Đáp án
1D
2B
3A
4C
5D
6D
7B
8B
9B
10C
11B
12B
13D
14D
15A
16C
17B
18B
19C
20D
21A
22A
23D
24A
25D
26D
27D
28D
29D
30C
31B
32C
33C
34C
35A
36C
37B
38C
39C
40A
Đáp án Đề minh họa số 13 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Hóa học
Câu 1 [679350]: Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch
A, HCl.
B, AgNO3.
C, CuSO4.
D, NaNO3.
Fe không phản ứng với muối NaNO3, còn lại đều có thể phản ứng:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ (kim loại tác dụng với axit).
Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3Ag↓. (dùng dư AgNO3).
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓ (kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối)
Câu 2 [973587]: Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?
A, Fe.
B, Al.
C, Cu.
D, Ag.
HD: kim loại Al vừa phản ứng được với dung dịch NaOH và HCl:
• 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + H2↑.
• 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑.
Câu 3 [15447]: Chất nào sau đây không phải amin bậc một?
A, C2H5NHCH3.
B, CH3NH2.
C, C6H5NH2.
D, C2H5NH2.
amin bậc 1 là amin chỉ có 1 nhóm hidrocacbon thay thế cho 1 H trong phân tử NH3
Câu 4 [15112]: Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những tấm kim loại
A, chì.
B, đồng.
C, kẽm.
D, bạc.
HD: ☆ Bảo vệ kim loại bằng phương pháp điện hóa: Gắn kim loại cần bảo vệ (Fe) với một kim loại mạnh hơn (Zn) để kim loại đó bị ăn mòn thay. ❒
Câu 5 [973546]: Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kểt tủa, vừa có khí thoát ra?
A, NaOH.
B, HCl.
C, Ca(OH)2.
D, H2SO4.
HD: Các phản ứng xảy ra khi cho Ba(HCO3)2 lần lượt phản ứng:
A. NaOH + Ba(HCO3)2 → NaOH + BaCO3↓ + H2O.
B. 2HCl + Ba(HCO3)2 → BaCl2 + 2CO2↑ + 2H2O.
C. Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2 → BaCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O.
✔️ D. H2SO4 + Ba(HCO3)2BaSO4↓ + 2CO2↑ + 2H2O.
Câu 6 [908872]: Cho FeO phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, tạo ra muối nào sau đây?
A, FeS.
B, Fe2(SO4)3.
C, FeSO3.
D, FeSO4.
HD: H2SO4 dùng loãng nên không xảy ra phản ứng oxi hoá khử:
FeO + H2SO4FeSO4 + H2O.
Câu 7 [311846]: Nhôm là kim loại phổ biến nhất trên vỏ Trái Đất. Trong bảng tuần hoàn, nhôm thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nhôm ở trạng thái cơ bản là
A, 3s23p3.
B, 3s23p1.
C, 3s23p4.
D, 3s23p5.
HD: Cấu hình electron của kim loại nhôm ở trạng thái cơ bản là: 1s22s22p63s23p1.
⇝ Lớp ngoài cùng có cấu tạo là 3s23p1. ❒
Câu 8 [906754]: Tên gọi của este CH3COOC2H5
A, etyl fomat.
B, etyl axetat.
C, metyl axetat.
D, metyl fomat.
HD: Phân tích các đáp án:
Tên gọi etyl fomat etyl axetat metyl axetat metyl fomat
Công thức HCOOC2H5CH3COOC2H5 CH3COOCH3 HCOOCH3
✔️
Câu 9 [679792]: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A, Mg.
B, Fe.
C, Na.
D, Al.
HD: Bài học về phương pháp nhiệt luyện:
ppnhietluyen.png
⇒ Trong 4 phương án, chỉ có đáp án B. Fe thoả mãn yêu cầu.
Câu 10 [21866]: Trùng hợp propilen thu được polime có tên gọi là
A, polietilen.
B, polistiren.
C, polipropilen.
D, poli(vinyl clorua).
HD:
Polime A. Polietilen. B. Polistiren. C. Polipropilen. D. Poli(vinyl clorua).
Monome tương ứng Etilen Stiren Propilen Vinyl clorua.
⇝ Trùng hợp propilen thu được polime là polipropilen. ❒
Câu 11 [341639]: Chất nào sau đây chứa liên kết ion trong phân tử?
A, H2SO4
B, NH4NO3
C, CH3OH
D, HCl
HD: muối amoni nitrat chứa liên kết ion trong phân tử (giữa NH4+ và NO3):
cautaoNH4NO3.png
Câu 12 [59385]: Điện phân dung dịch CaCl2, ở catot thu được khí
A, HCl.
B, H2.
C, O2.
D, Cl2.
Phản ứng điện phân dung dịch:
CaCl2 + 2H2O ––đpdd→ Ca(OH)2 + H2 (catot) + Cl2(anot).
⇒ ở catot xảy ra điện phân H2O và thu được khí H2 ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 13 [61581]: Khí thải công nghiệp và khí thải của động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa khí X. Khí X là một trong những khí chủ yếu gây ra hiện tượng mưa axit. Khí X là
A, CFC.
B, CO2.
C, CO.
D, SO2.
HD: Các loại nhiên liệu như than đá, dầu khí mà chúng ta đang dùng đều có chứa S và N. Khi cháy trong môi trường không khí có thành phần O2, chúng sẽ biến thành SO2 và NO2, rất dễ hòa tan trong nước. Trong quá trình mưa, dưới tác dụng của bức xạ môi trường, các oxit này sẽ phản ứng với hơi nước trong khí quyển để hình thành các axit như H2SO4, HNO3. Chúng lại rơi xuống mặt đất cùng với các hạt mưa hay lưu lại trong khí quyển cùng mây trên trời. Chính các axit này đã làm cho nước mưa có tính axit ⇝ hiện tượng mưa axit. ❒
muaaxit.png
Câu 14 [257322]: Chất nào sau đây là chất béo no?
A, Triolein.
B, Triaxetin.
C, Trilinolein.
D, Tristearin.
HD: Phân tích các đáp án:
Hợp chất A. Triolein. B. Triaxetin. C. Trilinolein. D. Tristearin.
Công thức (C17H33COO)3C3H5(CH3COO)3C3H5(C17H31COO)3C3H5(C17H35COO)3C3H5
► Triaxetin mặc dù no, nhưng nó không phải là chất béo.
Câu 15 [57352]: Nguyên tố nào sau đây có độ âm điện nhỏ nhất?
A, Na.
B, Mg.
C, Li.
D, Al.
HD Nguyên tố có độ âm điện nhỏ nhất là nguyên tố có năng lượng ion hóa nhỏ và thế điện cực chuẩn âm → Tính khử mạnh nhất → Na → Đáp án đúng là đáp án A
Câu 16 [341184]: Ancol nào sau đây là ancol bậc hai?
A, CH3CH2OH.
B, CH3OH.
C, C2H5CHOHCH3.
D, (CH3)2COHC2H5.
HD: Bậc ancol (một, hai hoặc ba) = Bậc nguyên tử cacbon đính với nhóm OH.
► Ancol đầu tiên trong dãy đồng đẳng là metanol (CH3–OH) được coi là ancol bậc một và có tính chất hóa học của ancol bậc một, mặc dù về hình thức là ancol “bậc không”.
⇒ Phân tích các đáp án:
Công thức A. CH3CH2OH. B. CH3OH. C. C2H5CHOHCH3. D. (CH3)2COHC2H5.
Bậc ancolmộtmộthai ba
✔️
Câu 17 [256987]: Phân tử amino axit nào sau đây có 3 nguyên tử cacbon?
A, Valin.
B, Alanin.
C, Glyxin.
D, Lysin.
HD: Phân tích các đáp án:
Amino axit A. Valin. B. Alanin. C. Glyxin. D. Lysin.
Cấu tạo H2NC4H8COOHH2NC2H4COOH H2NCH2COOH (H2N)2C5H9COOH
Tổng số C 5 (❌)3 (✔️) 2 (❌) 6 (❌)
Câu 18 [911509]: Nguyên tố crom có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?
A, Na2Cr2O7.
B, Cr2O3.
C, CrO.
D, Na2CrO4.
HD: Phân tích các đáp án:
Công thức A. Na2Cr2O7. B. Cr2O3. C. CrO. D. Na2CrO4.
số oxi hoá của crom+6+3 +2+6
Câu 19 [57728]: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A, Rb.
B, Na.
C, Fe.
D, Ca.
HD: Fe chỉ phản ứng với nước ở nhiệt độ cao (~570oC). Chọn C.

Câu 20 [24111]: Chất không tham gia phản ứng thủy phân là
A, saccarozơ.
B, protein.
C, tinh bột.
D, glucozơ.
HD: Phân tích các đáp án:
✔️ A. Saccarozơ bị thuỷ phân tạo glucozơ + fructozơ.
✔️ B. Protein thuỷ phân hoàn toàn thu được các α-amino axit.
✔️ C. Tinh bột thuỷ phân hoàn toàn thu được glucozơ.
D. Glucozo là monosaccarit ⇒ KHÔNG có phản ứng thủy phân.
Câu 21 [973514]: Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần trăm khối lượng của MgO trong X là
A, 20%.
B, 40%.
C, 60%.
D, 80%.
HD: ► Thật chú ý CO không khử được oxit MgO.
Phản ứng: CO + CuO ––to→ Cu + CO2↑.
Giả thiết nCO = 0,1 mol ⇒ nCuO = 0,1 mol ⇒ mCuO = 8,0 gam.
⇒ mMgO = 2,0 gam ⇝ Yêu cầu %mMgO trong X = 20% ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 22 [679760]: Phát biểu nào sau đây đúng?
A, Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B, Trùng hợp axit ε-aminocaproic thu được policaproamit.
C, Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
D, Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
HD: Phân tích các phát biểu: ► đúng sai nằm ở trùng hợp hay trùng ngưng mà thôi.!
✔️ A. đúng. Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp:
701071LG3.png
B. sai vì trùng ngưng axit ε-aminocaproic thu được policaproamit:
578024[LG].png
C. sai vì poli(etylen terephtalat) - tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng:
dieuchetolapsan.png
D. sai vì polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp:
nCH2=CH2 –––xt, p, to–→ –[CH2–CH2–]n–.
Câu 23 [352920]: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A, Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
B, Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
C, Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3.
D, Cho AgCl vào dung dịch HNO3 loãng.
Đáp án: D
Câu 24 [311802]: Cho 1,8 gam glucozơ phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 1,62 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng tráng bạc là
A, 75%.
B, 80%.
C, 55%.
D, 60%.
HD: Tỉ lệ tráng bạc: 1.glucozơ –––+ AgNO3/NH3–→ 2Ag↓.
Nghĩa là nếu dùng 1,8 gam glucozơ ⇄ 0,01 mol sẽ tương ứng thu được 0,02 mol Ag.
NHƯNG thực tế chỉ thu được 1,62 gam Ag ⇄ 0,015 mol, nghĩa là phản ứng không hoàn toàn
⇝ hiệu suất của phản ứng là 0,15 ÷ 0,02 × 100% = 75%. ❒

Câu 25 [310957]: Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl x mol/lít, thu được dung dịch chứa 15,6 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là
A, 0,5.
B, 1,5.
C, 2,0.
D, 1,0.
HD: Hai amino no, đơn chức, mạch hở nên phản ứng với HCl theo tỉ lệ mol 1 : 1.
X + HCl → X(HCl) |⇝ BTKL có mHCl = 15,6 – 8,3 = 7,3 gam ⇒ nHCl = 0,2 mol ⇒ x = 1,0. ❒

Câu 26 [679552]: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A, glucozơ và fructozơ.
B, saccarozơ và glucozơ.
C, saccarozơ và xenlulozơ.
D, fructozơ và saccarozơ.
HD: Vị ngọt sắc của mật ong ⇝ X là fructozơ.
Thuỷ phân saccarozơ thu được fructozơ → Y là saccarozơ:
C12H22O11 + H2O –––H+, to–→ C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ).
Câu 27 [352921]: Đốt cháy m gam kim loại M (có hóa trị không đổi) trong 1,68 lít (ở đktc) khí O2 đến phản ứng hoàn toàn được 21,9 gam chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch H2SO4 dư, cô cạn dung dịch thu được 48,3 gam muối khan. Kim loại M là
A, Cu.
B, Al.
C, Mg.
D, Zn.
Đáp án: D
Câu 28 [7095]: Thuỷ phân este X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là
A, HCOOC3H7.
B, CH3COOC2H5.
C, HCOOC3H5.
D, C2H5COOCH3.
Este X CTPT C4H8O2 có dạng RCOOR'

PTPU: RCOOR'+ NaOH → RCOONa + R'OH.

Có MZ= 32. vậy Z là CH3OH → R' là CH3 và R là C2H5

Vậy CTCT là C2H5COOCH3. Đáp án D.

Câu 29 [679334]: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy gồm các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, KNO3, NaCl. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là
A, 3.
B, 4.
C, 5.
D, 6.
HD: Phản ứng: Fe3O4 + 8H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O.
Và cần lưu ý, axit H2SO4 dùng dư nên dung dịch X gồm: FeSO4; Fe2(SO4)3 và H2SO4.
Các chất trong dãy đề bài có khả năng phản ứng được với dung dịch X gồm:
■ Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4.
■ Fe(NO3)2 theo phản ứng: 3Fe2+ + 4H+ + NO3 → 3Fe3+ + NO + 2H2O.
■ 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 4H2O.
■ BaCl2 kết tủa các gốc sunfat: Ba2+ + SO42– → BaSO4↓.
■ 3Cl2 + 6FeSO4 → 2FeCl3 + 2Fe2(SO4)3.
■ KNO3 cung cấp NO3 cho phản ứng 3Fe2+ + 4H+ + NO3 → 3Fe3+ + NO + 2H2O.
Chỉ có duy nhất NaCl không phản ứng → có tất cả 6 chất thỏa mãn.
Câu 30 [507033]: Thủy phân 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A, 10,40.
B, 8,56.
C, 3,28.
D, 8,20.
Giải: nCH3COOC2H5 = 0,1 mol > nNaOH = 0,04 mol
nCH3COONa = 0,04 mol ⇒ mCH3COONa = 0,04x82 = 3,28 gam ⇒ Chọn C
Câu 31 [26081]: Cho các phát biểu sau:
(a) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
(b) Este đơn chức chỉ tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 1.
(c) Glucozơ đóng vai trò chất khử khi tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Phân tử valin và axit glutamic đều có mạch cacbon phân nhánh.
(e) Axit acrylic và axit oleic thuộc cùng dãy đồng đẳng.
Số phát biểu đúng là
A, 2.
B, 3.
C, 5.
D, 4.
HD: Xem xét - phân tích các phát biểu:
(a) đúng. Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
(b) sai. Vì este của phenol RCOOC6H4R' tác dụng NaOH theo tỉ lệ 1 : 2.
(c) đúng. Vì AgNO3 đóng vai trò chất oxi hóa: Ag+ + e → Ag.
(d) sai. Vì axit glutamic có mạch cacbon không phân nhánh.
(e) đúng. axit acrylic là CH2=CHCOOH; axit oleic: CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH
⇝ chúng thuộc dãy đồng đẳng axit cacboxylic không no, có một nối đôi C=C, đơn chức, mạch hở.
Vậy, có tất cả 3 phát biểu đúng. ❒

Câu 32 [275051]: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(b) Cho kim loại Al vào dung dịch KOH dư.
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
(d) Cho NH4Cl vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng.
(đ) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm vừa thu được kết tủa vừa thu được chất khí là
A, 5.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
HD: Phân tích các thí nghiệm:
✔️ (a) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑; sau đó 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓.
❌ (b) 2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2↑.
❌ (c) AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3.
❌ (d) 2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O.
✔️ (e) H2SO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4↓ + 2CO2↑ + 2H2O.
⇝ có 2/5 thí nghiệm thỏa mãn yêu cầu ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 33 [275052]: Một loại phân NPK có độ dinh dưỡng được ghi trên bao bì như ở hình bên.
275052.png
Để cung cấp 17,2 kg nitơ, 3,5 kg photpho và 8,3 kg kali cho một thửa ruộng, người ta sử dụng đồng thời x kg phân NPK (ở trên), y kg đạm urê (độ dinh dưỡng là 46%) và z kg phân kali (độ dinh dưỡng là 60%). Tổng giá trị (x + y + z) là
A, 62,6.
B, 77,2.
C, 80,0.
D, 90,0.
HD: ► Nhận xét: 3,5 kg photpho chỉ được cung cấp từ x kg phân NPK.
• Giả thiết: x kg NPK chứa 0,16x kg P2O5 ⇒ 0,16x ÷ 142 × 2 × 31 = 3,5 ⇒ x ≈ 50,1 kg.
Biết x ⇒ x kg NPK chứa 8 kg N và 4 kg K2O.
• Để cung cấp 17,2 kg N thì y kg ure cần cung cấp thêm 9,2 kg N
⇒ 0,46y = 9,2 ⇒ y = 20 kg.
• Để cung cấp 8,3 kg kali tương ứng 10 kg K2O thì z kg phân kali cần thêm 6 kg K2O
⇒ 0,6z = 6 ⇒ z = 10 kg.
Vậy, yêu cầu x + y + z = 50,1 + 20 + 10 = 80,1 kg ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 34 [255814]: Khi phân tích một loại chất béo (kí hiệu là X) chứa đồng thời các triglixerit và axit béo tự do, (không có các tạp chất khác) thấy oxi chiếm 10,88% theo khối lượng. Xà phòng hoá hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 61,98 gam hỗn hợp các muối C17H35COONa, C17H33COONa,C17H31COONa và 6,072 gam glixerol. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với y mol H2 (xúc tác Ni, to). Giá trị của y là
A, 0,216.
B, 0,174.
C, 0,222.
D, 0,198.
HD: Gọi công thức chung cho axit béo là RCOOH
⇝ chất béo có dạng: (RCOO)3C3H5 = 3RCOOH.C3H2.
8,096 gam glixerol tương ứng với 0,066 mol.
Theo đó, quy X về 0,066 mol C3H2 + a mol RCOOH.

Theo đó: m = mRCOOH + mC3H2 = (61,98 – 22a) + 0,066 × 38.
Mặt khác, lại có %mO trong X = 32a ÷ m = 0,1088
⇒ Giải hệ ta có: a = 0,204 mol và m = 60 gam.
☆ X + H2 quy về 0,204 mol RCOOH + H2 → 0,204 mol C17H35COOH.
mRCOOH = 60 – 0,066 × 38 = 57,492 gam và mC17H35COOH = 0,204 × 284 = 57,936 gam.
⇒ mH2 = 57,936 – 57,492 = 0,444 gam ⇒ y = Ans ÷ 2 = 0,222 mol.
Câu 35 [276493]: Khi cháy các ankan tỏa ra lượng nhiệt lớn và vì vậy chúng là nguồn nhiên liệu phổ biến hiện nay. Cho rằng lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn một mol một số ankan như sau:
AnkanMetanEtanPropanButan
Lượng nhiệt tỏa ra (kJ)783157022202875

Trong thí nghiệm đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ankan X ta thu được nhiệt lượng là 125,28 kJ. Giả thiết lượng nhiệt thu hồi chỉ đạt 80%. Công thức cấu tạo của X là
A, CH4.
B, C4H10.
C, C2H6.
D, C3H8.
HD: ► Cái ta thu được nhiệt lượng là 125,28 kJ chính là nhiệt lượng thu hồi đó.
⇝ Nghĩa là thực tế nếu đốt X mà không có hao hụt gì thì phải thu được 125,28 kJ ÷ 0,8 = 156,6 kJ.
Như vậy, đốt 0,2 mol X thu được nhiệt lượng lý thuyết là 156,6 kJ.
Tương ứng khi đốt 1 mol X thì nhiệt tỏa thu được là 156,6 ÷ 0,2 = 783 kJ.
Quan sát bảng giá trị đề cho thì X chính là metan (CH4) cần tìm.
Câu 36 [134649]: Trong bình kín (không có không khí) chứa 18,4 gam hỗn hợp rắn A gồm FeCO3, Fe(NO3)2, FeS và Fe (trong đó oxi chiếm 15,65% về khối lượng). Nung bình ở nhiệt độ cao, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn B và 0,08 mol hỗn hợp khí X gồm 3 khí có tỉ khối so với He bằng a. Hòa tan hết rắn B trong 91,0 gam dung dịch H2SO4 84%, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 0,4 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho 740 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y, thu được 23,54 gam kết tủa duy nhất. Giá trị của a là
A, 10,5.
B, 12,0.
C, 12,5.
D, 16,0.
HD: Phản ứng nung bình kín:

nO trong A = 0,18 mol, kết hợp YTHH 01 - sự đặc biệt của nguyên tố O trong X

||→ nO trong B = 0,18 – 0,08 × 2 = 0,02 mol. Tập trung vào bài toán chính với sơ đồ:



23,54 gam kết tủa duy nhất là Fe(OH)3 với 0,22 mol

||→ chứng tỏ trước đó đã có NaOH phản ứng với 0,04 mol H2SO4 dư.

Bảo toàn O ||→ có 0,12 mol Fe2(SO4)3. Bảo toàn S ||→ có 0,02 mol S trong hỗn hợp B.

||→ mB = 0,24 × 56 + 0,02 × 16 + 0,02 × 32 = 14,4 gam ||→ mX = mA – mB = 4 gam.

||→ Yêu cầu a = dX/He = 4 ÷ 0,08 ÷ 4 = 12,5. Chọn đáp án C. ♣.

Câu 37 [352922]: Cho các chất mạch hở: X là axit cacboxylic không no, mạch cacbon không phân nhánh và có hai liên kết π trong phân tử; Y và Z là hai axit cacboxylic no, đơn chức; T là ancol no, ba chức; E là este tạo bới T và X, Y, Z. Hỗn hợp M gồm X và E. Biết:
▪ Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M thu được a gam CO2 và (a – 4,62) gam H2O.
▪ Cho m gam M vào dung dịch KOH dư đun nóng nhẹ sau phản ứng hoàn toàn thấy có 0,04 mol KOH phản ứng.
▪ Mặt khác, cho 13,2 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH khi đun nóng nhẹ, thu được hỗn hợp muối khan A. Đốt cháy hết A bằng khí O2 dư thu được 0,4 mol CO2 và 14,24 gam gồm Na2CO3 và H2O.
Phần trăm khối lượng chất E trong hỗn hợp M gần nhất với giá trị nào sau đây?
A, 82,00%.
B, 74,00%.
C, 75,00%.
D, 36,00%.
Đáp án: B
Câu 38 [905463]: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 0,10M và NaCl x mol/l với điện cực trơ, có màng ngăn, cường độ dòng điện không đổi, sau thời gian t giây thu được V lít một khí duy nhất. Nếu thời gian điện phân là 1,6t giây thì thu được hai khí có tổng thể tích là 2V lít. Còn nếu tiến hành điện phân trong 3,2t giây thì thu được các khí có tổng thể tích là 4,8V lít. Biết hiệu suất phản ứng của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của x là
A, 0,10.
B, 0,20.
C, 0,40.
D, 0,05.
HD: Chọn I = 2 × 96500. Chọn V lít ~ 1 mol khí. Gọi các điểm A(t; 1); B(1,6t; 2); C(3,2t; 4,8).
Phân tích giả thiết ta có A thuộc OM (thu một khí duy nhất); B thuộc MN (thu được hai khí).
868233LG1.png
AOM, tỉ lệ OH = HM nên luôn có t = 1.
Tương quan đồ thị: nếu rơi vào đồ thị TH1 thì rõ 1,6t sẽ thu được số mol khí nhỏ hơn 1,6 ⇒ Đồ thị của hệ phải là TH2:
868769LG.png
Thứ tự dung dịch ra: a mol CuCl2; b mol HCl; c mol H2O.
⇒ Tọa độ: M(a; a); N(a + b; a + 0,5b).
Ta có NF = 2BF ⇒ a + b – 2,0 = 2 × (a + 0,5b – 1,6) ⇒ a = 1,2.
Lại có CE = 1,5NE ⇒ 4,8 – (a + b) = 1,5 × (3,2 – a – 0,5b) ⇒ b = 2,4.
Vậy ban đầu có 1,2 mol CuSO4 và 4,8 mol NaCl ⇒ 0,10 : x = 1,2 : 4,8 ⇒ x = 0,40.
Câu 39 [64981]: Cho sơ đồ phản ứng sau

Biết X1, X2, X3, X4, X5 là các chất khác nhau của nguyên tố nhôm. Các chất X1 và X5 lần lượt là
A, Al(NO3)3 và Al.
B, Al2O3 và Al.
C, AlCl3 và Al2O3.
D, Al2(SO4)3 và Al2O3.
HD: Phân tích các đáp án không thỏa mãn:
A. X1 là Al(NO3)3 → X2 là NaAlO2 → X3 là Al(OH)3 → X5 là Al2O3.
Vì 2Al(OH)3 ––to→ Al2O3 + 3H2O |→⇝ loại.
B. Al2O3 tương tự X2 là NaAlO2 → X3 là Al(OH)3
⇝ X5 là Al2O3 lại trùng X1 và không phải là X5 đáp án ⇝ loại.
D. X1 là Al2(SO4)3 thì tương tự X2 là NaAlO2 → X3 là Al(OH)3
⇝ X4 là Al2(SO4)3 trùng với X1 ban đầu ⇝ không thỏa mãn.
C. Thỏa mãn: X1 là AlCl3 và X5 là Al2O3. Các phản ứng xảy ra:
AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2 + NaCl + 2H2O.
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3.
2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O.
Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4.
2Al(OH)3 ––to→ Al2O3 + 3H2O. ❒

Câu 40 [982779]: Thực hiện sơ đồ phản ứng (đúng với tỉ lệ mol các chất) sau:
(1) X + NaOH X1 + X2 + 2H2O;
(2) X1 + H2SO4 → Na2SO4 + X3;
(3) nX2 + nX4 nilon-6,6 + 2nH2O;
(4) nX3 + nX5 tơ lapsan + 2nH2O.
Cho các phát biểu sau:
(a) X có công thức phân tử là C14H22O4N2.
(b) X2 có tên thay thế là hexan-1,6-điamin.
(c) Phân tử X3 và X4 có cùng số nguyên tử cacbon.
(d) Từ etilen có thể điều chế trực tiếp được X5.
(e) Nhiệt độ sôi của X3 cao hơn X2.
Số phát biểu đúng là
A, 4.
B, 2.
C, 1.
D, 3.
HD: (4) phản ứng trùng ngưng điều chế poli(etylen terephtalat) (tơ lapsan):
dieuchetolapsan.png
(3) phản ứng trùng ngưng điều chế poli(hexametylen ađipamit) (nilon-6,6):
dieuchenilon-6,6.png
Từ (2) ⇒ X1 là muối và X3 tương ứng là axit.
Nhìn lại (4) ⇒ X3 là axit C6H4(COOH)2 ⇒ X5 là ancol C2H4(OH)2.
Từ (1): X1 là muối rồi, nên X2 không thể là muối nữa, nên ở (3): X4 là axit C4H8(COOH)2 ⇒ X2 là H2N[CH2]6NH2.
(1): X + NaOH → C6H4(COONa)2 + H2N[CH2]6NH2 + 2H2O.
⇒ Cấu tạo X là H2N[CH2]6NH3OOC–C6H4–COOH.
☆ Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng vì theo trên, CTPT tương ứng của X là C14H22O4N2.
✔️ (b) đúng: H2N[CH2]6NH2 có tên là hexametylen điamin (hexa = 6; metylen là –CH2–; điamin là 2 nhóm NH2).
❌ (c) sai vì X3 có 8C còn X4 chỉ có 6C mà thôi.
✔️ (d) đúng, etilen tác dụng KMnO4 thu được X5 là etylen glicol:
3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2↓ + 2KOH.
✔️ (e) đúng vì cùng số C, axit cacboxylic có liên kết hiđro liên phân tử bền hơn amin nên có nhiệt độ sôi cao hơn.
⇝ có 4/5 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án A. ♥