Đáp án
1A
2A
3D
4C
5B
6D
7A
8A
9D
10D
11C
12C
13D
14D
15D
16C
17D
18A
19B
20D
21A
22C
23A
24C
25A
26D
27C
28A
29C
30A
31D
32B
33A
34B
35C
36B
37D
38D
39A
40B
Đáp án Đề minh họa số 14 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Hóa học
Câu 1 [679837]: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A, NaNO3.
B, HCl.
C, CuSO4.
D, AgNO3.
HD: Trong dãy điện hoá, cặp Na+/Na đứng trước Fe2+/Fe nên Fe không phản ứng được với muối NaNO3 ⇝ Chọn đáp án A. ♥ Còn lại:
✔️ B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
✔️ C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
✔️ D. Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓.
Nếu AgNO3 còn dư thì Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓.
Câu 2 [60246]: Tính khử của kim loại Al yếu hơn kim loại nào sau đây?
A, Mg.
B, Cu.
C, Fe.
D, Ag.
Giải: Vì Al đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học

⇒ Tính khử của Al yếu hơn tính khử của Mg ⇒ Chọn A

Câu 3 [255377]: Ở điều kiện thường, amin nào sau đây ở trạng thái lỏng?
A, Metylamin.
B, Đimetylamin.
C, Etylamin.
D, Phenylamin.
Đáp án: D
Câu 4 [60945]: Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là
A, NaOH.
B, H2SO4.
C, FeSO4.
D, MgSO4.
HD:
Bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh hơn ⇒ có ăn mòn điện hóa ⇒ có 2 điện cực ⇒ FeSO4 thỏa mãn bởi
Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe (2 điện cực là Fe và Zn).

Câu 5 [257383]: Dung dịch chất nào sau đây không hòa tan được CaCO3?
A, NaHSO4.
B, KOH.
C, HCl.
D, HNO3.
HD: Phân tích các đáp án:
✔️ A. CaCO3 + 2NaHSO4 → CaSO4 + Na2SO4 + CO2↑ + H2O.
B. CaCO3 + KOH → không có phản ứng xảy ra.
✔️ C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
✔️ D. CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O.
Câu 6 [60573]: Sắt(III) hiđroxit là chất rắn màu nâu đỏ, không tan trong nước và không tác dụng với dung dịch loãng của chất nào sau đây?
A, HCl.
B, HNO3.
C, H2SO4.
D, NaOH.
HD: Sắt(III) hiđroxit là Fe(OH)3: hiđroxit bazơ.
✔️ A. Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O.
✔️ B. Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O.
✔️ C. 6Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O.
D. Fe(OH)3 không tác dụng với NaOH.
Câu 7 [679433]: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A, Na.
B, Ca.
C, Al.
D, Fe.
HD: "Lâu Nay Không Rảnh Cà Phê" ⇄ Li Na K Rb Cs Fr.
⇝ thấy ngay đáp án B thoả mãn.!
Câu 8 [890471]: Chất nào sau đây không phải là este?
A, CH3COOH.
B, C6H5COOCH3.
C, HCOOC6H5.
D, (CH3COO)3C3H5.
HD: Phân tích các đáp án:
Hợp chất CH3COOH C6H5COOCH3 HCOOC6H5 (CH3COO)3C3H5
Tên gọi axit axeticmetyl benzoatphenol fomattriaxetin
dạngaxit (❌) este (✔️) este (✔️) trieste (✔️)
Câu 9 [59787]: Trong công nghiệp, kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp
A, nhiệt luyện.
B, thuỷ luyện.
C, điện phân dung dịch.
D, điện phân nóng chảy.
HD: Trong công nghiệp, kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
ppdienphan.png
Câu 10 [679538]: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A, Tơ nitron.
B, Tơ capron.
C, Tơ tằm.
D, Tơ xenlulozơ axetat.
HD: Bài học phân loại tơ:

⇝ Tơ xenlulozơ axetat chính là tơ axetat ⇒ thuộc loại tơ nhân tạo.
Câu 11 [341485]: Dung dịch nào dưới đây không dẫn được điện?
A, CuSO4
B, HCl
C, CH3OH
D, NaCl
HD: Nhóm các chất không điện li thường gặp gồm:
☆ Chất rắn: glucozơ (C6H12O6), đường saccarozơ (C12H22O11),...
☆ Chất lỏng: CH3CHO, C2H5OH (rượu),...
☆ Chất khí: N2, CO, O2, CH4,...
⇒ Trong 4 phương án, CH3OH thuộc nhóm chất lỏng không dẫn điện tương tự rượu C2H5OH ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 12 [901472]: Natri được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy natri clorua trong thùng điện phân có catot bằng thép và anot (nơi thoát khí Cl2) bằng
A, magie.
B, nhôm.
C, than chì.
D, đồng.
HD: Phản ứng điện phân nóng chảy:
2NaCl ––đpnc→ 2Na (catot) + Cl2(anot).
► Ở nhiệt độ cao, nếu cực anot không làm bằng than chì (C) thì:
A. magie: Mg + Cl2 → MgCl2.
B. nhôm: 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3.
D. đồng: Cu + Cl2 → CuCl2.
⇝ Cực Mg, Al hay Cu đều sẽ rất nhanh bị phá huỷ.!
Câu 13 [310854]: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
A, H2.
B, O3.
C, N2.
D, CO.
HD: than chứa cacbon (C), khi đốt trong phòng kín ⇝ điều kiện thiếu khí O2
→ sẽ xảy ra phản ứng: 2C + O2 –––to–→ 2CO.
Khí CO độc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, có thể dẫn tới tử vong. ❒

Câu 14 [21232]: Số liên kết pi (π) trong một phân tử triolein là
A, 3.
B, 4.
C, 1.
D, 6.
HD: triolein có 3 gốc oleat (C17H33COO) kết hợp với gốc hiđrocacbon của glixerol (C3H5).

mỗi gốc oleat gồm 1πC=O + 1πC=C nên tổng triolein có 6π. Chọn đáp án D. ♠.

Câu 15 [312135]: Kim loại nào là kim loại phổ biến thứ hai trên vỏ Trái Đất (sau nhôm) và có tính nhiễm từ, được ứng dụng chế tạo nam châm?
A, Na.
B, Mg.
C, Al.
D, Fe.
HD: Fe là kim loại đặc biệt với tính nhiễm từ, chế tạo nam châm.
☆ Al là kim loại phổ biến nhất trên vỏ Trái Đât. ❒

Câu 16 [343243]: Số nguyên tử cacbon có trong phân tử axit valeric là
A, 6.
B, 4.
C, 5.
D, 3.
HD: Cấu tạo và công thức phân tử của axit valeric như sau:
axitvaleric.jpg
⇝ Yêu cầu Số nguyên tử cacbon có trong phân tử axit valeric là 5.
Câu 17 [311955]: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?
A, CH3COOC2H5.
B, HCOONH4.
C, C2H5NH2.
D, H2NCH2COOH.
HD: Loại hợp chất của các đáp án theo phân tích:
☒ A. CH3COOC2H5 là este có tên etyl axetat.
☒ B. HCOONH4 là muối hữu cơ có tên amoni fomat.
☒ C. C2H5NH2 là amin có tên etylamin.
☑ D. H2NCH2COOH là amino axit có tên là glyxin (Gly). ❒
Câu 18 [352923]: Crom có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?
A, Cr(OH)2.
B, Cr2O3.
C, K2CrO4.
D, CrO3.
Đáp án: A
Câu 19 [679784]: Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?
A, Ag.
B, Na.
C, Mg.
D, Al.
HD: Bài học kim loại tác dụng với nước:
kim-loai-tac-dung-nuoc.png
⇝ đáp án thoả mãn là B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.
Câu 20 [14435]: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng?
A, Xenlulozơ.
B, Saccarozơ.
C, Tinh bột.
D, Fructozơ.
HD: Các đisaccarit và polisaccarit đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit:
567153[LG2].png
567379[LG2].png
Chỉ có monosaccarit: glucozơ, fructozơ không có khả năng thủy phân. ❒
Câu 21 [679252]: Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Mg trong X là
A, 0,60 gam.
B, 0,90 gam.
C, 0,42 gam.
D, 0,48 gam.
Chọn đáp án A.
Phản ứng: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ || Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑.
Gọi số mol Al và Mg lần lượt là a, b mol thì mX = 27a + 24b = 1,5 gam.
Lại có: ∑nH₂ = 1,5a + b = 0,075 mol. Giải hệ được a = 1/30 và b = 0,025.
→ Khối lượng Mg có trong X là 0,025 × 24 = 0,60 gam.
Câu 22 [908869]: Phát biểu nào sau đây đúng?
A, Tơ poliamit rất bền trong môi trường axit.
B, Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ bán tổng hợp.
C, Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.
D, Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etilen.
HD: Phân tích các đáp án:
A. sai vì poliamit chứa liên kết CO–NH kém bền trong môi trường axit, bazơ, dễ bị thuỷ phân.
B. sai vì tơ nilon-6,6 được trùng ngưng từ hexametylenđiamin và axit ađipic ⇝ là một loại tơ tổng hợp.
✔️ C. đúng theo tính chất của vật liệu cao su.
D. sai vì trùng hợp etilen CH2=CH2 thu polietilen chứ không phải trùng ngưng.
Câu 23 [62490]: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra ở điều kiện thường
A, Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc nguội.
B, Cho Al vào dung dịch NaOH loãng.
C, Cho Na vào H2O.
D, Cho Cu vào dung dịch Fe(NO3)3.
HD: Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội, tức không phản ứng.
Các thí nghiệm còn lại đều có phản ứng xảy ra ở điều kiện thường:
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2.
Na + H2O → NaOH + 0,5H2.
Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.

Câu 24 [911598]: Cho 1,8 gam fructozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A, 3,24.
B, 1,08.
C, 2,16.
D, 4,32.
HD: Sơ đồ tỉ lệ: 1glucozơ ⇄ 1fructozơ → 2Ag↓.
Theo đó, từ giả thiết nfructozơ = 0,01 mol
⇒ nAg = 0,02 mol ⇒ m = 2,16 gam. ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 25 [15071]: Cho m gam anilin tác dụng với dung dịch HCl (đặc, dư). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 15,54 gam muối khan. Giá trị của m là
A, 11,160 gam.
B, 12,500 gam.
C, 8,928 gam.
D, 13,950 gam
HD: Phản ứng: HCl nhập vào phân tử anilin tạo muối:
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl.
Giả thiết nmuối = 15,54 ÷ 129,5 = 0,12 mol ⇒ nanilin = 0,12 mol.
⇝ Yêu cầu m = 0,12 × 93 = 11,16 gam ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 26 [679758]: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A, glucozơ và saccarozơ.
B, saccarozơ và sobitol.
C, glucozơ và fructozơ.
D, saccarozơ và glucozơ.
HD: X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt
X là saccarozơ (còn gọi là đường mía, đường củ cải,...): C12H22O11.
Thuỷ phân X: C12H22O11 + H2O → C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ).
Cả fructozơ và glucozơ đều tráng bạc ⇒ Y có thể là fructozơ hoặc glucozơ.
⇝ Quan sát 4 đáp án thì chỉ có D thoả mãn ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 27 [116786]: Khử hoàn toàn 4,06 gam oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ sản phẩm khí sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết vào dung dịch HCl thì thu được 1,176 lít khí H2 (ở đktc). Công thức của oxit kim loại đã dùng là
A, CuO.
B, Al2O3.
C, Fe3O4.
D, ZnO.


Bảo toàn e:





Chọn C
Câu 28 [10968]: Thủy phân este X có công thức phân tử C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 23. Tên của X là
A, etyl axetat.
B, metyl axetat.
C, metyl propionat.
D, propyl fomat.
Đặt este X C4H8O2 có CTCT dạng RCOOR' ( với MR+MR'= 44).

RCOOR' + NaOH → RCOONa + R'OH.

MZ = 23.2= 46. Vậy Z là C2H5OH hay MR'=29.→ MR= 44-29=15 ( CH3).

CTCT của X là CH3COOC2H5.Tên gọi X là etyl axtetat. Đáp án A.
Câu 29 [911521]: Cho các chất: NaOH, Cu, HCl, HNO3, AgNO3, Mg. Số chất phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2
A, 3.
B, 4.
C, 5.
D, 6.
HD: Cho các chất vào dung dịch Fe(NO3)2, phân tích:
✔️ 2NaOH + Fe(NO3)2 → Fe(OH)2↓ + 2NaNO3.
❌ Cu + Fe(NO3)2 không xảy ra vì
✔️ HCl cung cấp H+ để: 3Fe2+ + 4H+ + NO3 → 3Fe3+ + NO + H2O.
✔️ HNO3 tương tự HCl, xả ra: 3Fe2+ + 4H+ + NO3 → 3Fe3+ + NO + H2O.
✔️ AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag↓ + Fe(NO3)3
✔️ Mg + Fe(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Fe vì
⇒ có 5/6 chất trong dãy thoả mãn yêu cầu ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 30 [8024]: Thủy phân hoàn toàn m gam CH3COOCH3 cần dùng vừa đủ 200ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A, 14,8.
B, 29,6.
C, 11,1.
D, 7,4.
Giải: Ta có nCH3COOCH3 = nNaOH = 1×0,2 = 0,2 mol

⇒ mCH3COOCH3 = 0,2×74 = 14,8 gam ⇒ Chọn A.

Câu 31 [973529]: Cho các phát biểu sau:
(a) Trorng dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.
(b) Amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.
(c) Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, t°), thu được tripanmitin.
(e) Triolein và protein có cùng thành phần nguyên tố.
(g) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
Số phát biểu đúng là
A, 4.
B, 5.
C, 6.
D, 3.
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng vì cấu tạo glyxin: H2NCH2COOH ⇒ H+ của COOH dễ đi về NH2 → NH3+ tạo dạng ion lưỡng cực: H3N+CH2COO.
✔️ (b) đúng theo tính chất vật lí của amino axit.
❌ (c) sai vì glucozơ và fructozơ có tráng bạc, còn saccarozơ thì không.
❌ (d) chú ý hiđro hoá hoàn toàn triolein thu được tristearin chứ không phải tripanmitin.
✔️ (e) đúng, xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
⇝ Có 3/5 phát biểu thoả mãn yêu cầu ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 32 [311855]: Cho các phát biểu sau:
(a) Cho Cu vào HNO3 đặc sinh ra khí NO2 màu nâu đỏ.
(b) Đưa than đỏ vào KNO3 nóng chảy sinh ra khí CO2 làm đục nước vôi trong.
(c) Cho dung dịch CaCl2 vào dung dịch Na2CO3 xuất hiện kết tủa trắng.
(d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch (NH4)2SO4, đun nhẹ có khí thoát ra làm quỳ tím ẩm hoá xanh.
Số phát biểu đúng là
A, 3.
B, 4.
C, 2.
D, 1.
HD: Xem xét các phát biểu:
(a) đúng. Cu + HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + NO2↑ (nâu đỏ) + H2O.
(b) đúng. Nhiệt phân 2KNO3 ––to→ 2KNO2 + O2; sau đó C + O2 → CO2.
Khí CO2 sinh ra làm đục nước vôi trong: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.
(c) đúng. Phản ứng xảy ra: CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl.
(d) đúng. Phản ứng: 2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O.
⇝ Cả 4 phát biểu đưa ra đều đúng. ❒

Câu 33 [276486]: 9565024sua.pngHiện nay, loại phân bón hóa học mà người dân miền Trung thường sử dụng là phân bón NPK có kí hiệu trên bao bì như hình bên. Đây là loại phân bón được dùng cho nhiều loại cây trồng. Trong thực tế, 1 hecta đất trồng cần cung cấp 135 kg N và 35,5 kg P2O5 cùng 40 kg K2O. Để có được lượng chất dinh dưỡng này cần trộn phân bón NPK với phân kali KCl (có độ dinh dưỡng 60%) và phân ure (độ dinh dưỡng 46%). Nếu người dân sử dụng 100 kg phân bón vừa trộn này thì đủ bón cho bao nhiêu sào đất trồng (1 hecta = 20 sào)?
A, 4,7.
B, 5,0.
C, 4,3.
D, 5,6.
HD: ► Nhận xét P2O5 chỉ được cung cấp bởi phân NPK (30-10-10).
⇒ để có 35,5 kg P2O5 thì cần 35,5 ÷ 0,1 = 355 kg phân NPK.
Tương ứng 355,0 kg NPK chứa 106,5 kg N và 35,5 kg K2O.
• Để có 135 kg N thì phân ure cần cung cấp thêm 28,5 kg N
⇒ murê cần = 28,5 ÷ 0,46 = 62,0 kg.
• Để có 40 kg K2O thì phân kali cần cung cấp thêm 4,5 kg K2O
⇒ mphân kali cần = 4,5 ÷ 0,6 = 7,5 kg.
Theo đó, 1 hecta = 20 sào ruộng cần trộn (355 + 62 + 7,5) = 424,5 kg.
⇒ 100 kg loại phân trộn này bón được cho: 100 × 20 ÷ 424,5 ≈ 4,7 sào ruộng.
Câu 34 [906812]: Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 86,76 gam hỗn hợp hai muối. Nếu đốt cháy hết m gam E thì cần vừa đủ 7,47 mol O2, thu được H2O và 5,22 mol CO2. Khối lượng của X trong m gam E là
A, 51,72 gam.
B, 50,04 gam.
C, 48,36 gam.
D, 53,40 gam.
HD: Gọi tổng số mol axit béo là a mol; số mol chất béo X là b mol.
⇒ Thuỷ phân E cần (a + 3b) mol NaOH → 86,76 gam muối + a mol H2O + b mol C3H5(OH)3.
⇒ m + 40 × (a + 3b) = 86,76 + 18a + 92b ⇒ m + 22a + 28b = 86,76.
☆ Giải đốt m gam E + 7,47 mol O2 ––to→ 5,22 mol CO2 + ? mol H2O.
► Hai axit béo no, dạng CnH2nO2 ⇒ X cũng là chất béo no, dạng CpH2p – 4O6.
⇒ Tương quan đốt có ∑nCO2 – ∑nH2O = 2nchất béo ⇒ ∑nH2O = (5,22 – 2b) mol.
• bảo toàn nguyên tố O có: 2a + 6b + 7,47 × 2 = 5,22 × 2 + (5,22 – 2b).
• tính khối lượng E: m = mE = mC + mH + mO = 12 × 5,22 + 2 × (5,22 – 2b) + 16 × (2a + 6b).
⇒ Giải hệ các phương trình ta được: m = 82,44; a = 0,12 và b = 0,06.
► Giải hệ hai muối có 0,18 mol natri panmitat và 0,12 mol natri stearat.
Nếu X có 3 gốc panmitat thì E không còn axit panmitic nữa, tương tự nếu X có 2 gốc stearat thì E cũng không còn axit stearic nữa ⇒ X chỉ có vừa đúng 2 gốc panmitat và 1 gốc stearat.
⇒ MX = 890 – 28 × 2 = 834 ⇒ mX = 0,04 × 862 = 50,04 gam.
Câu 35 [276495]: Các hầm tự hoại biogas được sử dụng trong chăn nuôi sẽ tạo ra khí methan, khí này có thể được dùng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình nấu ăn. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí methan tỏa ra lượng nhiệt là 890 kJ. Biết 1 hầm biogas của có thể cung cấp 4 m3 khí methan/ngày. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí của mỗi hộ gia đình là 10.000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 62,92%. Hỏi 1 hầm biogas có thể cung cấp được nhiệt đủ cho bao nhiêu hộ gia đình? Thể tích khí được đo ở đktc.
A, 12 hộ.
B, 15 hộ.
C, 10 hộ.
D, 20 hộ.
HD: 1 ngày 1 hầm biogas cung cấp 4 m3 tương ứng 4000 lít, ở đktc là khoảng 4000 ÷ 22,4 = 178,57 mol khí; mỗi mol cấp 890 kJ nhiệt lượng ⇒ 1 hầm cấp 178,57 × 890 = 158927,3 kJ.
Lại có mỗi nhà 1 ngày dùng 10000 kJ, hiệu suất 62,92% nên sẽ cần nhiều hơn từ hầm khí là 10000 ÷ 0,6292 = 15893 kJ ⇒ 1 hầm khí như vậy sẽ cung cấp được đủ cho 158927,3 ÷ 15893 ≈ 10 hộ gia đình.
Câu 36 [136852]: Đốt cháy hỗn hợp gồm Fe, S với oxi sau một thời gian thu được 23,68 gam hỗn hợp X chứa muối sunfua và các oxit sắt. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl 14,6% (vừa đủ) đun nóng thu đươc dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 114,86 gam kết tủa. Mặt khác hòa tan hết X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 16,128 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Nồng độ C% của FeCl3 có trong dung dịch Y?
A, 10,07%.
B, 10,36 %.
C, 17,89%.
D, 9,87%.
Coi hỗn hợp X gồm Fe x mol, S y mol, O : z mol → 56x + 32y + 16z = 23,68

TN1 :Ta có toàn bộ S, O trong X chuyển thành H2S: y mol và H2O : z mol

Bảo toàn nguyên tố H → nHCl = 2nH2S + 2nH2O → nAgCl = nHCl = 2y + 2z

Khi cho dung dịch Y tác dụng với AgNO3 dư thu được chất rắn chứa AgCl và Ag, dung dịch chứa Fe(NO3)3

Bảo toàn electron cho toàn bộ quá trình → 3nFe = 2nS + 2nO + nAg → 3x = 2y + 2z + nAg → nAg = nFe2+ = 3x-2y-2z

Vây 114,86 = 108 (3x-2y-2z) + 143,5 (2y + 2z)

TN2 : Bảo toàn electron cho toàn bộ quá trình → 3nFe + 6nS = 2nO + 2nSO2 → 3x + 6y -2z = 0,72.2

Ta có hệ

Vậy nFe2+ = nAgCl = 0,16 mol → nFe3+ = 0,28-0,16 = 0,12 mol

Ta có mddHCl = = 170 gam

→ mY = mX + mHCl - mH2S = 23,68 + 170 - 0,16.34= 188,24

% FeCl3 = ×100% = 10,36%.

Câu 37 [507085]: Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic X no, đơn chức mạch hở và ancol Y và Z no đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MY < MZ), trong đó X và Z có cùng số nguyên tử cacbon. Thực hiện phản ứng este hóa 32 gam hỗn hợp E (xúc tác H2SO4 đặc), thu được hỗn hợp F gồm các chất hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp F cần dùng 31,92 lít khí O2 (đktc), thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư thu được 115 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 41 gam. Mặt khác, cho hỗn hợp F tác dụng với Na dư, thu được 2,8 lít khí H2 (đktc). Thành phần % theo khối lượng của X trong hỗn hợp E là
A, 47,24%.
B, 39,75%.
C, 42,68%.
D, 56,25%.
HD: X là axit no, đơn chức, mạch hở ||→ dạng CnH2nO2 ⇄ CH2 + O2 (O2 đại diện số mol axit).

Y, Z là ancol no, đơn chức, mạch hở ||→ dạng CmH2m + 2O ⇄ CH2 + H2O (H2O đại diện số mol ancol).

các phản ứng: E – H2O → F || F + 1,425 mol O2 → 1,15 mol CO2 + 1,3 mol H2O (giải BT nước vôi trong).

||→ mà theo dạng trên ||→ F gồm 1,15 mol CH2 + O2 + H2O ||→ nO2 trong F = 1,425 – 1,15 × 1,5 = 0,3 mol.

Như F, E cũng gồm: 1,15 mol CH2 + 0,3 mol O2 + ?H2O (sự khác nhau giữa E và F là lượng H2O thôi.!).

mE = 32 gam ||→ nH2O trong E = 0,35 mol ||→ nE = 0,35 + 0,3 = 0,65 mol.

||→ số Ctrung bình E = 1,15 ÷ 0,65 ≈ 1,77 ||→ Y là CH3OH; X và Y cùng là C2: X là CH3COOH và Z là C2H5OH.

Yêu cầu: %mX trong E = 0,3 × 60 ÷ 32 = 56,25%. Chọn đáp án D. ♠.

p/s: thừa giả thiết + Na. là giả thiết nhiễu hay do hướng giải?

Câu 38 [233819]: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4, y mol H2SO4 và z mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%). Lượng khí sinh ra từ quá trình điện phân và khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa trong dung dịch sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở bảng dưới đây:

TN 1 TN 2 TN 3
Thời gian điện phân (giây) t 2t 3t
Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol) 0,401,01,5
Khối lượng Al2O3 bị hoà tan tối đa (gam) 10,2
10,2

Biết: tại catot ion Cu2+ điện phân hết thành Cu trước khi ion H+ điện phân tạo thành khí H2; cường độ dòng điện bằng nhau và không đổi trong các thí nghiệm trên. Tổng giá trị (x + y + z) bằng
A, 1,6.
B, 1,5.
C, 1,8.
D, 2,0.
HD: ☆ Thứ tự catot bị điện phân: Cu2+ → H+axit → H2O.
☆ Thứ tự anot bị điện phân: Cl → H2O.
• Bắt đầu từ thí nghiệm 2: dung dịch sau điện phân không phản ứng với Al2O3.
⇒ Dung dịch chỉ chứa Na2SO4 hoặc (Na2SO4 và NaCl).
► Nếu chỉ chứa Na2SO4 thì thời gian 3t sau đó dung dịch sau phản ứng cũng chỉ chứa Na2SO4 ⇒ làm sao hòa tan được Al2O3? (bởi thực chất chỉ là quá trình điện phân nước).
► Như vậy, dung dịch chứa Na2SO4 và NaCl, thời gian 3t sau đó NaCl điện phân tạo NaOH hòa tan 0,1 mol Al2O3 tạo 0,2 mol NaAlO2 ⇒ số mol NaCl là 0,2 mol.
► Như vậy, ở thí nghiệm 1, hòa tan 0,1 mol Al2O3 là do 0,6 mol H+.
Xét TH1: t giây chưa thoát ra khí H2 ⇒ nCl2 = ∑nkhí = 0,40 mol
⇒ số mol e trao đổi (t giây) là 0,8 mol.
• 2t giây tương ứng có số mol e trao đổi (2t giây) là 1,6 mol và anot ra 0,8 mol Cl2.
Tổng khí 2 cực là 1,0 mol ⇒ số mol H2 ra bên catot là 0,2 mol ⇒ y = 0,2.
Bên catot ra x mol Cu và 0,2 mol H2 ⇒ 2x + 0,2 × 2 = 1,6 ⇒ x = 0,6.
0,8 mol Cl2 thoát ra, dung dịch còn 0,2 mol Cl trong NaCl.
⇒ Tổng số mol Cl bằng 0,8 × 2 + 0,2 = 1,8 mol ⇒ z = 1,8.
3t giây tương ứng có số mol e trao đổi (3t giây) là 2,4 mol
⇒ anot ra 0,9 mol Cl2 và (2,4 – 0,9 × 2) ÷ 4 = 0,15 mol O2.
Bên catot ra 0,6 mol Cu và (2,4 – 0,6 × 2) ÷ 2 = 0,6 mol.
⇒ Tổng mol khí thu được sau 3t giây là 0,9 + 0,15 + 0,6 = 1,65 mol (không thoả mãn)
Xét TH2: t (giây) đã có khí H2 thoát ra bên catot.
⇒ từ t (giây) ⇝ 2t (giây) chỉ xảy ra điện phân 2HCl → H2 + Cl2.
⇒ khí tăng 1,0 – 0,4 = 0,6 mol ⇒ ne trao đổi t (giây) = 0,6 mol.
⇒• t (giây) đầu: bên anot ra 0,3 mol Cl2 ⇒ nH2 = 0,1 mol ⇒ nCu = 0,2 mol ⇒ x = 0,2.
⇒• 2t (giây): trao đổi 1,2 mol e ⇒ bên anot ra 0,6 mol Cl2 ⇒ nH2 = 0,4 mol ⇒ y = 0,4.
⇒ z = ∑nCl = 0,6 × 2 + 0,2(trong NaCl) = 1,4 mol.
⇒• 3t (giây): trao đổi 1,8 mol e; ⇒ anot ra 0,7 mol Cl2 và 0,1 mol O2.
catot ra 0,2 mol Cu và 0,7 mol H2 ⇒ ∑nkhí = 0,7 + 0,1 + 0,7 = 1,5 (thoả mãn).
||⇝ Yêu cầu tổng giá trị (x + y + z) là 0,2 + 0,4 + 1,4 = 2,0.
Câu 39 [64998]: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al → X → Al2O3 → Y → Z → Al(OH)3.
Các chất X, Y, Z lần lượt có thể là
A, Al(NO3)3, NaAlO2, AlCl3.
B, Al(NO3)3, Al(OH)3, AlCl3.
C, AlCl3, Al2(SO4)3, NaAlO2.
D, AlCl3, NaAlO2, Al2(SO4)3.
HD: Xem xét - phân tích các đáp án:
B. sai. vì tương ứng Y là Al(OH)3 không tạo được từ Al2O3.
C. D. sai. vì tương ứng X là AlCl3 không tạo ra được Al2O3.
A. đúng. Quá trình các phản ứng xảy ra như sau:
• Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO↑ + 2H2O.
• 4Al(NO3)3 ––to→ 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2.
• Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.
• 2NaAlO2 + 4H2SO4 → Al2(SO4)3 + Na2SO4 + 4H2O.
• Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4↓ + 2Al(OH)3↓. ❒
Câu 40 [982790]: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(1) E + 2NaOH X + 2Y;
(2) X + H2SO4 → Z + Na2SO4;
(3) Z + T poli(etilen-terephtalat) + 2H2O.
Biết E là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C10H10O4. Cho các phát biểu nào sau:
(a) Chất Z thuộc cùng dãy đồng đẳng axit no, hai chức.
(b) Cho etilen tác dụng với dung dịch KMnO4 có thể thu được chất T.
(c) E là hợp chất hữu cơ đa chức.
(d) Chất Y và T có cùng số nguyên tử cacbon.
(e) Chất Y dạng rắn gọi là cồn khô dùng để đun nấu.
Số phát biểu đúng là
A, 3.
B, 2.
C, 5.
D, 4.
HD: ☆ Phân tích: dựa vào phản ứng cuối trùng ngưng thu poli(etilen-terephtalat) để suy luận ngược lại:
dieuchetolapsan.png
Từ phản ứng (2) → X là muối ⇒ Z là axit terephtalic ⇥ T là etilen glycol.
Công thức của X là C6H4(COONa)2 nên trong phản ứng đầu tiên:
C10H10O4 + 2NaOH ––to→ C6H4(COONa)2 + 2Y.
Bảo toàn nguyên tố ta có CTPT của Y là CH4O chính là ancol metylic CH3OH.
Vậy, cấu tạo phù hợp của X là CH3OOC–C6H4–COOCH3 (viết gọn: C6H4(COOCH3)2).
☆ Phân tích các phát biểu:
❌ (a) sai vì Z chứa vòng benzen nên không phải là axit no.
✔️ (b) đúng, 3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 (T) + 2MnO2↓ + 2KOH.
✔️ (c) đúng, E là este hai chức.
❌ (d) sai vì Y có một cacbon; còn T có hai cacbon.
❌ (e) sai, cồn khô là C2H5OH rắn chứ không phải CH3OH.
⇝ có 2/5 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án B. ♦