Đáp án
1A
2D
3B
4C
5A
6D
7A
8D
9C
10D
11C
12B
13B
14A
15C
16A
17C
18B
19D
20D
21D
22D
23A
24C
25D
26B
27B
28C
29C
30A
31B
32B
33C
34A
35D
36B
37A
38D
39C
40B
Đáp án Đề minh họa số 33 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Hóa học
Câu 1 [229143]: Nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thu được chất rắn là
A, Na2CO3.
B, Na.
C, Na2O.
D, NaOH.
Phản ứng xảy ra như sau:
NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
Câu 2 [911548]: Chất nào sau đây không làm mất màu nước Br2?
A, Acetylene.
B, Propylene.
C, Ethylene.
D, Methane.
Alkene, alkyne đều làm mất màu nước Bromine.
Ethane là alkane không làm mất màu bromine.
Ethane là alkane không làm mất màu bromine.
Câu 3 [906779]: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với Al(OH)3?
A, K2SO4.
B, NaOH.
C, NaCl.
D, KNO3.
★ Phản ứng: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.
Câu 4 [311877]: Dung dịch chất nào sau trong H2O có pH < 7?
A, Lysin.
B, Etylamin.
C, Axit glutamic.
D, Đimetylamin.
HD: etylamin C2H5NH2 và đimetylamin CH3NHCH3 là các amin, có pH > 7.
Lysin C5H9(NH2)2(COOH) có số nhóm NH2 nhiều hơn COOH nên pH > 7.
Axit glutamic C3H5(NH2)(COOH)2 có số nhóm COOH nhiều hơn NH2 nên pH < 7. ❒
Lysin C5H9(NH2)2(COOH) có số nhóm NH2 nhiều hơn COOH nên pH > 7.
Axit glutamic C3H5(NH2)(COOH)2 có số nhóm COOH nhiều hơn NH2 nên pH < 7. ❒
Câu 5 [340689]: Sục khí CO2 vào một cốc nước cất có nhỏ vài giọt phenolphtalein thu được dung dịch có màu nào sau đây?
A, Không màu.
B, Màu tím.
C, Màu đỏ.
D, Màu xanh.
HD: Bài học về chất chỉ thị màu dung dịch:
► CO2 + H2O ⇄ H2CO3 ⇒ dung dịch thu được có pH < 7 không làm phenolphtalein đổi màu.
► CO2 + H2O ⇄ H2CO3 ⇒ dung dịch thu được có pH < 7 không làm phenolphtalein đổi màu.
Câu 6 [255080]: Cho vài giọt phenolphtalein vào cốc đựng nước cất, rồi thả vào đó mẩu kim loại nào sau đây thì dung dịch trong cốc chuyển sang màu hồng?
A, Al.
B, Fe.
C, Cu.
D, Na.
HD: Na phản ứng được với nước ở ngay nhiệt độ thường:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.
Dung dịch thu được có môi trường bazơ mạnh
⇝ làm phenolphtalein chuyển hồng.
⇝ Chọn đáp án D. ♠
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.
Dung dịch thu được có môi trường bazơ mạnh
⇝ làm phenolphtalein chuyển hồng.
⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 7 [312107]: Tiến hành thí nghiệm đun nóng hỗn hợp bột Fe và bột S trong khí quyển trơ. Sản phẩm tạo thành trong thí nghiệm trên là
A, FeS.
B, FeS2.
C, Fe2S3.
D, Fe3S.
HD: Fe + S –––to–→ FeS (sắt (II) sunfua).
☆ Cùng khả năng khử của kim loại Fe, khả năng oxi hóa: Cl2 > O2 > S
⇝ sản phẩm tương ứng khi cho Fe phản ứng với các phi kim:
◈ Fe + Cl2 –––to–→ FeCl3
◈ Fe + O2 –––to–→ Fe3O4
◈ Fe + S –––to–→ FeS. ❒
☆ Cùng khả năng khử của kim loại Fe, khả năng oxi hóa: Cl2 > O2 > S
⇝ sản phẩm tương ứng khi cho Fe phản ứng với các phi kim:
◈ Fe + Cl2 –––to–→ FeCl3
◈ Fe + O2 –––to–→ Fe3O4
◈ Fe + S –––to–→ FeS. ❒
Câu 8 [311947]: Nguyên tố nào có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống của con người?
A, Na.
B, Mg.
C, Al.
D, Fe.
HD: Hemoglobin (còn gọi là huyết sắc tố, viết tắt Hb hay Hgb) chứa Fe2+ có thể oxi hoá do vậy có vai trò vận chuyển oxi từ phổi đến tổ chức và vận chuyển CO2 từ tổ chức đến phổi. ❒
Câu 9 [679311]: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A, Amilozơ.
B, Xenlulozơ.
C, Amilopectin.
D, Polietilen.
HD: Polietilen –(CH2–CH2)n– có mạch không phân nhánh.
Xenlulozơ là chuỗi mắt xích β-glucozơ cũng không phân nhánh (thành các sợi dài).
Cặp amilozơ và amilopectin là 2 dạng của tinh bột, ta thường ghi nhớ bằng cách nhìn vào tên nó: amilozơ tên trong đơn giản, ngắn gọn hơn amilopectin giống như mạch của nó vậy, amilozơ mạch gọn, đơn giản hơn amilopectin → amilozơ mạch không phân nhánh (chỉ có 1 chuỗi dài thôi), còn amilopectin phân nhánh (chuỗi dài, bẻ nhánh).
Xenlulozơ là chuỗi mắt xích β-glucozơ cũng không phân nhánh (thành các sợi dài).
Cặp amilozơ và amilopectin là 2 dạng của tinh bột, ta thường ghi nhớ bằng cách nhìn vào tên nó: amilozơ tên trong đơn giản, ngắn gọn hơn amilopectin giống như mạch của nó vậy, amilozơ mạch gọn, đơn giản hơn amilopectin → amilozơ mạch không phân nhánh (chỉ có 1 chuỗi dài thôi), còn amilopectin phân nhánh (chuỗi dài, bẻ nhánh).
Câu 10 [257724]: Trong các kim loại sau đây, kim loại nào có tính khử yếu nhất?
A, Al.
B, Mg.
C, K.
D, Fe.
HD: Thứ tự dãy hoạt động các kim loại: K > Mg > Al > Fe.
⇒ Fe là kim loại có tính khử yếu nhất ⇝ Chọn đáp án D. ♠
⇒ Fe là kim loại có tính khử yếu nhất ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 11 [906829]: Sắt có số oxit hoá +2 trong hợp chất nào sau đây?
A, Fe2(SO4)3.
B, Fe2O3.
C, FeSO4.
D, Fe(NO3)3.
HD: Phân tích các đáp án:
Công thức | A. Fe2(SO4)3. | B. Fe2O3. | C. FeSO4. | D. Fe(NO3)3. |
Số oxi hoá của sắt | +3 | +3 | +2 (✔️) | +3 |
Câu 12 [352949]: Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm?
A, Na.
B, Ba.
C, K.
D, Li.
Đáp án: B
Câu 13 [20953]: Để phân biệt hai chất béo là triolein và tripanmitin, có thể sử dụng dung dịch chất nào sau đây?
A, NaOH.
B, Br2.
C, HCl.
D, CuSO4.
Nhận thấy 2 chất khác nhau ở chỗ 1 chất có nối đôi trong mạch C còn chất còn lại không có
Như vậy, khi cho brom tác dụng với 2 chất thì chất nào làm mất màu brom là olein, chất còn lại là panmitin
Đáp án B
Như vậy, khi cho brom tác dụng với 2 chất thì chất nào làm mất màu brom là olein, chất còn lại là panmitin
Đáp án B
Câu 14 [61770]: Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng đồng bị bao phủ bởi lớp gỉ màu xanh. Lớp gỉ đồng là
A, Cu(OH)2.CuCO3.
B, CuCO3.
C, Cu2O.
D, CuO.
HD: Đồng trong không khí ẩm bị oxi hoá theo phản ứng:
2Cu + CO2 + O2 + H2O → Cu(OH)2.CuCO3.
Cu(OH)2.CuCO3: đồng(II) cacbonat bazơ có màu xanh.
► Tượng nữ thần tự do hoá xanh do lớp đồng bị oxi hoá.!
2Cu + CO2 + O2 + H2O → Cu(OH)2.CuCO3.
Cu(OH)2.CuCO3: đồng(II) cacbonat bazơ có màu xanh.
► Tượng nữ thần tự do hoá xanh do lớp đồng bị oxi hoá.!
Câu 15 [679843]: Số nguyên tử cacbon trong phân tử glucozơ là
A, 5.
B, 10.
C, 6.
D, 12.
HD: Ngắm lại cấu tạo dạng mạch hở quan trọng của glucozơ:
⇒ Đếm ra glucozơ có 6 nguyên tử C trong phân tử ⇝ Chọn đáp án C. ♣
⇒ Đếm ra glucozơ có 6 nguyên tử C trong phân tử ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 16 [679602]: Hợp chất Fe2(SO4)3 có tên gọi là
A, sắt(III) sunfat.
B, sắt(II) sunfat.
C, sắt(II) sunfua.
D, sắt(III) sunfua.
HD: Phân tích các đáp án:
Tên gọi | A. sắt(III) sunfat. | B. sắt(II) sunfat. | C. sắt(II) sunfua. | D. sắt(III) sunfua. |
Cấu tạo | (✔️) Fe2(SO4)3 | FeSO4 | FeS | Fe2S3 |
Câu 17 [39828]: Hiđroxit nào sau đây có giá thành rẻ, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất amoniac, clorua vôi (CaOCl2), vật liệu xây dựng, sản xuất mía đường?
A, NaOH.
B, KOH.
C, Ca(OH)2.
D, Ba(OH)2.
Câu 18 [14914]: Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch NaOH?
A, Axit axetic.
B, Anilin.
C, Phenol.
D, Etyl axetat.
HD: Các chất có thể phản ứng được với dung dịch NaOH:
☑ A. Axit axetic: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O.
☑ C. Phenol: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.
☑ D. Etyl axetat: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH.
⇝ chỉ có B. anilin (C6H5NH2) là không phản ứng được với dung dịch NaOH. ❒
☑ A. Axit axetic: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O.
☑ C. Phenol: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.
☑ D. Etyl axetat: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH.
⇝ chỉ có B. anilin (C6H5NH2) là không phản ứng được với dung dịch NaOH. ❒
Câu 19 [679806]: Thủy phân este X có công thức C4H8O2, thu được ancol etylic. Tên gọi của X là
A, etyl propionat.
B, metyl axetat.
C, metyl propionat.
D, etyl axetat.
HD: Phản ứng thuỷ phân:
C4H8O2 + H2O ⇄ RCOOH + C2H5OH
⇒ R là gốc CH3 ⇝ cấu tạo este X là CH3COOC2H5
⇝ Tên gọi của X tương ứng là etyl axetat ⇝ Chọn đáp án D. ♠
C4H8O2 + H2O ⇄ RCOOH + C2H5OH
⇒ R là gốc CH3 ⇝ cấu tạo este X là CH3COOC2H5
⇝ Tên gọi của X tương ứng là etyl axetat ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 20 [233830]: Nước tự nhiên chứa nhiều những cation nào sau đây được gọi là nước cứng?
A, Na+, Al3+.
B, Na+, K+.
C, Al3+, K+.
D, Ca2+, Mg2+.
HD: Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.
⇝ Chọn đáp án D. ♠
⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 21 [311913]: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A, Anilin và metylamin đều làm đổi màu quỳ tím ẩm.
B, Phenylamoni clorua là muối ít tan trong nước.
C, Benzylamin phản ứng với nước brom tạo kết tủa trắng.
D, Dung dịch etylamin trong nước có môi trường bazơ.
HD: Xem xét - phân tích các phát biểu:
☒ A. sai vì anilin không làm quỳ tím đổi màu
☒ B. sai vì phenylamoni clorua (C6H5NH3Cl) là muối dễ tan trong nước.
⇝ Để rửa ống nghiệm dựng anilin cần dùng dùng HCl tạo muối rồi mới rửa lại bằng nước.
☒ C. sai vì benzylamin C6H5CH2NH2 không phản ứng được với brom ở điều kiện thường tạo kết tủa trắng.
☑ D. đúng. etylamin + H2O ⇝ tạo môi trường bazơ:
. ❒
☒ A. sai vì anilin không làm quỳ tím đổi màu
☒ B. sai vì phenylamoni clorua (C6H5NH3Cl) là muối dễ tan trong nước.
⇝ Để rửa ống nghiệm dựng anilin cần dùng dùng HCl tạo muối rồi mới rửa lại bằng nước.
☒ C. sai vì benzylamin C6H5CH2NH2 không phản ứng được với brom ở điều kiện thường tạo kết tủa trắng.
☑ D. đúng. etylamin + H2O ⇝ tạo môi trường bazơ:
. ❒
Câu 22 [906757]: Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: capron, visco, nitron và nilon-6,6?
A, 2.
B, 4.
C, 1.
D, 3.
HD: Bài học phân loại tơ:
⇒ có 3 tơ tổng hợp là capron (nilon-6), nitron (olon) và nilon-6,6 ⇝ Chọn đáp án D. ♠
⇒ có 3 tơ tổng hợp là capron (nilon-6), nitron (olon) và nilon-6,6 ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 23 [21781]: Khi tiến hành trùng ngưng axit amino axetic thu được polime và 7,2 gam H2O. Khối lượng polime thu được là
A, 22,8 gam.
B, 30,0 gam.
C, 35,0 gam.
D, 40,0 gam.
HD: Phản ứng: nH2NCH2COOH → protein + (n – 1)H2O.
Thật chú ý: protein là chuỗi polipeptit ⇒ n rất lớn ⇝ 1 ≪ n.
⇒ nH2O = namino axetic = 7,2 ÷ 18 = 0,4 mol.
Theo đó, khối lượng protein thu được là
m = 0,4 × 75 – 7,2 = 22,8 gam. ❒
Thật chú ý: protein là chuỗi polipeptit ⇒ n rất lớn ⇝ 1 ≪ n.
⇒ nH2O = namino axetic = 7,2 ÷ 18 = 0,4 mol.
Theo đó, khối lượng protein thu được là
m = 0,4 × 75 – 7,2 = 22,8 gam. ❒
Câu 24 [906805]: Thủy phân saccarozơ, thu được hai monosaccarit X và Y. Chất X có trong máu người với nồng độ khoảng 0,1%. Phát biểu nào sau đây đúng?
A, Y không tan trong nước.
B, Y bị thủy phân trong môi trường kiềm.
C, X có phân tử khối bằng 180.
D, X không có phản ứng tráng bạc.
HD: ► Trong máu người, glucozơ có nồng độ khoảng 0,1% ⇒ X là glucozơ.
⇒ Saccarozơ + H2O ––H+→ glucozơ (X) + fructozơ (Y).
Phân tích các phát biểu:
❌ A. sai vì cả fructozơ, glucozơ hay saccarozơ đều dễ tan trong nước.
❌ B. sai vì fructozơ là monosaccarit, không bị thuỷ phân nữa.
✔️ C. đúng vì X là glucozơ có công thức phân tử C6H12O6 ⇒ MX = 180.
❌ D. sai vì glucozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc:
⇒ Saccarozơ + H2O ––H+→ glucozơ (X) + fructozơ (Y).
Phân tích các phát biểu:
❌ A. sai vì cả fructozơ, glucozơ hay saccarozơ đều dễ tan trong nước.
❌ B. sai vì fructozơ là monosaccarit, không bị thuỷ phân nữa.
✔️ C. đúng vì X là glucozơ có công thức phân tử C6H12O6 ⇒ MX = 180.
❌ D. sai vì glucozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc:
Câu 25 [906800]: Cho lá kẽm mỏng vào ống nghiệm đừng 2 ml dung dịch chất X, thấy lá kẽm tan dần và có khí thoát ra. Chất X là
A, glixerol.
B, ancol etylic.
C, saccarozơ.
D, axit axetic.
Phản ứng: Zn + 2CH3COOH (axit axetic) → (CH3COO)2Zn (kẽm axetat) + H2↑.
Câu 26 [60983]: Hỗn hợp nào sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng, nóng, không có không khí) thì không xảy ra phản ứng oxi hóa – khử?
A, Cu và Fe2O3.
B, Cu và FeO.
C, Cu và Fe(NO3)2.
D, Cu và Fe3O4.
HD:
(A) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4.
⇒ xảy ra phản ứng oxi hóa - khử.
(B) FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O.
⇒ không xảy ra phản ứng oxi hóa - khử.
(C) 3Fe2+ + NO3– + 4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O.
Sau đó: Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+.
⇒ xảy ra phản ứng oxi hóa - khử.
(D) Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O.
Sau đó: Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+.
(A) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4.
⇒ xảy ra phản ứng oxi hóa - khử.
(B) FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O.
⇒ không xảy ra phản ứng oxi hóa - khử.
(C) 3Fe2+ + NO3– + 4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O.
Sau đó: Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+.
⇒ xảy ra phản ứng oxi hóa - khử.
(D) Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O.
Sau đó: Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+.
Câu 27 [30045]: Hòa tan 14,4 gam một oxit kim loại cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch H2SO4 1M. Oxit kim loại đã cho là
A, CuO.
B, FeO.
C, Fe2O3.
D, Al2O3.
HD: Phản ứng: 1Otrong oxit + 2Htrong axit → 1H2O.
⇒ nO trong oxit = nH2SO4 = 0,2 mol.
⇒ mkim loại = 14,4 – 0,2 × 16 = 11,2 gam.
⇝ Tỉ lệ mkim loại ÷ nO trong oxit = 11,2 ÷ 0,2 = 56 ÷ 1
⇝ cho biết oxit là FeO, kim loại là Fe (hóa trị II). ❒
⇒ nO trong oxit = nH2SO4 = 0,2 mol.
⇒ mkim loại = 14,4 – 0,2 × 16 = 11,2 gam.
⇝ Tỉ lệ mkim loại ÷ nO trong oxit = 11,2 ÷ 0,2 = 56 ÷ 1
⇝ cho biết oxit là FeO, kim loại là Fe (hóa trị II). ❒
Câu 28 [983258]: Hòa tan hết m gam Al trong dung dịch HCl dư, thu được 0,24 mol khí H2. Giá trị của m là
A, 3,24.
B, 2,16.
C, 4,32.
D, 6,48.
HD: Phản ứng: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑.
Giả thiết nH2 = 0,24 mol ⇒ nAl = 0,24 × 2 ÷ 3 = 0,16 mol.
⇒ Yêu cầu m = mAl = 0,16 × 27 = 4,43 gam ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Giả thiết nH2 = 0,24 mol ⇒ nAl = 0,24 × 2 ÷ 3 = 0,16 mol.
⇒ Yêu cầu m = mAl = 0,16 × 27 = 4,43 gam ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 29 [679805]: Phát biểu nào sau đây sai?
A, Nhúng dây thép vào dung dịch HCl có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
B, Nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit bảo vệ.
C, Thạch cao nung có công thức CaSO4.2H2O.
D, Kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm chìm hoàn toàn trong dầu hỏa.
HD: Phân tích các đáp án:
✔️ A. đúng vì thép có cặp cực Fe-C tiếp xúc và nhúng trong dung dịch chất điện ly (HCl) ⇝ xảy ra ăn mòn điện hoá.
✔️ B. đúng lớp màng Al2O3 bền bảo vệ nhôm, tương tự là Cr.
❌ C. sai thì CaSO4.2H2O là thạch cao sống, khi nung mất nước có công thức CaSO4.H2O gọi là thạch cao nung, mất hết nước, chỉ có CaSO4 là thạch cao khan.
✔️ D. đúng vì dầu hoả là hiđrocacbon không phản ứng với Na, giúp cách ly Na với môi trường không khí, nước,... ⇝ bảo quản.
✔️ A. đúng vì thép có cặp cực Fe-C tiếp xúc và nhúng trong dung dịch chất điện ly (HCl) ⇝ xảy ra ăn mòn điện hoá.
✔️ B. đúng lớp màng Al2O3 bền bảo vệ nhôm, tương tự là Cr.
❌ C. sai thì CaSO4.2H2O là thạch cao sống, khi nung mất nước có công thức CaSO4.H2O gọi là thạch cao nung, mất hết nước, chỉ có CaSO4 là thạch cao khan.
✔️ D. đúng vì dầu hoả là hiđrocacbon không phản ứng với Na, giúp cách ly Na với môi trường không khí, nước,... ⇝ bảo quản.
Câu 30 [906765]: Khi đốt cháy hoàn toàn 4,32 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ cần vừa đủ 0,15 mol O2 thu được CO2 và m gam nước. Giá trị của m là
A, 2,52.
B, 2,07.
C, 1,80.
D, 3,60.
HD: ► Phân tích: Glucozơ có công thức phân tử C6H12O6 dạng 6C.6H2O.
Saccarozơ có công thức phân tử C12H22O11 dạng 12C.11H2O.
⇝ Quy 4,32 gam hỗn hợp về C và H2O; mà H2O không cần O2 để đốt
⇒ nC = nO2 dùng đốt = 0,15 mol.
⇒ m = 4,32 – 0,15 × 12 = 2,52 gam ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Saccarozơ có công thức phân tử C12H22O11 dạng 12C.11H2O.
⇝ Quy 4,32 gam hỗn hợp về C và H2O; mà H2O không cần O2 để đốt
⇒ nC = nO2 dùng đốt = 0,15 mol.
⇒ m = 4,32 – 0,15 × 12 = 2,52 gam ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 31 [906848]: Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong O2 dư, thu được 15,1 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch chứa 36,6 gam muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A, 11,9.
B, 10,3.
C, 8,3.
D, 9,8.
HD: Sơ đồ quá trình phản ứng:
Cùng một dung dịch nên nếu nH2SO4 = a mol thì nHCl = a mol.
⇒ Bảo toàn nguyên tố H có: nH2O = 1,5a mol ⇒ nO2 = 0,75a mol (bảo toàn O).
BTKL có: 15,1 + (98a + 36,5a) = 36,6 + 18 × 1,5a ⇒ a = 0,2 mol.
⇒ m + 0,75a × 32 = 15,1 ⇒ m = 15,1 – 0,75 × 0,2 × 32 = 10,3 gam. ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Cùng một dung dịch nên nếu nH2SO4 = a mol thì nHCl = a mol.
⇒ Bảo toàn nguyên tố H có: nH2O = 1,5a mol ⇒ nO2 = 0,75a mol (bảo toàn O).
BTKL có: 15,1 + (98a + 36,5a) = 36,6 + 18 × 1,5a ⇒ a = 0,2 mol.
⇒ m + 0,75a × 32 = 15,1 ⇒ m = 15,1 – 0,75 × 0,2 × 32 = 10,3 gam. ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 32 [973566]: Cho 0,1 mol este X (no, đơn chức, mạch hở) phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,18 mol MOH (M là kim loại kiềm). Cô cạn dung dịch sau phàn ứng, thu được chất rắn Y và 4,6 gam ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được M2CO3, H2O và 4,84 gam CO2. Tên gọi của X là
A, metyl axetat.
B, etyl axetat.
C, etyl fomat.
D, metyl fomat.
X là este no, đơn chức, mạch hở → nancol Z = nX = 0,1 mol
=> MZ = 46 → ancol Z là C2H5OH
=> Số C có trong phân tử X là:
=> Este X có công thức phân tử C4H8O2
=> Y là CH3COOM → X là CH3COOC2H5 (etyl axetat)
=> MZ = 46 → ancol Z là C2H5OH
=> Số C có trong phân tử X là:
=> Este X có công thức phân tử C4H8O2
=> Y là CH3COOM → X là CH3COOC2H5 (etyl axetat)
Câu 33 [982799]: Chất hữu cơ E có công thức phân tử C9H8O4 và các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(1) E + 3NaOH → 2X + Y + H2O;
(2) 2X + H2SO4 → Na2SO4 + 2Z;
(3) Z + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → T + 2Ag + 2NH4NO3.
(4) Y + HCl → F + NaCl.
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E có 3 công thức cấu tạo phù hợp.
(b) Chất T tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
(c) Chất E và chất X đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Dung dịch Y tác dụng được với khí CO2.
(e) Chất F là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Số phát biểu đúng là
(1) E + 3NaOH → 2X + Y + H2O;
(2) 2X + H2SO4 → Na2SO4 + 2Z;
(3) Z + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → T + 2Ag + 2NH4NO3.
(4) Y + HCl → F + NaCl.
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E có 3 công thức cấu tạo phù hợp.
(b) Chất T tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
(c) Chất E và chất X đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Dung dịch Y tác dụng được với khí CO2.
(e) Chất F là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Số phát biểu đúng là
A, 4.
B, 3.
C, 5.
D, 2.
HD: Nhận xét X là muối đơn chức → Z là axit cacboxylic đơn chức.
► HCOOH là axit cacboxylic duy nhất tráng bạc ⇒ Z là HCOOH và X là HCOONa.
Phản ứng: HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 (T) + 2NH4NO3 + 2Ag↓.
⇒ 9 = 2 × 1 + CY ⇒ CY = 7. Lại chú ý Y + 1HCl chứng tỏ Y chỉ chứa 1 gốc muối.
⇒ Cấu tạo của Y là NaOC6H4CH2OH ⇒ F là HOC6H4CH2OH.
Phân tích các phát biểu tương ứng:
✔️ (a) đúng vì E là HCOOC6H4CH2OOCH có 3 đồng phân vị trí o, p, m.
✔️ (b) đúng vì (NH4)2CO3 là chất lưỡng tính.
✔️ (c) đúng, este và muối có gốc fomat ⇝ có khả năng tráng bạc.
✔️ (d) đúng: CO2 + H2O + NaOC6H4CH2OH → HOC6H4CH2OH + NaHCO3.
✔️ (e) đúng vì F là HOC6H4CH2OH là tạp chức ancol-phenol.
⇒ Tất cả 5/5 phát biểu đều đúng ⇝ Chọn đáp án C. ♣
► HCOOH là axit cacboxylic duy nhất tráng bạc ⇒ Z là HCOOH và X là HCOONa.
Phản ứng: HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 (T) + 2NH4NO3 + 2Ag↓.
⇒ 9 = 2 × 1 + CY ⇒ CY = 7. Lại chú ý Y + 1HCl chứng tỏ Y chỉ chứa 1 gốc muối.
⇒ Cấu tạo của Y là NaOC6H4CH2OH ⇒ F là HOC6H4CH2OH.
Phân tích các phát biểu tương ứng:
✔️ (a) đúng vì E là HCOOC6H4CH2OOCH có 3 đồng phân vị trí o, p, m.
✔️ (b) đúng vì (NH4)2CO3 là chất lưỡng tính.
✔️ (c) đúng, este và muối có gốc fomat ⇝ có khả năng tráng bạc.
✔️ (d) đúng: CO2 + H2O + NaOC6H4CH2OH → HOC6H4CH2OH + NaHCO3.
✔️ (e) đúng vì F là HOC6H4CH2OH là tạp chức ancol-phenol.
⇒ Tất cả 5/5 phát biểu đều đúng ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 34 [911608]: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân MgCl2 nóng chảy.
(b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(c) Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3.
(d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Dẫn khí H2 dư đi qua bột CuO nung nóng.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là
(a) Điện phân MgCl2 nóng chảy.
(b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(c) Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3.
(d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Dẫn khí H2 dư đi qua bột CuO nung nóng.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là
A, 3.
B, 4.
C, 1.
D, 2.
HD: Các phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm:
✔️ (a) MgCl2 –––đpnc–→ Mg↓ (catot) + Cl2↑ (anot).
✔️ (b) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓.
❌ (c) CaCO3 –––to–→ CaO + CO2↑.
❌ (d) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑, sau đó: 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4.
✔️ (e) H2 + CuO –––to–→ Cu + H2O.
⇝ có 3/5 thí nghiệm thoả mãn yêu cầu thu được kim loại.
✔️ (a) MgCl2 –––đpnc–→ Mg↓ (catot) + Cl2↑ (anot).
✔️ (b) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓.
❌ (c) CaCO3 –––to–→ CaO + CO2↑.
❌ (d) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑, sau đó: 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4.
✔️ (e) H2 + CuO –––to–→ Cu + H2O.
⇝ có 3/5 thí nghiệm thoả mãn yêu cầu thu được kim loại.
Câu 35 [908879]: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong thành phần của xăng sinh học E5 có etanol.
(b) Thành phần chính của sợi bông, sợi đay là tinh bột.
(c) Các mảng "riêu cua" xuất hiện khi nấu canh của là do xảy ra sự động tụ protein.
(d) Vải lụa tơ tằm sẽ nhanh hỏng nếu ngâm, giặt trong xà phòng có tính kiềm.
(đ) Dầu dừa có chứa chất béo chưa bão hòa (phân tử có gốc hiđrocacbon không no).
Số phát biểu đúng là
(a) Trong thành phần của xăng sinh học E5 có etanol.
(b) Thành phần chính của sợi bông, sợi đay là tinh bột.
(c) Các mảng "riêu cua" xuất hiện khi nấu canh của là do xảy ra sự động tụ protein.
(d) Vải lụa tơ tằm sẽ nhanh hỏng nếu ngâm, giặt trong xà phòng có tính kiềm.
(đ) Dầu dừa có chứa chất béo chưa bão hòa (phân tử có gốc hiđrocacbon không no).
Số phát biểu đúng là
A, 5.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng. xăng sinh học gồm 95% RON 92 + 5% Etanol nguyên chất.
❌ (b) sai vì sợi bông, đay có thành phần chính là xenlulozơ chứ không phải tinh bột.
✔️ (c) đúng. Gạch cua có thành phần protein ⇒ khi đun nóng sẽ xảy ra hiện tượng đông tụ protein ⇝ tạo thành mảng "riêu cua".
✔️ (d) đúng. Vải lụa tơ tằm bản chất là fibroin (protein) chứa liên kết CO–NH kém bền, sẽ thuỷ phân trong môi trường kiềm ⇝ dẫn đến nhanh hỏng.
✔️ (e) đúng. Dầu dừa ở trạng thái lỏng ⇒ các gốc chất béo sẽ là không no (chưa bão hoà).
⇝ có 4/5 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án D. ♠
✔️ (a) đúng. xăng sinh học gồm 95% RON 92 + 5% Etanol nguyên chất.
❌ (b) sai vì sợi bông, đay có thành phần chính là xenlulozơ chứ không phải tinh bột.
✔️ (c) đúng. Gạch cua có thành phần protein ⇒ khi đun nóng sẽ xảy ra hiện tượng đông tụ protein ⇝ tạo thành mảng "riêu cua".
✔️ (d) đúng. Vải lụa tơ tằm bản chất là fibroin (protein) chứa liên kết CO–NH kém bền, sẽ thuỷ phân trong môi trường kiềm ⇝ dẫn đến nhanh hỏng.
✔️ (e) đúng. Dầu dừa ở trạng thái lỏng ⇒ các gốc chất béo sẽ là không no (chưa bão hoà).
⇝ có 4/5 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 36 [679345]: Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,035 mol O2, thu được 16,38 gam H2O; 18,144 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong Z là
A, 21,05%.
B, 16,05%.
C, 13,04%.
D, 10,70%.
HD: ★ Bài tập chỉ liên quan đến định lượng → ta có thể quy đổi gọn theo các dạng đặc trưng:
■ Hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin → dạng ankan + nhóm NH.
■ Gly C2H5NO2 = CH4 + CO2 + NH và Lysin C6H14N2O2 = C5H12 + CO2 + 2NH.
→ Quy 0,2 mol hỗn hợp Z về 0,2 mol CnH2n + 2 + 2x mol NH + y mol CO2.
☆ Đốt: 0,2 mol Z + 1,035 mol O2 0,91 mol H2O + (0,81 mol – x) mol CO2 + x mol N2.
→ Tương quan đốt: ∑nH₂O – ∑nCO₂ = 0,2 + x – y = 0,1 + x → y = 0,1 mol.
Biết y → ∑nO trong Z = 0,2 mol → bảo toàn nguyên tố O ta có ngay ∑nCO₂ = 0,68 mol.
→ x = 0,13 mol → ∑nN = 0,26 mol. Mà mỗi Lys có 2N, còn lại các chất trong Z đều có chỉ có 1N nên nhẩm nhanh số mol Lys là 0,26 – 0,2 = 0,06 mol (theo bảo toàn N).
Thêm nữa: 0,1 mol CO2 quy đổi đại diện cho số mol Lys và Gly → có 0,04 mol Gly.
→ hai amin có tổng số mol là 0,1 và tổng số mol C là 0,68 – 0,04 × 2 – 0,06 × 6 = 0,24 mol
→ số Ctrung bình 2 amin = 0,24 ÷ 0,1 = 2,4 cho biết có 0,06 mol C2H7N và 0,04 mol C3H9N.
→ Yêu cầu %mC2H7N trong Z = 0,06 × 45 ÷ 16,82 × 100% ≈ 16,05% .
■ Hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin → dạng ankan + nhóm NH.
■ Gly C2H5NO2 = CH4 + CO2 + NH và Lysin C6H14N2O2 = C5H12 + CO2 + 2NH.
→ Quy 0,2 mol hỗn hợp Z về 0,2 mol CnH2n + 2 + 2x mol NH + y mol CO2.
☆ Đốt: 0,2 mol Z + 1,035 mol O2 0,91 mol H2O + (0,81 mol – x) mol CO2 + x mol N2.
→ Tương quan đốt: ∑nH₂O – ∑nCO₂ = 0,2 + x – y = 0,1 + x → y = 0,1 mol.
Biết y → ∑nO trong Z = 0,2 mol → bảo toàn nguyên tố O ta có ngay ∑nCO₂ = 0,68 mol.
→ x = 0,13 mol → ∑nN = 0,26 mol. Mà mỗi Lys có 2N, còn lại các chất trong Z đều có chỉ có 1N nên nhẩm nhanh số mol Lys là 0,26 – 0,2 = 0,06 mol (theo bảo toàn N).
Thêm nữa: 0,1 mol CO2 quy đổi đại diện cho số mol Lys và Gly → có 0,04 mol Gly.
→ hai amin có tổng số mol là 0,1 và tổng số mol C là 0,68 – 0,04 × 2 – 0,06 × 6 = 0,24 mol
→ số Ctrung bình 2 amin = 0,24 ÷ 0,1 = 2,4 cho biết có 0,06 mol C2H7N và 0,04 mol C3H9N.
→ Yêu cầu %mC2H7N trong Z = 0,06 × 45 ÷ 16,82 × 100% ≈ 16,05% .
Câu 37 [507950]: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 7,675 mol O2, thu được H2O và 5,35 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của a là
A, 89,0.
B, 86,3.
C, 86,2.
D, 89,2.
HD: ► Nhận xét: phản ứng với NaOH tạo COONa
⇒ ∑nO trong X = 2nCOO = 2nNaOH = 0,6 mol.
⇒ Giải đốt X + 7,675 mol O2 ––to→ 5,35 mol CO2 + ? mol H2O.
Bảo toàn nguyên tố O ta có ngay nH2O = 0,6 + 7,675 × 2 – 5,35 × 2 = 5,25 gam.
⇒ mX = mC + mH + mO = 5,35 × 12 + 5,25 × 2 + 0,6 × 16 = 84,3 gam.
Lại có các axit đều no dạng CnH2nO2 và chất béo tương ứng cũng no dạng CpH2p – 4O6
⇒ Tương quan đốt: ∑nCO2 – ∑nH2O = 2ntriglixerit ⇒ ntriglixerit = 0,05 mol.
⇒ tổng số mol các axit trong X là (0,6 – 0,05 × 6) ÷ 2 = 0,15 mol (theo số mol O).
☆ Thuỷ phân 84,3 gam X + 0,3 mol NaOH → a gam muối + 0,05 mol C3H5(OH)3 + 0,15 mol H2O.
⇒ BTKL có: 84,3 + 0,3 × 40 = a + 0,05 × 92 + 0,15 × 18 ⇒ a = 89,0 gam.
⇒ ∑nO trong X = 2nCOO = 2nNaOH = 0,6 mol.
⇒ Giải đốt X + 7,675 mol O2 ––to→ 5,35 mol CO2 + ? mol H2O.
Bảo toàn nguyên tố O ta có ngay nH2O = 0,6 + 7,675 × 2 – 5,35 × 2 = 5,25 gam.
⇒ mX = mC + mH + mO = 5,35 × 12 + 5,25 × 2 + 0,6 × 16 = 84,3 gam.
Lại có các axit đều no dạng CnH2nO2 và chất béo tương ứng cũng no dạng CpH2p – 4O6
⇒ Tương quan đốt: ∑nCO2 – ∑nH2O = 2ntriglixerit ⇒ ntriglixerit = 0,05 mol.
⇒ tổng số mol các axit trong X là (0,6 – 0,05 × 6) ÷ 2 = 0,15 mol (theo số mol O).
☆ Thuỷ phân 84,3 gam X + 0,3 mol NaOH → a gam muối + 0,05 mol C3H5(OH)3 + 0,15 mol H2O.
⇒ BTKL có: 84,3 + 0,3 × 40 = a + 0,05 × 92 + 0,15 × 18 ⇒ a = 89,0 gam.
Câu 38 [312204]: Trong một ca sản xuất ở nhà máy, 784 m3 không khí (đktc) được thổi vào lò chứa than nung đỏ, toàn bộ lượng than trong lò đã phản ứng, thu được hỗn hợp khí than khô X gồm CO, CO2, O2 và N2. Tỉ khối của X so với H2 bằng 14,28. Lấy 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X sục vào nước vôi trong (dư), thu được 0,6 gam kết tủa. Giả thiết: than chứa 84% cacbon về khối lượng (còn lại là tạp chất trơ), thành phần không khí gồm 20% O2 và 80% N2 về thể tích. Nếu giá than là 24.000 đồng/kg thì nhà máy đã đầu tư bao nhiêu tiền than cho ca sản xuất trên?
A, 1,92 triệu đồng.
B, 3,60 triệu đồng.
C, 1,80 triệu đồng.
D, 3,84 triệu đồng.
HD: Phản ứng xảy ra và số liệu xử lí cơ bản:
⇝ Giải X: nX = 5a + 0,5b = 0,2 và mX = 144a + 12 × (b + 0,006) = 5,712
⇒ có kết quả: a = 0,035 mol và b = 0,05 mol. Lập tương quan tỉ lệ:
5a mol không khí ⇄ 3,92 lít không khí cần 12 × (b + 0,006) ÷ 0,84 = 0,8 gam than.
Tương ứng: 3,92 m3 cần 0,8 kg than (1 kg = 1000 gam; 1m3 = 1000 lít).
⇥ 784 m3 không khí cần 160 kg than
⇒ số tiền cần đầu tư là 160 × 24.000 = 3.840.000 đồng. ❒
⇝ Giải X: nX = 5a + 0,5b = 0,2 và mX = 144a + 12 × (b + 0,006) = 5,712
⇒ có kết quả: a = 0,035 mol và b = 0,05 mol. Lập tương quan tỉ lệ:
5a mol không khí ⇄ 3,92 lít không khí cần 12 × (b + 0,006) ÷ 0,84 = 0,8 gam than.
Tương ứng: 3,92 m3 cần 0,8 kg than (1 kg = 1000 gam; 1m3 = 1000 lít).
⇥ 784 m3 không khí cần 160 kg than
⇒ số tiền cần đầu tư là 160 × 24.000 = 3.840.000 đồng. ❒
Câu 39 [679821]: Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < MZ < 248) cần vừa đủ 0,235 mol O2, thu được 5,376 lít khí CO2. Cho 6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,18 gam H2O. Phân tử khối của Z là
A, 160.
B, 74.
C, 146.
D, 88.
HD: ☆ Đủ 3 giả thiết số nên giải nhanh bài toán đốt cháy este E, sau đó kết hợp với thủy phân:
Ta có nNaOH phản ứng = nCOO trong E = 0,1 mol ⇒ nNaOH dư = 0,02 mol.
Sự đặc biệt: số mol H2O là 0,01 mol nên bảo toàn H ⇒ trong muối không chứa nguyên tố H.
Chỉ có thể là (COONa)2 hoặc C(COONa)4; … nhưng nếu là C(COONa)4 hay là muối khác thì khi đó, este Z bé nhất là C(COOCH3)4 đã có phân tử khối 248 rồi ⇝ không thỏa mãn.!
Vậy, T chứa 0,05 mol (COONa)2 và 0,02 mol NaOH dư ⇝ BTKL có mancol = 3,76 gam.
Lại có hai ancol đơn chức, đồng đẳng, số mol bằng số mol NaOH phản ứng là 0,1 mol
⇝ Mtrung bình 2 ancol = 37,6 ⇝ là CH3OH (M = 32) và C2H5OH (M = 46).
Vậy X là (COOCH3)2; Y là CH3OOCCOOC2H5 và Z là (COOC2H5) ⇝ Yêu cầu: MZ = 146.
Ta có nNaOH phản ứng = nCOO trong E = 0,1 mol ⇒ nNaOH dư = 0,02 mol.
Sự đặc biệt: số mol H2O là 0,01 mol nên bảo toàn H ⇒ trong muối không chứa nguyên tố H.
Chỉ có thể là (COONa)2 hoặc C(COONa)4; … nhưng nếu là C(COONa)4 hay là muối khác thì khi đó, este Z bé nhất là C(COOCH3)4 đã có phân tử khối 248 rồi ⇝ không thỏa mãn.!
Vậy, T chứa 0,05 mol (COONa)2 và 0,02 mol NaOH dư ⇝ BTKL có mancol = 3,76 gam.
Lại có hai ancol đơn chức, đồng đẳng, số mol bằng số mol NaOH phản ứng là 0,1 mol
⇝ Mtrung bình 2 ancol = 37,6 ⇝ là CH3OH (M = 32) và C2H5OH (M = 46).
Vậy X là (COOCH3)2; Y là CH3OOCCOOC2H5 và Z là (COOC2H5) ⇝ Yêu cầu: MZ = 146.
Câu 40 [679778]: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi lên.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi lên.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A, 3.
B, 4.
C, 5.
D, 2.
HD: HD: Mỡ lợn (rắn) chứa chủ yếu các chất béo có gốc axit no như stearat, panmitat, khi đun với dung dịch NaOH xảy ra phản ứng xà phòng hóa:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Sản phẩm thu được gồm muối axit béo và glixerol dễ tan trong dung dịch.
Ở bước 3 hòa tan thêm NaCl (muối ăn) vào ⇝ làm giảm độ tan của muối axit béo, thêm nữa khối lượng riêng của dung dịch lúc này cũng tăng lên ⇝ các muối axit béo bị tách ra khỏi dung dịch, nhẹ hơn dung dịch ⇝ tạo chất rắn màu trắng nổi lên trên dung dịch.
☆ Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng theo phân tích trên.
✔️ (b) đúng theo phân tích trên.
✔️ (c) đúng vì phản ứng thủy phân, không có nước thì phản ứng sao có thể xảy ra.
❌ (d) sai vì dầu nhờn bôi trơn máy là các hiđrocacbon chứ không phải là chất béo.
✔️ (e) đúng, muối RCOONa của axit béo dùng sản xuất xà phòng, ngoài ra sản phẩm C3H5(OH)3 thu được chính là glixerol.
⇝ có 4/5 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án B. ♦
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Sản phẩm thu được gồm muối axit béo và glixerol dễ tan trong dung dịch.
Ở bước 3 hòa tan thêm NaCl (muối ăn) vào ⇝ làm giảm độ tan của muối axit béo, thêm nữa khối lượng riêng của dung dịch lúc này cũng tăng lên ⇝ các muối axit béo bị tách ra khỏi dung dịch, nhẹ hơn dung dịch ⇝ tạo chất rắn màu trắng nổi lên trên dung dịch.
☆ Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng theo phân tích trên.
✔️ (b) đúng theo phân tích trên.
✔️ (c) đúng vì phản ứng thủy phân, không có nước thì phản ứng sao có thể xảy ra.
❌ (d) sai vì dầu nhờn bôi trơn máy là các hiđrocacbon chứ không phải là chất béo.
✔️ (e) đúng, muối RCOONa của axit béo dùng sản xuất xà phòng, ngoài ra sản phẩm C3H5(OH)3 thu được chính là glixerol.
⇝ có 4/5 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án B. ♦