Đáp án
1C
2A
3C
4C
5D
6C
7C
8A
9D
10D
11A
12B
13D
14B
15D
16C
17
18B
19B
20D
21A
22B
23C
24C
25D
26D
27D
28A
29C
30C
31D
32B
33C
34D
35B
36C
37C
38A
39A
40A
Đáp án Đề minh họa số 35 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Hóa học
Câu 1 [62576]: Muối cacbonat nào sau đây không bị nhiệt phân?
A, MgCO3.
B, CaCO3.
C, K2CO3.
D, BaCO3.
Giải: Muối cacbonat của các kim loại kiềm không bị nhiệt phân ⇒ chọn C. Còn lại:
✔️ A. MgCO3 ––to→ MgO + CO2↑.
✔️ B. CaCO3 ––to→ CaO + CO2↑.
✔️ D. BaCO3 ––to→ BaO + CO2↑.
Câu 2 [342321]: Chất nào sau đây không có phản ứng cộng H2 (Ni, to)?
A, Etan.
B, Etilen.
C, Axetilen.
D, Propilen.
Giải: Chọn A vì không có π hay vòng để cộng H2.

B. C2H4 + H2 C2H6.

C. C2H2 + 2H2 C2H6.

D. C3H6 + H2 C3H8.

Câu 3 [240535]: Các dung dịch nào sau đây đều có tác dụng với Al2O3?
A, NaSO4, HNO3.
B, HNO3, KNO3.
C, HCl, NaOH.
D, NaCl, NaOH.




Chọn C
Câu 4 [5694]: Muối mononatri của axit nào sau đây được dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt)?
A, Axit stearic.
B, Axit gluconic.
C, Axit glutamic.
D, Axit aminoaxetic.
HD: Ứng dụng của các amino axit:
ung-dung-aminoaxit.png
Chọn đáp án C. ♣
Câu 5 [342010]: Số oxi hóa cao nhất của cacbon thể hiện ở hợp chất nào sau đây?
A, CaC2.
B, CH4.
C, CO.
D, CO2.
HD: Phân tích các đáp án:
Hợp chất CaC2 CH4 CO CO2
Số oxi hoá của C – 1– 4 +2 + 4
✔️
Câu 6 [257718]: Kim loại nào sau đây tác dụng với H2O đun nóng thu được oxit kim loại?
A, K.
B, Ba.
C, Mg.
D, Na.
HD: Bài học kim loại tác dụng với nước:
kim-loai-tac-dung-nuoc.png
⇝ kim loại Mg thoả mãn: Mg + H2O → MgO + H2↑.
Câu 7 [255078]: Kim loại Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được sản phẩm muối là
A, FeCl3.
B, Fe(OH)2.
C, FeSO4.
D, Fe2(SO4)3.
HD: Phản ứng xảy ra:
Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2↑.
Chọn đáp án C. ♣
Câu 8 [908862]: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?
A, Hg.
B, Ag.
C, Cu.
D, Al.
HD: ► Mẹo: Nhiệt kế thuỷ ngân, chất lỏng ở giữa chính là thuỷ ngân, Hg.
Câu 9 [20391]: Loại tơ nào sau đây có thành phần chính chứa protein?
A, Tơ nilon-6,6.
B, Sợi bông.
C, Tơ capron.
D, Tơ tằm.
HD: tơ tằm là loại tơ thiên nhiên, có thành phần chính là protein (trong fibroin),

thuộc loại protein hình sợi → Chọn đáp án D. ♠.

Câu 10 [58615]: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Na, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy là
A, Na.
B, Mg.
C, Al.
D, K.
HD: Thứ tự các kim loại trong dãy hoạt động: K Na Mg Al.
⇝ Kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy là K ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 11 [679790]: Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?
A, FeCl2.
B, Fe(NO3)3.
C, Fe2(SO4)3.
D, Fe2O3.
HD: Phân tích các đáp án:
Công thức A. FeCl2. B. Fe(NO3)3. C. Fe2(SO4)3. D. Fe2O3.
Số oxi hoá của sắt+2 +3+3+3
Câu 12 [352952]: Cấu hình electron của ion kim loại kali (K+) là
A, 1s22s22p63s1.
B, 1s22s22p63s23p6.
C, 1s22s22p1.
D, 1s22s22p63s23p64s1.
Cấu hình electron của nguyên tử K: 1s22s22p63s23p64s1. Ion K+ là nguyên tử nhường đi 1 electron:
Cấu hình của ion K+: 1s22s22p63s23p6.
Câu 13 [332086]: Hợp chất nào sau đây không phải là một loại lipit ?
A, Sáp
B, Steroit
C, Photpholipit
D, Saccarit
HD: Bài học về lipit:
phan-loai-lipit.png
⇝ Saccarit không phải là một loại lipit ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 14 [61752]: Chất nào sau đây được dùng để phát hiện nước được pha lẫn vào xăng dầu hoặc nước còn lẫn trong chất hữu cơ?
A, CuSO4.5H2O.
B, CuSO4 khan.
C, CaSO4.2H2O.
D, CaSO4 khan.
609202[LG].png
Câu 15 [906819]: Số nguyên tử hiđro trong phân tử glucozơ là
A, 11.
B, 22.
C, 6.
D, 12.
HD: Công thức phân tử của glucozơ: C6H12O6.
⇝ Số nguyên tử hiđro trong phân tử glucozơ là 12.
Câu 16 [679744]: Công thức hóa học của sắt(II) sunfat là
A, FeCl2.
B, Fe(OH)3.
C, FeSO4.
D, Fe2O3.
HD: Phân tích các đáp án:
Công thức A. FeCl2. B. Fe(OH)3. C. FeSO4. D. Fe2O3.
Tên gọisắt(II) cloruasắt(III) hiđroxit sắt(II) sunfat (✔️) sắt(III) oxit
Câu 17 [352953]: Thành phần chính của khoáng vật magiezit là magie cacbonat. Công thức của magie cacbonat là
Đáp án:
Câu 18 [973600]: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm chứa anilin, hiện tượng quan sát được là
A, xuất hiện màu tím.
B, có kết tủa màu trắng.
C, có bọt khí thoát ra.
D, xuất hiện màu xanh.
HD: anilin tác dụng với Br2/H2O tạo kết tủa trắng:
anilinvsBr2.png
Câu 19 [890475]: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri axetat?
A, HCOOCH3.
B, CH3COOC2H5.
C, C2H5COOCH3.
D, HCOOC2H5.
HD: Cấu tạo muối natri axetat là CH3COONa
⇝ Este tương ứng có dạng CH3COOR ⇝ đáp án B thoả mãn.
Câu 20 [60169]: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?
A, Làm cho thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị.
B, Làm tắc các đường ống dẫn nước nóng trong sản xuất và trong đời sống.
C, Làm giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng.
D, Làm cho nước có mùi khó chịu.
HD:
Nước cứng không gây ra mùi khó chịu.

Câu 21 [973602]: Cho các chất sau: etyl axetat, anilin, glucozơ, Gly-Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là
A, 2.
B, 4.
C, 1.
D, 3.
HD: Phân tích các chất trong dãy:
✔️ etyl axetat: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH.
❌ anilin: C6H5NH2 + NaOH → không xảy ra phản ứng thuỷ phân.
❌ glucozơ: C6H12O6 + NaOH → không xảy ra phản ứng thuỷ phân.
✔️ Gly-Ala: H2NCHCO–NHCH(CH3)COOH + 2NaOH → H2NCH2COONa + H2NCH(CH3)COONa + H2O.
⇝ có 2/4 chất trong dãy thoả mãn yêu cầu ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 22 [904654]: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A, Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen.
B, Sản phẩm của phản ứng trùng ngưng axit ε-aminocaproic thuộc loại polipeptit.
C, Cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong xăng, benzen và có tính đàn hồi.
D, Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm.
HD: Phân tích các đáp án:
✔️ A. đúng. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen.
867967LG.png
❌ B. sai vì polipeptit phải là từ các α-amino axit; còn ở đây là loại ε-amino axit nên thu được poliamit.
✔️ C. đúng theo tính chất vật lý của cao su.
✔️ D. đúng, tơ nitron (olon) còn được biết đến là "len tổng hợp" - phân biệt với len làm từ lông cừu tự nhiên.
Câu 23 [311912]: Thể tích khí oxi (ở đktc) cần dùng vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn 7,3 gam Gly-Ala là
A, 3,36 lít.
B, 4,48 lít.
C, 6,72 lít.
D, 8,96 lít.
HD: Gly-Ala có công thức phân tử là C5H10N2O3.
☆ Đốt: C5H10N2O3 + O2 –––to–→ CO2 + H2O + N2.
Giả thiết: nGly-Ala = 7,3 ÷ 146 = 0,05 mol.
Bảo toàn nguyên tố C, H, ta có: nCO2 = nH2O = 0,05 × 5 = 0,25 mol.
⇝ bảo toàn nguyên tố oxi: nO2 = (0,25 × 3 – 0,05 × 3) ÷ 2 = 0,3 mol.
⇒ VO2 = 0,3 × 22,4 = 6,72 lít. ❒

Câu 24 [255374]: Đề phòng sự lây lan của SARS-CoV-2 gây bệnh viêm phổi cấp, các tổ chức y tế hướng dẫn người dân nên đeo khẩu trang nơi đông người, rửa tay nhiều lần bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn thành phần có pha chất X. Chất X có thể được điều chế từ phản ứng lên men chất Y, từ chất Y bằng phản ứng hiđro hóa có thể tạo ra chất Z. Các chất Y, Z lần lượt là
A, Sobitol, glucozơ.
B, Glucozơ, etanol.
C, Glucozơ, sobitol.
D, Etanol, glucozơ.
Y: glucozơ C6H12O6; X: C2H5OH; Z: Sobitol

C6H12O6 + H2 → C6H14O6
Câu 25 [511718]: Cho vào ống nghiệm 0,5 ml dung dịch chất X vào ống nghiệm. Thêm từng giọt nước brom vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thấy dung dịch nước Br2 nhạt màu và xuất hiện kết tủa trắng. Chất X là
A, anđehit fomic.
B, glixerol.
C, etanol.
D, phenol.
HD: phenol phản ứng với Br2/H2O thu được kết tủa:
phenolvsbr2.png
Chú ý 1: anđehit fomic cũng có phản ứng với Br2/H2O:
HCHO + 2Br2 + H2O → CO2↑ + 4HBr.
⇝ hiện tượng Br2 nhạt màu dần và có khí thoát ra.
Chú ý 2: nếu dùng dư Br2 thì kết tủa thu được từ trắng chuyển sang vàng bởi:
phenol-br2-du.png
Câu 26 [982042]: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là
A, amophot.
B, urê.
C, natri nitrat.
D, amoni nitrat.
HD: Phản ứng: 3Cu + 8H+ + 2NO3 → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O.
Khí NO là khí hoá nâu trong không khí vì 2NO + O2 → 2NO2 (màu nâu).
Theo đó, muối X là muối nitrat. Thêm nữa X + NaOH → NH3 (mùi khai).
⇝ Muối X chính là amoni nitrat: NH4NO3Chọn đáp án D. ♠
Câu 27 [123545]: Hòa tan hoàn toàn 2,52 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 loãng tạo thành 6,84 gam muối sunfat. M là kim loại nào?
A, Al.
B, Zn.
C, Mg.
D, Fe.







Chọn D
Câu 28 [679809]: Để hòa tan hoàn toàn 1,02 gam Al2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A, 20.
B, 10.
C, 40.
D, 5.
HD: Phản ứng xảy ra: Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.
Giả thiết nAl2O3 = 0,01 mol ⇒ nNaOH = 0,02 mol
⇒ V = 0,02 ÷ 1 = 0,02 lít ⇄ 20 mL. ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 29 [906764]: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A, Nhiệt độ nóng chảy của kim loại W thấp hơn kim loại Al.
B, Ở nhiệt độ thường, CO khử được K2O.
C, Cho Zn vào dung dịch Cu(NO3)2 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
D, Kim loại Fe không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
HD: Phân tích các phát biểu:
A. sai vì W là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ⇝ dĩ nhiên có nhiệt độ sôi lớn hơn Al.
B. sai vì CO, H2 không có khả năng khử được các oxit kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm.
✔️ C. đúng vì đầu tiên: Zn + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu. Kim loại đồng sinh ra bám vào thanh sắt sẽ tạo thành cặp điện cực Fe-Cu, trong dung dịch điện li Cu(NO3)2 ⇝ đủ điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học.
D. sai vì Fe bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội chứ không phải đặc nóng.
Câu 30 [970633]: Tiến hành sản xuất rượu vang bằng phương pháp lên men rượu với nguyên liệu là 16,8 kg quả nho tươi (chứa 15% glucozơ về khối lượng), thu được V lít rượu vang 13,8°. Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml. Giả thiết trong thành phần quả nho tươi chỉ có glucozơ bị lên men rượu; hiệu suất toàn bộ quá trình sản xuất là 60%. Giá trị của V là
A, 10,5.
B, 11,6.
C, 7,0.
D, 3,5.
HD: ☆ Xây dựng công thức bấm máy liền một phép. Bài toán chứa nhiều dữ liệu nhất của chúng ta như sau: “Lên men m gam glucozơ (chứa a% tạp chất) với hiệu suất h% thu được V lít rượu x độ, biết khối lượng riêng của rượu là 0,8 g/ml. Tìm mối liên hệ giữa các đại lượng.
• Những thông tin trong đề cung cấp: m; a%; h%; V; xo; 0,8.
• Những thông tin ẩn đi: Mglucozơ = 180; tỉ lệ lên men: 1glucozơ → 2C2H5OH + 2CO2↑.
TẤT CẢ những thông tin trên (nếu đề cho) đều sẽ có mặt trong một phép tính liền mạch sau:
V = m × (1 – 0,01a) ÷ 180 × (0,01h) × 2 × 46 ÷ 0,8 ÷ (0,01x) (đơn vị ml).
► Áp dụng: V = 16,8 × 0,15 ÷ 180 × 0,6 × 2 × 46 ÷ 0,8 ÷ 0,138 = 7,0 lít.
Câu 31 [212605]: Đốt hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong O2, thu được m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Fe3O4 và CuO. Cho Y vào dung dịch chứa 0,2 mol HCl, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối, 0,05 mol H2 và 9,2 gam chất rắn T. Cho T tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A, 14,8.
B, 16,4.
C, 16,0.
D, 15,6.
HD: Sơ đồ quá trình phản ứng:

► Phân tích: oxit đi trước nên rắn T chỉ gồm các kim loại
mà để + HCl → H2↑ thì T có Fe ⇝ Z chỉ có thể chứa FeCl2 thôi.
Có sơ đồ như trên rồi thì mọi chuyện lại trở nên thật dễ dàng, "ban bật" thôi:
0,2 mol HCl; 0,05 mol H2 ⇒ có 0,05 mol H2O theo bảo toàn H ⇒ nO trong Y = 0,05 mol.
Lại có 0,2 mol HCl ⇒ có 0,1 mol FeCl2 ⇒ ∑mFe, Cu trong Y = 0,1 × 56 + 9,2 = 14,8 gam.
⇒ Yêu cầu m = mY = 0,05 × 16 + 14,8 = 15,6 gam ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 32 [310907]: Cho m gam hỗn hợp X gồm ba etse đều đơn chức tác dụng tối đa với 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 34,4 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 3,584 lít khí CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O. Giá trị của m là
A, 24,24.
B, 25,14.
C, 21,10.
D, 22,44.
Câu 33 [26021]: Hợp chất X có công thức C12H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol)
(1) X + 2NaOH → X1 + 2X2;
(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4;
(3) nX3 + nX4 poli(etylen terephtalat) + 2nH2O;
(4) X2 + X3 ⇄ X5 + H2O.
Có các phát biểu:
(a) Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol X1 cho 7 mol CO2.
(b) Các chất X1, X2, X3 đều tác dụng được với Na.
(c) Phân tử khối của X5 bằng 222.
(d) Các chất X3 và X4 đều là hợp chất đa chức.
(e) Phản ứng (3) thuộc loại phản ứng trùng hợp.
(g) Phân tử X5 có 3 liên kết π.
Số phát biểu đúng là
A, 4.
B, 3.
C, 2.
D, 5.
HD: (3) phản ứng trùng ngưng điều chế poli(etylen terephtalat) (tơ lapsan):
dieuchetolapsan.png
Kết hợp (2) ta nhận ra X3 là axit terephtalic C6H4(COOH)2 ⇒ X1 là muối C6H4(COONa)2.
Quay lại phản ứng (1): C12H14O4 + 2NaOH ––to→ C6H4(COONa)2 + 2X2.
Với đúng tỉ lệ mol nên suy ra được X2 là C2H5OH (ancol etylic). Theo đó:
(4) C2H5OH + C6H4(COOH)2 ⇄ HOOC-C6H4-COOC2H5 (X5) + H2O.
☆ Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng. đừng nhanh ẩu khi thấy X1 có 8C thì đốt cho 8CO2 nhé, cần cần thận X1 là muối:
C6H4(COONa)2 + 7,5O2 ––to→ Na2CO3 + 7CO2 + 2H2O.
❌ (b) sai vì X2; X3 thì có phản ứng với Na, còn X1 là muối C6H4(COONa)2 không có phản ứng.
❌ (c) sai vì X5 có CTPT C10H10O4 ứng với PTK là 194 ≠ 222.
✔️ (d) đúng vì X3 là axit đa chức, còn X4 là ancol đa chức.
❌ (e) sai vì (3) là phản ứng trùng ngưng điều chế tơ lapsan.
❌ (g) sai vì X5 có 3πC=C (trong vòng benzen) + 2πC=O (trong chức COOH và COOC2H5) ⇝ tổng có 5π.
⇝ có 2/6 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 34 [63965]: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư.
(e) Cho NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 đun nóng.
(g) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch NaHSO4.
Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là
A, 3.
B, 4.
C, 5.
D, 6.
Giải: Ta có các phản ứng:

a) Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

b) CO2 + NaOH → NaHCO3

c) Na2CO3 + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + 2NaHCO3

d) Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

e) 2NaHCO3 + CaCl2 CaCO3↓ + 2NaCl + H2O + CO2

f) 3Fe2+ + 4H+ + NO3 → 3Fe3+ + 3NO↑ + 2H2O

⇒ Chọn D

Câu 35 [906811]: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong mật ong có chứa fructozơ và glucozơ.
(b) Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá.
(c) Dầu dừa có thành phần chính là chất béo.
(d) Vải làm từ tơ nilon-6,6 bền trong môi trường bazơ hoặc môi trường axit.
(e) Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ được dùng trong kĩ thuật tráng gương.
Số phát biểu đúng là
A, 3.
B, 4.
C, 2.
D, 5.
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng. Thành phần mật ong chứa khoảng 40% fructozơ; 30% glucozơ; 20% saccarozơ,...
✔️ (b) đúng. Quả chanh chua chứa axit phản ứng trung hoà với các amin (là nguyên nhân chính gây nên mùi tanh của cá) ⇝ khử được mùi tanh.
✔️ (c) đúng. Dầu dừa chứa nhiều chất béo không no.
❌ (d) sai vì nilon-6,6 chứa liên kết amit CO–NH kém bền trong môi trường axit, bazơ.
✔️ (e) đúng. saccarozơ + H2O ––H+→ glucozơ + fructozơ. Mà:
fructozotrangbac.png
Vậy có 4/5 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 36 [982767]: Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và hiđrocacbon Y (số mol X lớn hơn số mol Y). Đốt cháy hết 0,26 mol E cần dùng vừa đủ 2,51 mol O2, thu được N2, CO2 và 1,94 mol H2O. Mặt khác, nếu cho 0,26 mol E tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng HCl phản ứng tối đa là 0,28 mol. Khối lượng của X trong 0,26 mol E là
A, 10,36 gam.
B, 12,60 gam.
C, 14,28 gam.
D, 12,24 gam.
HD: ► Phản ứng với axit: nN trong E = nHCl = 0,28 mol.
☆ Giải đốt E + 2,51 mol O2 ––to→ ? mol CO2 + 1,94 mol H2O + 0,14 mol N2.
Bảo toàn nguyên tố O có ngay 1,54 mol CO2. Gọi k là số π trong hiđrocacbon Y.
Tương quan đốt: ∑nH2O – ∑(nCO2 + nN2) = namin X – (k – 1)nY = (nX + nY) – knY.
Thay số: 1,94 – (1,54 + 0,14) = 0,26 – knY ⇒ k = 0 ⇝ Y là ankan.
► Lại có nX > nY ⇒ 2nX > nX + nY = 0,26 ⇒ nX > 0,13.
Mà tổng nN = 0,28 mol nên 1 < số N trong X < 2,15 ⇒ X có 2N (amin hai chức).
Vậy, E gồm 0,14 mol CnH2n + 4N2 và 0,12 mol CmH2m + 2.
Bảo toàn C: 0,14n + 0,12m = 1,54 ⇒ 7n + 6m = 77 ứng với n = 5; m = 7.
Vậy trong 0,26 mol E chứa 0,14 mol C5H14N2 nặng 0,14 × 102 = 14,28 gam.
Câu 37 [982786]: Hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm hữu cơ gồm một muối và 1,84 gam glixerol. Nếu đốt cháy hết m gam X thì cần vừa đủ 2,57 mol O2, thu được 1,86 mol CO2 và 1,62 mol H2O. Khối lượng của Z trong m gam X là
A, 5,60 gam.
B, 5,64 gam.
C, 11,20 gam.
D, 11,28 gam.
HD: Giải đốt X + 2,57 mol O2 ––to→ 1,86 mol CO2 + 1,62 mol H2O.
⇒ trong X gồm: 1,86 mol C + 1,62 mol H2 + 0,1 mol O2.
Đặc trưng hỗn hợp axit-chất béo: (RCOO)3C3H5 = 3RCOOH.C3H2.
⇒ Quy đổi X về 0,1 mol axit dạng RCOOH và 0,02 mol C3H2 (từ số mol glixerol).
⇒ bảo toàn nguyên tố C có nC axit quy đổi = 1,86 – 0,02 × 3 = 1,8 mol.
⇒ Số Caxit = 1,8 ÷ 0,1 = 18; tương tự bảo toàn H có số H = 32.
⇒ Axit Z tương ứng là C17H31COOH ⇒ Y là (C17H31COO)3C3H5.
⇒ Ban đầu, X gồm 0,02 mol (C17H31COO)3C3H5 và 0,04 mol C17H31COOH.
⇒ Yêu cầu mZ = 0,04 × 280 = 11,20 gam ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 38 [352954]: Nung 32 gam một muối vô cơ X (chứa oxi) đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp Y và 6,08 gam một hợp chất rắn Z không tan trong nước. Hấp thụ toàn bộ Y vào 400 gam dung dịch KOH 3,36%, thu được dung dịch chứa một muối vô cơ duy nhất có nồng độ 5,69%. Phần trăm khối lượng của oxi trong X là
A, 72,0%.
B, 71,3%.
C, 59,5%.
D, 60,5%.
622277[LG].png
Câu 39 [602543]: X, Y, Z là ba este đều mạch hở và đều không chứa nhóm chức khác (trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F chỉ chứa hai muối có tỉ lệ mol là 1 : 1 và hỗn hợp gồm hai ancol đều no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hai ancol này qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy hoàn toàn F thu được CO2, 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Phần trăm về khối lượng của Z có trong E là
A, 90,87%.
B, 3,84%.
C, 5,29%.
D, 89,86%.
HD: Bảo toàn nguyên tố ta có nNaOH = 2nNa2CO3 ⇒ nNaOH = 0,26 mol.
☆ Phản ứng chức este: –COO– + NaOH → –COONa + –OH.
Từ tỉ lệ ta có n–OH = nNaOH = 0,26 mol mà –OH + Na → –ONa + ½.H2↑.
Lại có mbình tăng = mancol – mH2 ⇒ mancol = 8,36 gam.
► Nếu hai ancol cùng đơn chức thì nancol = 0,26 mol ⇒ Mtrung bình ancol = 32,15 làm sao thoả mãn.
⇒ Có một ancol đơn chức, một ancol hai chức (chú ý do các este đơn chức và hai chức).
Chặn số mol 0,13 < nhai ancol < 0,26 mol ⇒ 32,15 < Mancol < 64,31.
⇒ Nếu hai ancol cùng 3C thì giải ra hệ số mol âm ⇝ loại ⇒ hai ancol cùng 2C.
⇒ Giải hệ số mol có 0,02 mol C2H5OH và 0,12 mol C2H4(OH)2.
BTKL phản ứng thuỷ phân có mmuối = 19,28 + 0,26 × 40 – 8,36 = 21,32 gam.
Lại có hai muối đơn chức nên nhai muối = 0,26 mol ⇒ Mhai muối = 21,32 ÷ 0,26 = 82 ⇝ cho biết một muối là HCOONa (M = 68).
Hai muối cùng số mol nên muối còn lại là C2H5COONa (M = 96).
Ghép este: có 0,01 mol X là HCOOC2H5; 0,01 mol Y là C2H5COOC2H5 và 0,12 mol Z là HCOOCH2CH2OOCC2H5.
⇒ Yêu cầu %mZ trong hỗn hợp = 0,12 × 146 ÷ 19,28 × 100% ≈ 90,87%.
Câu 40 [223342]: Tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của glucozơ theo các bước sau đây
Bước 1: Cho vào ống nghiệm lần lượt vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%, 1ml dung dịch NaOH 10%.
Bước 2: Gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Cho thêm vào đó 2ml dung dịch glucozơ 1%.
Bước 3: Lắc nhẹ ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau
(a) Ống nghiệm chuyển sang màu xanh lam khi nhỏ dung dịch glucozơ vào.
(b) Trong thí nghiệm trên glucozơ bị khử.
(c) Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch FeSO4.
(d) ống nghiệm chuyển sang màu đỏ gạch khi nhỏ dung dịch glucozơ vào.
(e) Sau bước 3, trong ống nghiệm có chứa phức đồng glucozơ Cu(C6H11O6)2. Số phát biểu đúng là
A, 2.
B, 4.
C, 1.
D, 3.
Giải thích thí nghiệm:
Bước 1 + Bước 2: chuẩn bị Cu(OH)2.
Bước 3: tiến hành phản ứng glucozơ + Cu(OH)2 ở điều kiện thường thu "phức chất" màu xanh lam:
2C6H112O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O.
(hình dung: mỗi glucozơ mất 1H kết hợp 10H tách ra từ Cu(OH)2 → H2O).
(b) Sai, Đây không phải là phản ứng oxi hóa khử.
(c) Sai, Không thể thay thế vì glucozơ không tạo phức tan được với dung dịch FeSO4 trong NaOH.
(d) Sai, Màu của dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh lam.