Đáp án
1B
2D
3D
4B
5C
6C
7D
8
9C
10B
11D
12D
13D
14B
15C
16D
17A
18C
19C
20A
21D
22C
23B
24A
25A
26A
27A
28
29D
30A
31D
32D
33A
34A
35A
36A
37A
38A
39D
40
Đáp án Đề minh họa số 17 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Hóa học
Câu 1 [981809]: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch CuSO4?
A, Al.
B, Ag.
C, Zn.
D, Fe.
HD: Thứ tự dãy điện hoá:
⇒ Ag không tác dụng được với dung dịch muối CuSO4.
⇒ Ag không tác dụng được với dung dịch muối CuSO4.
Câu 2 [59314]: Ở nhiệt độ cao, Al khử được ion kim loại trong oxit nào dưới đây?
A, MgO.
B, BaO.
C, K2O.
D, Fe2O3.
HD:
Phương pháp nhiệt luyện dùng các chất khử (C, CO, H2, Al...) khử các oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.
⇒ Ở nhiệt độ cao, Al khử được Fe2O3.
Phương pháp nhiệt luyện dùng các chất khử (C, CO, H2, Al...) khử các oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.
⇒ Ở nhiệt độ cao, Al khử được Fe2O3.
Câu 3 [14741]: Chất nào sau là amin bậc ba?
A, Etylmetylamin.
B, Metylphenylamin.
C, Anilin.
D, Trimetylamin.
HD: bài học bậc amin:
⇒ Trimetylamin: (CH3)3N là amin bậc ba. ❒
⇒ Trimetylamin: (CH3)3N là amin bậc ba. ❒
Câu 4 [58996]: Trong không khí ẩm, các công trình xây dựng và vật dụng bằng thép bị ăn mòn tạo thành lớp gỉ sắt. Thành phần chủ yếu của gỉ sắt là
A, Fe(OH)2.
B, Fe2O3.nH2O.
C, FeS2.
D, FeCO3.
HD:
Thành phần chủ yếu của gỉ sắt là Fe2O3.nH2O.
Thành phần chủ yếu của gỉ sắt là Fe2O3.nH2O.
Câu 5 [911544]: Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A, NaCl.
B, KCl.
C, CaCl2.
D, NaNO3.
HD: Phân tích các đáp án:
❌ A, B, D sai vì Na2CO3 không phản ứng với NaCl, KCl và NaNO3.
✔️ C đúng vì: CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl.
❌ A, B, D sai vì Na2CO3 không phản ứng với NaCl, KCl và NaNO3.
✔️ C đúng vì: CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl.
Câu 6 [973553]: Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là
A, H2S.
B, AgNO3.
C, NaOH.
D, NaCl.
HD: Phản ứng: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓nâu đỏ + 2NaCl.
Câu 7 [59788]: Trong các hợp chất, kim loại nhóm IA có số oxi hóa là
A, +2.
B, +4.
C, +3.
D, +1.
HD:
Trong các hợp chất (VD: NaCl, KOH,...), kim loại nhóm IA có số oxi hóa +1.
Trong các hợp chất (VD: NaCl, KOH,...), kim loại nhóm IA có số oxi hóa +1.
Câu 8 [352929]: Este nào sau đây có 4 nguyên tử cacbon trong phân tử?
Đáp án:
Câu 9 [906781]: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A, Na.
B, Ba.
C, Cu.
D, Ca.
HD: Phương pháp thủy luyện dùng điều chế các kim loại có tính khử yếu như Cu, Hg, Ag, Au,...
Các kim loại có tính khử mạnh như Na, Ca, Ba được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất tương ứng của chúng.
Các kim loại có tính khử mạnh như Na, Ca, Ba được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất tương ứng của chúng.
Câu 10 [906821]: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A, Poli(vinyl clorua).
B, Poli(etylen terephtalat).
C, Poliisopren.
D, Polietilen.
HD: Bài học phản ứng điều chế polime:
⇝ Poli(etylen terephtalat) (tơ lapsan) được điều chế từ phản ứng trùng ngưng, cụ thể:
⇝ Poli(etylen terephtalat) (tơ lapsan) được điều chế từ phản ứng trùng ngưng, cụ thể:
Câu 11 [911540]: Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A, K2HPO4.
B, NaHSO4.
C, NaHCO3.
D, KCl.
HD: Bài học về phân loại muối:
► Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra H+ (hiđro có tính axit). Ví dụ: NaCl; (CH3COO)2Ca; (NH4)2SO4;...
☆ Đặc biệt: một số muối như Na2HPO3; NaH2PO3 mặc dù còn hiđro nhưng là muối trung hòa do cấu tạo các H này liên kết với P, không có khả năng phân li ra ion H+.
► Muối axit là muối vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra H+. Ví dụ: NaHCO3; KHSO4; NaH2PO4; K2HPO4;...
||⇝ KCl là muối trung hoà ⇝ Chọn đáp án D. ♠
► Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra H+ (hiđro có tính axit). Ví dụ: NaCl; (CH3COO)2Ca; (NH4)2SO4;...
☆ Đặc biệt: một số muối như Na2HPO3; NaH2PO3 mặc dù còn hiđro nhưng là muối trung hòa do cấu tạo các H này liên kết với P, không có khả năng phân li ra ion H+.
► Muối axit là muối vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra H+. Ví dụ: NaHCO3; KHSO4; NaH2PO4; K2HPO4;...
||⇝ KCl là muối trung hoà ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 12 [679228]: Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là
A, Fe.
B, Cu.
C, Ag.
D, Al.
Chọn đáp án D.
Tecmit là hỗn của kim loại nhôm (Al) và oxit sắt.
Tecmit là hỗn của kim loại nhôm (Al) và oxit sắt.
Câu 13 [679595]: Chất khí X gây ra hiệu ứng nhà kính và tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh tạo tinh bột. Chất X là
A, N2.
B, O2.
C, H2.
D, CO2.
HD: Gây hiệu ứng nhà kính → là khí cacbonic CO2:
► Phản ứng quang hợp:
nCO2 + nH2O ––ánh sáng, clorofin→ (C6H10O5)n + nO2.
⇝ Chọn đáp án D. ♠
► Phản ứng quang hợp:
nCO2 + nH2O ––ánh sáng, clorofin→ (C6H10O5)n + nO2.
⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 14 [20957]: Chất nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?
A, Tristearin.
B, Triolein.
C, Tripanmitin.
D, Saccarozơ.
HD: ☆ Triolein có công thức (C17H33COO)3C3H5: chất béo không no là chất lỏng ở điều kiện thường.
Còn lại tripanmitin và tristearic là các chất béo no → ở thể rắn ở điều kiện thường.
Saccarozơ: đường mía như chúng ta sử dụng hàng ngày là chất rắn rõ rồi. ❒
Còn lại tripanmitin và tristearic là các chất béo no → ở thể rắn ở điều kiện thường.
Saccarozơ: đường mía như chúng ta sử dụng hàng ngày là chất rắn rõ rồi. ❒
Câu 15 [233235]: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất?
A, Au.
B, Ag.
C, Cr.
D, Al.
HD: ► Một số cái NHẤT của kim loại:
🥇 Dẻo nhất: vàng (Au).
🥇 Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất: Bạc (Ag).
🥇 Kim loại cứng nhất: crom (Cr).
🥇 Kim loại mềm nhất: các kim loại kiềm.
🥇 Nhiệt nóng chảy cao nhất: vonfram (W).
🥇 Nhiệt nóng chảy thấp nhất: thủy ngân (Hg).
🥇 Khối lượng riêng thấp nhất: liti (Li).
🥇 Khối lượng riêng cao nhất: osmi (Os).
🥇 Dẻo nhất: vàng (Au).
🥇 Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất: Bạc (Ag).
🥇 Kim loại cứng nhất: crom (Cr).
🥇 Kim loại mềm nhất: các kim loại kiềm.
🥇 Nhiệt nóng chảy cao nhất: vonfram (W).
🥇 Nhiệt nóng chảy thấp nhất: thủy ngân (Hg).
🥇 Khối lượng riêng thấp nhất: liti (Li).
🥇 Khối lượng riêng cao nhất: osmi (Os).
Câu 16 [911589]: Chất nào sau đây thuộc loại alcohol no, đơn chức, mạch hở?
A, HCHO.
B, C2H4(OH)2.
C, CH2=CHCH2OH.
D, C2H5OH.
Alcohol no => phân tử chỉ có liên kết đơn
Alcohol đơn chức => có 1 nhóm -OH
Alcohol đơn chức => có 1 nhóm -OH
Câu 17 [228270]: Chất nào sau đây là amino axit?
A, Glyxin.
B, Glixerol.
C, Metylamin.
D, Anilin.
HD: Phân tích các đáp án:
Hợp chất | A. Glyxin. | B. Glixerol. | C. Metylamin. | D. Anilin. |
Phân loại | amino axit (✔️) | ancol | amin | amin |
Câu 18 [275037]: Crom(III) oxit là chất rắn màu lục thẫm, đuợc dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh. Công thức của crom(IIl) oxit là
A, Cr(OH)3.
B, CrO.
C, Cr2O3.
D, CrO3.
Đáp án: C
Câu 19 [310863]: Kim loại nào sau đây tác dụng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường?
A, Fe.
B, Ag.
C, K.
D, Mg.
HD: Kali (K) là kim loại kiềm, tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường thu được dung dịch bazơ tương ứng (KOH) và giải phóng khí H2. ❒
Câu 20 [982246]: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan Cu(OH)2, thu được dung dịch có màu xanh lam?
A, Saccarozơ.
B, Ancol etylic.
C, Propan-1,3-điol.
D, Anbumin.
HD: Cấu tạo saccarozơ có nhiều nhóm OH liền kề nên hoà tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch phức tan màu xanh đặc trưng:
⇝ Chọn đáp án A. ♥
⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 21 [679322]: Cho 4,48 lít khí CO (đktc) phản ứng với 8 gam một oxit kim loại, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam kim loại và hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 20. Giá trị của m là
A, 7,2.
B, 3,2.
C, 6,4.
D, 5,6.
HD: ★ Phản ứng:
☞ Tinh tế xử lí giả thiết tỉ khối: nhỗn hợp khí = nCO ban đầu = 0,2 mol
⇝ mhỗn hợp khí = 0,2 × 2 × 20 = 8,0 gam
⇝ bảo toàn khối lượng có: 0,2 × 28 + 8 = m + 8,0 ⇒ m = 5,6 gam.
☞ Tinh tế xử lí giả thiết tỉ khối: nhỗn hợp khí = nCO ban đầu = 0,2 mol
⇝ mhỗn hợp khí = 0,2 × 2 × 20 = 8,0 gam
⇝ bảo toàn khối lượng có: 0,2 × 28 + 8 = m + 8,0 ⇒ m = 5,6 gam.
Câu 22 [20400]: Phát biểu nào sau đây là sai?
A, Tơ nilon-6 và tơ nilon-6,6 đều thuộc loại tơ poliamit.
B, Tơ visco và tơ xenlulozơ triaxetat đều là tơ nhân tạo.
C, Tơ capron và tơ olon đều có thành phần chứa nhóm –CO-NH–.
D, Tơ tổng hợp và tơ bán tổng hợp đều thuộc loại tơ hóa học.
HD: ➤ tránh nhầm lẫn giữ olon (nitron) và nilon (đọc "na ná" nhau)
Thành phần tơ olon như trên, không chứa nhóm –CO–NH–. ❒
Thành phần tơ olon như trên, không chứa nhóm –CO–NH–. ❒
Câu 23 [352930]: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A, Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
B, Cho bột Fe vào dung dịch FeCl2 dư.
C, Cho NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 đun nóng.
D, Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch NaHSO4.
HD: Phân tích các đáp án:
✔️ A. Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.
❌ B. Fe không có phản ứng với FeCl2.
✔️ C. khi đun nóng, HCO3– dễ dàng bị phân hủy thành CO32– + CO2↑ + H2O; sau đó Ca2+ + CO32– → CaCO3 (trường hợp này giống như đun nướng cứng toàn phần thôi).
✔️ D. Fe(NO3)2 và NaHSO4 cung cấp các ion cho phản ứng: 3Fe2+ + NO3– + 4H+ → 3Fe3+ + NO↑ + 2H2O.
✔️ A. Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.
❌ B. Fe không có phản ứng với FeCl2.
✔️ C. khi đun nóng, HCO3– dễ dàng bị phân hủy thành CO32– + CO2↑ + H2O; sau đó Ca2+ + CO32– → CaCO3 (trường hợp này giống như đun nướng cứng toàn phần thôi).
✔️ D. Fe(NO3)2 và NaHSO4 cung cấp các ion cho phản ứng: 3Fe2+ + NO3– + 4H+ → 3Fe3+ + NO↑ + 2H2O.
Câu 24 [679447]: Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất 50%, thu được 4,48 lít CO2. Giá trị của m là
A, 36,0.
B, 18,0.
C, 32,4.
D, 16,2.
HD: Tỉ lệ phản ứng lên men rượu:
C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH.
⇝ Bấm máy 0,2 ÷ 2hệ số tỉ lệ ÷ 0,5hiệu suất × 180phân tử khối = 36,0 gam.
C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH.
⇝ Bấm máy 0,2 ÷ 2hệ số tỉ lệ ÷ 0,5hiệu suất × 180phân tử khối = 36,0 gam.
Câu 25 [679368]: Cho 15 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,75M, thu được dung dịch chứa 23,76 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A, 320.
B, 720.
C, 480.
D, 329.
HCl “nhập” vào công thức amin tạo muối: amin + HCl → amin.HCl.
→ Bảo toàn khối lượng có mHCl = 23,76 – 15,0 = 8,76 gam
→ nHCl = 0,24 mol → V = 0,32 lít hay 320 ml.
→ Bảo toàn khối lượng có mHCl = 23,76 – 15,0 = 8,76 gam
→ nHCl = 0,24 mol → V = 0,32 lít hay 320 ml.
Câu 26 [679804]: Chất rắn X vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. Thủy phân X với xúc tác axit hoặc enzim, thu được chất Y. Chất X và Y lần lượt là
A, tinh bột và glucozơ.
B, tinh bột và saccarozơ.
C, xenlulozơ và saccarozơ.
D, saccarozơ và glucozơ.
HD: Dấu hiệu tính chất vật lý ⇝ X là tinh bột.
Thuỷ phân: (C6H10O5)n + nH2O –––H+, to–→ nC6H12O6 (glucozơ).
⇒ X và Y lần lượt là tinh bột và glucozơ.
Thuỷ phân: (C6H10O5)n + nH2O –––H+, to–→ nC6H12O6 (glucozơ).
⇒ X và Y lần lượt là tinh bột và glucozơ.
Câu 27 [135808]: Đốt cháy 16,2 gam kim loại M (hoá trị không đổi) trong bình khí chứa 0,15 mol oxi. Chất rắn thu được cho tan trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 13,44 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, kim loại M là
A, Al.
B, Zn.
C, Mg.
D, Fe.
16,2 gam + 0,15 mol oxi → chất rắn B 0,6 mol H2
Gọi hóa trị của kim loại M là a
Bảo toàn electron → ×a = 4nO2 + 2nH2 = 1,8
Thay a lần lượt với các giá trị 1,2 → M không thỏa mãn, khi a= 3 → M= 27 → Al. Đáp án A.
Gọi hóa trị của kim loại M là a
Bảo toàn electron → ×a = 4nO2 + 2nH2 = 1,8
Thay a lần lượt với các giá trị 1,2 → M không thỏa mãn, khi a= 3 → M= 27 → Al. Đáp án A.
Câu 28 [352931]: Xà phòng hóa este X có công thức phân tử C5H8O2 bằng dung dịch NaOH dư thu được muối Y và ancol Z (bậc II). Công thức cấu tạo thu gọn của muối Y là
Đáp án:
Câu 29 [60647]: Cho các hợp chất Fe(II): Fe(OH)2, FeO, FeS, FeSO4, Fe(NO3)2, FeCO3.
Số hợp chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng (không có không khí) là
Số hợp chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng (không có không khí) là
A, 4.
B, 3.
C, 6.
D, 5.
Giải: Chỉ có FeSO4 không thỏa mãn ⇒ chọn D.
Câu 30 [7453]: Cho 9,2 gam axit fomic (HCOOH) tác dụng với ancol metylic (CH3OH) thu được m gam este E. Biết hiệu suất phản ứng este hóa bằng 60% tính theo axit. Giá trị của m là
A, 7,20.
B, 20,00.
C, 10,56.
D, 8,88.
HD: ☆ Phản ứng este hoá: HCOOH + CH3OH ⇄ HCOOCH3 + H2O.
Giả thiết: nHCOOH = 0,2 mol ⇒ neste = 0,2 × 0,6 = 0,12 mol (do hiệu suất 60% tính theo axit)
⇒ Yêu cầu m = meste = 0,12 × 60 = 7,20 gam ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Giả thiết: nHCOOH = 0,2 mol ⇒ neste = 0,2 × 0,6 = 0,12 mol (do hiệu suất 60% tính theo axit)
⇒ Yêu cầu m = meste = 0,12 × 60 = 7,20 gam ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 31 [311961]: Cho các phát biểu sau:
(a) Benzyl axetat có mùi thơm hoa nhài, isoamyl axetat có mùi chuối chín.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều có cùng công thức đơn giản nhất.
(c) Bậc amin tăng dần trong dãy: metylamin, đimetylamin, trimetylamin.
(d) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin thu được cao su buna-N.
(e) Phân tử axetilen và isopren đều có chứa hai liên kết π.
Số phát biểu đúng là
(a) Benzyl axetat có mùi thơm hoa nhài, isoamyl axetat có mùi chuối chín.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều có cùng công thức đơn giản nhất.
(c) Bậc amin tăng dần trong dãy: metylamin, đimetylamin, trimetylamin.
(d) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin thu được cao su buna-N.
(e) Phân tử axetilen và isopren đều có chứa hai liên kết π.
Số phát biểu đúng là
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 5.
HD: Xem xét - phân tích các phát biểu:
☑ (a) đúng. Tham khảo mùi một số este thông dụng ở ID = 604464
☑ (b) đúng. Tinh bột và xenlulozơ đều có cùng CTĐGN là C6H10O5.
☑ (c) đúng vì metylamin - bậc I, đimetylamin - bậc II, trimetylamin - bậc III.
☑ (d) đúng. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin thu được cao su buna-N.
☑ (e) đúng. vì cấu tạo axetilen: HC≡CH và isopren CH2=C(CH3)CH=CH2.
⇝ cả 5 phát biểu đều đúng. ❒
☑ (a) đúng. Tham khảo mùi một số este thông dụng ở ID = 604464
☑ (b) đúng. Tinh bột và xenlulozơ đều có cùng CTĐGN là C6H10O5.
☑ (c) đúng vì metylamin - bậc I, đimetylamin - bậc II, trimetylamin - bậc III.
☑ (d) đúng. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin thu được cao su buna-N.
☑ (e) đúng. vì cấu tạo axetilen: HC≡CH và isopren CH2=C(CH3)CH=CH2.
⇝ cả 5 phát biểu đều đúng. ❒
Câu 32 [52050]: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
(g) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ.
Sau khi kết thức các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
(g) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ.
Sau khi kết thức các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A, 3.
B, 5.
C, 4.
D, 2.
HD: Các phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm tương ứng:
❌ (a) Mg + Fe2(SO4)3 → MgSO4 + 2FeSO4 (chú ý Fe2(SO4)3 dư nên không thể thu được Fe nhé).
❌ (b) Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3.
✔️ (c) H2 + CuO ––to→ Cu + H2O.
❌ (d) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑; sau đó: 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.
✔️ (e) 2CuSO4 + 2H2O ––đpdd→ 2Cu(catot) + O2↑(anot) + 2H2SO4.
❌ (g) 2NaCl + 2H2O ––đpdd, cmn→ 2NaOH + Cl2↑ (anot) + H2↑(catot)
⇝ có 2/6 thí nghiệm thoả mãn yêu cầu ⇝ Chọn đáp án D. ♠
❌ (a) Mg + Fe2(SO4)3 → MgSO4 + 2FeSO4 (chú ý Fe2(SO4)3 dư nên không thể thu được Fe nhé).
❌ (b) Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3.
✔️ (c) H2 + CuO ––to→ Cu + H2O.
❌ (d) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑; sau đó: 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.
✔️ (e) 2CuSO4 + 2H2O ––đpdd→ 2Cu(catot) + O2↑(anot) + 2H2SO4.
❌ (g) 2NaCl + 2H2O ––đpdd, cmn→ 2NaOH + Cl2↑ (anot) + H2↑(catot)
⇝ có 2/6 thí nghiệm thoả mãn yêu cầu ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 33 [276489]: Trộn m gam hỗn hợp X chứa 79,20% (NH4)2HPO4 với m gam hỗn hợp Y chứa 75,75% KNO3, thu được một loại phân bón Z (các chất còn lại trong X, Y đều không chứa N, P và K). Hàm lượng độ dinh dưỡng đạm có trong phân bón Z là
A, 13,65%.
B, 29,25%.
C, 9,45%.
D, 40,50%.
HD: Lấy m = 50 kg ⇒ chú ý Z thu được là 100 gam nhé.
• 50 kg X chứa 39,6 kg (NH4)2HPO4 ⇝ tương ứng chứa 8,4 kg N.
• 50 kg Y chứa 37,875 kg KNO3 ⇝ tương ứng chứa 5,25 kg N.
Theo đó, 100 gam Z chứa tổng 13,65 kg N.
⇒ độ dinh dưỡng phân đạm Z = %mN trong Z = 13,65% ⇝ Chọn đáp án A. ♥
• 50 kg X chứa 39,6 kg (NH4)2HPO4 ⇝ tương ứng chứa 8,4 kg N.
• 50 kg Y chứa 37,875 kg KNO3 ⇝ tương ứng chứa 5,25 kg N.
Theo đó, 100 gam Z chứa tổng 13,65 kg N.
⇒ độ dinh dưỡng phân đạm Z = %mN trong Z = 13,65% ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 34 [310840]: Thủy phân triglixerit X sau phản ứng thu được axit oleic (C17H33COOH), axit linoleic (C17H31COOH) và glixerol. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 76,32 gam oxi thu được 75,24 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch Br2 1M trong dung môi CCl4. Giá trị của V là
A, 120.
B, 150.
C, 360.
D, 240.
HD: ☆ Nhận xét: dù là gốc oleic hay linoleic thì đều có đúng 18C và 2O
⇝ công thức phân tử của triglixerit X có dạng C57H2nO6.
Giải đốt cháy m gam C57H2nO6 + 2,385 mol O2 → 1,71 mol CO2 + ? mol H2O.
Theo đó, ta có nX = 1,71 : 57 = 0,03 mol → nH2O = 1,53 mol (theo bảo toàn nguyên tố O).
Gọi k là số π trong X, ta có tương quan: (k – 1)nX = ∑nCO2 – ∑nH2O = 0,27 ⇒ k = 1.
Xét phản ứng với dung dịch Br2, chỉ xảy ra phản ứng giữa 1πC=C + 1Br2 thôi.
Mà tổng 7π tính được trên gồm sẵn có 3π trong COO rồi → số πC=C = 4.
Theo đó, số mol Br2 phản ứng bằng 4 × 0,03 = 0,12 mol → V = 0,12 lít ⇄ 120 ml. ❒
⇝ công thức phân tử của triglixerit X có dạng C57H2nO6.
Giải đốt cháy m gam C57H2nO6 + 2,385 mol O2 → 1,71 mol CO2 + ? mol H2O.
Theo đó, ta có nX = 1,71 : 57 = 0,03 mol → nH2O = 1,53 mol (theo bảo toàn nguyên tố O).
Gọi k là số π trong X, ta có tương quan: (k – 1)nX = ∑nCO2 – ∑nH2O = 0,27 ⇒ k = 1.
Xét phản ứng với dung dịch Br2, chỉ xảy ra phản ứng giữa 1πC=C + 1Br2 thôi.
Mà tổng 7π tính được trên gồm sẵn có 3π trong COO rồi → số πC=C = 4.
Theo đó, số mol Br2 phản ứng bằng 4 × 0,03 = 0,12 mol → V = 0,12 lít ⇄ 120 ml. ❒
Câu 35 [276498]: Quá trình quang hợp của cây xanh giúp cân bằng lượng khí cacbonic và oxi cho môi trường. Cây xanh lấy đi 44 kg khí cacbonic thì thải ra 32 kg khí oxi. Theo nghiên cứu, trung bình một cây sung dâu trưởng thành ở Pháp trung bình một năm cần hết 23,947 kg khí cacbonic để thực hiện quá trình quang hợp. Vậy thể tích khí oxi ở đktc (thải ra từ một cây sung dâu trưởng thành trong thời gian 6 tháng) gần nhất với giá trị nào sau đây?
A, 6,1 m3.
B, 8,7 m3.
C, 12,2 m3.
D, 17,4 m3.
HD: Dễ như ăn kẹo, bởi 44 kg CO2 thì tương ứng 32 kg O2.
một năm là 2 lần 6 tháng cần 23,947 kg CO2 ⇒ O2 tương ứng: 32 × 23,947 ÷ 44 = 17,416 kg.
vậy thì 6 tháng cho ra 8,708 kg O2 ⇄ 8,708 ÷ 32 × 22,4 ≈ 6,1 m3.
(► đơn vị gam tương ứng mol ⇝ lít (dm3) nên kg sẽ tương ứng kmol ⇝ m3).
một năm là 2 lần 6 tháng cần 23,947 kg CO2 ⇒ O2 tương ứng: 32 × 23,947 ÷ 44 = 17,416 kg.
vậy thì 6 tháng cho ra 8,708 kg O2 ⇄ 8,708 ÷ 32 × 22,4 ≈ 6,1 m3.
(► đơn vị gam tương ứng mol ⇝ lít (dm3) nên kg sẽ tương ứng kmol ⇝ m3).
Câu 36 [982253]: Hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Fe, Fe3O4. Hòa tan hết m gam X trong dung dịch chứa 1,5 mol HCl (dư 20% so với lượng phản ứng), thu được 0,125 mol H2 và 250 gam dung dịch Y. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Z (chứa 3 chất tan) và 0,15 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 199,45 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm FeCl3 trong Y là
A, 3,25%.
B, 5,20%.
C, 3,90%.
D, 6,50%.
HD: ☆ Giải X + HCl: ta có nHCl phản ứng = 1,5 ÷ 1,2 = 1,25 mol.
• bảo toàn e mở rộng: ∑nH+ phản ứng = 2nO trong oxit + 2nH2 ⇒ nO trong oxit = 0,5 mol.
☆ Giải X + H2SO4: chú ý nFe > nH2 = 0,125 mol ⇒ nếu H2SO4 dùng dư thì Fe → Fe3+
⇒ 2nSO2↑ > 3nFe = 0,375 ⇒ trái giả thiết ⇒ H2SO4 hết.
⇒ Z gồm 3 chất tan là a mol FeSO4; b mol CuSO4 và c mol Fe2(SO4)3.
• bảo toàn e gián tiếp: ∑nSO42– trong muối = nSO2 + nO trong oxit = 0,65 mol.
⇒ a + b + 3c = 0,65 và có 0,65 mol BaSO4 trong chất rắn cuối cùng.
199,45 gam gồm 0,65 mol BaSO4 + (½a + c) mol Fe2O3 + b mol CuO.
⇒ 160 × (½a + c) + 80c + 0,65 × 233 = 199,45 ⇒ a + b + 2c = 0,6.
Vậy giải ra (a + b) = 0,5 và c = 0,05 mol.
Quay lại với yêu cầu ở dung dịch Y: gồm x mol FeCl2 + y mol CuCl2 + z mol FeCl3.
Bảo toàn nguyên tố Cl: ∑nCl– trong muối = 2x + 2y + 3z = 1,25.
Mà ∑nnguyên tố kim loại trong muối Y = ∑nnguyên tố kim loại trong muối Z
⇄ x + y + z = a + b + 2c = 0,6 ⇒ giải (x + y) = 0,55 và z = 0,05 mol.
► Đề cũng chỉ yêu cầu liên quan đến FeCl3 thôi (vì có hỏi FeCl2 hay CuCl2 thì cũng chưa đủ giả thiết để giải)
⇒ Yêu cầu C%mFeCl3 = 0,05 × 162,5 ÷ 250 × 100% = 3,25% ⇝ Chọn đáp án A. ♥
• bảo toàn e mở rộng: ∑nH+ phản ứng = 2nO trong oxit + 2nH2 ⇒ nO trong oxit = 0,5 mol.
☆ Giải X + H2SO4: chú ý nFe > nH2 = 0,125 mol ⇒ nếu H2SO4 dùng dư thì Fe → Fe3+
⇒ 2nSO2↑ > 3nFe = 0,375 ⇒ trái giả thiết ⇒ H2SO4 hết.
⇒ Z gồm 3 chất tan là a mol FeSO4; b mol CuSO4 và c mol Fe2(SO4)3.
• bảo toàn e gián tiếp: ∑nSO42– trong muối = nSO2 + nO trong oxit = 0,65 mol.
⇒ a + b + 3c = 0,65 và có 0,65 mol BaSO4 trong chất rắn cuối cùng.
199,45 gam gồm 0,65 mol BaSO4 + (½a + c) mol Fe2O3 + b mol CuO.
⇒ 160 × (½a + c) + 80c + 0,65 × 233 = 199,45 ⇒ a + b + 2c = 0,6.
Vậy giải ra (a + b) = 0,5 và c = 0,05 mol.
Quay lại với yêu cầu ở dung dịch Y: gồm x mol FeCl2 + y mol CuCl2 + z mol FeCl3.
Bảo toàn nguyên tố Cl: ∑nCl– trong muối = 2x + 2y + 3z = 1,25.
Mà ∑nnguyên tố kim loại trong muối Y = ∑nnguyên tố kim loại trong muối Z
⇄ x + y + z = a + b + 2c = 0,6 ⇒ giải (x + y) = 0,55 và z = 0,05 mol.
► Đề cũng chỉ yêu cầu liên quan đến FeCl3 thôi (vì có hỏi FeCl2 hay CuCl2 thì cũng chưa đủ giả thiết để giải)
⇒ Yêu cầu C%mFeCl3 = 0,05 × 162,5 ÷ 250 × 100% = 3,25% ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 37 [911614]: Hỗn hợp E gồm: X, Y là hai axit đồng đẳng kế tiếp; Z, T là hai este (đều hai chức, mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau; MT – MZ = 14). Đốt cháy hoàn toàn 12,84 gam E cần vừa đủ 0,37 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho 12,84 gam E phản ứng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối khan G của các axit cacboxylic và 2,8 gam hỗn hợp ba ancol có cùng số mol. Khối lượng muối của axit có phân tử khối lớn nhất trong G là
A, 6,48 gam.
B, 4,86 gam.
C, 2,68 gam.
D, 3,24 gam.
HD: Giải đốt 12,84 gam E + 0,37 mol O2 ––to→ CO2 + H2O.
nNaOH = 0,22 mol ⇒ nE = 0,22 ÷ 2 = 0,11 mol.
X, Y, Z, T đều có 4O nên nE = 0,11 × 4 = 0,44 mol.
⇒ Giải hệ số mol CO2 và H2O có: nCO2 = 0,43 mol và nH2O = 0,32 mol.
► Tương quan đốt: ∑nCO2 – ∑nH2O = 0,11 = nE ⇒ X, Y, Z, T đều phải no, mạch hở.
Ctrung bình E = 0,43 ÷ 0,11 ≈ 3,91.
► Este 2 chức nhỏ nhất là (HCOO)2CH2; tuy nhiên este này không tạo ancol (thuỷ phân thu được HCHO) nên loại vì một mình T không thể tạo 3 ancol được ⇒ CY = CZ ≥ 4; CT = CZ + 1 ≥ 5 nên CX phải bằng 3.
⇒ X là CH2(COOH)2 và Y đồng đẳng kế tiếp là C2H4(COOH)2.
⇒ Z đồng phân Y là C4H6O4 ⇒ T hơn 1C là C5H8O4.
⇒ cấu tạo Z: (HCOO)2C2H4 và T là CH3OOC-COOC2H5 (để thoả mãn nhiệm vụ thu được 3 ancol).
Thêm nữa 3 ancol cùng số mol, khối lượng 2,8 gam nên số mol là 0,02 mol.
Giải tiếp hệ số mol X và Y có tương ứng: 0,03 mol X và 0,04 mol Y.
⇒ muối có phân tử khối lớn nhất là C2H4(COONa)2: 0,04 mol.
⇒ Yêu cầu m = 0,04 × 162 = 6,48 gam ⇝ Chọn đáp án A. ♥
nNaOH = 0,22 mol ⇒ nE = 0,22 ÷ 2 = 0,11 mol.
X, Y, Z, T đều có 4O nên nE = 0,11 × 4 = 0,44 mol.
⇒ Giải hệ số mol CO2 và H2O có: nCO2 = 0,43 mol và nH2O = 0,32 mol.
► Tương quan đốt: ∑nCO2 – ∑nH2O = 0,11 = nE ⇒ X, Y, Z, T đều phải no, mạch hở.
Ctrung bình E = 0,43 ÷ 0,11 ≈ 3,91.
► Este 2 chức nhỏ nhất là (HCOO)2CH2; tuy nhiên este này không tạo ancol (thuỷ phân thu được HCHO) nên loại vì một mình T không thể tạo 3 ancol được ⇒ CY = CZ ≥ 4; CT = CZ + 1 ≥ 5 nên CX phải bằng 3.
⇒ X là CH2(COOH)2 và Y đồng đẳng kế tiếp là C2H4(COOH)2.
⇒ Z đồng phân Y là C4H6O4 ⇒ T hơn 1C là C5H8O4.
⇒ cấu tạo Z: (HCOO)2C2H4 và T là CH3OOC-COOC2H5 (để thoả mãn nhiệm vụ thu được 3 ancol).
Thêm nữa 3 ancol cùng số mol, khối lượng 2,8 gam nên số mol là 0,02 mol.
Giải tiếp hệ số mol X và Y có tương ứng: 0,03 mol X và 0,04 mol Y.
⇒ muối có phân tử khối lớn nhất là C2H4(COONa)2: 0,04 mol.
⇒ Yêu cầu m = 0,04 × 162 = 6,48 gam ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 38 [311818]: Hòa tan hoàn toàn 12,99 gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước, thu được 400 ml dung dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi, kết quả điện phân được ghi lại ở bảng sau:
Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, coi thể tích dung dịch không đổi trong quá trình điện phân. Giá trị của t gần nhất với
Thời gian điện phân (giây) | 1158 | 1235 | t |
Giá trị pH dung dịch điện phân | 7 | 12 | 13 |
Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, coi thể tích dung dịch không đổi trong quá trình điện phân. Giá trị của t gần nhất với
A, 1928.
B, 2020.
C, 2011.
D, 1996.
HD: Môi trường dung dịch chứa các ion Na+; Cl– và SO42– trung tính, pH = 7; còn Cu2+ có môi trường axit, pH < 7.
► Cần hiểu thật rõ quá trình điện phân và sự biến đổi giá trị pH dung dịch:
Thời gian tăng, pH tăng nên rơi vào TH1; NaCl dư, nNaCl > 2nCuSO4.
☆ Tại điểm (1158; 7) thì Cu2+ vừa hết, dung dịch chứa NaCl; Na2SO4 có pH = 7.
Áp dụng định luật Faraday: 2a = ne trao đổi = It/96500 ⇒ a = 0,006I mol.
• Trong khoảng thời gian 1235 – 1158 = 77 giây sinh ra NaOH, từ pH = 12; V = 400 mL ⇒ nNaOH = 0,01 × 0,4 = 0,004 mol.
Tương ứng: ne trao đổi 2 = 0,004 = I × 77 ÷ 96500.
• Trong khoảng thời gian (t – 1158) giây sinh ra 0,1 × 0,4 = 0,04 mol NaOH.
⇒ Tương ứng: ne trao đổi 3 = 0,04 = I × (t – 1158) ÷ 96500.
Triệt tiêu I và rút gọn ⇒ t = 1928 giây. ⇝ Chọn đáp án A. ♥
► Cần hiểu thật rõ quá trình điện phân và sự biến đổi giá trị pH dung dịch:
Thời gian tăng, pH tăng nên rơi vào TH1; NaCl dư, nNaCl > 2nCuSO4.
☆ Tại điểm (1158; 7) thì Cu2+ vừa hết, dung dịch chứa NaCl; Na2SO4 có pH = 7.
Áp dụng định luật Faraday: 2a = ne trao đổi = It/96500 ⇒ a = 0,006I mol.
• Trong khoảng thời gian 1235 – 1158 = 77 giây sinh ra NaOH, từ pH = 12; V = 400 mL ⇒ nNaOH = 0,01 × 0,4 = 0,004 mol.
Tương ứng: ne trao đổi 2 = 0,004 = I × 77 ÷ 96500.
• Trong khoảng thời gian (t – 1158) giây sinh ra 0,1 × 0,4 = 0,04 mol NaOH.
⇒ Tương ứng: ne trao đổi 3 = 0,04 = I × (t – 1158) ÷ 96500.
Triệt tiêu I và rút gọn ⇒ t = 1928 giây. ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 39 [679769]: Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(a) X1 + H2O X2 + X3↑ + H2↑
(b) X2 + X4 → CaCO3 + Na2CO3 + H2O
(c) X2 + X3 → X1 + X5 + H2O
(d) X4 + X6 → CaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O
Các chất X5, X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
(a) X1 + H2O X2 + X3↑ + H2↑
(b) X2 + X4 → CaCO3 + Na2CO3 + H2O
(c) X2 + X3 → X1 + X5 + H2O
(d) X4 + X6 → CaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O
Các chất X5, X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A, NaClO, H2SO4.
B, Ca(HCO3)2, NaHSO4.
C, Ca(HCO3)2, H2SO4.
D, NaClO, NaHSO4.
HD: Tư duy nhanh từ việc quan sát 4 đáp án: nếu X6 là H2SO4 thì X4 phải đồng thời chứa Na và Ca? ⇒ loại ngay đáp án A và C. Còn lại B và D ⇒ X6 là NaHSO4 ⇒ X4 là hợp chất của Ca ⇒ X2 là hợp chất của Na; X3 là khí ⇒ X5 không thể là hợp chất của Ca được → loại B. Vậy chỉ có thể là đáp án D đúng, tương ứng với X5 là NaClO; X6 là NaHSO4 ||⇒ lần lượt suy ngược lại: X3 là Cl2; X4 là Ca(HCO3)2, X1 là NaCl.
Các phản ứng diễn ra lần lượt như sau:
(a) 2NaCl ––đpnc→ 2NaOH (X2) + Cl2 (X3) + H2↑.
(b) 2NaOH + Ca(HCO3)2 (X4) → Na2CO3 + CaCO3↓ + 2H2O.
(c) 2NaOH + Cl2 → NaCl (X1) + NaClO (X5) + H2O.
(d) Ca(HCO3)2 + 2NaHSO4 (X6) → CaSO4 + Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O.
Các phản ứng diễn ra lần lượt như sau:
(a) 2NaCl ––đpnc→ 2NaOH (X2) + Cl2 (X3) + H2↑.
(b) 2NaOH + Ca(HCO3)2 (X4) → Na2CO3 + CaCO3↓ + 2H2O.
(c) 2NaOH + Cl2 → NaCl (X1) + NaClO (X5) + H2O.
(d) Ca(HCO3)2 + 2NaHSO4 (X6) → CaSO4 + Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O.
Câu 40 [352932]: Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(1) X + 2NaOH —t°→ 2X1 + X2;
(2) X1 + HCl → X3 + NaCl;
(3) Y + 2NaOH —t°→ Y1 + 2X2;
(4) Y1 + 2HCl → Y2 + 2NaCl;
(5) Y2 + X2 Y3 + H2O.
Cho biết: X (C6H10O5) là hợp chất hữu cơ mạch hở; Y (C6H10O4) là este hai chức. X1, X2, X3, Y1, Y2 và Y3 là các chất hữu cơ khác nhau. Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử X3 chứa đồng thời nhóm –OH và nhóm –COOH.
(b) Chất X2 có thể tác động đến thần kinh trung ương của con người. Khi hàm lượng chất X2 trong máu người tăng cao sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể dẫn đến tử vong.
(c) Phân tử khối của Y3 là 146.
(d) Nhiệt độ sôi của Y2 cao hơn nhiệt độ sôi của X3.
(e) 1 mol chất X1 tác dụng với kim loại Na dư, thu được tối đa 0,5 mol H2.
Số phát biểu đúng là
(1) X + 2NaOH —t°→ 2X1 + X2;
(2) X1 + HCl → X3 + NaCl;
(3) Y + 2NaOH —t°→ Y1 + 2X2;
(4) Y1 + 2HCl → Y2 + 2NaCl;
(5) Y2 + X2 Y3 + H2O.
Cho biết: X (C6H10O5) là hợp chất hữu cơ mạch hở; Y (C6H10O4) là este hai chức. X1, X2, X3, Y1, Y2 và Y3 là các chất hữu cơ khác nhau. Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử X3 chứa đồng thời nhóm –OH và nhóm –COOH.
(b) Chất X2 có thể tác động đến thần kinh trung ương của con người. Khi hàm lượng chất X2 trong máu người tăng cao sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể dẫn đến tử vong.
(c) Phân tử khối của Y3 là 146.
(d) Nhiệt độ sôi của Y2 cao hơn nhiệt độ sôi của X3.
(e) 1 mol chất X1 tác dụng với kim loại Na dư, thu được tối đa 0,5 mol H2.
Số phát biểu đúng là
Đáp án: