Đáp án
1C
2A
3A
4B
5D
6C
7C
8B
9B
10C
11C
12D
13B
14A
15D
16A
17C
18B
19D
20A
21D
22C
23B
24A
25C
26B
27B
28D
29B
30D
31D
32A
33A
34B
35A
36D
37B
38A
39C
40B
Đáp án Đề minh họa số 21 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Hóa học
Câu 1 [59884]: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?
A, FeCl3.
B, Al(OH)3.
C, NaCl.
D, Al2O3.
NaCl không phản ứng được với dung dịch NaOH
Chọn C
Chọn C
Câu 2 [982220]: Số nguyên tử cacbon trong phân tử axit stearic là
A, 18.
B, 15.
C, 19.
D, 16.
HD: Công thức cấu tạo của axit stearic là C17H35COOH
⇒ Phân tử axit stearic có 17 + 1 = 18 nguyên tử cacbon.
⇒ Phân tử axit stearic có 17 + 1 = 18 nguyên tử cacbon.
Câu 3 [257377]: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?
A, HCOOH.
B, HCHO.
C, CH3OH.
D, HCOONa.
HD: Phân tích các đáp án:
Công thức | HCOOH | HCHO | CH3OH | HCOONa |
pH | < 7 | = 7 | = 7 | > 7 |
Quỳ tím | hoá đỏ (✔️) | không đổi (❌) | không đổi (❌) | hoá xanh (❌) |
Câu 4 [255382]: Thủy phân tripeptit Gly-Gly-Gly, thu được amino axit có công thức là
A, H2NCH(CH3)COOH.
B, H2NCH2COOH.
C, H2NCH(C3H7)COOH.
D, H2NCH(NH2)COOH.
Đáp án: B
Câu 5 [906755]: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A, CaCl2.
B, NaCl.
C, NaNO3.
D, Ca(OH)2.
HD: Sử dụng một lượng Ca(OH)2 vừa đủ có thể làm mềm nước cứng tạm thời:
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O.
Ca(OH)2 + Mg(HCO3)2 → CaCO3↓ + MgCO3↓ + 2H2O.
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O.
Ca(OH)2 + Mg(HCO3)2 → CaCO3↓ + MgCO3↓ + 2H2O.
Câu 6 [982234]: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch nào sau đây?
A, NaNO3.
B, Na2SO4.
C, H2SO4 loãng.
D, NaCl.
HD: Al tan hoàn toàn trong dung dịch axit H2SO4 loãng:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑.
⇝ Chọn đáp án C. ♣
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑.
⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 7 [57422]: Trong thực tế, người ta thường dùng những kim loại nào sau đây để làm dây dẫn điện?
A, Zn và Fe.
B, Ag và Au.
C, Al và Cu.
D, Ag và Cu.
Độ dẫn điện của kim loại giảm dần Ag, Cu, Au, Al, Fe...
Thực tế dùng Cu và Al làm dây dẫn điện vì khả năng dẫn điện tốt và có giá thành thấp và phổ biến rộng rãi.
Au và Ag là kim loại có giá trị cao và hiếm hơn. Đáp C.
Thực tế dùng Cu và Al làm dây dẫn điện vì khả năng dẫn điện tốt và có giá thành thấp và phổ biến rộng rãi.
Au và Ag là kim loại có giá trị cao và hiếm hơn. Đáp C.
Câu 8 [257714]: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư) không thu được kết tủa. Chất X là
A, AgNO3.
B, H2SO4.
C, Ba(OH)2.
D, CuSO4.
HD: Các phản ứng xảy ra tương ứng khi tiến hành các thí nghiệm:
❌ A. Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓.
sau đó do AgNO3 dư nên Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓.
✔️ B. Fe + H2SO4 (loãng, dư) → FeSO4 + H2↑.
❌ C. Fe + Ba(OH)2 không xảy ra phản ứng nên Fe chính là chất rắn thu được sau đó.
❌ D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓.
❌ A. Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓.
sau đó do AgNO3 dư nên Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓.
✔️ B. Fe + H2SO4 (loãng, dư) → FeSO4 + H2↑.
❌ C. Fe + Ba(OH)2 không xảy ra phản ứng nên Fe chính là chất rắn thu được sau đó.
❌ D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓.
Câu 9 [983253]: Kim loại nào sau đây bị thụ động trong axit sunfuric đặc, nguội?
A, Cu.
B, Al.
C, Ag.
D, Mg.
HD: Các kim loại Al, Cr và Fe bị thụ động hoá trong dung dịch H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc nguội.
Câu 10 [233835]: Hợp chất sắt(III) hiđroxit có màu nào sau đây?
A, Xanh tím.
B, Trắng xanh.
C, Nâu đỏ.
D, Vàng nhạt.
HD: Kết tủa Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.
Câu 11 [310336]: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A, Glyxin.
B, Phenylamin.
C, Metylamin.
D,
Alanin.
Giải: A, B và D không làm quỳ tím đổi màu ⇒ chọn C.
Câu 12 [60056]: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA?
A, Na.
B, Al.
C, Fe.
D, Ca.
HD:
Kim loại thuộc nhóm IIA là Ca.
Kim loại thuộc nhóm IIA là Ca.
Câu 13 [906740]: Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
A, CH3COOH.
B, NaOH.
C, H2SO4.
D, NaCl.
HD: Phân tích các đáp án:
Dung dịch | CH3COOH | NaOH | H2SO4 | NaCl |
pH | < 7 | > 7 | < 7 | = 7 |
❌ | ✔️ | ❌ | ❌ |
Câu 14 [257716]: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu hơn kim loại Fe?
A, Sn.
B, Zn.
C, Mg.
D, Al.
HD: Dãy hoạt động các kim loại: Mg > Al > Zn > Fe > Sn.
⇒ Kim loại có tính khử yếu hơn kim loại Fe là Sn.
⇒ Kim loại có tính khử yếu hơn kim loại Fe là Sn.
Câu 15 [679616]: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri fomat?
A, C2H5COOC2H5.
B, CH3COOC2H5.
C, CH3COOCH3.
D, HCOOCH3.
HD: Phản ứng xảy ra: HCOOCH3 + NaOH → HCOONa (natri fomat) + CH3OH.
Câu 16 [21828]: Polime nào sau đây không chứa nitơ trong phân tử?
A, Poli(vinyl clorua).
B, Poliacrilonitrin.
C, Nilon-6,6.
D, Nilon-6.
HD: Phân tích các mắt xích của các polime xem thành phần nguyên tố:
• Poli(vinyl clorua): –CH2–CHCl: chứa C, H, Cl.
• Poliacrilonitrin: –CH2–CH(CN)–: chứa C, H, N.
• Nilon-6,6: –HN–[CH2]6–NH–CO–[CH2]4–CO–:P chứa C, H, O, N.
• Nilon-6: –HN–[CH2]5CO–: chứa C, H, N, O.
|⇝ Poli(vinyl clorua) là polime không chứa nitơ trong phân tử. ❒
• Poli(vinyl clorua): –CH2–CHCl: chứa C, H, Cl.
• Poliacrilonitrin: –CH2–CH(CN)–: chứa C, H, N.
• Nilon-6,6: –HN–[CH2]6–NH–CO–[CH2]4–CO–:P chứa C, H, O, N.
• Nilon-6: –HN–[CH2]5CO–: chứa C, H, N, O.
|⇝ Poli(vinyl clorua) là polime không chứa nitơ trong phân tử. ❒
Câu 17 [62155]: Hiện tượng nổ tại một số mỏ than là do sự đốt cháy hợp chất hữu cơ E có trong mỏ than khi có hoạt động gây ra tia lửa như bật diêm, hút thuốc. Tên gọi của E là
A, oxi.
B, hiđro.
C, metan.
D, cacbon monooxit.
HD: metan CH4 là hợp chất hữu cơ trong khí mỏ than.
p/s: CH4 cũng là chất hữu cơ duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D. ❒
p/s: CH4 cũng là chất hữu cơ duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D. ❒
Câu 18 [906824]: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thuỷ luyện?
A, Mg.
B, Cu.
C, Na.
D, K.
HD: Phương pháp thuỷ luyện: dùng kim loại tự do có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối. Phương pháp này thường được dùng trong phòng thí nghiệm để điều chế các kim loại có tính khử yếu như Pb, Cu, Ag,… Trong công nghiệp được dùng để điều chế các kim loại quý như Ag, Au. ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 19 [61716]: Trong các kim loại sau, kim loại nào thường được dùng làm tế bào quang điện?
A, Na.
B, K.
C, Rb.
D, Cs.
HD• Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng:
- Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báo cháy,...
- Các kim loại Kali và Natri dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài loại lò phản ứng hạt nhân.
- Kim loại xesi dùng chế tạo tế bào quang điện.
- Kim loại kiềm được dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện.
- Kim loại kiềm được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ.
→ Đáp án đúng là đáp án D.
- Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báo cháy,...
- Các kim loại Kali và Natri dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài loại lò phản ứng hạt nhân.
- Kim loại xesi dùng chế tạo tế bào quang điện.
- Kim loại kiềm được dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện.
- Kim loại kiềm được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ.
→ Đáp án đúng là đáp án D.
Câu 20 [11117]: Chất nào sau đây không thuộc loại cacbohiđrat?
A, Glyxin.
B, Glucozơ.
C, Saccarozơ.
D, Xenlulozơ
HD: Glyxin là amino axit, không thuộc loại cacbohiđrat. Còn lại:
• Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
• Saccarozơ thuộc loại đisaccarit.
• Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit. ❒
• Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
• Saccarozơ thuộc loại đisaccarit.
• Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit. ❒
Câu 21 [338778]: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là
A, glucozơ, tinh bột và xenlulozơ.
B, fructozơ, saccarozơ và tinh bột.
C, saccarozơ, fructozơ và tinh bột.
D, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
HD: glucozơ, fructozơ là các monosaccarit → không có khả năng thủy phân.
→ loại các đáp án A, B, C ||⇒ chỉ có dãy đáp án D thỏa mãn:
•
• tinh bột và xenlulozơ:
⇒ chọn đáp án D. ♠.
→ loại các đáp án A, B, C ||⇒ chỉ có dãy đáp án D thỏa mãn:
•
• tinh bột và xenlulozơ:
⇒ chọn đáp án D. ♠.
Câu 22 [8473]: Để thủy phân hoàn toàn 4,4 gam etyl axetat cần dùng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,1M. Giá trị của V là
A, 50.
B, 250.
C, 500.
D, 25.
HD: Công thức cấu tạo của este etyl axetat là CH3COOC2H5 (M = 88).
Phản ứng xảy ra: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH.
⇒ nNaOH = neste = 4,4 ÷ 88 = 0,05 mol ⇒ V = n ÷ CM = 0,5 lít ⇄ 500 mL.
Phản ứng xảy ra: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH.
⇒ nNaOH = neste = 4,4 ÷ 88 = 0,05 mol ⇒ V = n ÷ CM = 0,5 lít ⇄ 500 mL.
Câu 23 [679263]: Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A, 4.
B, 3.
C, 1.
D, 2.
Chọn đáp án B.
Các phản ứng hóa học xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm:
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2. Fe + Cu(NO3)2→ Fe(NO3)2 + Cu.
Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3Ag. Fe + MgCl2 không xảy ra phản ứng.
Các phản ứng hóa học xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm:
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2. Fe + Cu(NO3)2→ Fe(NO3)2 + Cu.
Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3Ag. Fe + MgCl2 không xảy ra phản ứng.
Câu 24 [11941]: Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
A, 0,20M.
B, 0,10M.
C, 0,01M.
D, 0,02M.
HD: Phản ứng tráng bạc của glucozơ:
Giả thiết: nAg↓ = 2,16 ÷ 108 = 0,02 mol ⇒ nglucozơ = 0,02 ÷ 2 = 0,01 mol.
⇝ CM dung dịch glucozơ = n ÷ V = 0,01 ÷ 0,05 = 0,2M. ❒
Giả thiết: nAg↓ = 2,16 ÷ 108 = 0,02 mol ⇒ nglucozơ = 0,02 ÷ 2 = 0,01 mol.
⇝ CM dung dịch glucozơ = n ÷ V = 0,01 ÷ 0,05 = 0,2M. ❒
Câu 25 [618367]: Cho 0,78 gam kim loại kiềm M tác dụng hết với H2O, thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là
A, Li
B, Na
C, K
D, Rb
HD: Phản ứng: 2M + 2H2O → 2MOH + H2↑.
⇒ nM = 2nH2 = 0,01 × 2 = 0,02 mol.
⇒ M = m : n = 0,78 ÷ 0,02 = 39 → M là kali (K) ⇝ Chọn đáp án C. ♣
⇒ nM = 2nH2 = 0,01 × 2 = 0,02 mol.
⇒ M = m : n = 0,78 ÷ 0,02 = 39 → M là kali (K) ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 26 [983264]: Cho 10,68 gam alanin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A, 12,88.
B, 13,32.
C, 11,10.
D, 16,65.
HD: Alanin: H2NCH(CH3)COOH có M = 89 ⇒ nAla = 10,68 ÷ 89 = 0,12 mol.
Phản ứng: H2NCH(CH3)COOH + NaOH → H2NCH(CH3)COONa + H2O.
⇒ m = mmuối = 0,12 × (89 + 22) = 13,32 gam. ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Phản ứng: H2NCH(CH3)COOH + NaOH → H2NCH(CH3)COONa + H2O.
⇒ m = mmuối = 0,12 × (89 + 22) = 13,32 gam. ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 27 [679548]: Phát biểu nào sau đây đúng?
A, Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo.
B, PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
C, Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
D, Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.
HD: Phân tích các phát biểu:
❌ A. sai vì thành phần chính tơ tằm là protein (fibroin) ⇒ thuộc tơ thiên nhiên.
✔️ B. đúng vì monome CH2=CHCl có khả năng trùng hợp để tạo polime PVC tương ứng.
❌ C. sai vì amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh, amilopectin mới phân nhánh.
❌ D. sai vì tơ visco và tơ axetat là hai tơ bán tổng hợp (nhân tạo).
❌ A. sai vì thành phần chính tơ tằm là protein (fibroin) ⇒ thuộc tơ thiên nhiên.
✔️ B. đúng vì monome CH2=CHCl có khả năng trùng hợp để tạo polime PVC tương ứng.
❌ C. sai vì amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh, amilopectin mới phân nhánh.
❌ D. sai vì tơ visco và tơ axetat là hai tơ bán tổng hợp (nhân tạo).
Câu 28 [58129]: Thí nghiệm nào sau đây sau khi kết thúc các phản ứng có tạo thành sản phẩm kim loại?
A, Cho kim loại đồng vào dung dịch FeSO4.
B, Cho kim loại đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
C, Cho kim loại Kali vào dung dịch CuSO4.
D, Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
HD:
Cu không tác dụng vưới FeSO4.
Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.
K + H2O → KOH + 0,5H2. Tiếp đó: 2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4.
AgNO3 + Fe(NO2)2 → Fe(NO3)3 + Ag.
Vậy thí nghiệm D thu được kim loại (Ag).
Cu không tác dụng vưới FeSO4.
Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.
K + H2O → KOH + 0,5H2. Tiếp đó: 2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4.
AgNO3 + Fe(NO2)2 → Fe(NO3)3 + Ag.
Vậy thí nghiệm D thu được kim loại (Ag).
Câu 29 [118430]: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được 5,4 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của V là
A, 1,120.
B, 1,680.
C, 1,344.
D, 1,792.
Câu 30 [5527]: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A, 6.
B, 2.
C, 5.
D, 4.
HD: có 4 đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 gồm:
⇒ chọn đáp án D. ♠.
⇒ chọn đáp án D. ♠.
Câu 31 [159168]: Nung nóng 52,56 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Nghiền nhỏ Y rồi chia làm hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Phần hai tác dụng hết với dung dịch HCl loãng thu được 4,704 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Z chứa các muối. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Z thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
A, 190.
B, 187.
C, 198.
D, 193.
HD: Nhiệt nhôm; chia làm 2 phần bằng nhau; NaOH vừa đủ ||→ những phản xạ giúp ta xử lí nhanh.!
Đầu tiên, đồng nhất số liệu: có 26,28 gam hỗn hợp X. Trong đó:
♦ Phần 1: 0,2 mol Na đi về 0,2 mol NaAlO2 → X có 0,2 mol Al → còn lại là 0,09 mol Fe3O4.
Nhiệt nhôm hoàn toàn ||→ Y gồm 0,1 mol Al2O3 và (0,27 mol Fe; 0,06 mol O).
Quy đổi: tạo 0,21 mol H2 rõ phải là 0,21 mol Fe rồi ||→ còn lại (0,06 mol Fe; 0,06 mol O).
À! Chính là 0,06 mol oxit FeO ||→ dung dịch Z chứa muối gồm 0,2 mol AlCl3 và 0,27 mol FeCl2.
Yêu cầu kết tủa (Ag; AgCl) ||→ quan tâm: 0,27 mol Fe2+ sinh 0,27 mol Ag;
∑nCl– trong Z = 1,14 mol sinh 1,14 mol AgCl.
||→ Giá trị của m = 1,14 × 143,5 + 0,27 × 108 = 192,75 gam. Chọn đáp án D. ♠.
Đầu tiên, đồng nhất số liệu: có 26,28 gam hỗn hợp X. Trong đó:
♦ Phần 1: 0,2 mol Na đi về 0,2 mol NaAlO2 → X có 0,2 mol Al → còn lại là 0,09 mol Fe3O4.
Nhiệt nhôm hoàn toàn ||→ Y gồm 0,1 mol Al2O3 và (0,27 mol Fe; 0,06 mol O).
Quy đổi: tạo 0,21 mol H2 rõ phải là 0,21 mol Fe rồi ||→ còn lại (0,06 mol Fe; 0,06 mol O).
À! Chính là 0,06 mol oxit FeO ||→ dung dịch Z chứa muối gồm 0,2 mol AlCl3 và 0,27 mol FeCl2.
Yêu cầu kết tủa (Ag; AgCl) ||→ quan tâm: 0,27 mol Fe2+ sinh 0,27 mol Ag;
∑nCl– trong Z = 1,14 mol sinh 1,14 mol AgCl.
||→ Giá trị của m = 1,14 × 143,5 + 0,27 × 108 = 192,75 gam. Chọn đáp án D. ♠.
Câu 32 [26096]: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(b) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(c) Poliacrilonitrin được dùng để sản xuất tơ tổng hợp.
(d) Axit acrylic và stiren đều có phản ứng cộng Br2 trong dung dịch.
(e) Xenlulozơ là một loại polime thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là
(a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(b) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(c) Poliacrilonitrin được dùng để sản xuất tơ tổng hợp.
(d) Axit acrylic và stiren đều có phản ứng cộng Br2 trong dung dịch.
(e) Xenlulozơ là một loại polime thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là
A, 4.
B, 5.
C, 3.
D, 2.
HD: Xem xét - phân tích các phát biểu:
☑ (a) đúng. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
☒ (b) sai. Ví dụ: CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa (muối) + CH3CHO (anđehit).
☑ (c) đúng. Poliacrilonitrin sản xuất tơ nitrin (tơ olon), sợi len đan quần áo,...
☑ (d) đúng. Cấu tạo axit acrylic: CH2=CHCOOOH và stiren C6H5CH=CH2 có nối đôi C=C nên có phản ứng cộng Br2 trong dung dịch.
☑ (e) đúng. Xenlulozơ là một loại polime thiên nhiên.
⇝ Có tất cả 4 phát biểu đúng. ❒
☑ (a) đúng. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
☒ (b) sai. Ví dụ: CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa (muối) + CH3CHO (anđehit).
☑ (c) đúng. Poliacrilonitrin sản xuất tơ nitrin (tơ olon), sợi len đan quần áo,...
☑ (d) đúng. Cấu tạo axit acrylic: CH2=CHCOOOH và stiren C6H5CH=CH2 có nối đôi C=C nên có phản ứng cộng Br2 trong dung dịch.
☑ (e) đúng. Xenlulozơ là một loại polime thiên nhiên.
⇝ Có tất cả 4 phát biểu đúng. ❒
Câu 33 [679617]: Cho các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X Y + CO2 (b) Y + H2O → Z
(c) T + Z → R + X + H2O (d) 2T + Z → Q + X + 2H2O
Các chất R, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
(a) X Y + CO2 (b) Y + H2O → Z
(c) T + Z → R + X + H2O (d) 2T + Z → Q + X + 2H2O
Các chất R, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A, KOH, K2CO3.
B, Ba(OH)2, KHCO3.
C, KHCO3, Ba(OH)2.
D, K2CO3, KOH.
HD: Hợp chất của K và Ba, bị nhiệt phân tạo khí CO2 và chất Y có khả năng phản ứng với nước ⇒ X là BaCO3. Tương ứng Y là BaO và Z là Ba(OH)2 ⇒ T là KHCO3 (phản ứng với Ba(OH)2 theo tỉ lệ 1 : 1 hoặc 2 : 1).
Theo đó, các phản ứng xảy ra lần lượt là:
• BaCO3 –––to–→ BaO + CO2↑.
• BaO + H2O → Ba(OH)2.
• KHCO3 + Ba(OH)2 → KOH (R) + BaCO3↓ (X) + H2O.
• 2KHCO3 + Ba(OH)2 → K2CO3 (Q) + BaCO3↓ + 2H2O.
Vậy, tương ứng chất R và Q lần lượt là KOH và K2CO3 ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Theo đó, các phản ứng xảy ra lần lượt là:
• BaCO3 –––to–→ BaO + CO2↑.
• BaO + H2O → Ba(OH)2.
• KHCO3 + Ba(OH)2 → KOH (R) + BaCO3↓ (X) + H2O.
• 2KHCO3 + Ba(OH)2 → K2CO3 (Q) + BaCO3↓ + 2H2O.
Vậy, tương ứng chất R và Q lần lượt là KOH và K2CO3 ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 34 [233904]: Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO4, y mol H2SO4 và z mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%). Lượng khí sinh ra từ quá trình điện phân và khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa trong dung dịch sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở bảng dưới đây:
Biết tại catot ion Cu2+ điện phân hết thành Cu trước khi ion H+ điện phân tạo thành khí H2; cường độ dòng điện bằng nhau và không đổi trong các thí nghiệm trên. Tổng giá trị (x + y + z) bằng
TN 1 | TN 2 | TN 3 | |
Thời gian điện phân (giây) | t | 2t | 3t |
Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol) | 0,40 | 1,10 | 1,75 |
Khối lượng Al2O3 bị hoà tan tối đa (gam) | 10,2 | 10,2 |
Biết tại catot ion Cu2+ điện phân hết thành Cu trước khi ion H+ điện phân tạo thành khí H2; cường độ dòng điện bằng nhau và không đổi trong các thí nghiệm trên. Tổng giá trị (x + y + z) bằng
A, 2,0.
B, 2,6.
C, 1,8.
D, 2,4.
HD: ☆ Thứ tự catot bị điện phân: Cu2+ → H+axit → H2O.
☆ Thứ tự anot bị điện phân: Cl– → H2O.
• Bắt đầu từ thí nghiệm 2: dung dịch sau điện phân không phản ứng với Al2O3.
⇒ Dung dịch chỉ chứa Na2SO4 hoặc (Na2SO4 và NaCl).
► Nếu chỉ chứa Na2SO4 thì thời gian 3t sau đó dung dịch sau phản ứng cũng chỉ chứa Na2SO4 ⇒ làm sao hòa tan được Al2O3? (bởi thực chất chỉ là quá trình điện phân nước).
► Như vậy, dung dịch chứa Na2SO4 và NaCl, thời gian 3t sau đó NaCl điện phân tạo NaOH hòa tan 0,1 mol Al2O3 tạo 0,2 mol NaAlO2 ⇒ số mol NaCl là 0,2 mol.
► Như vậy, ở thí nghiệm 1, hòa tan 0,1 mol Al2O3 là do 0,6 mol H+.
☆ Xét TH1: t giây chưa thoát ra khí H2 ⇒ nCl2 = ∑nkhí = 0,40 mol
⇒ số mol e trao đổi (t giây) là 0,8 mol.
• 2t giây tương ứng có số mol e trao đổi (2t giây) là 1,6 mol và anot ra 0,8 mol Cl2.
Tổng khí 2 cực là 1,10 mol ⇒ số mol H2 ra bên catot là 0,3 mol ⇒ y = 0,3.
Bên catot ra x mol Cu và 0,3 mol H2 ⇒ 2x + 0,3 × 2 = 1,6 ⇒ x = 0,5.
Đọc dung dịch ra tương ứng sau 2t giây là 0,5 mol CuCl2 và 0,6 mol HCl.
⇒ Tổng số mol Cl bằng 0,5 × 2 + 0,6 + 0,2 = 1,8 mol ⇒ z = 1,8.
3t giây tương ứng có số mol e trao đổi (3t giây) là 2,4 mol
⇒ anot ra 0,9 mol Cl2 và (2,4 – 0,9 × 2) ÷ 4 = 0,15 mol O2.
Bên catot ra 0,5 mol Cu và (2,4 – 0,5 × 2) ÷ 2 = 0,7 mol.
⇒ Tổng mol khí thu được sau 3t giây là 0,9 + 0,15 + 0,7 = 1,75 mol (thoả mãn)
||⇝ Yêu cầu tổng giá trị (x + y + z) là 0,5 + 0,3 + 1,8 = 2,6.
☆ Xét TH2: t (giây) đã có khí H2 thoát ra bên catot.
⇒ từ t (giây) ⇝ 2t (giây) chỉ xảy ra điện phân 2HCl → H2 + Cl2.
⇒ khí tăng 1,1 – 0,4 = 0,7 mol ⇒ ne trao đổi t (giây) = 0,7 mol.
⇒• t (giây) đầu: bên anot ra 0,35 mol Cl2 ⇒ nH2 = 0,05 mol ⇒ nCu = 0,3 mol ⇒ x = 0,3.
⇒• 2t (giây): trao đổi 1,4 mol e ⇒ bên anot ra 0,7 mol Cl2 ⇒ nH2 = 0,4 mol ⇒ y = 0,4.
⇒ z = ∑nCl = 0,7 × 2 + 0,2(trong NaCl) = 1,6 mol.
⇒• 3t (giây): trao đổi 2,1 mol e; ⇒ anot ra 0,8 mol Cl2 và 0,125 mol O2.
catot ra 0,3 mol Cu và 0,75 mol H2 ⇒ ∑nkhí = 0,8 + 0,125 + 0,75 = 1,675 (không thoả mãn).
☆ Thứ tự anot bị điện phân: Cl– → H2O.
• Bắt đầu từ thí nghiệm 2: dung dịch sau điện phân không phản ứng với Al2O3.
⇒ Dung dịch chỉ chứa Na2SO4 hoặc (Na2SO4 và NaCl).
► Nếu chỉ chứa Na2SO4 thì thời gian 3t sau đó dung dịch sau phản ứng cũng chỉ chứa Na2SO4 ⇒ làm sao hòa tan được Al2O3? (bởi thực chất chỉ là quá trình điện phân nước).
► Như vậy, dung dịch chứa Na2SO4 và NaCl, thời gian 3t sau đó NaCl điện phân tạo NaOH hòa tan 0,1 mol Al2O3 tạo 0,2 mol NaAlO2 ⇒ số mol NaCl là 0,2 mol.
► Như vậy, ở thí nghiệm 1, hòa tan 0,1 mol Al2O3 là do 0,6 mol H+.
☆ Xét TH1: t giây chưa thoát ra khí H2 ⇒ nCl2 = ∑nkhí = 0,40 mol
⇒ số mol e trao đổi (t giây) là 0,8 mol.
• 2t giây tương ứng có số mol e trao đổi (2t giây) là 1,6 mol và anot ra 0,8 mol Cl2.
Tổng khí 2 cực là 1,10 mol ⇒ số mol H2 ra bên catot là 0,3 mol ⇒ y = 0,3.
Bên catot ra x mol Cu và 0,3 mol H2 ⇒ 2x + 0,3 × 2 = 1,6 ⇒ x = 0,5.
Đọc dung dịch ra tương ứng sau 2t giây là 0,5 mol CuCl2 và 0,6 mol HCl.
⇒ Tổng số mol Cl bằng 0,5 × 2 + 0,6 + 0,2 = 1,8 mol ⇒ z = 1,8.
3t giây tương ứng có số mol e trao đổi (3t giây) là 2,4 mol
⇒ anot ra 0,9 mol Cl2 và (2,4 – 0,9 × 2) ÷ 4 = 0,15 mol O2.
Bên catot ra 0,5 mol Cu và (2,4 – 0,5 × 2) ÷ 2 = 0,7 mol.
⇒ Tổng mol khí thu được sau 3t giây là 0,9 + 0,15 + 0,7 = 1,75 mol (thoả mãn)
||⇝ Yêu cầu tổng giá trị (x + y + z) là 0,5 + 0,3 + 1,8 = 2,6.
☆ Xét TH2: t (giây) đã có khí H2 thoát ra bên catot.
⇒ từ t (giây) ⇝ 2t (giây) chỉ xảy ra điện phân 2HCl → H2 + Cl2.
⇒ khí tăng 1,1 – 0,4 = 0,7 mol ⇒ ne trao đổi t (giây) = 0,7 mol.
⇒• t (giây) đầu: bên anot ra 0,35 mol Cl2 ⇒ nH2 = 0,05 mol ⇒ nCu = 0,3 mol ⇒ x = 0,3.
⇒• 2t (giây): trao đổi 1,4 mol e ⇒ bên anot ra 0,7 mol Cl2 ⇒ nH2 = 0,4 mol ⇒ y = 0,4.
⇒ z = ∑nCl = 0,7 × 2 + 0,2(trong NaCl) = 1,6 mol.
⇒• 3t (giây): trao đổi 2,1 mol e; ⇒ anot ra 0,8 mol Cl2 và 0,125 mol O2.
catot ra 0,3 mol Cu và 0,75 mol H2 ⇒ ∑nkhí = 0,8 + 0,125 + 0,75 = 1,675 (không thoả mãn).
Câu 35 [906768]: Cho sơ đồ phản ứng:
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Z
(3) Y + HCl → T + NaCl
Biết E, F đều là hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa nhóm chức este (được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol) và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi, E và Z có cùng số nguyên tử cacbon, ME < MF < 175. Cho các phát biểu sau:
(a) Có hai công thức cấu tạo của F thỏa mãn sơ đồ trên.
(b) Hai chất E và F có cùng công thức đơn giản nhất.
(c) Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được Na2CO3, CO2 và H2O.
(d) Từ X điều chế trực tiếp được CH3COOH.
(e) Nhiệt độ sôi của T cao hơn nhiệt độ sôi của C2H5OH.
Số phát biểu đúng là
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Z
(3) Y + HCl → T + NaCl
Biết E, F đều là hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa nhóm chức este (được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol) và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi, E và Z có cùng số nguyên tử cacbon, ME < MF < 175. Cho các phát biểu sau:
(a) Có hai công thức cấu tạo của F thỏa mãn sơ đồ trên.
(b) Hai chất E và F có cùng công thức đơn giản nhất.
(c) Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được Na2CO3, CO2 và H2O.
(d) Từ X điều chế trực tiếp được CH3COOH.
(e) Nhiệt độ sôi của T cao hơn nhiệt độ sôi của C2H5OH.
Số phát biểu đúng là
A, 2.
B, 4.
C, 1.
D, 3.
HD: ☆ Phân tích: este no, hở, thuần chức, số C = số O lần lượt là C2H4O2; C4H6O4; C6H8O6;…
Thấy, từ C6 trở đi thì có phân tử khối 176 > 175 rồi nên chỉ có thể E là C2H4O2 và F là C4H6O4.
E chỉ có duy nhất một cấu tạo este là HCOOCH3 → Y là HCOONa và X là CH3OH.
Theo đó, Z là (COONa)2 và cấu tạo F là (COOCH3)2.
☆ Xem xét các phát biểu:
❌ (a) sai vì như phân tích trên, F cũng chỉ có duy nhất một cấu tạo thoả mãn.
❌ (b) sai vì công thức đơn giản nhất của E là CH2O; còn F là C2H3O2.
❌ (c) vì công thức Z là (COONa)2 đốt cháy không thu được H2O.
✔️ (d) đúng vì đây là pp hiện đại: CH3OH + CO –––xúc tác, to–→ CH3COOH.
✔️ (e) đúng vì T là HCOOH (M = 46) là axit cacboxylic nên có nhiệt độ sôi cao hơn C2H5OH (là ancol có phân tử khối tương đương).
⇝ Tổng có 2/5 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Thấy, từ C6 trở đi thì có phân tử khối 176 > 175 rồi nên chỉ có thể E là C2H4O2 và F là C4H6O4.
E chỉ có duy nhất một cấu tạo este là HCOOCH3 → Y là HCOONa và X là CH3OH.
Theo đó, Z là (COONa)2 và cấu tạo F là (COOCH3)2.
☆ Xem xét các phát biểu:
❌ (a) sai vì như phân tích trên, F cũng chỉ có duy nhất một cấu tạo thoả mãn.
❌ (b) sai vì công thức đơn giản nhất của E là CH2O; còn F là C2H3O2.
❌ (c) vì công thức Z là (COONa)2 đốt cháy không thu được H2O.
✔️ (d) đúng vì đây là pp hiện đại: CH3OH + CO –––xúc tác, to–→ CH3COOH.
✔️ (e) đúng vì T là HCOOH (M = 46) là axit cacboxylic nên có nhiệt độ sôi cao hơn C2H5OH (là ancol có phân tử khối tương đương).
⇝ Tổng có 2/5 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 36 [911565]: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho gang tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho Fe tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3.
(c) Cho Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4.
(d) Cho Fe tác dung với dung dịch Cu(NO3)2.
(e) Cho Al và Fe tác dụng với khí Cl2 khô.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có hiện tượng ăn mòn điện hóa học là
(a) Cho gang tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho Fe tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3.
(c) Cho Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4.
(d) Cho Fe tác dung với dung dịch Cu(NO3)2.
(e) Cho Al và Fe tác dụng với khí Cl2 khô.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có hiện tượng ăn mòn điện hóa học là
A, 4.
B, 2.
C, 5.
D, 3.
HD: Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa:
Theo đó, phân tích các thí nghiệm:
(a) gang chứa cặp cặp Fe-C tiếp xúc nhau, dung dịch H2SO4 điện li ⇝ thỏa mãn.
(b) Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2: điều kiện cặp cực không thỏa mãn.
(c) 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
⇒ tạo thành cặp cực Al-Cu tiếp xúc nhau, dung dịch HCl điện ly ⇝ thỏa mãn.
(d) Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
⇒ tạo thành cặp cực Fe-Cu tiếp xúc nhau, dung dịch Cu(NO3)2 điện ly ⇝ thỏa mãn.
(e) khí Cl2 không, không có dung dịch điện ly nên không thỏa mãn.
⇒ Có 3 thí nghiệm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
Theo đó, phân tích các thí nghiệm:
(a) gang chứa cặp cặp Fe-C tiếp xúc nhau, dung dịch H2SO4 điện li ⇝ thỏa mãn.
(b) Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2: điều kiện cặp cực không thỏa mãn.
(c) 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
⇒ tạo thành cặp cực Al-Cu tiếp xúc nhau, dung dịch HCl điện ly ⇝ thỏa mãn.
(d) Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
⇒ tạo thành cặp cực Fe-Cu tiếp xúc nhau, dung dịch Cu(NO3)2 điện ly ⇝ thỏa mãn.
(e) khí Cl2 không, không có dung dịch điện ly nên không thỏa mãn.
⇒ Có 3 thí nghiệm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
Câu 37 [309496]: Cho hai axit cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon là X (no, đơn chức) và Y (hai chức). Hỗn hợp E gồm X và Y (trong đó phần trăm số mol mỗi chất đều không nhỏ hơn 20%). Cho m gam E tác dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), sinh ra V lít khí CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng O2, thu được H2O và 7V/4 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng 0,14 mol E với metanol dư (có xúc tác H2SO4 đặc), thu được m gam các chất chứa chức este. Biết có 40% mỗi axit tham gia phản ứng este hóa. Giá trị lớn nhất của m là
A, 6,128.
B, 6,688.
C, 5,632.
D, 5,984.
HD: E gồm axit X dạng CnH2nO2 và Y dạng CnH??O4. Chọn điều kiện 1V lít ⇔ 4 mol.
• m gam E + NaHCO3 → 4 mol CO2 ||⇒ nCOOH = nCO2 = 4 mol.
• đốt m gam E + O2 –––to–→ 7 mol CO2 + ? mol H2O.
⇒ tỉ lệ n/4 < (số C) : (số O) = 7/8 < n/2 ⇒ 1,75 < n < 3,5 ||⇒ có 2 TH:
♦1: n = 2 ứng với X là CH3COOH và Y là (COOH)2.
giải hệ được nX = 3 mol và nY = 0,5 mol → không thoả mãn %số mol mỗi chất > 20%.
♦2: n = 3 ứng với X là C2H5COOH và Y là CH2(COOH)2.
giải hệ được nX = 2/3 mol và nY = 5/3 mol → thỏa mãn.
☆ đọc yêu cầu: 0,14 mol E gồm 0,04 mol C2H5COOH và 0,1 mol CH2(COOH)2
phản ứng với CH3OH dư → C2H5COOCH3 và CH2(COOCH3)2.
40% số mol mỗi axit phản ứng → có 0,016 mol C2H5COOCH3 và 0,04 mol CH2(COOCH3)2
⇒ Yêu cầu m = 6,688 gam.
• m gam E + NaHCO3 → 4 mol CO2 ||⇒ nCOOH = nCO2 = 4 mol.
• đốt m gam E + O2 –––to–→ 7 mol CO2 + ? mol H2O.
⇒ tỉ lệ n/4 < (số C) : (số O) = 7/8 < n/2 ⇒ 1,75 < n < 3,5 ||⇒ có 2 TH:
♦1: n = 2 ứng với X là CH3COOH và Y là (COOH)2.
giải hệ được nX = 3 mol và nY = 0,5 mol → không thoả mãn %số mol mỗi chất > 20%.
♦2: n = 3 ứng với X là C2H5COOH và Y là CH2(COOH)2.
giải hệ được nX = 2/3 mol và nY = 5/3 mol → thỏa mãn.
☆ đọc yêu cầu: 0,14 mol E gồm 0,04 mol C2H5COOH và 0,1 mol CH2(COOH)2
phản ứng với CH3OH dư → C2H5COOCH3 và CH2(COOCH3)2.
40% số mol mỗi axit phản ứng → có 0,016 mol C2H5COOCH3 và 0,04 mol CH2(COOCH3)2
⇒ Yêu cầu m = 6,688 gam.
Câu 38 [233896]: Khi phân tích một loại chất béo (kí hiệu là X) chứa đồng thời các triglixerit và axit béo tự (không có tạp chất khác) thấy oxi chiếm 10,88% theo khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 82,64 gam hỗn hay các muối C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa và 8,096 gam glixerol. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với y mol H2 (xúc tác Ni, t°). Giá trị của y là
A, 0,296.
B, 0,528.
C, 0,592.
D, 0,136.
HD: Gọi công thức chung cho axit béo là RCOOH
⇝ chất béo có dạng: (RCOO)3C3H5 = 3RCOOH.C3H2.
8,096 gam glixerol tương ứng với 0,088 mol.
Theo đó, quy X về 0,088 mol C3H2 + a mol RCOOH.
Theo đó: m = mRCOOH + mC3H2 = (82,64 – 22a) + 0,088 × 38.
Mặt khác, lại có %mO trong X = 32a ÷ m = 0,1088
⇒ Giải hệ ta có: a = 0,272 mol và m = 80 gam.
☆ X + H2 quy về 0,272 mol RCOOH + H2 → 0,272 mol C17H35COOH.
mRCOOH = 80 – 0,088 × 38 = 76,656 gam và mC17H35COOH = 0,272 × 284 = 77,248 gam.
⇒ mH2 = 77,248 – 76,656 = 0,592 gam ⇒ y = Ans ÷ 2 = 0,296 mol.
⇝ chất béo có dạng: (RCOO)3C3H5 = 3RCOOH.C3H2.
8,096 gam glixerol tương ứng với 0,088 mol.
Theo đó, quy X về 0,088 mol C3H2 + a mol RCOOH.
Theo đó: m = mRCOOH + mC3H2 = (82,64 – 22a) + 0,088 × 38.
Mặt khác, lại có %mO trong X = 32a ÷ m = 0,1088
⇒ Giải hệ ta có: a = 0,272 mol và m = 80 gam.
☆ X + H2 quy về 0,272 mol RCOOH + H2 → 0,272 mol C17H35COOH.
mRCOOH = 80 – 0,088 × 38 = 76,656 gam và mC17H35COOH = 0,272 × 284 = 77,248 gam.
⇒ mH2 = 77,248 – 76,656 = 0,592 gam ⇒ y = Ans ÷ 2 = 0,296 mol.
Câu 39 [679725]: Nung nóng hỗn hợp X gồm: metan, etilen, propin, vinylaxetilen và a mol H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2), thu được 0,1 mol hỗn hợp Y (gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,4. Biết 0,1 mol Y phản ứng tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A, 0,08.
B, 0,10.
C, 0,04.
D, 0,06.
HD: ► Metan: CH4; etilen: C2H4; propin: C3H4 và vinylaxetilen: C4H4.
⇒ điểm chung: cùng 4H ⇒ Quy X gồm C?H4 và a mol H2.
X → 0,1 mol Y (gồm các hiđrocacbon) ⇒ nC?H4 = nY = 0,1 mol.
► Tinh tế xử lý: xét toàn bộ quá trình thì để làm no 0,1 mol C?H4 cần a mol H2 và 0,06 mol Br2.
⇒ Quy về làm no 0,1 mol C?H4 cần (a + 0,06) mol H2 → 14,4 × 2 × 0,1 + 0,06 × 2 = 3,0 gam ankan.
Tương quan 1C ⇄ 1π ⇄ 1Br ⇄ 1H2 ⇒ 0,1 mol CH4 + (a + 0,06) mol CH2 → 3,0 gam ankan
⇒ 0,1 × 16 + 14 × (a + 0,06) = 3,0 ⇒ a = 0,04 mol.
⇒ điểm chung: cùng 4H ⇒ Quy X gồm C?H4 và a mol H2.
X → 0,1 mol Y (gồm các hiđrocacbon) ⇒ nC?H4 = nY = 0,1 mol.
► Tinh tế xử lý: xét toàn bộ quá trình thì để làm no 0,1 mol C?H4 cần a mol H2 và 0,06 mol Br2.
⇒ Quy về làm no 0,1 mol C?H4 cần (a + 0,06) mol H2 → 14,4 × 2 × 0,1 + 0,06 × 2 = 3,0 gam ankan.
Tương quan 1C ⇄ 1π ⇄ 1Br ⇄ 1H2 ⇒ 0,1 mol CH4 + (a + 0,06) mol CH2 → 3,0 gam ankan
⇒ 0,1 × 16 + 14 × (a + 0,06) = 3,0 ⇒ a = 0,04 mol.
Câu 40 [52690]: Cho 0,18 gam một đơn chất R tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí X (biết sản phẩm khử của S+6 là SO2 duy nhất). Thu toàn bộ khí X vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 5,1 gam kết tủa. Nếu cho 0,18 gam R tác dụng với dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư) thì thể tích khí thu được (đktc) là bao nhiêu (biết sản phẩm khử của N+5 là NO2 duy nhất)?
A, 0,952 lít.
B, 1,680 lít.
C, 1,344 lít.
D, 1,904 lít.
♦ Nếu sản phẩm khử chỉ có SO2.
+ Nếu R là S thì không thỏa mãn
+ R kp S thì
Trường hợp này sai nên ta xét trường hợp R cũng tạo khí. Như vậy R phải là phi kim.
Vậy khí thu được là SO2 và 1 oxit của R (oxit này tạo được kết tủa với Ca(OH)2).
Suy đoán R là C
Kiểm tra:
Bảo toàn e:
Khối lượng kết tủa:
Như vậy giả thiết trên là đúng.
♦ Khi tác dụng với HNO3 sẽ thu được 2 khí là CO2 và NO2.
Bảo toàn e:
Đáp án B
+ Nếu R là S thì không thỏa mãn
+ R kp S thì
Trường hợp này sai nên ta xét trường hợp R cũng tạo khí. Như vậy R phải là phi kim.
Vậy khí thu được là SO2 và 1 oxit của R (oxit này tạo được kết tủa với Ca(OH)2).
Suy đoán R là C
Kiểm tra:
Bảo toàn e:
Khối lượng kết tủa:
Như vậy giả thiết trên là đúng.
♦ Khi tác dụng với HNO3 sẽ thu được 2 khí là CO2 và NO2.
Bảo toàn e:
Đáp án B