Đáp án
1C
2C
3A
4C
5D
6C
7D
8
9C
10C
11C
12A
13A
14B
15A
16C
17D
18
19D
20B
21C
22B
23A
24D
25A
26C
27B
28
29D
30D
31C
32B
33A
34D
35B
36C
37A
38A
39D
40
Đáp án Đề minh họa số 18 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Hóa học
Câu 1 [224891]: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A, Na.
B, Mg.
C, Cu.
D, Al.
HD: Dãy điện hoá:
⇝ Chỉ có Cu đứng sau H+axit ⇒ không tác dụng được với dung dịch axit H2SO4Chọn đáp án C. ♣
Câu 2 [60260]: Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A, Fe2(SO4)3.
B, HCl.
C, MgCl2
D, CuSO4.
HD:
Tính khử của Al yếu hơn Mg nên không đẩy được Mg ra khỏi muối. Chọn C.

Câu 3 [228878]: Chất nào sau đây là amin?
A, Anilin.
B, Protein.
C, Glyxin.
D, Natri axetat.
Đáp án: A
Câu 4 [59272]: Kim loại nào sau đây được mạ lên sắt để bảo vệ sắt và dùng để chế tạo thép không gỉ (dùng làm thìa, dao, dụng cụ y tế)?
A, Na.
B, Mg.
C, Cr.
D, Ca.
HD: Thép không gỉ (inox) là một hợp kim của sắt, có hàm lượng crom (Cr) tối thiểu 10,5% và tối đa 1,2% carbon theo khối lượng.
► Ngoài ra người ta còn mạ crom lên các kim loại để bảo vệ do crom bền, đẹp.
ung-dung-cua-inox.jpg
Câu 5 [60113]: Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch CaCl2?
A, NaNO3.
B, HCl.
C, NaCl.
D, Na2CO3.
HD: Phân tích các đáp án:
A, B, C sai vì NaNO3; HCl và NaCl đều không phản ứng với CaCl2.
✔️ D thoả mãn vì: Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↑ + 2NaCl.
Câu 6 [60420]: Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo muối sắt (II)?
A, MgSO4.
B, H2SO4 đặc, nóng, dư.
C, CuSO4.
D, HNO3 đặc, nóng, dư.
HD:
Fe không tác dụng với MgSO4.
Fe tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư hoặc HNO3 đặc, nóng, dư tạo muối sắt(III).
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Câu 7 [982261]: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn?
A, Na.
B, Fe.
C, Al.
D, Mg.
HD: Bé Mang Cá Sang Bà RánBe Mg Ca Sr Ba Ra.
⇒ Kim loại thuộc nhóm IIA trong 4 phương án là Mg ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 8 [352933]: Tên gọi của este có công thức cấu tạo CH2=CHCOOCH3
Đáp án:
Câu 9 [255066]: Kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là
A, Ag.
B, Cu.
C, Na.
D, Fe.
HD: Phương pháp điện phân điều chế kim loại:
ppdienphan.png
⇝ kim loại Na thoả mãn ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 10 [908865]: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A, Tơ visco.
B, Poli(vinyl clorua).
C, Tinh bột.
D, Polietilen.
HD: bài học phân loại polime:

⇝ Tinh bột (gồm amilozơ và amilopectin) thuộc loại polime thiên nhiên.
Câu 11 [911506]: Chất nào sau đây là muối axit?
A, KCl.
B, CaCO3.
C, NaHS.
D, NaNO3.
HD: ► Muối axit là muối vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra H+. Ví dụ: NaHCO3; KHSO4; NaH2PO4; K2HPO4;...
⇒ NaHS là muối axit: NaHS ⇄ Na+ + H+ + S2–.
Câu 12 [59376]: Kim loại Al được điều chế trong công nghiệp bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất nào sau đây?
A, Al2O3.
B, Al(OH)3.
C, AlCl3.
D, NaAlO2.
HD: Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy nhôm oxit (Al2O3) với xúc tác criolit (Na3AlF6). Nguyên liệu cung cấp Al2O3 chính là quặng boxit (Al2O3.2H2O). ❒
dieuchenhom.jpg
Câu 13 [679835]: Khí X sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, rất độc và gây ô nhiễm môi trường. Khí X là
A, CO.
B, H2.
C, NH3.
D, N2.
HD: Nhiên liệu hoá thạch chứa C, khi đốt cháy
C + O2 → CO2; C + CO2 → 2CO↑.
Quá trình sinh ra khí CO độc ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 14 [20960]: Chất nào sau đây có thành phần chính là trieste của glixerol với axit béo?
A, Sợi bông.
B, Mỡ bò.
C, Bột gạo.
D, Tơ tằm.
HD: • sợi bông: thành phần chính là xenlulozơ
• bột gạo: thành phần chính là tinh bột.
• tơ tằm: thành phần chính là các amino axit (tơ hữu cơ).
• mỡ bò có thành phần chính là chất béo, chính là trieste của glixerol và axit béo. ❒
Câu 15 [311898]: Kim loại nào có độ cứng cao nhất trong các kim loại, thường được dùng chế tạo hợp kim không gỉ, có độ bền cơ học cao?
A, Crom.
B, Nhôm.
C, Sắt.
D, Đồng.
HD: Crom là kim loại cứng nhất trong các kim loại, thường được dùng chế tạo hợp kim không gỉ, có độ bền cơ học cao. ❒
Câu 16 [256263]: Anđehit là hợp chất có chứa nhóm chức
A, (–COOH).
B, (–NH2).
C, (–CHO).
D, (–OH).
HD: anđehit là hợp chất hữu cơ có nhóm chức –CHO đính vào nguyên tử H hoặc nguyên tử C (gốc hiđrocacbon hoặc C của nhóm –CHO khác).
Câu 17 [228879]: Chất nào sau đây trong phân tử có 5 nguyên tử hidro?
A, Etylamin.
B, Lysin.
C, Axit fomic.
D, Glyxin.
HD: Phân tích các đáp án:
Phân tử chất A. Etylamin. B. Lysin. C. Axit fomic. D. Glyxin.
Cấu tạoC2H5NH2(H2N)2C5H9COOHHCOOHH2NCH2COOH (✔️)
Câu 18 [352934]: Crom(VI) oxit là một oxit axit có tính oxi hóa mạnh, một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc. Công thức của crom(VI) oxit là
Đáp án:
Câu 19 [59815]: Ở nhiệt độ thường, kim loại Na phản ứng với nước tạo thành
A, Na2O và H2.
B, NaOH và O2.
C, Na2O và O2.
D, NaOH và H2.
HD: Ở nhiệt độ thường, kim loại Na phản ứng mãnh liệt với nước:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.
Câu 20 [20805]: Chất nào sau đây không bị thủy phân trong môi trường kiềm khi đun nóng?
A, Tristearin.
B, Xenlulozơ.
C, Metyl axetat.
D, Anbumin.
Giải:
A. (C17H35COO)3C3H5 +3NaOH 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

B. Xenlulozo không bị thủy phân trong môi trường kiềm khi đun nóng

C. CH3COOCH3 +NaOH CH3COONa +CH3OH

D. Anbumin là peptit nên bị thủy phân trong MT kiềm khi đun nóng

Đáp án B

Câu 21 [973609]: Khử hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2, thu được m gam hỗn hợp kim loại và 1,98 gam H2O. Giá trị của m là
A, 2,88.
B, 6,08.
C, 4,64.
D, 4,42.
HD: Bản chất: H2 + [O]trong oxit → H2O.
Giả thiết nH2O = 1,98 ÷ 18 = 0,11 mol
⇒ nO trong oxit bị lấy = 0,11 mol.
⇒ Yêu cầu m = 6,4 – 0,11 × 16 = 4,64 gam ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 22 [21693]: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A, Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
B, Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C, Poli(phenol-fomanđehit) được điều chế từ phản ứng đồng trùng hợp.
D, Tơ axetat và tơ visco đều là tơ tổng hợp.
HD: ☆ Phân tích các phát biểu:
A. sai vì đây là phản ứng đồng trùng hợp, không phải trùng ngưng.
dieuchecaosubunaN.png
B. đúng. Trùng ngưng axit terephtalic với etylen glicol ta được poli(etylen terephtalat):
dieuchetolapsan.png
C. sai vì poli(phenol-fomanđehit) được điều chế từ phản ứng trùng ngưng, không phải trùng hợp:
dieuchenhuanovolac.png
D. . sai vì tơ axetat và tơ visco đều là tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo). ❒
Câu 23 [233886]: Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra đơn chất?
A, Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl.
B, Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.
C, Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl.
D, Cho kim loại Cu vào dung dịch AgNO3.
HD: Phân tích các đáp án:
❌ A. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O.
✔️ B. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓.
✔️ C. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑.
✔️ D. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓.
⇝ thí nghiệm ở phương án A không thu được đơn chất ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 24 [311950]: Từ 1,0 tấn mùn cưa chứa 50% xenlulozơ có thể điều chế được bao nhiêu kg glucozơ? Biết hiệu suất của quá trình thủy phân xenlulozơ là 80%.
A, 555,55.
B, 333,33.
C, 666,66.
D, 444,44.
HD: 1 tấn mùn cưa chứa 500 kg xenlulozơ. Điều chế glucozơ:
567153[LG2].png
Với hiệu suất 80% ⇒ mglucozơ = 500 ÷ 162 × 0,8 × 180 ≈ 444,44 kg. ❒

Câu 25 [117608]: Cho 9,3 gam một ankylamin X tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là
A, CH3NH2.
B, C2H5NH2.
C, C3H7NH2.
D, C4H9NH2.
HD: Quan sát 4 đáp án ⇒ X là amin đơn chức dạng RNH2.
☆ Phản ứng: 3RNH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3RNH4Cl.
Giả thiết mkết tủa = 10,7 gam ⇒ nFe(OH)3 = 0,1 mol
⇒ nRNH2 = 0,3 mol ⇒ R + 16 = 31 ⇒ R = 15 là gốc CH3.
Công thức cấu tạo của X là CH3NH2. ❒
Câu 26 [338710]: Từ CO2 và H2O, dưới tác dụng của diệp lục, phản ứng quang hợp tạo thành chất X. Thuỷ phân X trong môi trường axit tạo thành chất Y. Chất Y lên men tạo thành chất Z và CO2. Các chất X và Z lần lượt là
A, saccarozơ, glucozơ.
B, xenlulozơ, glucozơ.
C, tinh bột, etanol.
D, tinh bột, glucozơ.
HD: Phản ứng quang hợp ở cây xanh thu được X là tinh bột:
• 6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n + 6nO2.
Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột thu được chất Y là glucozơ:
• (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (glucozơ).
Lên men rượu glucozơ thu được CO2 và chất Z là ancol etylic (etanol):
• C6H12O6 –––men rượu–→ 2C2H5OH + 2CO2↑.
Vậy, chất X và Z yêu cầu lần lượt là tinh bột và etanol.
Câu 27 [118712]: Cho 3,24 gam kim loại R tác dụng với 2,24 lít khí Cl2 (đktc), thu được chất rắn T. Cho T vào dung dịch HCl (loãng, dư), thu được 1,792 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kim loại R là
A, Mg.
B, Al.
C, Be.
D, Ca.
HD: xét toàn bộ quá trình, bảo toàn electron có:

∑nelectron cho của R = 2nCl2 + 2nH2 = 0,36 mol.

⇒ 3,24 ÷ R × n = 0,36 (với n là giá trị số oxi hóa của R) ⇒ R = 9n

⇒ ứng với n = 3 → R = 27 là kim loại nhôm (Al). Chọn đáp án B. ♦.

Câu 28 [352935]: Thực hiện phản ứng este hóa giữa HOOC–COOH với C2H5OH thu được este hai chức E. Số nguyên tử hiđro trong phân tử E là
Đáp án:
Câu 29 [61795]: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là
A, 5.
B, 6.
C, 8.
D, 7.
HD: để xảy ra phản ứng oxi hóa, số oxi hóa của Fe trong các chất hay hợp chất

trong dãy < +3 là thỏa mãn. chúng gồm: Fe; FeO, Fe(OH)2; Fe3O4; Fe(NO3)2; FeSO4, FeCO3.

⇒ có 7 TH thỏa mãn. Chọn đáp án D. ♠.

Câu 30 [506976]: Cho 12,9 gam este X đơn chức, mạch hở tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 14,1 gam muối của axit cacboxylic Y. Tên gọi của Y là
A, axit fomic.
B, axit axetic.
C, axit propionic.
D, axit acrylic.
Đáp án: D
Câu 31 [911567]: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH.
(b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.
(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin.
(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.
(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A, 5.
B, 4.
C, 6.
D, 3.
HD: Phân tích các thí nghiệm:
✔️ (a) CH3NH2 + CH3COOH → CH3COONH3CH2 (metylamoni axetat).
✔️ (b) xảy ra phản ứng thuỷ phân tinh bột:
thuyphantinhbotxenlulozơ.png
✔️ (c) (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 ––to→ (C17H35COO)3C3H5 (tristearin)
✔️ (d) anilin tạo kết tủa trắng khi tác dụng với nước brom:
anilinvsBr2.png
✔️ (e) HCl + H2NC3H5(COOH)2 → ClH3NC3H5(COOH)2.
✔️ (g) xảy ra phản ứng tráng bạc theo sơ đồ: 1HCOOCH3 ––AgNO3/NH3, to→ 2Ag↓.
⇝ cả 6/6 thí nghiệm đều xảy ra phản ứng ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 32 [908880]: Cho các phát biểu sau:
(a) Tro thực vật chứa K2CO3 cũng là một loại phân kali.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4, thu được kim loại Cu ở catot.
(c) Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4, thu được kết tủa.
(d) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
Số phát biểu đúng là
A, 2.
B, 4.
C, 3.
D, 1.
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng, trong dung dịch K2CO3 → 2K+ + CO32– ||⇒ cung cấp kali cho cây trồn dạng ion K+.
✔️ (b) đúng, xảy ra: 2CuSO4 + 2H2O ––đpdd→ 2Cu↓(catot) + O2(anot) + 2H2SO4.
✔️ (c) đúng vì BaCl2 + KHSO4 → BaSO4↓ + KCl + HCl.
✔️ (d) đúng vì đầu tiên: Fe + CuSO4 → Cu↓ + FeSO4 ||⇒ Cu bám vào Fe tạo thành cặp cực tiếp xúc, dung dịch CuSO4 điện li ⇝ xảy ra ăn mòn điện hoá học.
⇝ Tất cả 4/4 phát biểu đều đúng ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 33 [276490]: Sau mùa thu hoạch, người nông dân cần phải bón phân cung cấp dinh dưỡng cho đất 80 kg N. Sau khi đã bón cho mãnh vườn 200 kg loại phân bón trên bao bì có ghi NPK: 16-16-8. Để cung cấp đủ hàm lượng nitơ cho đất thì phải bón thêm cho đất m kg phân đạm chứa 98,5% (NH2)2CO (thành phần còn lại không chứa nitơ). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A, 105.
B, 208.
C, 102.
D, 202.
HD: 200 kg phân bón NPK (16-16-8) cung cấp 0,16 × 200 = 32 kg N.
⇒ để cung cấp đủ 80 kg N thì phân đạm ure cần cung cấp thêm 48 kg N nữa.
⇒ 0,985 × m ÷ 60 × (2 × 14) = 48 ⇒ m = 104,4 kg ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 34 [508072]: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất béo X cần dùng vừa đủ 3,24 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng chất béo trên bằng NaOH thu được m gam hỗn hợp hai muối của axit oleic và axit stearic. Biết lượng X trên có thể làm mất màu dung dịch chứa tối đa 0,04 mol Br2. Giá trị của m là
A, 36,56.
B, 35,52.
C, 18,28.
D, 36,64.
Giải:
Câu 35 [276499]: Đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới và ở Việt Nam. Một trong các biện pháp phòng dịch là sử dụng dung dịch cloramin B (công thức C6H5SO2NClNa.3H2O) để khử khuẩn. Cloramin B có chứa 30% clo hoạt tính về khối lượng. Hãy tính khối lượng cloramin B cần dùng để pha vào 8 lít nước thành dung dịch thuốc khử khuẩn có chứa 0,5% clo hoạt tính về khối lượng. Biết khối lượng riêng của nước là 1g/ml.
A, 132,1 gam.
B, 135,6 gam.
C, 142,4 gam.
D, 113,5 gam.
HD: giả sử cần a gam dung dịch cloramin B có chứa 30% clo hoạt tính.
⇒ mclo = 0,3a gam lại có 8 lít nước ⇄ 8000 gam nước.
⇒ sau khi pha thu được (8000 + a) gam dung dịch chứa 0,3a gam clo.
⇒ nồng độ clo tương ứng là (0,3a) ÷ (8000 + a) = 0,5% = 0,005
⇒ Giải ra a = 135,6 gam ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 36 [311106]: X là hỗn hợp rắn gồm Mg, NaNO3 và FeO (trong đó oxi chiếm 26,4% về khối lượng). Hòa tan hết m gam X trong 2107 gam dung dịch H2SO4 loãng, nồng độ 10% thu được dung dịch Y chỉ chứa muối sunfat trung hòa và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 6,6. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn khan Z và 1922,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Mg trong X là
A, 45,5%.
B, 26,3%.
C, 33,6%.
D, 32,4%.
HD: có nH2SO4 = 2,15 mol; có kết quả cô cạn dung dịch thu 1922,4 gam H2O

gồm 1896,3 gam H2O trong dung dịch H2SO4 ban đầu ||→ nH2O sinh ra = 1,45 mol.

15.PNG
dễ rồi, đơn giản chỉ là ban bật thôi: bảo toàn H có nNH4+ = 0,2 mol

• bảo toàn N có nNaNO3 = 0,4 mol. Tiếp tục bảo toàn O có nFeO = 0,45 mol.

||→ ∑nO trong X = 1,65 mol ||→ m = 100 gam ||→ mMg trong X = 33,6 gam

||→ Yêu cầu: %mMg trong X = 33,6%. Chọn đáp án C. ♣.

Câu 37 [507152]: X, Y, Z là ba este đều đơn chức, mạch hở (trong đó phân tử Y, Z không no có một liên kết C=C và có đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa hai muối và hỗn hợp gồm hai ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp F là
A, 8,64 gam.
B, 4,68 gam.
C, 9,72 gam.
D, 8,10 gam.
HD: 21,62 gam E (este đều đơn chức) + vừa đủ 0,3 mol NaOH ||→ nCOO trong E = 0,3 mol

♦ giải đốt 21,62 gam E (0,3 mol) + O2 –––to–→ x mol CO2 + y mol H2O.

(CO2 + H2O) + Ca(OH)2 dư có Δmdung dịch giảm = 56x – 18y = 34,5 gam.

Lại có mE = 12x + 2y + 0,3 × 32 = 21,62 gam ||→ giải x = 0,87 mol và y = 0,79 mol.

||→ tương quan ∑nCO2 – ∑nH2O = nY + Z = 0,08 mol → nX = 0,22 mol.

chú ý: Y, Z không no và thủy phân cho ancol nên số CY, Z ≥ 4.

Chặn số Ctrung bình của X < (0,87 – 0,08 × 4) ÷ 0,22 = 2,5 → số CX = 2 hay X là HCOOCH3.

♦ Biện luận: hai ancol đồng đẳng nên ancol còn lại là C2H5OH.

Thủy phân E chỉ cho 2 muối mà 1 muối là HCOONa (no rồi)

||→ 1 muối còn lại phải là không no 1 C=C là gốc axit của Y và Z.

nghĩa là Y là CnH2n – 1COOCH3 và Z là CnH2n – 1COOC2H5 (Y, Z đồng đẳng kế tiếp)

Đơn giản, tính lại số Ctrung bình Y, Z = (0,87 – 0,22 × 2) ÷ 0,08 = 5,375

||→ số CY = 5 và số CZ = 6. tuy nhiên, đọc kĩ yêu cầu bài tập

||→ chỉ quan tâm muối lớn trong F là 0,08 mol C3H5COONa ⇄ myêu cầu = 8,64 gam. Chọn A. ♥.

Câu 38 [311699]: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuSO4.5H2O và NaCl vào nước, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Kết quả quá trình điện phân được ghi lại ở bảng sau:

Thời gian điện phân (giây) t 2t 3t 4t
Tổng số mol khí thu được trên cả hai điện cực (mol) 0,03 0,05 0,09 0,15

Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m gần nhất với
A, 27.
B, 19.
C, 21.
D, 25.
Giải: Do từ t → 2t thì khí không tăng ít hơn gấp đôi ⇒ H2O bị điện phân.

– Xét tại t(s): khí gồm x mol Cl2y mol O2 ⇒ ne = (2x + 4y) mol.

– Xét tại 2t(s): ne = (4x + 8y) mol ⇒ nO2 = (0,5x + 2y) mol.

x + y = 0,03 và x + (0,5x + 2y) = 0,05 ||⇒ giải hệ cho: x = 0,02 mol; y = 0,01 mol.

– Xét tại 3t(s): ne = 0,24 mol ⇒ nO2 = 0,05 mol ⇒ nH2 = 0,02 mol.

⇒ nCu = 0,1 mol ||⇒ m = 0,1 × 250 + 0,02 × 2 × 58,5 = 27,34 gam ⇒ chọn A.

Câu 39 [310967]: Thực hiện các phản ứng sau:
(a) X + CO2 → Y. (b) 2X + CO2 → Z + H2O.
(c) Y + T → Q + X + H2O. (d) 2Y + T → Q + Z + 2H2O.
Hai chất X và T tương ứng là
A, Ca(OH)2, NaOH.
B, Ca(OH)2, Na2CO3.
C, NaOH, NaHCO3.
D, NaOH, Ca(OH)2.
HD: Quan sát các phản ứng và 4 đáp án
⇒ Hai chất X và T tương ứng thỏa mãn là NaOH và Ca(OH)2.
(a) NaOH + CO2 → NaHCO3.
(b) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.
(c) NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + NaOH + H2O.
(d) 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O. ❒

Câu 40 [352936]: Cho hai chất hữu cơ mạch hở E, F có cùng công thức đơn giản nhất là C3H4O2. Các chất E, F, X, Z tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:
(1) E + NaOH —t°→ X + Y;
(2) F + NaOH —t°→ Z + T
(3) X + HCl → J + NaCl;
(4) Z + HCl → G + NaCl
Biết X, Y, Z, T, J, G là các chất hữu cơ, trong đó T là hợp chất đa chức; MT > 88 và ME < MF < 146.
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất J có nhiều trong nọc độc con kiến.
(b) Từ Y có thể điều chế trực tiếp axit axetic.
(c) Ở nhiệt độ thường, T tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh lam.
(d) E và F đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3.
(e) Nung nóng chất rắn Z với hỗn hợp vôi tôi xút thu được khí etilen.
Số phát biểu đúng là
Đáp án: