Đáp án
1C
2D
3B
4D
5B
6A
7B
8
9B
10B
11B
12B
13C
14D
15B
16C
17A
18
19B
20A
21A
22B
23D
24D
25D
26A
27B
28D
29C
30C
31C
32B
33
34D
35B
36D
37D
38
39A
40
Đáp án Đề minh họa số 19 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Hóa học
Câu 1 [255217]: Kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 đặc, nóng?
A, Fe.
B, Cu.
C, Au.
D, Al.
Đáp án: C
Câu 2 [233831]: Kim loại Al tan hết trong lượng dư dung dịch nào sau đây sinh ra khí H2?
A, Na2SO4.
B, NaNO3.
C, NaCl.
D, HCl.
HD: Al có thể phản ứng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH đều sinh khí H2:
• 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑.
• 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑.
Chọn đáp án D. ♠
Câu 3 [906834]: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A, Glyxin.
B, Etylamin.
C, Axit glutamic.
D, Anilin.
HD: Phân tích các đáp án:
Dung dịch A. Glyxin. B. Etylamin. C. Axit glutamic. D. Anilin.
Quỳ tímkhông đổi màuhoá xanh (✔️)hoá đỏkhông đổi màu
Câu 4 [19378]: Tôn là sắt được tráng một lớp mỏng kim loại X để bảo vệ sắt không bị ăn mòn theo phương pháp bảo vệ bề mặt. Kim loại X là
A, magie.
B, natri.
C, đồng.
D, kẽm.
596489[LG].png
Câu 5 [906790]: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaHCO3 sinh ra khí CO2?
A, NaCl.
B, HCl.
C, KNO3.
D, KCl.
HD: ★ Phản ứng: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O.
Câu 6 [60411]: Khi nung nóng Fe với chất nào sau đây thì tạo ra hợp chất sắt (II)
A, S.
B, O2.
C, Dung dịch HNO3.
D, Cl2.
HD: Các phản ứng xảy ra với kim loại Fe:
✔️ A. Fe + S ––to→ FeS (sắt(II) sunfua).
B. Fe + O2 ––to→ Fe3O4 (oxit sắt từ).
C. Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.
D. 2Fe + 3Cl2 ––to→ 2FeCl3.
Câu 7 [982238]: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A, Na.
B, Ca.
C, Cu.
D, Al.
HD: Bé Mang Cá Sang Bà RánBe Mg Ca Sr Ba Ra.
⇒ Kim loại kiềm thổ trong 4 phương án là Ca ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 8 [352937]: Chất nào sau đây là este?
Đáp án:
Câu 9 [225769]: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch?
A, Na.
B, Cu.
C, Ba.
D, K.
HD: Bài học về phương pháp điện phân điều chế kim loại:
ppdienphan.png
⇝ Kim loại Cu điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch.
⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 10 [20454]: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ tổng hợp?
A, Tơ visco.
B, Tơ nitron.
C, Tơ tằm.
D, Tơ axetat.
Giải: ► Tơ được chia thành 2 loại:

– Tơ thiên nhiên: có sẵn trong thiên nhiên.

– Tơ hóa học: chế tạo bằng phương pháp hóa học.

+ Tơ tổng hợp: chế tạo từ các polime tổng hợp.

+ Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo: xuất phát từ polime thiên nhiên

nhưng được chế biến thêm bằng phương pháp hóa học.

► A và D là tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo. C là tơ thiên nhiên.

||⇒ B là tơ tổng hợp ⇒ chọn B.

Câu 11 [310631]: Chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính?
A, NaHCO3.
B, AlCl3.
C, Al2O3.
D, Al(OH)3.
HD: Chất lưỡng tính (nhóm chất vừa có khả năng nhường và nhận proton ⇒ vừa thể hiện tính axit; vừa thể hiện tính bazơ), có thể là:
Phân tử: oxit và hiđroxit của kim loại Al, Cr, Zn, Pb,…; H2O; (NH4)2S; (NH4)2CO3; H2NRCOOH (amino axit);…
Anion: HCO3; HS; HSO3; H2PO42–;...
⇝ Trong dãy 4 phương án: NaHCO3; Al2O3; Al(OH)3 là các hợp chất lưỡng tính, chỉ có AlCl3 không phải là hợp chất lưỡng tính.
Câu 12 [679749]: Trong phòng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong chất lỏng nào sau đây?
A, Nước.
B, Dầu hỏa.
C, Giấm ăn.
D, Ancol etylic.
HD: dầu hoả là các hiđrocacbon, không có phản ứng với Na, giúp cách li Na với không khí nên dùng bảo quản Na, còn lại:
A. Nước: 2H2O + 2Na → 2NaOH + H2↑.
C. Giấm ăn: 2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2↑.
D. Ancol etylic: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑.
Câu 13 [679434]: Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều loại mặt nạ phòng độc. Chất X là
A, đá vôi.
B, lưu huỳnh.
C, than hoạt tính.
D, thạch cao.
Than hoạt tính là loại than mới được điều chế, chưa hấp phụ các chất nên có khả năng hấp phụ rất cao, được dùng nhiều trong mặt nạ phòng độc, trong công nghiệp hóa chất, thiết bị lọc nước và trong y học.
Câu 14 [679226]: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
A, CH3COOCH2C6H5.
B, C15H31COOCH3.
C, (C17H33COO)2C2H4.
D, (C17H35COO)3C3H5.
Chọn đáp án D.
Chất béo là trieste của glixerol (C3H5(OH)3) và axit béo (có mạch cacbon không phân nhánh, số nguyên tử cacbon chẵn từ 12 → 24)
→ Đáp án D. (C17H35COO)3C3H5 là công thức của một chất béo (tristearic).
Câu 15 [223308]: X là kim loại dẻo cao, có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua. X là
A, Cu.
B, Au.
C, Fe.
D, Cs.
Đáp án: B
Câu 16 [802579]: Phân tử chất nào sau đây có chứa nhóm –COOH?
A, ancol etylic.
B, etilen.
C, axit axetic.
D, axetilen.
HD: Phân tích các đáp án:
Phân tử A. ancol etylic. B. etilen. C. axit axetic. D. axetilen.
Cấu tạoC2H5OHCH2=CH2CH3COOH (✔️)HC≡CH
Câu 17 [981810]: Chất nào sau đây là amino axit?
A, Valin.
B, Glucozơ.
C, Metylamin.
D, Metyl axetat.
HD: Phân tích các đáp án:
A. Valin: H2NC4H9COOH là một amino axit.
B. Glucozơ: CH2OH[CHOH]4CHO thuộc hợp chất cacbohiđrat.
C. Metylamin: CH3NH2 thuộc hợp chất amin.
D. Metyl axetat: CH3COOCH3 là este.
Câu 18 [352938]: Crom(III) hiđroxit là chất rắn, màu lục xám, không tan trong nước và có tính chất lưỡng tính. Công thức của crom(IIl) hiđroxit là
Đáp án:
Câu 19 [57733]: Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch làm xanh giấy quỳ tím?
A, Be.
B, Ba.
C, Zn.
D, Fe.
HD: Phản ứng: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑.
⇝ Dung dịch Ba(OH)2 làm xanh quỳ tím ẩm. ❒
Câu 20 [11181]: Khi sục khí H2 dư vào dung dịch glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tới phản ứng hoàn toàn, thu được sản phẩm hữu cơ là
A, sobitol.
B, fructozơ.
C, axit gluconic.
D, glixerol.
HD: quan sát:
cautaoglucozo-2.png
⇒ Tính chất nhóm chức –CHO + H2 → –CH2OH.
Theo đó: glucozơ + H2 ––Ni, to→ sobitol
Sobitol có cấu tạo: CH2OH[CHOH]4CH2OH (ancol đa chức, 6 nhóm OH).
Câu 21 [973522]: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg và Al cần vừa đủ 2,8 lít khí O2 (đktc), thu được 9,1 gam hỗn hợp hai oxit. Giá trị của m là
A, 5,1.
B, 7,11.
C, 6,7.
D, 3,9.
Đáp án: A
Câu 22 [21855]: Phát biểu nào sau đây đúng?
A, Thủy phân hoàn toàn nilon-6 và nilon-6,6 đều thu được cùng một sản phẩm.
B, Tơ tằm không bền trong môi trường axit hoặc bazơ.
C, Trùng hợp buta-1,3-đien với xúc tác lưu huỳnh thu được cao su buna-S.
D, Thủy phân hoàn toàn tơ nilon-6 thu được axit α-aminocaproic.
HD: Xem xét - phân tích các phát biểu:
A. sai vì thủy phân hoàn toàn nilon-6 thu được H2N[CH2]5COOH (ε-aminocaproic) còn nilon-6,6 thu được H2N[CH2]6NH2 (hexametylen điamin) và HOOC[CH2]4COOH (axit ađipic).
B. đúng Tơ tằm có nguồn gốc thiên nhiên, thành phần là protein chứa liên kết CO–NH kém bền trong cả môi trường axit và bazơ.
C. sai vì cao su buna-S là sản phẩm được tạo từ phản ứng đồng trùng hợp buta-1,3-đien và stiren có mặt Na (cái tên nói lên tất cả: bu là butađien; na là xúc tác natri còn S ở đây là stiren, không phải là lưu huỳnh).
D. sai vì như phân tích ở ý phương án A thì sản phẩm thu được là ε-aminocaproic chứ không phải α-aminocaproic. ❒

Câu 23 [58129]: Thí nghiệm nào sau đây sau khi kết thúc các phản ứng có tạo thành sản phẩm kim loại?
A, Cho kim loại đồng vào dung dịch FeSO4.
B, Cho kim loại đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
C, Cho kim loại Kali vào dung dịch CuSO4.
D, Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
HD:
Cu không tác dụng vưới FeSO4.
Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.
K + H2O → KOH + 0,5H2. Tiếp đó: 2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4.
AgNO3 + Fe(NO2)2 → Fe(NO3)3 + Ag.
Vậy thí nghiệm D thu được kim loại (Ag).

Câu 24 [12254]: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A, 250 gam.
B, 360 gam.
C, 300 gam.
D, 270 gam.
HD: Phản ứng thủy phân tinh bột:
thuyphantinhbotxenlulozơ.png
⇒ mglucozơ = 324 ÷ 162 × 180 × 0,75 = 270 gam. ❒

Câu 25 [973520]: Cho 30 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml đung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A, 160.
B, 720.
C, 329.
D, 320.
HD: Giả sử hai amin đơn chức có dạng RNH2.
☆ Phản ứng: RNH2 + HCl → RNH3Cl.
Giả thiết mamin = 30 gam và mmuối = 47,52 gam.
⇒ mHCl = 47,52 – 30 = 17,52 gam ⇒ nHCl = 0,48 mol.
⇝ Yêu cầu V = n ÷ CM = 0,48 ÷ 1,5 = 0,32 lít ⇄ 320 mL ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 26 [679859]: Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Ở điều kiện thường, X là chất rắn vô định hình. Thủy phân X nhờ xúc tác axit hoặc enzim, thu được chất Y có ứng dụng làm thuốc tăng lực trong y học. Chất X và Y lần lượt là
A, tinh bột và glucozơ.
B, tinh bột và saccarozơ.
C, xenlulozơ và saccarozơ.
D, saccarozơ và glucozơ.
HD: Từ thông tin ⇒ X là tinh bột (chú ý: xenlulozơ dạng sợi).
Thuỷ phân: (C6H10O5)n + nH2O –––H+, to–→ nC6H6O6 (glucozơ).
Glucozơ có ứng dụng làm thuốc tăng lực trong y học. ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 27 [118714]: Đốt cháy 3,834 gam một kim loại M trong khí clo, thu được 16,614 gam chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y, thu được 18,957 gam chất rắn khan. Kim loại M là
A, Mg.
B, Al.
C, Be.
D, Ca.
Giải: nCl = = 0,426 mol ||• Nhìn 4 đáp án ⇒ kim loại có 1 hóa trị.

⇒ M = = 9n ⇒ n = 3 và M = 27 (Al).

Câu 28 [352939]: Xà phòng hóa este X có công thức phân tử C5H8O2 bằng dung dịch NaOH dư thu được muối Y và anđehit Z (có mạch cacbon phân nhánh). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A, HCOOCH=CHCH2CH3.
B, HCOOC(CH3)=CHCH2.
C, CH3COOCH=CHCH3.
D, HCOOCH=C(CH3)2.
Đáp án: D
Câu 29 [60610]: Nhúng một lá sắt nhỏ vào lượng dư các dung dịch chứa một trong những chất sau đây: CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3 loãng, H2SO4 loãng. Số trường hợp sắt bị hòa tan là
A, 4.
B, 6.
C, 5.
D, 3.
HD:
Sắt bị hòa tan trong: CuSO4, Pb(NO3)2, HCl, HNO3loãng, H2SO4 loãng.

Câu 30 [8066]: Đun nóng 7,2 gam este X đơn chức cần dùng 120 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam muối. Giá trị m là
A, 11,28.
B, 9,84.
C, 8,16.
D, 10,08.
Giải: ► nX = nNaOH = 0,12 mol ⇒ MX = 60 (C2H4O2).

⇒ X là HCOOCH3 ⇒ muối là HCOONa (0,12 mol) ⇒ m = 8,16(g) ⇒ chọn C.

Câu 31 [973615]: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π.
(b) Hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng (xúc tác Ni, t°), thu được chất béo rắn.
(c) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(d) Poli(metyl metacrylat) được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ.
(e) Ở điều kiện thường, etylamin là chất khí, tan nhiều trong nước.
(g) Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ.
Số phát biểu đúng là
A, 3.
B, 2.
C, 4.
D, 5.
HD: Phân tích các phát biểu:
❌ (a) sai vì triolein có 6 liên kết π; trong đó 3πC=O và 3πC=C.
triolein.png
✔️ (b) đúng, chất béo lỏng thường chứa các gốc axit béo không no, khi hiđro hoá thu được chất béo no là chất rắn.
✔️ (c) đúng. Mẹo: liên quan đến nitrat thường là chất nổ, thuốc súng,...
✔️ (d) đúng. Poli(metyl metacrylat) được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglass.
✔️ (e) đúng. 4 amin là chất khí ở đk thường gồm: metyl-; đimetyl-; trimetyl- và etylamin.
❌ (g) sai vì thuỷ phân saccarozơ thu được glucozơ và cả fructozơ nữa:
thuyphansaccarozofull.png
⇝ có 4/6 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 32 [973573]: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2.
(b) Cho Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl.
(c) Cho FeCO3 tác dụng với dung địch H2SO4 loãng.
(d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 1.
HD: Phân tích các thí nghiệm:
❌ (a) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu↓.
✔️ (b) 3Fe2+ + 4H+ + NO3 → 3Fe2+ + NO↑ + 2H2O.
✔️ (c) FeCO3 + H2SO4 → FeSO4 + CO2↑ + H2O.
✔️ (d) 2Fe3O4 + 10H2SO4 (đặc) ––to→ 3Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 10H2O.
⇝ có 3/4 thí nghiệm thoả mãn thu được chất khí ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 33 [352940]: Trên bao bì một loại phân bón NPK của công ty có ghi độ dinh dưỡng là 20 – 20 – 15. Để cung cấp 135,780 kg nitơ, 15,500 kg photpho và 33,545 kg kali cho 10000 m2 đất trồng thì người nông dân cần trộn đồng thời phân NPK (ở trên) với đạm urê (độ dinh dưỡng là 46%) và phân kali (độ dinh dưỡng là 60%). Cho rằng mỗi m2 đất trồng đều được bón với lượng phân như nhau. Vậy, nếu người nông dân sử dụng 83,7 kg phân bón vừa trộn trên thì diện tích đất trồng được bón phân là
Đáp án:
Câu 34 [626496]: Hỗn hợp X gồm axit oleic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần vừa đủ 10,6 mol O2, thu được CO2 và 126 gam H2O. Mặt khác, cho 0,12 mol X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng, thu được glixerol và a gam hỗn hợp gồm natri oleat và natri stearat. Giá trị của a là
A, 122,00.
B, 60,80.
C, 36,48.
D, 73,08.
HD: 0,2 mol X gồm x mol axit oleic là C17H33COOH; y mol triglixerit Y dạng C57H?O6 ⇒ có ngay x + y = 0,2 mol.
Giải đốt: 0,2 mol X + 10,6 mol O2 ––to→ (18x + 57y) mol CO2 + 7,0 mol H2O.
⇒ Bảo toàn nguyên tố O: (2x + 6y) + 10,6 × 2 = 2 × (18x + 57y) + 7.
Giải hệ các phương trình có: x = 0,1 và y = 0,1 mol.
⇒ ∑nCO2 = 7,5 mol ⇒ BTKL có mX = 116,8 gam.
☆ Thuỷ phân 0,2 mol X + 0,4 mol NaOH → m gam muối + 0,1 mol H2O + 0,1 mol C3H5(OH)3.
BTKL ta có: 116,8 + 0,4 × 40 = mmuối + 0,1 × 18 + 0,1 × 92 ⇒ mmuối = 121,8 gam.
Theo đó, tỉ lệ khi dùng 0,12 mol X + NaOH thu được a gam muối.
⇒ a = 121,8 × 0,12 ÷ 0,2 = 73,08 gam ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 35 [276526]: Nhà kho của gia đình X có chứa 10 kg một loại củi khô, biết loại này chứa 54% khối lượng xenlulozơ. Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc glucozơ và đốt cháy 1 mol mỗi gốc glucozơ sẽ tỏa ra nhiệt lượng là 2560 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt loại củi trên của gia đình X là 8000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 65,63%. Sau bao nhiêu ngày gia đình X sử dụng hết củi trong kho?
A, 5 ngày.
B, 7 ngày.
C, 10 ngày.
D, 13 ngày.
HD: 10 kg củi tương ứng chứa 5,4 kg xenlulozơ, mắt xích glucozơ C6H10O5.
⇒ số mol mắt xích glucozơ là 5,4 × 103 ÷ 162 = 33,33 mol.
⇒ Lượng nhiệt tỏa ra thu được tương ứng là 33,33 × 2560 = 85325 kJ.
Với hiệu suất sử dụng nhiệt là 65,63% và mỗi ngày gia đình dùng 8000kJ
⇒ lượng củi trên chỉ đủ dùng trong khoảng: 85325 × 0,6563 ÷ 8000 ≈ 7 ngày.
Câu 36 [911579]: Cho 28 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO vào dung dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim loại không tan, dung dịch Y chỉ chứa muối và 1,12 lít H2 (đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe3O4 trong X là
A, 5,8 gam.
B, 14,5 gam.
C, 17,4 gam.
D, 11,6 gam.
1.png
Câu 37 [602316]: Hỗn hợp E chứa ba este mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức gồm este X (CnH2nO2), este Y (CmH2m – 2O2) và este Z (CmH2m – 4O4). Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol E cần dùng 1,53 mol O2, thu được 19,44 gam nước. Mặt khác đun nóng 0,24 mol E với dung dịch KOH vừa đủ, thu được ancol metylic duy nhất có khối lượng 11,52 gam và hỗn hợp muối T. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp T là
A, 33,58%.
B, 26,37%.
C, 30,22%.
D, 29,44%.
Đáp án: D
Câu 38 [352941]: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Cu(OH)2 và NaOH vào lượng vừa đủ dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ 1A không đổi. Lượng khí sinh ra từ bình điện phân và lượng kim loại Cu sinh ra ở catot theo thời gian điện phân được cho ở bảng sau:
10639983.png
Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
Đáp án:
Câu 39 [982254]: Cho sơ đồ chuyển hóa:
NaOH + X → Z; Z + Y → NaOH;
NaOH + X → E; E + Y → BaCO3.
Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác BaCO3; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A, Ba(HCO3)2, Ba(OH)2.
B, NaHCO3, BaCl2.
C, NaHCO3, Ba(OH)2.
D, CO2, BaCl2.
HD: Quan sát 4 đáp án ⇒ X là CO2 hoặc NaHCO3 hoặc Ba(HCO3)2.
Mà NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.
► chỉ xảy ra một phản ứng này thôi ⇝ không thoả mãn.
⇒ Nếu X là CO2. Theo đó, các phản ứng với NaOH tương ứng:
• NaOH + CO2 → NaHCO3;
• 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.
Tương ứng đáp án X là CO2 thì Y là BaCl2 mà BaCl2 không phản ứng với NaHCO3.
⇒ đáp án đúng còn lại là A. Ứng với X là Ba(HCO3)2 và Y là Ba(OH)2.
4 phản ứng xảy ra tương ứng lần lượt là:
• (1) NaOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3↓ + NaHCO3 + H2O (nếu theo tỉ lệ 1 : 1).
• (2) 2NaOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3↓ + Na2CO3 () + 2H2O (nếu theo tỉ lệ 1 : 2).
• (3) Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2NaOH + H2O.
• (4) NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + NaHCO3 + H2O (nếu theo tỉ lệ 1 : 1).
• (4') 2NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O (nếu theo tỉ lệ 1 : 2).
Như phân tích, xác định được X và Y, còn Z và E là một trong NaHCO3 hay Na2CO3 đều được.
Câu 40 [263754]: Hợp chất hữu cơ E mạch hở, phân tử chỉ chứa nhóm chức este. Trong phân tử E có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi. Từ E thực hiện các phương trình phản ứng sau:
217.PNG
Biết rằng: MT < MF. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E có phản ứng tráng bạc.
(b) Chất T là hợp chất hữu cơ đơn chức.
(c) Có hai công thức cấu tạo của E thỏa mãn sơ đồ trên.
(d) Từ chất Z có thể điều chế trực tiếp được axit axetic.
(e) Cho a mol chất F tác dụng với Na dư, thu được a mol khí H2.
Số phát biểu đúng là
Đáp án: