Đáp án
1A
2C
3C
4D
5C
6C
7C
8A
9D
10B
11B
12D
13B
14A
15C
16C
17B
18D
19A
20C
21D
22C
23D
24C
25C
26B
27B
28C
29D
30A
31C
32B
33C
34B
35B
36C
37D
38A
39B
40A
Đáp án Đề minh họa số 4 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Hóa học
Câu 1 [906784]: Tên gọi của este CH3COOCH3
A, metyl axetat.
B, metyl propionat.
C, etyl fomat.
D, etyl axetat.
CH3: gốc metyl; CH3COO: gốc axetat → ghép lại este CH3COOCH3 có tên là metyl axetat.
Câu 2 [679359]: Công thức phân tử của etanol là
A, C2H4O.
B, C2H4O2.
C, C2H6O.
D, C2H6.
Etanol là ancol có công thức cấu tạo C2H5OH ứng với công thức phân tử là C2H6O.
Câu 3 [906830]: Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
A, NaOH.
B, Ca(OH)2.
C, CH3COOH.
D, NaCl.
HD: Phân tích các đáp án:
Hợp chất NaOH Ca(OH)2 CH3COOH NaCl
pH dung dịch > 7> 7< 7= 7
✔️
Câu 4 [60206]: Gốc axit nào sau đây có thể làm mềm nước cứng?
A, NO3.
B, SO42–.
C, ClO4.
D, PO43–.
HD: ☆ Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm kết tủa loại bỏ các ion Ca2+; Mg2+ ra khỏi dung dịch.
⇝ Chỉ có aniion PO43– trong 4 đáp án kết tủa được với cả Ca2+ và Mg2+. ❒
Câu 5 [679443]: Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là
A, CaSO3.
B, CaCl2.
C, CaCO3.
D, Ca(HCO3)2.
HD: Phân tích các đáp án:
Công thức A. CaSO3. B. CaCl2. C. CaCO3. D. Ca(HCO3)2.
Tên gọi canxi sunfitcanxi clorua canxi cacbonat canxi hiđrocacbonat
Câu 6 [908850]: Chất thải hữu cơ chứa protein khi bị phân hủy thường sinh ra khí X có mùi trứng thối, nặng hơn không khí, rất độc. Khí X là
A, O2.
B, CO2.
C, H2S.
D, N2.
HD: Thành phân protein gồm các nguyên tố C, H, O, N, S, P (mẹo nhớ: CHỌN Sản Phẩm).
⇒ khi bị phân hủy thường sinh ra khí H2S có mùi trứng thối, nặng hơn không khí, rất độc ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 7 [982023]: Ở nhiệt độ thường, Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được sản phẩm gồm H2 và chất nào sau đây?
A, Fe2O3.
B, Fe2(SO4)3.
C, FeSO4.
D, Fe(OH)2.
HD: H2SO4 loãng nên Fe phản ứng tạo muối sắt(II):
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑.
Câu 8 [901466]: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất?
A, Li.
B, Os.
C, Na.
D, Hg.
Giải: – Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao nhất là Hg và W.

– Kim loại có khối lượng riêng thấp nhất và cao nhất là Li và Os.

– Kim loại độ cứng thấp nhất và cao nhất là Cs và Cr.

||⇒ chọn A.

Câu 9 [60755]: Trong muối nào sau đây nguyên tố crom có trong thành phần anion gốc axit?
A, CrSO4.
B, Cr2(SO4)3.
C, CrCl3.
D, Na2CrO4.
HD: Phân tích các đáp án:
Muối A. CrSO4. B. Cr2(SO4)3. C. CrCl3. D. Na2CrO4.
Gốc anion SO42–SO42– Cl CrO42–
Câu 10 [982233]: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu hơn kim loại Cu?
A, Zn.
B, Ag.
C, Mg.
D, Fe.
HD: Thứ tự các kim loại trong dãy hoạt động: Mg > Zn > Fe > Cu > Ag.
⇒ Kim loại có tính khử yếu hơn kim loại Cu là Ag.
Câu 11 [311677]: Nhôm hiđroxit (Al(OH)3) là hợp chất không bền với nhiệt, khi đun nóng bị phân hủy thành
A, H2O và Al .
B, H2O và Al2O3.
C, H2 và Al2O3.
D, O2 và AlH3.
HD: ☆ Nhiệt phân: 2Al(OH)3 ––to→ Al2O3 + 3H2O. ❒
Câu 12 [225754]: Chất nào sau đây là tripeptit?
A, Ala-Gly.
B, Gly-Ala.
C, Gly-Gly.
D, Ala-Ala-Gly.
HD: n-peptit được tạo thành từ n amino axit.
⇒ tripeptit được tạo từ 3 amino axit Ala-Ala-Gly thoả mãn ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 13 [338752]: Mỗi gốc C6H10O5 của xenlulozơ có số nhóm OH là
A, 5.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Giải: + Xenlulozo có CTPT là (C6H10O5)n Hay còn được viết dưới dạng [C6H7O2(OH)3]n.

⇒ Mỗi gốc C6H10O5 của xenlulozơ có 3 nhóm (OH) ⇒ Chọn B

Câu 14 [679542]: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A, Cu.
B, Na.
C, Ca.
D, Mg.
HD: Phương pháp thuỷ luyện: dùng kim loại tự do có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối ⇝ Phương pháp này thường được dùng trong phòng thí nghiệm để điều chế các kim loại có tính khử yếu như Pb, Cu, Ag,…
☆ Ví dụ: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.
Trong công nghiệp, phương pháp thủy luyện được dùng để điều chế các kim loại quý như Ag, Au.
Câu 15 [982223]: Natri cacbonat là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi. Công thức của natri cacbonat là
A, MgCO3.
B, NaHCO3.
C, Na2CO3.
D, CaCO3.
HD: phân tích các đáp án:
Công thức A. MgCO3. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. CaCO3.
Tên gọimagie cacbonatnatri hiđrocacbonat natri cacbonat canxi cacbonat
Câu 16 [15467]: Chất nào sau đây là amin no, đơn chức, mạch hở?
A, CH3N.
B, CH4N.
C, CH5N.
D, C2H5N.
HD: Phân tích các đáp án:
A.B. sai công thức.
D. C2H5N là amin không no CH2=CH–NH2.
✔️ C. CH5N thoả mãn là amino no, đơn, hở: CH3NH2.
Câu 17 [352146]: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH thu được C17H31COONa và C3H5(OH)3. Công thức của X là
A, (C15H31COO)3C3H5.
B, (C17H31COO)3C3H5.
C, (C17H35COO)3C3H5.
D, (C17H33COO)3C3H5.
Đáp án: B
Câu 18 [679791]: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?
A, Propen.
B, Stiren.
C, Isopren.
D, Toluen.
HD: Bài học tổng hợp polime:
tonghoppolime.png
⇒ Toluen: C6H5CH3 không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
Câu 19 [679436]: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X là
A, FeCl3.
B, MgCl2.
C, CuCl2.
D, FeCl2.
Câu 20 [57709]: Khi đốt nóng, kim loại nào sau đây không tác dụng với khí O2?
A, Mg.
B, Cu.
C, Au.
D, Fe.
HD: "lửa thử vàng - gian nan thử sức".
⇝ Vàng (Au) có tính khử rất yếu, không bị oxi hóa trong không khí dù ở nhiệt độ nào. ❒
Câu 21 [906803]: Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch gồm Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3, thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 (đặc, nóng), thu được dung dịch chứa muối
A, FeSO4.
B, Fe2(SO4)3 và Na2SO4.
C, FeSO4 và Na2SO4.
D, Fe2(SO4)3.
HD: Các phản ứng xảy ra:
• 2NaOH + Fe(NO3)2 → Fe(OH)2↓ + 2NaNO3.
• 3NaOH + Fe(NO3)3 → Fe(OH)3↓ + 3NaNO3.
⇒ Kết tủa X gồm Fe(OH)2 và Fe(OH)3. Sau đó:
• 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 đặc –––to–→ Fe2(SO4)3 + 6H2O.
• 2Fe(OH)2 + 4H2SO4 đặc –––to–→ Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 6H2O.
⇒ Dung dịch muối sau quá trình chỉ chứa Fe2(SO4)3 mà thôi.
Câu 22 [8373]: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam este HCOOC2H5 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
A, 200 ml.
B, 400 ml.
C, 300 ml
D, 150 ml.
Giải: Ta có phản ứng:

HCOOC2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5OH

Với nEste = nNaOH cần dùng = 22,2 ÷ 74 = 0,3 mol

⇒ VNaOH cần dùng = 0,3 ÷ 1 = 0,3 lít = 300 ml ⇒ Chọn C

Câu 23 [981941]: Phát biểu nào sau đây đúng?
A, Amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh.
B, Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng thủy phân.
C, Saccarozơ còn được gọi là đường nho.
D, Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.
HD: Phân tích các phát biểu:
A. sai vì amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh, còn amilopectin mới phân nhánh.
B. sai vì cả glucozơ và fructozơ đều là monosaccarit ⇝ không có phản ứng thuỷ phân.
C. sai vì saccarozơ còn gọi là đường mía, đường nho là tên gọi khác của glucozơ.
✔️ D. đúng. Xenlulozơ chiếm khoảng 95-98% trong bông nõn.
Câu 24 [20676]: Cho dãy các chất: (1) propilen, (2) vinyl clorua, (3) metyl metacrylat, (4) buta-1,3-đien. Số chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime là
A, 3.
B, 1.
C, 4.
D, 2.
HD: theo định nghĩa về phản ứng trùng hợp ở ID = 577732

số chất có thể tham phản ứng trùng hợp tạo thành polime gồm:

(1) propilen, (2) vinyl clorua, (3) metyl metacrylat, (4) buta-1,3-đien.

577733[LG].png

cả 4 chất trong dãy → chọn đáp án C. ♣.

Câu 25 [306199]: Ứng với công thức C2HxOy (M < 62) có bao nhiêu chất hữu cơ mạch hở, bền ở điều kiện thường và có phản ứng tráng bạc?
A, 1.
B, 3.
C, 4.
D, 2.
HD: X có công thức C2HxOy ⇒ MX = 24 + x + 16y < 62 ⇒ x + 16y < 38 → y ≤ 2.

• nếu y = 1; x = 4 ⇒ X dạng C2H4O có CH3CHO (anđehit axetic) thỏa mãn.

• nếu y = 2; x = 2 ⇒ X dạng C2H2O2 có (CHO)2 (anđehit oxalic);

x = 4 ⇒ X có dạng C2H4O2 có HCOOCH3 và HO–CH2CHO thỏa mãn.

Theo đó, có 4 chất hữu cơ mạch hở, bền ở điều kiện thường thỏa mãn → chọn C. ♣.

Câu 26 [679557]: Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 19,2 gam Cu. Giá trị của m là
A, 11,2.
B, 16,8.
C, 8,4.
D, 14,0.
HD: Phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Giả thiết nCu = 0,3 mol ⇒ nFe = 0,3 mol ⇒ m = m = 0,3 × 56 = 16,8 gam.
Câu 27 [911555]: Cho m gam fructozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của m là
A, 7,2.
B, 3,6.
C, 1,8.
D, 2,4.
HD: Chú ý fructozơ có sự chuyển hoá và tỉ lệ tráng bạc như sau:
1.fructozơ ⇄OH⇄ 1.glucozơ –––AgNO3/NH3, to–→ 2Ag.
Theo đó, từ giả thiết nAg = 0,04 mol ⇒ nfructozơ = 0,02 mol.
⇒ m = 0,02 × 180 = 3,6 gam ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 28 [15245]: Đốt cháy hoàn toàn m gam C2H5NH2 thu được sản phẩm gồm H2O, CO2 và 1,12 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là
A, 18,0.
B, 9,0.
C, 4,5.
D, 13,5.
HD: ☆ Đốt: 4C2H5NH2 + 15O2 ––to→ 8CO2 + 14H2O + 2N2.
Giả thiết: nN2 = 0,05 mol ⇒ nC2H5NH2 = 0,1 mol ⇒ m = 0,1 × 45 = 4,5 gam. ❒
Câu 29 [352147]: Phát biểu nào sau đây sai?
A, Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
B, Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.
C, Quặng boxit (Al2O3.2H2O) và criolit (3NaF.AlF3) dùng sản xuất nhôm trong công nghiệp.
D, Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động là do CaCO3 bị phân hủy thành CaO.
HD: Phân tích các đáp án:
✔️ A. đúng vì các kim loại kiềm có tính khử mạnh, không thể tồn tại dạng đơn chất trong tự nhiên được.
✔️ B. đúng vì phèn chua: K2SO4.Al2(Sd4)3.24H2O trong nước thủy phân cho kết tủa Al(OH)3 dạng keo sẽ gom chất bẩn lơ lửng trong nước ⇝ làm trong nước.
✔️ C. đúng; quặng boxit (Al2O3.2H2O) là nguyên liệu chính và criolit (3NaF.AlF3) là xúc tác quan trọng.
❌ D. sai, thạch nhũ là quá trình CaCO3 bị hòa tan bởi CO2 + H2O thành Ca(HCO3)2; sau đó, nước chứa Ca(HCO3)2 lâu ngày lại phân hủy tạo CaCO3 tích tụ thành thạch nhũ.
Câu 30 [117018]: Dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3, kết thúc phản ứng thu được phần rắn Y giảm 4,8 gam so với X. Mặt khác, hòa tan hoàn Y trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 6,72 lít khí (ở đktc). Phần trăm khối lượng Fe có trong X là
A, 25,93%.
B, 51,22%.
C, 41,77%.
D, 36,78%.
Cho khí CO dư đi qua hỗn hơp thì chỉ có Fe2O3 tham gia phản ứng

Có mchất rắn = mO ( oxit) = 4,8 : 16 = 0,3 mol → nFe2O3 = 0,1 mol

Y chỉ chứa Fe. Phản ứng: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Suy ra ∑nFe trong Y = 0,3 mol → nFe trong X = 0,1 mol

Vậy %mFe trong X = 5,6 ÷ (5,6 + 16,0) × 100% ≈ 25,93% ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 31 [13593]: Cho các phát biểu sau:
(a) Na2CO3 được dùng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt.
(b) KNO3 được dùng làm phân bón và chế tạo thuốc nổ.
(c) Quặng boxit thường lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2.
(d) Thép là hợp kim của sắt có chứa 2 – 5% khối lượng cacbon.
(e) Hợp kim Na-K dễ nóng chảy và dẫn nhiệt tốt.
Số phát biểu đúng là
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 5.
HD: Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng. Na2CO3 khan được gọi là sođa khan, là một hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt, phẩm nhuộm,...
✔️ (b) đúng. Mẹo: liên quan đến NO3 ⇝ thuốc nổ, thuốc súng; KNO3 cung cấp kali ⇝ làm phân bón.
✔️ (c) đúng. Để xử lý người ta sử dụng NaOH để hoà tan Al2O3; sau đó kết tủa lại Al(OH)3 rồi nung để thu được Al2O3 sạch.
❌ (d) sai. sắt có chứa 2 – 5% khối lượng cacbon là gang chứ không phải thép (hàm lượng C trong thép chỉ từ 0,01-2%).
✔️ (e) đúng theo ứng dụng của các kim loại kiềm.
⇝ có 4/5 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 32 [511455]: Thực hiện thí nghiệm theo các bước:
Bước 1: Lấy vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 3 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M
Bước 2: Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào ống thứ nhất, cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào ống thứ hai, cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào ống thứ ba.
Bước 3: Cho từ từ dung dịch HCl loãng đến dư vào ba ống nghiệm sau bước 2.
Kết luận nào sau đây là đúng?
A, Sau bước 2, chỉ có ống nghiệm thứ ba xuất hiện kết tủa.
B, Sau bước 3 dung dịch thu được trong ống nghiệm thứ ba có 2 muối tan.
C, Sau bước 2, cả ba ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa.
D, Sau bước 3 cả ba ống nghiệm đều thu được dung dịch đồng nhất.
HD: Phân tích các các bước thí nghiệm xảy ra lần lượt ở các ống:
• Ống 1:
Đầu tiên: 6NH3 + 6H2O + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3↓ + 3(NH4)2SO4.
sau đó: 3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O.
⇒ Hiện tượng: Sau bước 2 thu được kết tủa, sau bước 3 kết tủa bị tan hoàn toàn.
• Ống 2:
đầu tiên: 6NaOH + Al2(SO4)3 → 3Na2SO4 + 2Al(OH)3↓.
NaOH dùng dư nên NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O.
sau đó: HCl + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3 + NaCl.
HCl dùng dư nên tiếp tục: 3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O.
⇒ Hiện tượng: thấy tạo thành kết tủa sau đó tan dần đến hết; thêm HCl vào lại tạo thành kết tủa rồi lại tan dần đến hết sau đó.
• Ống 3: 3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3↓.
BaOH dùng dư nên Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O.
sau đó, cho HCl đến dư vào thì Ba(AlO2)2 xảy ra phản ứng tương tự như NaAlO2; chỉ có BaSO4↓ không bị hòa tan bởi NaOH dư hay HCl dư.
⇒ Hiện tượng: bước 2 tạo thành kết tủa, sau đó bị hòa tan 1 phần; cho HCl vào thì tạo thêm kết tủa, sau đó bị hòa tan 1 phần. Kết thúc vẫn còn kết tủa trắng là BaSO4.
Từ đó, thấy ngay phát biểu B đúng; 2 muối tan trong ống nghiệm là AlC3 và BaCl2.
Câu 33 [913205]: Nung 8,08 gam một muối A thu được sản phẩm khí và 1,6 gam một chất rắn B không tan trong nước. Ở điều kiện thích hợp, nếu cho sản phẩm khí đi qua 200 gam dung dịch NaOH 1,2% ở điều kiện xác định thì thấy phản ứng xảy ra là vừa đủ và thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất có nồng độ 2,47%. Biết rằng khi nung muối A thì kim loại trong A không biến đổi số oxi hóa. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong A là
A, 53,33%.
B, 70,18%.
C, 71,29%.
D, 69,57%.
HD: 8,08 gam muối A → 1,6 gam rắn B + ? gam sp khí ⇒ ∑msp khí = 6,48 gam.
sp khí + 200 gam dung dịch NaOH → mdung dịch thu được = 206,48 gam.
Giả thiết cho 0,06 mol NaOH → 5,1 gam muối natri.
• Nếu muối dạng NaR ⇒ nNaR = 0,06 mol ⇒ R = 62 tương ứng là gốc NO3.
• Nếu muối dạng NaaR thì bạn đọc không tìm được gốc R tương ứng ⇝ loại.
Theo đó, spk khí chứa NO2 và O2 vừa đủ theo đúng tỉ lệ 4 : 1 để:
4NO2 + 1O2 + 2H2O → 4HNO3
HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O.
Có 0,06 mol NaOH nên sp khí gồm 0,06 mol NO2 + 0,015 mol O2 và còn lại là 0,18 mol H2O.
Quay lại phản ứng nhiệt phân: 4M(NO3)n ––to→ 2M2On + 4nNO2 + nO2.
⇒ 1,6 gam oxit gồm 0,03 mol O và 1,12 gam M ⇒ tỉ lệ M ÷ n = 1,12 ÷ (0,03 × 2) = 56/3
⇝ cho biết M = 56; n = 3 là kim loại Fe ⇝ công thức muối A là Fe(NO3)3.9H2O.
⇝ Yêu cầu %mO trong A = 16 × 18 ÷ 404 ≈ 71,29% ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 34 [120187]: [THPT QG 2018]: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al; Na và BaO vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,085 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,03 mol H2SO4 và 0,1 mol HCl vào Y, thu được 3,11 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 7,43 gam hỗn hợp các muối clorua và muối sunfat trung hòa. Giá trị của m là
A, 2,79.
B, 3,76.
C, 6,50.
D, 3,60.
HD: Thêm 0,085 mol O vào m gam X, gộp cả quá trình:
42.PNG
Bảo toàn khối lượng, ta có: m – 2,59 = mH2O.
Thử nhanh với 4 đáp án chỉ có m = 3,76 cho số mol H2O tròn là 0,065 mol.
Xem tiếp, nếu đúng thì bảo toàn H có số mol Al(OH)3 là 0,01
⇒ số mol BaSO4 là 0,01 mol ⇝ thay dần thấy các số liệu đều đúng.
⇥ Yên tâm chọn đáp án B. ❒

____________________________________________________
22.png
Câu 35 [352148]: Hỗn hợp E gồm hai hiđrocacbon mạch hở X, Y với MX < MY < 65. Cho 0,1 mol E, có khối lượng 4,5 gam, vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 20,55 gam hỗn hợp kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A, 25,53%.
B, 55,56%.
C, 38,72%.
D, 74,47%.
Đáp án: B
Câu 36 [679870]: Thủy phân hoàn toàn chất hữu cơ E (C9H16O4, chứa hai chức este) bằng dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm ancol X và hai chất hữu cơ Y và Z. Biết Y chứa 3 nguyên tử cacbon và MX < MY < MZ. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư, thu được hợp chất hữu cơ T (C3H6O3). Cho các phát biểu sau:
(a) Khi cho a mol T tác dụng với Na dư, thu được a mol H2.
(b) Có 4 công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của E.
(c) Ancol X là propan-1,2-điol.
(d) Khối lượng mol của Z là 96 gam/mol.
Số phát biểu đúng là
A, 3.
B, 4.
C, 2.
D, 1.
HD: Cấu tạo của T dạng tạp chức HOC2H4COOH.
⇒ Tương ứng E (C9H16O4) dạng "este nối": C2H5COOC2H4COOC3H7.
MX < MY < MZ ⇒ X là C3H7OH; Y là C2H5COONa và Z là HOC2H4COONa.
☆ Phân tích các phát biểu:
(a) đúng theo tỉ lệ: HOC2H4COOH + 2Na → NaOC2H4COONa + H2↑.
(b) đúng vì tương ứng gốc C2H5– chỉ có 1 đồng phân; gốc –C2H4– có 2 đồng phân (là –CH2–CH2– và –CH(CH3)–); gốc C3H7 có 2 đồng phân (CH3CH2CH2– và (CH3)2CH–) ⇒ tổ hợp có 1 × 2 × 2 = 4 đồng phân.
(c) sai vì X là ancol propylic hoặc là ancol isopropylic.
(d) sai vì MZ = 17 + 28 + 44 + 23 = 112 ≠ 96.
⇝ theo đó, có 2 phát biểu đúng và 2 phát biểu sai.
Câu 37 [908889]: Hỗn hợp T gồm ba este mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức), đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được H2O và 1,0 mol CO2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam T bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp E gồm hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và 26,92 gam hỗn hợp muối F. Cho E tác dụng hết với kim loại Na dư, thu được 0,2 mol H2. Đốt cháy toàn bộ F, thu được H2O, Na2CO3 và 0,2 mol CO2. Khối lượng của Y trong m gam T là
A, 3,65 gam.
B, 5,92 gam.
C, 4,72 gam.
D, 5,84 gam.
HD: Xâu chuối "chức" phản ứng: este –COO– + NaOH → –COONa (muối) + –OH (ancol).
Sau đó ancol: –OH + Na → –ONa + ½.H2↑.
⇒ Từ nH2 = 0,2 mol ⇒ ∑n–OH = 0,4 mol ⇒ nNaOH = 0,4 mol.
Bảo toàn nguyên tố Na ⇒ đốt muối thu được 0,2 mol Na2CO3.
Bảo toàn cacbon từ đốt este, đốt muối ⇒ đốt ancol thu được 1,0 – 0,2 – 0,2 = 0,6 mol CO2.
► "điểm đặc biệt" trong muối số C = số Na, mà Na chỉ ở trong COONa
⇒ Muối chỉ có thể là HCOONa và (COONa)2.
⇒ Giải hệ số mol có 0,12 mol HCOONa và 0,14 mol (COONa)2.
Khó nhất của bài toán chính là việc xác định ancol.!
Có este đơn chức nên chắc chắc có một ancol đơn chức, có este 3 chức nên ancol còn lại là 3 chức, hoặc 2 chức (không thể 4 chức trở lên được).
• TH1: cặp ancol là đơn chức và ba chức ⇒ X là HCOOR; Y là (COOR)2 và Z là (HCOO)3R'.
⇒ nY = 0,14 mol; nX + 3nZ = 0,12 mol.
⇒ ∑nancol = nX + 2nY + nZ > (1/3.nX + nZ) + 2nY = 0,32
⇒ số Cancol < 0,6 ÷ 0,32 = 1,875 → không có ancol thoả mãn.
• TH2: cặp ancol đơn chức và hai chức: ∑nOH = 0,4 mol; ∑nC = 0,6 mol.
⇒ Chặn khoảng: 0,6 ÷ 0,4 < số C < 0,6 ÷ (0,4 ÷ 2) ⇒ 1,5 < số C < 3 ⇒ số C = 2.
⇒ Giải hệ mol hai ancol tương ứng là 0,2 mol C2H5OH và 0,1 mol C2H4(OH)2.
Ghép tạo este: X chỉ có thể là HCOOC2H5; Z chỉ có thể là HCOOCH2CH2OOC–COOC2H5.
Còn Y có thể là (COOC2H5)2 hoặc (HCOO)2C2H4.
Lập hệ giải số mol X, Y, Z ứng với hai TH của Y thấy ứng với Y là (HCOO)2C2H4 không thoả mãn.
Còn với Y là (COOC2H5)2 thì giải ra: nZ = 0,1 mol; nX = 0,02 mol và nY = 0,04 mol.
⇝ Yêu cầu mY/T = 0,04 × 146 = 5,84 gam.
Câu 38 [352149]: Cho các phát biểu sau:
(a) Để phân biệt Ala-Ala và Gly-Gly-Gly có thể dùng phản ứng màu biure.
(b) Dung dịch lysin làm phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng.
(c) Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn.
(d) Thủy phân hoàn toàn anbumin nhờ xúc tác enzim thu được các α-amino axit.
(e) Axit 6-aminohexanoic là nguyên liệu để sản xuất tơ enang (nilon-6).
Số phát biểu đúng là
A, 4.
B, 3.
C, 5.
D, 2.
Đáp án: A
Câu 39 [352668]: Cho m gam hỗn hợp X (gồm Na, Na2O, Ba và BaO) vào H2O dư, thu được dung dịch Y và 0,02 mol H2. Sục từ từ đến hết 0,07 mol CO2 vào Y, thu được dung dịch Z và kết tủa BaCO3. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa BaCO3 (a mol) vào số mol CO2 (b mol) được biểu diễn theo đồ thị bên. Cho từ từ đến hết Z vào 56 ml dung dịch HCl 1M, thu được 0,04 mol CO2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A, 4,35.
B, 4,91.
C, 2,97.
D, 10,61.
Đáp án: B
Câu 40 [352150]: Cao su buna-S là một polime được điều chế từ buta-1,3-dien và stiren có xúc tác Na. Giống như nhiều vật liệu polime, cao su buna-S được hình thành trong thế chiến để giải quyết tình trạng thiếu hụt cao su tự nhiên. Nó có khả năng chống mài mòn tuyệt vời, độ bền cao, khả năng chịu nén và chống nước tốt. Cao su buna-S được ứng dụng để làm lốp ô tô, đế và gót giày, khớp nối truyền động, phụ tùng ô tô. Giả sử trong phần mạch cacbon của polime, các phân tử buta-1,3-dien và stiren được sắp xếp luân phiên và xen kẽ nhau.
Cho các phát biểu sau:
(a) Cao su buna-S có thành phần nguyên tố hóa học giống với cao su buna.
(b) Chữ “S” trong tên cao su buna-S có ý nghĩa là đại diện cho nguyên tố sulfur (lưu huỳnh).
(c) Cao su buna-S được tổng hợp khi đồng trùng hợp buta-1,3-dien và stiren.
(d) Cao su buna-S thuộc loại polime tổng hợp.
(e) Trong mỗi mắt xích cao su buna-S, phần trăm khối lượng cacbon đều là 69,78%.
Số phát biểu đúng là
A, 3.
B, 2.
C, 4.
D, 1.
HD: Giả sử trong phần mạch cacbon của polime, các phân tử buta-1,3-dien và stiren được sắp xếp luân phiên và xen kẽ nhau ⇝ cấu tạo 1 mắt xích của cao su buna-S như sau:
cao-su-buna-S.png
☆ Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng vì đều chỉ chứa các nguyên tố C và H.
❌ (b) sai vì như quan sát không hề có nguyên tố S nào trong cấu tạo cả. Chữ "S" ở đây là viết tắt của S trong stiren.
✔️ (c) đúng.
✔️ (d) đúng vì như ý (c): Cao su buna-S được tổng hợp khi đồng trùng hợp buta-1,3-dien và stiren.
❌ (e) sai vì từ cấu tạo mắt xích ⇝ công thức phân tử mắt xích C12H14 ⇒ %C = 12 × 12 ÷ 158 × 100% ≈ 91,14% ≠ 69,78%
⇝ có 3/5 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án A. ♥