Đáp án
1D
2B
3D
4A
5C
6B
7C
8A
9A
10A
11A
12C
13A
14C
15B
16B
17D
18A
19B
20C
21A
22D
23B
24A
25D
26B
27C
28A
29B
30A
31A
32B
33D
34D
35B
36C
37D
38B
39B
40A
Đáp án Đề minh họa số 22 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Hóa học
Câu 1 [257379]: Chất rắn nào sau đây không tan được vào dung dịch KOH?
A, Al.
B, Si.
C, Zn.
D, Cr.
HD: Phân tích các đáp án:
✔️ A. 2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2↑.
✔️ B. Si + 2KOH + H2O → K2SiO3 + 2H2↑.
✔️ C. Zn + 2KOH → K2ZnO2 + H2↑.
D. Cr không phản ứng với KOH dù ở điều kiện đặc nóng.
Câu 2 [679541]: Công thức của axit oleic là
A, C2H5COOH.
B, C17H33COOH.
C, HCOOH.
D, CH3COOH.
HD: Phân tích các đáp án:
Công thức C2H5COOH C17H33COOH HCOOH CH3COOH
Tên gọi axit propionic (❌) axit oleic (✔️) axit fomic (❌) axit axetic (❌)
Câu 3 [679838]: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A, Metanol.
B, Glixerol.
C, Axit axetic.
D, Metylamin.
HD: Phân tích các đáp án: (pH > 7 làm quỳ tím hoá xanh).
Hợp chất A. metanol. B. Glixerol. C. axit axetic. D. metylamin.
Cấu tạo chất CH3OHC3H5(OH)3 CH3COOH CH3NH2
pH dung dịch = 7 (❌)= 7 (❌) < 7 (❌) > 7 (✔️)
Câu 4 [679437]: Dung dịch Ala-Gly phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A, HCl.
B, KNO3.
C, NaCl.
D, NaNO3.
Câu 5 [983247]: Cặp chất nào sau đây gây nên tính cũng vĩnh cửu của nước?
A, NaNO3, KNO3.
B, NaNO3, KHCO3.
C, MgCl2, CaSO4.
D, NaHCO3, KNO3.
HD: Phân loại nước cứng:
906120LG.png
⇝ Cặp chất gây nên tính cũng vĩnh cửu của nước là: MgCl2 và CaSO4Chọn đáp án C. ♣
Câu 6 [679438]: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A, NaOH.
B, BaCl2.
C, HCl.
D, Ba(OH)2.
✔️ A. 2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2↑.
B. Al + BaCl2 → không có phản ứng xảy ra, kim loại Al không tan được.
✔️ C. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑.
✔️ D. 2Al + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 3H2↑.
Câu 7 [57666]: Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất và nhỏ nhất trong số các kim loại tương ứng là
A, Pb và Hg.
B, W và Na.
C, Os và Li.
D, Fe và Mg.
HD: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li (0,53 g/cm3)

và lớn nhất là Os (22,9 g/cm3) → Chọn đáp án C. ♣.

Câu 8 [60571]: Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là
A, KOH.
B, NaCl.
C, AgNO3.
D, CH3OH.
Giải: A. FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3↓ + 3KCl ⇒ chọn.

B. FeCl3 + NaCl → không phản ứng.

C. FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl.

D. FeCl3 + CH3OH → không phản ứng.

Câu 9 [62578]: Khi bị nhiệt phân, muối nitrat nào sau đây tạo sản phẩm là kim loại?
A, AgNO3.
B, Fe(NO3)2.
C, KNO3.
D, Cu(NO3)2.
HD: Bài học nhiệt phân các muối nitrat:
nhietphanmuoinitrat.png
✔️ A. 2AgNO3 ––to→ 2Ag + 2NO2 + O2.
B. 4Fe(NO3)2 ––to→ 2Fe2O3 + 8NO2 + O2.
C. 2KNO3 ––to→ 2KNO2 + O2.
D. 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2.
Câu 10 [982213]: Sắt(II) oxit là chất rắn màu đen. Công thức của sắt(II) oxit là
A, FeO.
B, Fe2O3.
C, Fe(OH)2.
D, Fe(OH)3.
HD: Phân tích các đáp án:
Công thức FeO Fe2O3 Fe(OH)2 Fe(OH)3
Tên gọi sắt(II) oxitsắt(III) oxitsắt(II) hiđroxitsắt(III) hiđroxit
✔️
Câu 11 [906789]: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A, Metylamin.
B, Axit glutamic.
C, Glyxin.
D, Alanin.
Câu 12 [60057]: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là
A, Sr, K.
B, Be, Al.
C, Ca, Ba.
D, Na, Ba.
HD:
Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là Ca, Ba.

Câu 13 [981877]: Chất nào sau đây có tính chất lưỡng tính?
A, Al2O3.
B, KCl.
C, NaOH.
D, CaO.
HD: Chất lưỡng tính (nhóm chất vừa có khả năng nhường và nhận proton ⇒ vừa thể hiện tính axit; vừa thể hiện tính bazơ), có thể là:
Phân tử: oxit và hiđroxit của kim loại Al, Cr, Zn, Pb,…; H2O; (NH4)2S; (NH4)2CO3; H2NRCOOH (amino axit);…
►Anion: HCO3; HSO3; HS; H2PO4;…
⇝ trong 4 phương án, thoả mãn là đáp án A. Al2O3.
Câu 14 [225770]: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A, Al.
B, Mg.
C, K.
D, Cu.
HD: Theo dãy hoạt động kim loại:
K > Mg > Al > Cu.
⇝ Kim loại K có tính khử mạnh nhất ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 15 [679724]: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được ancol metylic?
A, CH3COOC2H5.
B, HCOOCH3.
C, HCOOC2H5.
D, HCOOC3H7.
HD: Để thu được ancol metylic: CH3OH ⇒ este có dạng –COOCH3.
⇒ Quan sát 4 đáp án ⇝ thoả mãn là B. HCOOCH3.
Phản ứng: HCOOCH3 + NaOH → HCOONa + CH3OH.
Câu 16 [20360]: Polime nào sau đây có chứa nguyên tố halogen?
A, PE.
B, PVC.
C, Cao su buna.
D, Tơ olon.
HD: Phân tích các mắt xích của các polime xem thành phần nguyên tố:
A. polietilen (PE): –CH2–CH2–: chỉ chứa nguyên tố C và H.
B. Poli(vinyl clorua) (PVC): –CH2–CHCl: chứa các nguyên tố C, H và Cl.
C. Cao su buna: –CH2–CH=CH–CH2–: chỉ chứa nguyên tố C và H.
D.Poliacrilonitrin: –CH2–CH(CN)–: chứa các nguyên tố: C, H và N.
|⇝ Poli(vinyl clorua) là polime chứa nguyên tố halogen (clo) trong phân tử. ❒

Câu 17 [311868]: Trong y học, cồn được sử dụng làm chất sát trùng vì có thể thấm sâu vào trong tế bào vi khuẩn, gây đông tụ protein và làm cho vi khuẩn chết. Cồn là dung dịch của ancol nào sau đây?
A, Etylen glicol.
B, Glixerol.
C, Metanol.
D, Etanol.
HD: dung dịch etanol là cồn được sử dụng làm chất sát trùng vì có thể thấm sâu vào trong tế bào vi khuẩn, gây đông tụ protein và làm cho vi khuẩn chết. ❒

Câu 18 [59316]: Chất nào sau đây không bị khí CO khử ở nhiệt độ cao?
A, MgO.
B, CuO.
C, Fe2O3.
D, Fe3O4.
HD: Phương pháp nhiệt luyện dùng điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb, ... bằng cách khử các ion kim loại của chúng trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử như C, CO, H2 hoặc các kim loại hoạt động như Al, ...⇝ Mg là kim loại hoạt động mạnh ⇒ oxit MgO không bị khử bởi khí CO. ❒
Câu 19 [233880]: Ở trạng thái cơ bản, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
A, 2.
B, 1.
C, 4.
D, 3.
HD: kim loại kiềm thuộc nhóm IA, lớp ngoài cùng của nguyên tử chỉ có 1 electron.
Câu 20 [911500]: Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là
A, C6H12O6.
B, (C6H10O5)n.
C, C12H22O11.
D, C2H4O2.
HD: Saccarozơ tạo từ một gốc glucozơ + một gốc fructozơ, CTPT là C12H22O11.
Câu 21 [338811]: Các chất không tham gia phản ứng thuỷ phân là
A, Glucozơ, fructozơ
B, Glucozơ, xenlulozơ
C, Glucozơ, tinh bột
D, Glucozơ, mantozơ
HD: Các monosaccarit không bị thuỷ phân
⇒ Tương ứng là glucozow và fructozơ ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 22 [8395]: Xà phòng hoá 2,64 gam CH3COOC2H5 bằng dung dịch KOH đun nóng vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A, 2,46.
B, 2,88.
C, 3,36.
D, 2,94.
HD: Phản ứng: CH3COOC2H5 + KOH → CH3COOK + C2H5OH.
Giả thiết: nCH3COOC2H5 = 2,64 ÷ 88 = 0,03 mol.
⇒ Yêu cầu mmuối CH3COOK = 0,03 × 98 = 2,94 gam.
Câu 23 [14994]: Nước ngầm thường bị nhiễm sắt và có màu vàng. Ở nhà máy nước, người ta tạo ra các giàn mưa (hoặc sục không khí vào nước) để sắt(II) tiếp xúc với không khí, bị oxi hóa và chuyển hết thành kết tủa là
A, Fe(OH)2.
B, Fe(OH)3.
C, FeCO3.
D, FePO4.
608294[LG].png
Câu 24 [13734]: Khử glucozơ bằng hiđro với hiệu suất 80% thì thu được 1,82 gam sobitol. Khối lượng glucozơ là
A, 2,25 gam.
B, 1,44 gam.
C, 22,5 gam.
D, 14,4 gam.

CH2OH[CHOH]4CHO + H2 → CH2[CHOH]4CH2OH
nglucozơ = nsobitol = = 0,01 mol. mglucozơ = 0,01 × 180 × = 2,25 gam.
Đáp án A.
Câu 25 [132663]: Cho 6,72 gam Fe tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A, 9,12.
B, 12,00.
C, 18,24.
D, 24,00.
HD: H2SO4 đặc nóng và dùng dư nên toàn bộ Fe chuyển hết về muối Fe2(SO4)3.
Giả thiết nFe = 6,72 ÷ 56 = 0,12 mol ⇒ bảo toàn nguyên tố Fe có ngay 0,06 mol Fe2(SO4)3.
⇒ m = mmuối = 0,06 × 400 = 24,00 gam ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 26 [982245]: Cho 4,5 gam glyxin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A, 6,66.
B, 5,82.
C, 4,85.
D, 5,55.
HD: Phản ứng: H2NCH2COOH (glyxin) + NaOH → H2NCH2COONa + H2O.
Giả thiết: nglyxin = 4,5 ÷ 75 = 0,06 mol ⇒ nmuối = 0,06 mol.
⇒ Yêu cầu giá trị của m = mmuối = 0,06 × (75 + 22) = 5,82 gam.
Câu 27 [679723]: Phát biểu nào sau đây sai?
A, Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
B, Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C, Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D, Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không gian.
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️ A. đúng. Tơ thiên nhiên gồm bông (xenlulozơ), tằm (fibroin - protein), len (từ lông cừu),...
✔️ B. đúng. Trùng ngưng từ hexametylenđiamin và axit ađipic:
dieuchenilon-6,6.png
❌ C. sai vì tơ nilon (poliacrilonitrin) được trùng hợp từ acrilonitrin (CH2=CHCN).
✔️ D. đúng vì cao su lưu hoá có các cầu nối đisunfua nối các mạch polime tạo không gian.
Câu 28 [60926]: Phát biểu nào sau đây là sai?
A, Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng.
B, Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ.
C, Trong y học, ZnO được dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa.
D, Chì (Pb) dùng để chế tạo thiết bị ngăn cản tia phóng xạ.
Giải: A sai vì tính dẫn điện: Ag > Cu > Au > Al > Fe ⇒ chọn A.

Câu 29 [911519]: Cho 0,425 gam hỗn hợp X gồm Na và K vào nước dư, thu được 0,168 lít khí H2 (đktc). Khối lượng kim loại Na trong X là
A, 0,115 gam.
B, 0,230 gam.
C, 0,276 gam.
D, 0,345 gam.
HD: Các phản ứng xảy ra:
• 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑;
• 2K + 2H2O → 2KOH + H2↑.
Gọi nNa = a mol và nK = b mol ⇒ 23a + 39b = mX = 0,425 gam.
Lại có theo tỉ lệ phản ứng: 0,5a + 0,5b = ∑nH2 = 0,0075 mol.
⇒ Giải hệ các phương trình, ta được: a = 0,01 và b = 0,005 mol.
⇒ Yêu cầu mNa trong X = 0,01 × 23 = 0,23 gam ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 30 [311803]: Phát biểu nào sau đây là sai?
A, Triolein và tripanmitin đều có phản ứng cộng hiđro (Ni, to).
B, Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
C, Phân tử triolein và tristearin đều có chứa 57 nguyên tử cacbon.
D, Axit stearic và axit axetic thuộc cùng dãy đồng đẳng.
HD: Phân tích các phát biểu:
A. sai vì tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5 là chất béo no, không cộng được H2 (Ni, to).
✔️ B. đúng theo khái niệm chất béo.
✔️ C. đúng vì triolein là (C17H33COO)3C3H5 và tristearub là (C17H35COO)3C3H5 đều có 57 nguyên tử C.
✔️ D. đúng vì axit stearic là C17H35COOH và axit axetic là CH3COOH thuộc cùng dãy axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở.
Câu 31 [233856]: Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2. Nung 23,84 gam E trong môi trường trơ thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,12 mol khí NO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 3,65% thu được 672 ml khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 102,3 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A, 3,08%.
B, 3,58%.
C, 3,12%.
D, 2,84%.
Đáp án: A
Câu 32 [26098]: Cho các phát biểu sau:
(a) Poli(hexametylen ađipamit) kém bền với nhiệt, với axit và kiềm.
(b) Lysin và axit glutamic đều có mạch cacbon không phân nhánh.
(c) Phân tử amilozơ và amilopectin đều chứa liên kết α-1,4-glicozit
(d) Phenol và ancol benzylic đều có phản ứng với dung dịch NaOH loãng.
(e) Triolein và natri oleat đều không tan trong nước.
Số phát biểu đúng là
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 5.
HD: Xem xét - phân tích các phát biểu:
☑ (a) đúng vì poli(hexametylen ađipamit) chính là tơ nilon-6,6 chứa liên kết CO–NH kém bền với cả nhiệt, axit và kiềm.
☑ (b) đúng: cấu tạo lysin là H2N[CH2]4CH(NH2)COOH; axit glutamic là HOOC-CH2CH2CH(NH2)-COOH.
☑ (c) đúng. Chuối liên kết α – 1,4 – glicozit tạo mạch dài cho amilozơ và amilopectin; riêng amilopectin có liên kết α – 1,6 – glicozit rẽ nhánh ⇝ làm mạch polime phân nhánh.
☒ (d) sai. ancol benzylic C6H5CH2OH không tác dụng được với NaOH.
☒ (e) sai vì muối natri oleat tan dễ dàng trong nước.
⇝ có tất cả 3 phát biểu đúng. ❒

Câu 33 [983272]: Cho sơ đồ chuyển hóa:
NaOH + X → Z; Z + Y → NaOH;
NaOH + X → E; E + Y → CaCO3.
Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác CaCO3; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A, CO2, CaCl2.
B, NaHCO3, CaCl2.
C, NaHCO3, Ca(OH)2.
D, CO2, Ca(OH)2.
HD: Quan sát 4 đáp án ⇒ X là CO2 hoặc NaHCO3.
Mà NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.
► chỉ xảy ra một phản ứng này thôi ⇝ không thoả mãn.
⇒ X là CO2. Theo đó, các phản ứng với NaOH tương ứng:
• NaOH + CO2 → NaHCO3;
• 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.
E là hợp chất của Na nên để E + Y → CaCO3 thì rõ Y là hợp chất của Ca.
Lại có Z + Y → NaOH nên Y chứa nhóm OH → chất Y là Ca(OH)2.
• Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaOH.
• Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3↓ + NaOH + H2O (nếu theo tỉ lệ 1 : 1).
• Ca(OH)2 + 2NaHCO3 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O (nếu theo tỉ lệ 1 : 2).
Như phân tích, xác định được X và Y, còn Z và E là một trong NaHCO3 hay Na2CO3 đều được.
Câu 34 [311805]: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Kết quả quá trình điện phân được ghi lại ở bảng sau:

Thời gian điện phân (giây) t 2t 3t 4t
Tổng số mol khí thu được trên cả hai điện cực (mol) 0,03 0,06 0,10 0,15

Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
A, 25,67.
B, 18,65.
C, 23,02.
D, 24,50.
HD: Quan sát thời gian t → 2t khí tăng đều gấp đôi 0,03 → 0,06
⇒ 2 điểm này đều thuộc đoạn OM chỉ thoát khí Cl2.
Để chặt chẽ thì cần xét điểm C(3t; 0,1) và D(4t; 0,16) nếu cùng thuộc đoạn MN hoặc NP thì đều không thoả mãn ⇒ C thuộc MN D thuộc NP.
Từ 2t → 3t: khí tăng 0,04 > 0,03 đoạn OA nên đồ thị sẽ rơi vào trường hợp 2: đoạn MN thoát ra khí H2 và Cl2:
789171LG.png
Chọn điều kiện I = 2 × 96500 ⇒ Tỉ lệ t = 0,03. Gọi M(a; a).
MH = 3t – a = 0,09 – a; HC = 0,1 – a.
Mà tỉ lệ HC = 2MH ⇒ 0,1 – a = 2 × (0,09 – a) ⇒ a = 0,08 ⇒ M(0,08; 0,08)
Gọi toạ độ điểm N = (0,09 + b; 0,1 + 2b). Tỉ lệ DK = 1,5NK.
⇒ 0,15 – (0,1 + 2b) = 1,5 × [0,12 – (0,09 + b)] ⇒ b = 0,01 ⇒ N(0,1; 0,12).
Từ M(0,08; 0,08) ⇝ đọc dung dịch ra 0,08 mol CuCl2.
Từ N(0,1; 012) ⇝ đọc dung dịch ra tiếp 0,04 mol HCl (⇄ 0,02 mol H2 + 0,02 mol Cl2)
⇒ nNaCl ban đầu = ∑nCl = 0,08 × 2 + 0,04 = 0,2 mol.
nCuSO4 ban đầu = 0,08 mol ⇒ Yêu cầu m = 0,08 × 160 + 0,2 × 58,5 = 24,5 gam.
Câu 35 [233264]: Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O4) là hai chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ axit cacboxylic và ancol. Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau:
(1) E + NaOH → X + Y;
(2) F + NaOH → X + Y
(3) X + HCl → Z + NaCl
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó phân tử Y không có nhóm -CH3. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E và F đều là các este đa chức.
(b) Có hai công thức cấu tạo phù hợp với chất E.
(c) Chất X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Nhiệt độ sôi của chất Z cao hơn nhiệt độ sôi của ancol etylic.
(đ) Cho a mol chất E tác dụng với Na dư thu được a mol khí H2.
Số phát biểu đúng là
A, 4.
B, 2.
C, 5.
D, 3.
HD: E + NaOH → X + Y ⇒ E chứa nhóm COO; lại có phân tử E có 3O nên 1O nữa dự đoán sẽ là OH ⇒ Cấu tạo E phù hợp là HCOOCH2CH2OH; từ (3) cho biết X là muối.
⇒ X là HCOONa và Y tương ứng là HOCH2CH2OH (etylen glicol).
Một khả năng khác, E dạng HOCH2COOCH3, tuy nhiên cấu tạo này thì Y là CH3OH sẽ không thoả mãn vì khi đó Y chứa nhóm -CH3.
Theo đó, F rõ như ban ngày là (HCOO)2C2H4.
☆ Phân tích các phát biểu:
❌ (a) sai vì F là este hai chức còn E lại là một tạp chức este-ancol.
❌ (b) sai vì như phân tích chỉ có duy nhất một cấu tạo E thoả mãn.
(► Note: một số bạn đưa ra cấu tạo HCOOC(OH)CH3 cũng sẽ là không thoả mãn, thực tế có chất này không chưa nói, nếu thuỷ phân sẽ thu được CH3CH(OH)2 ⇝ CH3CHO ⇒ không thoả mãn vì Y chứa nhóm -CH3; thêm nữa (1) lúc đó E + NaOH → X + Y + H2O).
✔️ (c) đúng vì muối X dạng [H–C(=O)]–O–Na có hình dạng nhóm CHO nên có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
✔️ (d) đúng vì Z là axit fomic HCOOH (M = 46) có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic (C2H5OH, M = 46).
❌ (đ) sai vì HCOOCH2CH2OH + Na → HCOOCH2CH2ONa + ½.H2↑.
⇝ có 2/5 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 36 [982798]: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Na vào dung dịch FeCl2.
(b) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ.
(c) Cho dung dịch KHCO3 vào dung dịch Ba(OH)2.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(e) Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
Số thí nghiệm thu được đồng thời cả chất rắn và chất khí là
A, 2.
B, 4.
C, 3.
D, 5.
HD: Các phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm:
✔️ (a) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.
⇒ Sau đó: 2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2↓ + 2NaCl.
✔️ (b) 4AgNO3 + 2H2O –––đpdd–→ 4Ag↓ + O2 + 4HNO3.
❌ (c) 2KHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O.
✔️ (d) 2KHSO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4↓ + K2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O.
❌ (e) 2NH4NO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2NH3↑ + 2H2O.
⇒ Có 3 thí nghiệm thoả mãn yêu cầu ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 37 [507279]: Thực hiện các thí nghiệm sau:
• Đốt cháy este X thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam nước.
• Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol este Y mạch hở thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam nước.
• Đun nóng 44,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y bằng dung dịch KOH vừa đủ được hỗn hợp hai muối của hai axit cacboxylic và hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol này thu được 17,92 lít CO2 (đktc) và 26,1 gam nước.
Công thức este X là
A, HCOOC2H5.
B, C3H7COOC2H5.
C, CH3COOC2H5.
D, C2H5COOC2H5.
HD: Phân tích dần các giả thiết - bải tập nhỏ:

• đốt X cho nCO2 = nH2O = 0,4 mol ||→ X là este no, đơn chức, mạch hở.

• giải đốt cháy → Y dạng C4H6O? (là axit hai chức, hoặc đơn chức không no có một C=C).

• đốt 2 ancol no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp thu 0,8 mol CO2 + 1,45 mol H2O

||→ giải ra có 0,5 mol CH3OH và 0,15 mol C2H5OH.

Từ 2 ancol và Y là C4 ||→ Y chỉ có thể là (COOCH3)2 hoặc CH2=CHCOOCH3. ||→ xét:

♦ TH1 nếu có 0,25 mol Y là (COOCH3)2 và 0,15 mol X dạng RCOOC2H5

biết mX + Y = 44,8 gam → R = 29 ⇄ là gốc C2H5 → X: C2H5COOC2H5. Chọn D. ♠.

♦ TH2 nếu có 0,5 mol C2H3COOCH3 và 0,15 mol X dạng RCOOC2H5

Tương tự với ∑mX + Y = 44,8 gam → R = – 61 (không thỏa mãn) → loại!

Câu 38 [908888]: Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic và triglixerit X (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 4,07 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 47,08 gam hỗn hợp hai muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A, 74,98%.
B, 76,13%.
C, 75,57%.
D, 76,67%.
HD: Triglixerit dạng (RCOO)3C3H5 = 3RCOOH.C3H2 → Quy đổi hỗn hợp ban đầu:
m gam E gồm a mol C15H31COOH; b mol C17H33COOH và c mol C3H2.
Từ tỉ lệ giả thiết ⇒ a + b = 4c.
• Giải đốt E thu được (16a + 18b + 3c) mol CO2 và (16a + 17b + c) mol H2O.
⇒ bảo toàn nguyên tố O: 2a + 2b + 4,07 × 2 = 2 × (16a + 18b + 3c) + (16a + 17b + c).
• Giải thuỷ phân, mmuối = 278a + 304b = 47,08 gam.
Giải hệ các phương trình ta được a = 0,06; b = 0,1 và c = 0,04.
⇝ E quy đổi gồm 0,04 mol C3H2 + 0,06 mol C15H31COOH + 0,1 mol C17H33COOH.
Ghép lại ⇒ X chỉ có thể chứa đúng 1 gốc C15H31COO và 2 gốc C17H33COO.
⇒ E gồm 0,04 mol (C15H31COO)(C17H33COO)2C3H5 + 0,02 mol C15H31COOH và 0,02 mol C17H33COOH.
⇒ m = mE = 0,04 × 858 + 0,02 × 256 + 0,02 × 282 = 45,08 gam.
⇒ Yêu cầu %mX/E = 0,04 × 858 ÷ 45,08 × 100% ≈ 76,13%.
Câu 39 [842344]: Hỗn hợp X gồm một số hiđrocacbon mạch hở và H2 có tỉ khối so với He bằng 5,75. Đun nóng 26,88 lít khí X (đktc) có mặt Ni làm xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm các hiđrocacbon. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 16,6 gam; đồng thời lượng Br2 phản ứng là 80,0 gam. Khí thoát ra khỏi bình chỉ chứa một hiđrocacbon duy nhất có thể tích 5,6 lít (đktc). Tỉ khối của Y so với He bằng a. Giá trị của a là
A, 138/11.
B, 138/13.
C, 149,5/13.
D, 101,2/11.
435965[LG].png
Câu 40 [117064]: Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 3,9375. Dẫn toàn bộ X qua ống sứ chứa Fe2O3 (dư) nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào 250 ml dung dịch Ba(OH)2 1M và KOH 0,6M thu được kết tủa và dung dịch Z. Dung dịch Z có khối lượng giảm bao nhiêu gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu?
A, 27,05.
B, 55,75.
C, 46,75.
D, 36,05.
Giải: C + H2O → CO + H2 và C + 2H2O → CO2 + 2H2.



X + Fe2O3 dư ⇒ Y gồm 0,3 mol CO2 và 0,5 mol H2O ||• ∑nOH = 0,65 mol.

⇒ nOH : nCO2 = 2,17 ⇒ nCO3 = nCO2 = 0,3 mol > nBa2+⇒ nBaCO3 = 0,25 mol.

► ∆m = (mCO2 + mH2O) – mBaCO3 = – 27,05 gam ⇒ giảm 27,05 gam ⇒ chọn A.