôm là các kim loại có tính khử mạnh, trong tự nhiên tồn tại ở dạng hợp chất.
Cacbon có ở dạng đơn chất trong tự nhiên, nhưng cacbon là phi kim.
Vàng có tính khử yếu, bền trong môi trường nên có thể tồn tại dạng đơn chất trong tự nhiên.
Natri và nhôm là các kim loại có tính khử mạnh, trong tự nhiên tồn tại ở dạng hợp chất.
Câu 16 [679850]: Chất nào sau đây có một liên kết ba trong phân tử?
A, Methane.
B, Ethylene.
C, Acetylene.
D, Benzene.
HD: Phân tích các đáp án:
Câu 17 [906739]: Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử alanin là
A, 3.
B, 4.
C, 2.
D, 1.
HD: Cấu tạo của alanin:
⇒ Số nhóm cacboxyl (COOH) tương ứng là 1.
⇒ Số nhóm cacboxyl (COOH) tương ứng là 1.
Câu 18 [311336]: Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?
A, Cr2(SO4)3.
B, CrO3.
C, Cr(OH)2.
D, NaCrO2.
HD: Số oxi hóa của crom trong các hợp chất:
⇝ Nguyên tố crom có số oxi hóa +3 trong hợp chất CrO3 (crom(VI) oxit). ❒
Hợp chất | Cr2(SO4)3 | CrO3 | Cr(OH)2 | NaCrO2 |
Số oxi hóa của crom | +3 | +6 | +2 | +2 |
Câu 19 [982225]: Kim loại nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?
A, Au.
B, Ag.
C, Na.
D, Cu.
HD: Bài học về kim loại tác dụng với nước:
⇒ đáp án thoả mãn là C. Na. Phản ứng: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.
⇒ đáp án thoả mãn là C. Na. Phản ứng: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.
Câu 20 [14397]: Khi thủy phân saccarozơ thì thu được sản phẩm là
A, ancol etylic.
B, glucozơ và fructozơ.
C, glucozơ.
D, fructozơ.
HD: Thủy phân saccarozơ thu được glucozơ và fructozơ:
❒
❒
Câu 21 [116799]: Để hòa tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 cần vừa đủ 700 ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối. Giá trị của m là
A, 93,0.
B, 80,4.
C, 67,8.
D, 91,6.
Giải: Tăng giảm KL: m = 24,4 + 0,7 × (96 – 16) = 80,4 gam.
Câu 22 [14963]: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A, Poli(etylen terephtalat) và poli(vinyl axetat) đều là polieste.
B, Bông và tơ tằm đều là tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo).
C, Policaproamit và poliacrilonitrin đều có chứa nguyên tố oxi.
D, Xenlulozơ trinitrat được dùng để sản xuất tơ nhân tạo.
HD: Xem xét các phát biểu:
☑ A. đúng.! Xem lại phân tích ở ID = 577752
☒ B. sai vì bông và tơ tằm là đều thuộc loại polime thiên nhiên.
☒ C. sai vì poliacrilonitrin tạo từ monome CH2CH(CN) không chứa nguyên tố oxi.
☒ D. sai vì xenlulozơ trinitrat dùng sản xuất thuốc súng không khói. ❒
☑ A. đúng.! Xem lại phân tích ở ID = 577752
☒ B. sai vì bông và tơ tằm là đều thuộc loại polime thiên nhiên.
☒ C. sai vì poliacrilonitrin tạo từ monome CH2CH(CN) không chứa nguyên tố oxi.
☒ D. sai vì xenlulozơ trinitrat dùng sản xuất thuốc súng không khói. ❒
Câu 23 [13529]: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A, Cho Fe vào dung dịch FeCl3.
B, Cho BaSO4 vào dung dịch HCl loãng.
C, Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH.
D, Cho CaO vào dung dịch HCl.
Giải: Vì BaSO4 là 1 kết tủa bên và k tan lại trong axit HCl
⇒ Phản ứng giữa BaSO4 và HCl không xảy ra ⇒ Chọn B
⇒ Phản ứng giữa BaSO4 và HCl không xảy ra ⇒ Chọn B
Câu 24 [311851]: Đốt cháy hoàn toàn một lượng saccarozơ cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A, 6,72.
B, 3,36.
C, 8,96.
D, 13,44.
HD: Saccarozơ C12H22O11 ⇥ dạng cacbohiđrat là C12(H2O)11.
Đốt cháy cacbohiđrat: H2O không cần oxi để đốt
⇝ thực chất O2 dùng để đốt C: C12 + 12O2 → 12CO2
⇒ nCO2 = nO2 cần đốt = 0,4 mol ⇒ V = 8,96 lít. ❒
Đốt cháy cacbohiđrat: H2O không cần oxi để đốt
⇝ thực chất O2 dùng để đốt C: C12 + 12O2 → 12CO2
⇒ nCO2 = nO2 cần đốt = 0,4 mol ⇒ V = 8,96 lít. ❒
Câu 25 [679448]: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,2 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là
A, C2H7N.
B, C4H11N.
C, C2H5N.
D, C4H9N.
HD: Combo amino no, đơn chức, mạch hở ⇝ CTPT của X có dạng CnH2n + 3N.
☆ Giải đốt: CnH2n + 3N + O2 ––to→ 0,2 mol CO2 + ? mol H2O + 0,05 mol N2.
⇒ namin X = 2nN2 = 0,1 mol ⇒ n = 0,2 ÷ 0,1 = 2.
⇝ Công thức phân tử của X là C2H7N ⇝ Chọn đáp án A. ♥
☆ Giải đốt: CnH2n + 3N + O2 ––to→ 0,2 mol CO2 + ? mol H2O + 0,05 mol N2.
⇒ namin X = 2nN2 = 0,1 mol ⇒ n = 0,2 ÷ 0,1 = 2.
⇝ Công thức phân tử của X là C2H7N ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 26 [13449]: Y là một polisaccarit chiếm khoảng 70–80% khối lượng của tinh bột, phân tử có cấu trúc mạch cacbon phân nhánh và xoắn lại thành hình lò xo. Gạo nếp sở dĩ dẻo hơn và dính hơn gạo tẻ vì thành phần có chứa nhiều Y hơn. Tên gọi của Y là
A, glucozơ.
B, amilozơ.
C, amilopectin.
D, saccarozơ.
HD: amilozơ vs amilopectin là 2 thành phần trong tinh bột.
Xét về chữ: aminlozơ ngắn gọn - đơn giản hơn amilopectin
⇝ amilozơ mạch đơn giản là không phân nhánh
còn amilopectin phức tạp hơn, có mạch cacbon phân nhánh
⇝ Y là amilopectin. ❒
Xét về chữ: aminlozơ ngắn gọn - đơn giản hơn amilopectin
⇝ amilozơ mạch đơn giản là không phân nhánh
còn amilopectin phức tạp hơn, có mạch cacbon phân nhánh
⇝ Y là amilopectin. ❒
Câu 27 [275046]: Đốt cháy 5,4 gam kim loại M (có hóa trị không đổi) trong 1,4 lít khí O2 đến phản ứng hoàn toàn được chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc, kim loại M là
A, Al.
B, Ca.
C, Zn.
D, Mg.
Đáp án: D
Câu 28 [275047]: Xà phòng hóa este X có công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch NaOH dư thu được muối Y và ancol Z (bậc II). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A, HCOOCH(CH3)2.
B, CH3CH2COOCH3.
C, CH3COOC2H5.
D, HCOOCH2CH2CH3.
Đáp án: A
Câu 29 [679807]: Cho lượng dư Fe lần lượt tác dụng với các dung dịch: CuSO4, HCl, AgNO3, H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp sinh ra muối sắt(II) là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
HD: Các phản ứng xảy ra:
✔️ Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
✔️ Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
✔️ Fe + 2AgNO3 → FeSO4 + 2Ag↓.
✔️ Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑.
Trộm nghĩ: sử dụng Fe dư ở đây thì nếu xảy ra phản ứng luôn thu được sắt(II) thôi, sắt(III) sao mà có được nhỉ (Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+).
⇝ Cả 4/4 trường hợp thoả mãn yêu cầu sinh ra muối sắt(II).
✔️ Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
✔️ Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
✔️ Fe + 2AgNO3 → FeSO4 + 2Ag↓.
✔️ Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑.
Trộm nghĩ: sử dụng Fe dư ở đây thì nếu xảy ra phản ứng luôn thu được sắt(II) thôi, sắt(III) sao mà có được nhỉ (Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+).
⇝ Cả 4/4 trường hợp thoả mãn yêu cầu sinh ra muối sắt(II).
Câu 30 [275049]: Thủy phân hoàn toàn 14,8 gam este đơn chức X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 16,4 gam muối Y và m gam ancol Z. Giá trị của m là
A, 6,4.
B, 4,6.
C, 3,2.
D, 9,2.
Đáp án: A
Câu 31 [312196]: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo và protein có cùng thành phần nguyên tố.
(b) Nước mía và nước ép củ cải đường có chứa nhiều saccarozơ.
(c) Các amin bậc một đều có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
(d) Thủy phân metyl acrylat thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc.
(e) Poli(phenol fomanđehit) và polistiren đều có chứa vòng benzen.
Số phát biểu đúng là
(a) Chất béo và protein có cùng thành phần nguyên tố.
(b) Nước mía và nước ép củ cải đường có chứa nhiều saccarozơ.
(c) Các amin bậc một đều có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
(d) Thủy phân metyl acrylat thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc.
(e) Poli(phenol fomanđehit) và polistiren đều có chứa vòng benzen.
Số phát biểu đúng là
A, 5.
B, 4.
C, 3.
D, 2.
HD: Xem xét - phân tích các phát biểu:
☒ (a) sai vì protein thành phần nguyên tố có N, còn chất béo thì không.
☑ (b) đúng ⇒ saccarozơ còn được biết đến là đường mía, hay đường củ cải.
☒ (c) sai vì như anilin C6H5NH2 là amin bậc I nhưng có lực bazơ < NH3.
☒ (d) sai vì metyl acrylat: CH2=CHCOOCH3 + H2O ⇄ CH2=CHCOOH + CH3OH
cả hai sản phẩm thu được là axit acrylic và ancol metylic đều không tráng bạc được.
☑ (e) đúng. stiren C6H5CH=CH2 và phenol C6H5OH đều chứa vòng benzen.
⇝ Như vậy, chỉ có 2 phát biểu đúng. ❒
☒ (a) sai vì protein thành phần nguyên tố có N, còn chất béo thì không.
☑ (b) đúng ⇒ saccarozơ còn được biết đến là đường mía, hay đường củ cải.
☒ (c) sai vì như anilin C6H5NH2 là amin bậc I nhưng có lực bazơ < NH3.
☒ (d) sai vì metyl acrylat: CH2=CHCOOCH3 + H2O ⇄ CH2=CHCOOH + CH3OH
cả hai sản phẩm thu được là axit acrylic và ancol metylic đều không tráng bạc được.
☑ (e) đúng. stiren C6H5CH=CH2 và phenol C6H5OH đều chứa vòng benzen.
⇝ Như vậy, chỉ có 2 phát biểu đúng. ❒
Câu 32 [679459]: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung nóng Cu(NO3)2.
(b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng.
(g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
(a) Nung nóng Cu(NO3)2.
(b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng.
(g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A, 4.
B, 5.
C, 6.
D, 2.
HD: Các phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm:
✔️ (a) 2Cu(NO3)2 ––to→ 2CuO + 4NO2↑ + O2↑.
✔️ (b) 2Fe(OH)2 + 4H2SO4 (đặc) ––to→ Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 6H2O.
❌ (c) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
✔️ (d) 2KHSO4 + 2NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O.
✔️ (e) 3Fe2+ + 4H+ + NO3– → 3Fe3+ + NO↑ + H2O.
✔️ (g) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑.
⇝ có 5/6 thí nghiệm thoả mãn sinh ra chất khí ⇝ Chọn đáp án B. ♦
✔️ (a) 2Cu(NO3)2 ––to→ 2CuO + 4NO2↑ + O2↑.
✔️ (b) 2Fe(OH)2 + 4H2SO4 (đặc) ––to→ Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 6H2O.
❌ (c) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
✔️ (d) 2KHSO4 + 2NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O.
✔️ (e) 3Fe2+ + 4H+ + NO3– → 3Fe3+ + NO↑ + H2O.
✔️ (g) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑.
⇝ có 5/6 thí nghiệm thoả mãn sinh ra chất khí ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 33 [276557]: Trộn 400 gam một loại phân bón X có chứa a% muối (NH4)2HPO4 với 100 gam phân bón Y chứa b% muối KNO3 thu được hỗn hợp Z là loại phân bón NPK và các tạp chất không chứa nguyên tố dinh dưỡng. Phân bón Z có độ dinh dưỡng theo đạm và kali lần lượt là 13,3% và 7,05%. Tỉ lệ a : b có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A, 0,75.
B, 1,33.
C, 1,5.
D, 0,87.
HD: 400 gam X + 100 gam Y ⇝ thu được 500 gam Z.
• Độ dinh dưỡng của phân kali là %mK2O = 7,05%
⇒ mK2O = 7,05 × 500 ÷ 100 = 35,25 gam.
⇒ nK2O = 0,375 mol ⇒ nK = 0,75 mol ⇒ nKNO3 = 0,75 mol.
Theo đó, b% = %mKNO3 = 0,75 × 101 ÷ 100 × 100% = 75,75%.
• Độ dinh dưỡng của phân đạm là %mN trong Z = 13,3%
⇒ mN trong Z = 66,5 gam ⇒ nN trong Z = 4,75 mol.
Lại có trong Y chứa 0,75 mol N ⇒ trong X chứa 4 mol N ⇒ n(NH4)2HPO4 = 2,0 mol.
Theo đó: a% = %m(NH4)2HPO4 = 2 × 132 ÷ 400 × 100% = 66%.
Vậy yêu cầu giá trị tỉ lệ a : b = 66 ÷ 75,75 ≈ 0,87 ⇝ Chọn đáp án D. ♠
• Độ dinh dưỡng của phân kali là %mK2O = 7,05%
⇒ mK2O = 7,05 × 500 ÷ 100 = 35,25 gam.
⇒ nK2O = 0,375 mol ⇒ nK = 0,75 mol ⇒ nKNO3 = 0,75 mol.
Theo đó, b% = %mKNO3 = 0,75 × 101 ÷ 100 × 100% = 75,75%.
• Độ dinh dưỡng của phân đạm là %mN trong Z = 13,3%
⇒ mN trong Z = 66,5 gam ⇒ nN trong Z = 4,75 mol.
Lại có trong Y chứa 0,75 mol N ⇒ trong X chứa 4 mol N ⇒ n(NH4)2HPO4 = 2,0 mol.
Theo đó: a% = %m(NH4)2HPO4 = 2 × 132 ÷ 400 × 100% = 66%.
Vậy yêu cầu giá trị tỉ lệ a : b = 66 ÷ 75,75 ≈ 0,87 ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 34 [352914]: Chất béo là thực phẩm quan trọng. Thiếu chất béo cơ thể bị suy nhược, thừa chất béo dễ bị bệnh béo phì, tim mạch. Một loại dầu thực vật T chứa chất béo X và một lượng nhỏ axit panmitic, axit oleic (tỉ lệ mol của X và axit tương ứng là 10:1). Cho m gam T phản ứng hết với dung dịch NaOH dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 90,032 gam chất rắn khan Y chỉ chứa 3 chất. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được Na2CO3, 4,994 mol CO2 và 4,922 mol H2O. Biết 1 gam chất béo X cung cấp khoảng 9 kcal. Số kcal mà chất béo có trong m gam đầu T cung cấp gần nhất với giá trị nào sau đây?
A, 772,0.
B, 774,0.
C, 775,0.
D, 750,0.
Đáp án: D
Câu 35 [275379]: Bình “ga” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí “ga” của hộ gia đình Y là 10.000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 67,3%. Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình Y sử dụng hết bình ga trên?
A, 30 ngày.
B, 60 ngày.
C, 40 ngày.
D, 20 ngày.
HD: Lấy 5 mol khí bình ga ⇝ tương ứng có 2 mol propan và 3 mol butan.
Theo giả thiết:
• Đốt 2 mol propan tỏa ra 2 × 2220 kJ = 4440 kJ.
• Đốt 3 mol butan tỏa ra 3 × 2850 kJ = 8550 kJ.
⇒ Tổng đốt 5 mol khí tỏa ra 12990 kJ.
Lại có hộ gia đình Y cần 10000 kJ dùng cho 1 ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 67,3%.
⇒ 5 mol khí dùng được trong 12990 × 0,673 ÷ 10000 = 0,874227 ngày.
Lại có 5 mol khí nặng 2 × 44 + 3 × 58 = 262 gam = 0,262 kg.
⇒ bình ga 12 kg dùng được trong 12 ÷ 0,262 × 0,874227 = 40 ngày.
Theo giả thiết:
• Đốt 2 mol propan tỏa ra 2 × 2220 kJ = 4440 kJ.
• Đốt 3 mol butan tỏa ra 3 × 2850 kJ = 8550 kJ.
⇒ Tổng đốt 5 mol khí tỏa ra 12990 kJ.
Lại có hộ gia đình Y cần 10000 kJ dùng cho 1 ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 67,3%.
⇒ 5 mol khí dùng được trong 12990 × 0,673 ÷ 10000 = 0,874227 ngày.
Lại có 5 mol khí nặng 2 × 44 + 3 × 58 = 262 gam = 0,262 kg.
⇒ bình ga 12 kg dùng được trong 12 ÷ 0,262 × 0,874227 = 40 ngày.
Câu 36 [233901]: Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeS2. Nung 19,36 gam E trong bình kín chứa 0,245 mol O2 thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,15 mol khí SO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 5,84% thu được 1,68 lít khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 102,3 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A, 3,82%.
B, 3,54%.
C, 4,14%.
D, 4,85%.
HD: 19,36 gam E + 0,245 mol O2 → X + 0,15 mol SO2.
⇒ BTKL ta có ngay mX = 19,36 + 0,245 × 32 – 0,15 × 64 = 17,6 gam.
Xét toàn bộ quá trình X (Fe; O) + HCl, sau đó AgNO3 dư → (Ag; AgCl)↓ + Fe(NO3)3 + H2↑ + H2O.
Gọi nFe/X = a mol và nO/X = b mol thì 56a + 16b = 17,6.
Bảo toàn electron: 3nFe = 2nH2 + 2nO/X + nAg ⇒ nAg = (3a – 2b – 0,15) mol.
Lại có nH2O = b mol ⇒ nHCl = (2b + 0,15) mol theo bảo toàn O và H.
⇒ nAgCl = nCl– = (2b + 0,15) mol ⇒ ∑m↓ = 143,5 × (2b + 0,15) + 108 × (3a – 2b – 0,15) = 102,3.
⇒ Giải hệ các phương trình ta được: a = 0,25 mol và b = 0,225 mol.
Vậy, kết tủa gồm 0,15 mol Ag và 0,6 mol AgCl.
⇒ Trực tiếp sinh ra Ag là do 0,15 mol FeCl2 trong Y.
Lại có ∑nHCl = 0,6 mol ⇒ mdung dịch HCl = 375 gam.
⇒ mdung dịch Y = mdung dịch HCl + mX – mH2↑ = 392,45 gam.
⇒ Yêu cầu C%mFeCl2 trong Y = 0,15 × 127 ÷ 392,45 × 100% ≈ 4,85%.
⇒ BTKL ta có ngay mX = 19,36 + 0,245 × 32 – 0,15 × 64 = 17,6 gam.
Xét toàn bộ quá trình X (Fe; O) + HCl, sau đó AgNO3 dư → (Ag; AgCl)↓ + Fe(NO3)3 + H2↑ + H2O.
Gọi nFe/X = a mol và nO/X = b mol thì 56a + 16b = 17,6.
Bảo toàn electron: 3nFe = 2nH2 + 2nO/X + nAg ⇒ nAg = (3a – 2b – 0,15) mol.
Lại có nH2O = b mol ⇒ nHCl = (2b + 0,15) mol theo bảo toàn O và H.
⇒ nAgCl = nCl– = (2b + 0,15) mol ⇒ ∑m↓ = 143,5 × (2b + 0,15) + 108 × (3a – 2b – 0,15) = 102,3.
⇒ Giải hệ các phương trình ta được: a = 0,25 mol và b = 0,225 mol.
Vậy, kết tủa gồm 0,15 mol Ag và 0,6 mol AgCl.
⇒ Trực tiếp sinh ra Ag là do 0,15 mol FeCl2 trong Y.
Lại có ∑nHCl = 0,6 mol ⇒ mdung dịch HCl = 375 gam.
⇒ mdung dịch Y = mdung dịch HCl + mX – mH2↑ = 392,45 gam.
⇒ Yêu cầu C%mFeCl2 trong Y = 0,15 × 127 ÷ 392,45 × 100% ≈ 4,85%.
Câu 37 [275381]: Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic đơn chức X, ancol no đa chức Y và chất Z là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa X với Y. Trong E, số mol của X lớn hơn số mol của Y. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 0,5 mol E phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 3,36 lít khí CO2 (ở đktc).
Thí nghiệm 2: Cho 0,5 mol E vào dung dịch NaOH dư, đun nóng thì có 0,65 mol NaOH phản ứng và thu được 32,2 gam ancol Y.
Thí nghiệm 3: Đốt cháy 0,5 mol E bằng O2 dư thu được 3,65 mol CO2 và 2,85 mol H2O.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Z trong E là
Thí nghiệm 1: Cho 0,5 mol E phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 3,36 lít khí CO2 (ở đktc).
Thí nghiệm 2: Cho 0,5 mol E vào dung dịch NaOH dư, đun nóng thì có 0,65 mol NaOH phản ứng và thu được 32,2 gam ancol Y.
Thí nghiệm 3: Đốt cháy 0,5 mol E bằng O2 dư thu được 3,65 mol CO2 và 2,85 mol H2O.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Z trong E là
A, 73,86%.
B, 71,24%.
C, 72,06%.
D, 74,68%.
Đáp án: C
Câu 38 [352915]: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2, CuSO4 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện không đổi 4A. Kết quả điện phân được ghi trong bảng sau:
Giá trị của t là
Giá trị của t là
A, 3860.
B, 4825.
C, 2895.
D, 3474.
Đáp án: D
Câu 39 [981815]: Cho sơ đồ chuyển hóa:
NaHCO3 + X → E; E + Y → NaHCO3;
NaHCO3 + X → F; F + Z → NaHCO3.
Biết: X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
NaHCO3 + X → E; E + Y → NaHCO3;
NaHCO3 + X → F; F + Z → NaHCO3.
Biết: X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A, Ca(OH)2, HCl, NaOH.
B, HCl, NaOH, CO2.
C, Ba(OH)2, CO2, HCl.
D, NaOH, CO2, HCl.
HD: NaHCO3 phản ứng với HCl hay NaOH chỉ theo 1 tỉ lệ nên loại nhanh đáp án B và D.
Trường hợp A và C giống nhau, dạng M(OH)2 với NaHCO3:
• M(OH)2 + NaHCO3 → MCO3↓ + NaOH + H2O.
• M(OH)2 + 2NaHCO3 → MCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O.
chú ý ở A và C, chất Y và Z đều không chứa Na nên rõ E và F phải là hợp chất của Na
⇒ E và F là một trong hai chất NaOH và Na2CO3.
Hai chất này đều không phản ứng với NaOH nên loại ngay đáp án A. Vậy C đúng.
Các phản ứng xảy ra từ đầu đến cuối như sau:
• Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3↓ + NaOH (E) + H2O.
• Ba(OH)2 + 2NaHCO3 → MCO3↓ + Na2CO3 (F) + 2H2O.
• CO2(Y) + NaOH (E) → NaHCO3.
• HCl (Z) + Na2CO3 (F) → NaCl + NaHCO3 (cho rất từ từ HCl vào Na2CO3).
Trường hợp A và C giống nhau, dạng M(OH)2 với NaHCO3:
• M(OH)2 + NaHCO3 → MCO3↓ + NaOH + H2O.
• M(OH)2 + 2NaHCO3 → MCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O.
chú ý ở A và C, chất Y và Z đều không chứa Na nên rõ E và F phải là hợp chất của Na
⇒ E và F là một trong hai chất NaOH và Na2CO3.
Hai chất này đều không phản ứng với NaOH nên loại ngay đáp án A. Vậy C đúng.
Các phản ứng xảy ra từ đầu đến cuối như sau:
• Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3↓ + NaOH (E) + H2O.
• Ba(OH)2 + 2NaHCO3 → MCO3↓ + Na2CO3 (F) + 2H2O.
• CO2(Y) + NaOH (E) → NaHCO3.
• HCl (Z) + Na2CO3 (F) → NaCl + NaHCO3 (cho rất từ từ HCl vào Na2CO3).
Câu 40 [982257]: Cho các sơ đồ phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol:
E + 2NaOH → Y + 2Z;
F + 2NaOH → Y + T + H2O.
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C4H6O4, được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất T có nhiệt độ sôi cao hơn axit axetic.
(b) Đun nóng Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170°C, thu được anken.
(c) Chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Chất Y là muối của axit cacboxylic hai chức, mạch hở.
(đ) Chất F tác dụng với dung dịch NaHCO3, sinh ra khí CO2.
Số phát biểu đúng là
E + 2NaOH → Y + 2Z;
F + 2NaOH → Y + T + H2O.
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C4H6O4, được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất T có nhiệt độ sôi cao hơn axit axetic.
(b) Đun nóng Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170°C, thu được anken.
(c) Chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Chất Y là muối của axit cacboxylic hai chức, mạch hở.
(đ) Chất F tác dụng với dung dịch NaHCO3, sinh ra khí CO2.
Số phát biểu đúng là
A, 3.
B, 2.
C, 5.
D, 4.
HD: Ta có CE = CY + 2CZ = 4 ⇒ CY = 2; CZ = 1 tương ứng Z là CH3OH và Y là (COONa)2.
CF = CY + CT = 4 ⇒ CT = 2 ⇒ T là C2H5OH.
Vậy cấu tạo E là (COOCH3)2 còn F là HOOCCOOC2H5.
⇝ Phân tích các phát biểu tương ứng:
❌ (a) sai vì T là C2H5OH có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic CH3COOH (so sánh cùng số C).
❌ (b) sai vì Z là CH3OH là ancol có 1C không tách nước được để tạo anken.
❌ (c) sai vì E là (COOCH3)2 không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
✔️ (d) đúng vì axit tạo muối Y là axit oxalic (COOH)2 (đúng hai chức, mạch hở).
✔️ (e) đúng vì F là tạp chức có chứa chức axit cacboxylic nên có phản ứng:
HOOCCOOC2H5 + NaHCO3 → NaOOCCOOC2H5 + CO2↑ + H2O.
⇝ Có 2/5 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án B. ♦
CF = CY + CT = 4 ⇒ CT = 2 ⇒ T là C2H5OH.
Vậy cấu tạo E là (COOCH3)2 còn F là HOOCCOOC2H5.
⇝ Phân tích các phát biểu tương ứng:
❌ (a) sai vì T là C2H5OH có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic CH3COOH (so sánh cùng số C).
❌ (b) sai vì Z là CH3OH là ancol có 1C không tách nước được để tạo anken.
❌ (c) sai vì E là (COOCH3)2 không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
✔️ (d) đúng vì axit tạo muối Y là axit oxalic (COOH)2 (đúng hai chức, mạch hở).
✔️ (e) đúng vì F là tạp chức có chứa chức axit cacboxylic nên có phản ứng:
HOOCCOOC2H5 + NaHCO3 → NaOOCCOOC2H5 + CO2↑ + H2O.
⇝ Có 2/5 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án B. ♦