Đáp án
1B
2C
3B
4A
5A
6C
7C
8C
9C
10B
11B
12A
13D
14A
15D
16C
17A
18
19C
20C
21D
22B
23D
24A
25C
26D
27D
28
29A
30A
31A
32B
33A
34B
35A
36C
37B
38C
39D
40D
Đáp án Đề minh họa số 15 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Hóa học
Câu 1 [58745]: Trong dung dịch CuSO4 ion Cu2+ không bị khử bởi kim loại nào sau đây?
A, Mg.
B, Ag.
C, Zn.
D, Fe.
HD:
Cu2+/Cu đứng trước Ag+/Ag nên Ag không phản ứng với Cu2+.

Câu 2 [982763]: Khi đun nóng, kim loại Al tác dụng với chất nào sau đây tạo ra AlCl3?
A, NaCl.
B, S.
C, Cl2.
D, O2.
HD: ► Thâm chí không cần đun nóng, ở điều kiện thường nhôm bốc cháy khi tiếp xúc với khí Cl2:
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 (muối nhôm clorua yêu cầu).
Câu 3 [15083]: Ở điều kiện thường, hợp chất hữu cơ nào sau đây là chất khí?
A, Ancol metylic.
B, Metylamin.
C, Anilin.
D, Glyxin.
HD: Ở điều kiện thường ancol metylic và anilin là chất lỏng;
glyxin là chất rắn (dạng ion lưỡng cực +NH3CH2COO).
Chỉ có metyamin là 1 trong 4 amin là chất khí ở điều kiện thường. ❒

Câu 4 [58997]: Nhúng một thanh Zn vào dung dịch gồm muối T và H2SO4 loãng thì có xảy ra sự ăn mòn điện hóa của Zn.

Muối nào sau đây phù hợp với T?
A, CuSO4.
B, Na2SO4.
C, Al2(SO4)3.
D, MgSO4.
HD:
Nếu nhúng Zn vào các muối Na2SO4, Al2(SO4)3, MgSO4 thì không có kim loại mới được tạo thành ⇒ không có 2 điện cực ⇒ không xảy ra ăn mòn điện hóa.
Khi nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4 thì:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.
Đồng sinh ra bám vào thanh kẽm ⇒ có 2 điện cực nhúng trong dung dịch H2SO4 ⇒ ăn mòn điện hóa, Zn bị ăn mòn trước.

Câu 5 [906736]: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaHCO3 sinh ra khí CO2?
A, HCl.
B, Na2SO4.
C, K2SO4.
D, KNO3.
HD: Loại B, C, D vì cả Na2SO4; K2SO4 và KNO3 đều không tác dụng với NaHCO3. Chỉ có:
✔️ A. HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2↑ + H2O.
Phản ứng tạo khí thoả mãn yêu cầu ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 6 [60591]: Chất không tạo muối sắt (III) khi tác dụng với dung dịch HCl là
A, Fe3O4.
B, Fe(OH)3.
C, FeCO3.
D, Fe2O3.
HD:
FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O.
Lưu ý: Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.

Câu 7 [906793]: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A, Al.
B, Mg.
C, K.
D, Ca.
Kali (K) là kim loại kiềm, còn Mg và Ca là hai kim loại kiềm thổ.
Câu 8 [6892]: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng
A, este hóa.
B, trùng ngưng.
C, xà phòng hóa.
D, tráng gương.
HD: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Câu 9 [679746]: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là H2?
A, K.
B, Na.
C, Fe.
D, Ca.
HD: Bài học về phương pháp nhiệt luyện điều chế kim loại:
ppnhietluyen.png
⇒ H2 khử được các oxit của Fe để điều chế kim loại Fe ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 10 [679596]: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
A, Tơ tằm.
B, Tơ capron.
C, Tơ xenlulozơ axetat.
D, Tơ visco.
HD: Bài học phân loại tơ:

⇒ Tơ capron thuộc loại tơ tổng hợp ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 11 [341405]: Dung dịch có môi trường bazơ là
A, NaNO3.
B, Na2CO3.
C, C2H5OH.
D, K2SO4.
HD: Ôn lại bài học về axit bazơ liên hợp:
axit-bazo-lien-hop.png
⇒ trong dung dịch: Na2CO3 → 2Na+ + CO32–.
Na+ là ion trung tính; còn H2CO3 là axit yếu ⇄ CO32– tương ứng là một bazơ mạnh
⇒ Na2CO3 trong dung dịch là một bazơ liên hợp, pH> 7; làm quỳ tím hoá xanh.
Câu 12 [233839]: Trong công nghiệp, nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A, quặng boxit.
B, quặng manhetit.
C, quặng pirit.
D, quặng đolomit.
HD: Phân tích các đáp án:
Tên quặng A. boxit. B. manhetit. C. pirit. D. đolomit.
Thành phần chínhAl2O3.2H2O (✔️) Fe3O4FeS2CaCO3.MgCO3
Câu 13 [311870]: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
A, CO rắn.
B, SO2 rắn.
C, H2O rắn.
D, CO2 rắn.
HD: H2O rắn là nước đá "ướt" chính hãng.

Còn CO2 rắn là nước đá "khô" (vì đơn giản nó không "ướt" ☺). ❒
Câu 14 [20962]: Trong cơ thể, chất béo bị oxi hóa thành các chất nào sau đây ?
A, H2O và CO2.
B, NH3 và CO2.
C, NH3 và H2O.
D, NH3, CO2 và H2O.
HD: Phân tử chất béo chỉ chứa các nguyên tố C, H, O nên
khi bị oxi hóa trong cơ thể sẽ tương ứng tạo thành CO2 và H2O
(không thể tạo sản phẩm chứa N là NH3 được). ❒.

Câu 15 [311894]: Kim loại có màu trắng, dẫn điện tốt nhất trong các kim loại và thường được sử dụng làm đồ trang sức là
A, nhôm.
B, magie.
C, vàng.
D, bạc.
HD: "Ai đồng nhôm sắt vụn đêzzzz" ⇝ thứ tự tương ứng:
Ag (bạc) > Cu (đồng) > Al (nhôm) > Fe (sắt) về độ dẫn điện, dẫn nhiệt.
Bạc (Ag) màu trắng, là kim loại dẫn điện tốt nhất, dùng làm trang sức. ❒

Câu 16 [303906]: Số liên kết sigma (σ) trong phân tử butane CH3CH2CH2CH3
A, 14.
B, 10.
C, 13.
D, 3.
HD: Ôn lại bài học đếm số liên kết:
cong-thuc-tinh-so-lien-ket.png
⇒ butane có CTPT tương ứng là C4H10 ⇒ ∑σ = 4 + 10 – 1 = 13 ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 17 [312010]: Phân tử amino axit nào sau đây có hai nhóm amino?
A, Lysin.
B, Valin.
C, Axit glutamic.
D, Alanin.
HD: Cấu tạo phân tử tương ứng của các amino axit:
☑ A. Lysin: H2N–[CH2]4–CH(NH2)COOH.
☒ B. Valin: (CH3)2CHCH(NH2)COOH.
☒ C. Axit glutamic: HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.
☒ D. Alanin: H2NCH(CH3)COOH. ❒

Câu 18 [352924]: Crom có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?
Đáp án:
Câu 19 [981880]: Kim loại K tác dụng với H2O tạo ra sản phẩm gồm H2 và chất nào sau đây?
A, K2O.
B, KClO3.
C, KOH.
D, K2O2.
HD: Phản ứng: 2K + 2H2O → 2KOH + H2↑.
► Phản ứng xảy ra mãnh liệt, có thể gây cháy nổ mạnh.
Câu 20 [311825]: Khi lên men gạo, sắn, ngô (đã nấu chín) hoặc quả nho, quả táo, thu được ancol nào?
A, Etylen glicol.
B, Metanol.
C, Etanol.
D, Glixerol.
HD: Khi lên men gạo, sắn, ngô (đã nấu chín) hoặc quả nho, quả táo
⇝ đây là quá trình lên men rượu:
567003[LG].png
⇝ ancol tương ứng thu được là etanol. ❒

Câu 21 [310452]: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
A, 17,92 lít.
B, 4,48 lít.
C, 11,20 lít.
D, 8,96 lít.
Giải: Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có.
mO2 = 30,2 – 17,4 = 12,8 gam ⇒ nO2 = 0,4 mol
⇒ VO2 = 0,4 × 22,4 = 8,96 lít ⇒ Chọn D
Câu 22 [20396]: Phát biểu nào sau đây sai?
A, Tơ nilon thuộc loại tơ poliamit.
B, Tơ nilon, tơ tằm rất bền vững với nhiệt.
C, Quần áo nilon, len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao.
D, Thành phần chính của sợi bông là xenlulozơ.
HD: Nhắc lại bài học phân loại tơ:
577864[LG].png
⇝ các phát biểu A, C, D đúng.
☆ Phát biểu B sai vì tơ tằm, nilon đều kém bền vững với nhiệt. ❒
Câu 23 [62489]: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A, Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
B, Cho Si vào dung dịch NaOH, đun nóng.
C, Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch HCl.
D, Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.
Giải: A ⇒ Fe2+ + H+ + NO3 → Fe3+ + NO + H2O.

B ⇒ Si + NaOH + H2O → Na2SiO3 + H2

C ⇒ NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O.

⇒ Chọn D

Câu 24 [14339]: Tại một nhà máy rượu, cứ 10 tấn tinh bột sẽ sản xuất được 1,5 tấn rượu etylic nguyên chất. Hiệu suất cả quá trình điều chế là
A, 26,4%.
B, 15,0%.
C, 85,0%.
D, 32,7%.
Ta có (C6H10O5 )n 2nC2H5OH.

nC2H5OH = mol = 32608,7→ ntinh bột = = (mol)

→ mtinh bột= ×162n= 2641304,7 g

Hiệu suất phản ứng là H= ×100%=26,41%.

→ Đáp án A
Câu 25 [973556]: Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 0,05 mol N2, 0,3 mol CO2 vả 6,3 gam H2O. Công thức phân từ của X là
A, C4H9N.
B, C2H7N.
C, C3H7N.
D, C3H9N.
HD: Amin X đơn chức nên có dạng CnHmN.
☆ Giải đốt CnHmN + O2 ––to→ 0,3 mol CO2 + 0,35 mol H2O + 0,05 mol N2.
⇒ nX = nN2 = 0,05 × 2 = 0,1 mol
Theo đó: n = nCO2 : nX = 0,3 ÷ 0,1 = 3
m = 2nH2O : nX = 2 × 0,35 ÷ 0,1 = 7.
Vậy, công thức phân tử của X tương ứng là C3H7N.
Câu 26 [679615]: Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A, glucozơ và xenlulozơ.
B, saccarozơ và tinh bột.
C, fructozơ và glucozơ.
D, glucozơ và saccarozơ.
HD: X làm thuốc tăng lực ⇝ X là glucozơ.
saccarozơ + H2O → fructozơ + glucozơ.
► Saccarozơ là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát.
Câu 27 [118729]: Cho 3,24 gam kim loại M tác dụng với 0,672 lít khí O2 (đktc), thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kim loại M là
A, Be.
B, Ca.
C, Al.
D, Mg.
22.png
Câu 28 [352925]: Xà phòng hóa este X có công thức phân tử C5H8O2 bằng dung dịch NaOH dư thu được muối Y (có mạch cacbon phân nhánh) và ancol Z. Công thức cấu tạo thu gọn của ancol Z là
Đáp án:
Câu 29 [275048]: Cho 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, FeCl3, HCl và NaOH. Số dung dịch có khả năng phản ứng được với kim loại Fe là
A, 3.
B, 4.
C, 2.
D, 1.
Đáp án: A
Câu 30 [679254]: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là
A, 89.
B, 101.
C, 85.
D, 93.
HD: Chọn đáp án A.
Chất béo là trieste dạng (RCOO)3C3H5. Phản ứng xà phòng hóa:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Giả thiết: 9,2 gam glixerol C3H5(OH)3 ứng với 0,1 mol → số mol NaOH cần là 0,3 mol.
⇒ bảo toàn khối lượng ta có: m + 0,3 × 40 = 91,8 + 9,2 → m = 89,0 gam.
Câu 31 [679566]: Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
(b) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.
(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường.
(e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm.
Số phát biểu đúng là
A, 5.
B, 3.
C, 4.
D, 2.
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng vì thành phần chính của mỡ lợn hoặc dầu dừa là chất béo, khi thuỷ phân trong môi trường kiềm sẽ thu được xà phòng.
✔️ (b) đúng vì trong quả nho chín chứa nhiều glucozơ ⇝ có khả năng tráng bạc.
✔️ (c) đúng vì thành phần chính của tơ tằm là fibroin - protein dạng sợi ⇝ cấu tạo nên từ các α-amino axit.
✔️ (d) lưu hoá cao su tạo các cầu nối đisulfua –S–S– ⇝ làm cho cao su lưu hoá có các đặc tính tốt hơn cao su thường.
✔️ (e) đúng theo ứng dụng của các este.
⇝ Tất cả 5/5 phát biểu đưa ra đều đúng.
Câu 32 [679618]: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH đun nóng.
(c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 đun nóng.
(d) Cho dung dịch AlCl3 vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
(e) Cho kim loại Na vào dung dịch CuCl2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A, 5.
B, 4.
C, 3.
D, 2.
HD: Các phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm:
✔️ (a) KHSO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4↓ + CO2 + KHCO3 + H2O (tỉ lệ 1 : 1)
Hoặc 2KHSO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4↓ + 2CO2 + K2SO4 + 2H2O (tỉ lệ 2 : 1)
✔️ (b) NH4Cl + NaOH → NH3↑ + NaCl + H2O.
✔️ (c) NaHCO3 + CaCl2: không có phản ứng xảy ra. Tuy nhiên, thật chú ý muối HCO3 kém bền nhiệt, khi đun nóng xảy ra: 2HCO3 –––to–→ CO32– + CO2 + H2O.
❌ (d) 2AlCl3 + 3Ba(OH)2 → 3BaCl2 + Al(OH)3↓; sau đó Ba(OH)2 (dư) + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 2H2O.
✔️ (e) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2; sau đó: 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2NaCl.
⇝ có 4/5 thí nghiệm thoả mãn yêu cầu thu được khí ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 33 [276487]: Thông tin về độ dinh dưỡng của một số loại phân bón như sau:
9565025.png
Để thu được 100 kg phân hỗn hợp NPK loại 20-20-15 trên thì khối lượng (kg) mỗi loại phân bón đơn DAP, UREA, KALI CLORUA cùng chất độn cần lấy lần lượt là
A, 43,5; 26,3; 24,6; 5,6.
B, 43,5; 43,2; 13,3; 0,0.
C, 32,2; 43,2; 24,6; 0,0.
D, 36,0; 36,0; 27; 1,0.
HD: 100 kg NPK chứa 20 kg N; 20 kg P2O5 và 15 kg K2O.
► Phân lân chỉ được cung cấp bởi DAP ⇒ mDAP = 20 ÷ 0,46 = 43,5 kg.
► Phân kali chỉ được cung cấp bởi KALI CLORUA ⇒ mKALI CLORUA = 10 ÷ 0,61 = 24,6 kg.
⇒ Quan sát 4 đáp án thì đã có thể chọn nhanh đáp án A rồi.
Giải tiếp, 43,5 kg DAP cung cấp 7,83 kg N nên UREA cần thêm 12,17 kg N nữa.
⇒ mUREA = 12,17 ÷ 0,463 = 26,3 kg.
Vậy, mchất độn cần = 100 – 43,5 – 24,6 – 26,3 = 5,6 kg.
Câu 34 [906854]: Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 88,44 gam hỗn hợp hai muối. Nếu đốt cháy hết m gam E thì cần vừa đủ 7,65 gam O2, thu được H2O và 5,34 mol CO2. Khối lượng của X trong m gam E là
A, 48,36 gam.
B, 51,72 gam.
C, 53,40 gam.
D, 50,04 gam.
HD: Gọi tổng số mol axit béo là a mol; số mol chất béo X là b mol.
⇒ Thuỷ phân E cần (a + 3b) mol NaOH → 88,44 gam muối + a mol H2O + b mol C3H5(OH)3.
⇒ m + 40 × (a + 3b) = 88,44 + 18a + 92b ⇒ m + 22a + 28b = 88,44.
☆ Giải đốt m gam E + 7,65 mol O2 ––to→ 5,34 mol CO2 + ? mol H2O.
► Hai axit béo no, dạng CnH2nO2 ⇒ X cũng là chất béo no, dạng CpH2p – 4O6.
⇒ Tương quan đốt có ∑nCO2 – ∑nH2O = 2nchất béo ⇒ ∑nH2O = (5,34 – 2b) mol.
• bảo toàn nguyên tố O có: 2a + 6b + 7,65 × 2 = 5,34 × 2 + (5,34 – 2b).
• khối lượng E: m = mE = mC + mH + mO = 12 × 5,34 + 2 × (5,34 – 2b) + 16 × (2a + 6b).
⇒ Giải hệ các phương trình ta được: m = 84,12; a = 0,12 và b = 0,06.
► Giải hệ hai muối có 0,12 mol natri panmitat và 0,18 mol natri stearat.
Nếu X có 2 gốc panmitat thì E không còn axit panmitic nữa, tương tự nếu X có 3 gốc stearat thì E cũng không còn axit stearic nữa ⇒ X chỉ có vừa đúng 1 gốc panmitat và 2 gốc stearat.
⇒ MX = 890 – 28 = 862 ⇒ mX = 0,06 × 862 = 51,72 gam.
Câu 35 [276496]: Xăng có thành phần chủ yếu là các hiđrocarbon, chủ yếu là C8H18 (octane). Biết rằng một chiếc xe máy 125cc có dung tích bình chứa xăng là 4 lít và trung bình động cơ đốt cháy hoàn toàn 1 lít xăng sẽ tỏa ra 46.000 J. Để di chuyển được 1 km thì chiếc xe cần 1022 J với hiệu suất sử dụng nhiệt là 83,32%. Hỏi chiếc xe có thể chạy được bao nhiêu km tính từ thời điểm xe chứa đầy bình xăng?
A, 150 km.
B, 180 km.
C, 200 km.
D, 100 km.
HD: 1 lít xăng tỏa ra 46000 J ⇒ 4 lít thì tỏa ra 184000 J.
Hiệu suất sử dụng nhiệt của xe máy là 83,32% nghĩa là chỉ có 184000 × 0,8332 = 153308,8 J nhiệt được sử dụng cho xe chạy thôi.
Mà di chuyển được 1 km thì chiếc xe cần 1022 J
⇝ vị chi 153308,8 J từng này đủ cho xe chạy 153308,8 J ÷ 1022 = 150 km.
Câu 36 [134711]: Hỗn hợp A gồm MgO, Fe2O3, FeS và FeS2. Người ta hòa tan hoàn tan hoàn toàn m gam A trong dung dịch H2SO4 (đ/n dư) thu được khí SO2, dung dịch sau phản ứng chứa 155/67m gam muối. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam A trên vào dung dịch HNO3 (đ/n dư) thu được 14,336 lít hỗn hợp khí gồm NO2 và SO2 có tổng khối lượng là 29,8 gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28,44 gam hỗn hợp muối khan. Biết trong A oxi chiếm 10/67m gam. Phần trăm khối lượng của FeS trong A có giá trị gần nhất với
A, 28%.
B, 30%.
C, 32%.
D, 34%.

Gọi số mol của FeS và FeS2 lần lượt là a, b mol

TN1+ H2SO4 → mkl = m- mO2 - mS = m- -32(a + 2b)

Vì H2SO4 dư → hình thành muối Fe3+, Mg2+, SO42- → nSO42- = +

Chú ý MgO, Fe2O3 → MgSO4 và Fe2(SO4)3 là sự thế O = SO42- = , Với FeS, FeS2 hình thành Fe2(SO4)3 bảo toàn điện tích → nSO42- =

Vậy mmuối = mkl + mSO42-

= m- -32(a + 2b) + 96. ( + )→ 112a + 80b = (1)

Gọi số mol NO2 và SO2 lần lượt là x,y mol

Ta có hệ

Vì HNO3 dư nên muối hình thành Fe3+, Mg2+, NO3-, SO42-: a+ 2b - 0,02

Bảo toàn electron → 3(a+ b) + 0,02.4 + 6.(a + 2b- 0,02) = 0,62 → 9a + 15b = 0,66 (2) ( Chú ý một phần nguyên tố S lên S+4 và một phần lên S+6)

Bảo toàn điện tích trong dung dịch muối nNO3- = 2. [ + ]- 2. ( a + 2b - 0,02) → nNO3- = + a-b + 0,04

mmuối = mkl + mNO3- + mSO42-

→ 28,44= m- -32(a + b) + 62.[ + a-b + 0,04] + 96.[a+ 2b - 0,02]

+ 126a + 66b = 27,88 (3)

Giải hệ (1), (2), (3) → a= 0,04, b= 0,02, m= 10,72

→ %FeS= 32,84%.

Câu 37 [9936]: Hỗn hợp X gồm ba este đều no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 35,34 gam X cần dùng 1,595 mol O2, thu được 22,14 gam nước. Mặt khác đun nóng 35,34 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa hai muối của hai axit có mạch không phân nhánh và 17,88 gam hỗn hợp Z gồm một ancol đơn chức và một ancol hai chức có cùng số nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của este đơn chức trong hỗn hợp X là
A, 7,47%.
B, 4,98%.
C, 12,56%.
D, 4,19%.
601763[LG].png
Câu 38 [679397]: Điện phân dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau t giây, thu được 7,68 gam kim loại ở catot, dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian 12352 giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,11 mol. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Số mol ion Cu2+ trong Y là
A, 0,01.
B, 0,02.
C, 0,03.
D, 0,04.
HD: ☆ Xét thời gian điện phân là t giây:
Từ tỉ khối khí bên anot so với với H2 → gồm O2 và Cl2 với số mol bằng nhau.
dung dịch Y vẫn còn màu xanh chứng tỏ vẫn dư Cu2+ trong Y.
⇒ 7,68 gam kim loại thu được là 0,12 mol Cu → ∑ne trao đổi = 0,12 × 2 = 0,24 mol.
⇒ 4nO2 + 2nCl2 = 0,24 ⇒ nO2 = nCl2 = 0,04 mol.
☆ xét thời gian điện phân là 12352 giây:
⇒ Áp dụng công thức định luật Farađay có ∑ne trao đổi = It ÷ 96500 = 0,32 mol.
Bên anot: ra hết Cl2 là 0,04 mol ⇒ nO2 = (0,32 – 0,04 × 2) ÷ 4 = 0,06 mol.
Mà giả thiết ∑nkhí 2 cực = 0,11 mol ⇒ nH2 bên catot = 0,01 mol.
Catot thu được H2 chứng tỏ Cu2+ bị điện phân hết
⇒ ∑nCu2+ = (0,32 – 0,01 × 2) ÷ 2 = 0,15 mol.
Quay lại thời gian sau điện phân t giây:
nCu2+ trong Y = 0,15 – 0,12 = 0,03 mol ⇝ Chọn đáp án D. ♦
Câu 39 [65007]: Cho sơ đồ phản ứng sau:
46.PNG
Kim loại M là
A, Mg.
B, Ca.
C, Cu.
D, Fe.
45.PNG
Câu 40 [908883]: Cho các sơ đồ phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol:
E + 2NaOH → Y + 2Z
F + 2NaOH → Y + T + H2O
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C4H6O4, được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol.
Cho các phát biểu sau:
(a) Từ chất Z điều chế trực tiếp được axit axetic.
(b) Chất T có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic.
(c) Đốt cháy Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và Na2CO3.
(d) Chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(đ) Chất T được dùng để sát trùng dụng cụ y tế.
Số phát biểu đúng là
A, 2.
B, 4.
C, 5.
D, 3.
HD: Ta có CE = CY + 2CZ = 4 ⇒ CY = 2; CZ = 1 tương ứng Z là CH3OH và Y là (COONa)2.
CF = CY + CT = 4 ⇒ CT = 2 ⇒ T là C2H5OH.
Vậy cấu tạo E là (COOCH3)2 còn F là HOOCCOOC2H5.
⇝ Phân tích các phát biểu tương ứng:
✔️ (a) đúng vì đây là pp hiện đại: CH3OH + CO –––xúc tác, to–→ CH3COOH.
✔️ (b) đúng vì T là C2H5OH có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic CH3COOH (so sánh cùng số C).
❌ (c) sai vì Y là (COONa)2 làm gì có nguyên tố H mà đốt ra H2O.
❌ (d) sai vì E là (COOCH3)2 không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
✔️ (đ) đúng vì cồn 70o là dung dịch C2H5OH dùng để sát trùng; cồn 90o đốt khử dụng các dụng cụ y tế.
⇝ Có 3/5 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án D. ♠