Đáp án
1
2
3D
4C
5B
6A
7B
8D
9B
10B
11C
12C
13C
14B
15D
16D
17B
18B
19C
20C
21C
22B
23D
24D
25A
26D
27
28B
29A
30
31A
32C
33C
34C
35C
36A
37B
38D
39B
40D
Đáp án Đề minh họa số 45 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Hóa học
Câu 1 [352540]: Quặng boxit được dùng làm nguyên liệu để điều chế kim loại nào sau đây?
Đáp án:
Câu 2 [352541]: Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
Đáp án:
Câu 3 [352542]: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH?
A, CH3CHO.
B, CH4.
C, C2H5OH.
D, C6H5OH (phenol).
Đáp án: D
Câu 4 [352543]: Este X có công thức phân tử C4H6O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm natri axetat và chất hữu cơ Y. Tên gọi của Y là
A, ancol vinylic.
B, ancol etylic.
C, anđehit axetic.
D, anđehit fomic.
Đáp án: C
Câu 5 [352544]: Trong công nghiệp, để chuyển dầu lỏng thành mỡ rắn người ta thực hiện phản ứng
A, xà phòng hóa.
B, hiđro hóa.
C, este hóa.
D, hiđrat hóa.
Đáp án: B
Câu 6 [352545]: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A, Na.
B, Fe.
C, Cu.
D, Ag.
Đáp án: A
Câu 7 [352546]: Công thức của crom(III) oxit là
A, Cr(OH)3.
B, Cr2O3.
C, Cr2(SO4)3.
D, CrO3.
Đáp án: B
Câu 8 [352547]: Phân tử polime nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?
A, Poli(vinyl clorua).
B, Poliacrilonitrin.
C, Poli(vinyl axetat).
D, Polietilen.
Đáp án: D
Câu 9 [352548]: Kim loại nào sau đây khử được Cu2+ trong dung dịch thành Cu?
A, K.
B, Mg.
C, Na.
D, Ag.
Đáp án: B
Câu 10 [352549]: Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch muối X thu được kết tủa trắng. Muối X là
A. B. C. D.
A, FeCl3.
B, Mg(NO3)2.
C, CuSO4.
D, K2CO3.
Đáp án: B
Câu 11 [352550]: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A, Fe.
B, Pb.
C, W.
D, Li.
Đáp án: C
Câu 12 [352551]: Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thu được sản phẩm gồm
A, NaOH, CO2, H2.
B, Na2O, CO2, H2O.
C, Na2CO3, CO2, H2O.
D, NaOH, CO2, H2O.
Đáp án: C
Câu 13 [352552]: Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: CO2, SO2, NO2, H2S. Để loại bỏ các khí đó một cách hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A, NaCl.
B, HCl.
C, Ca(OH)2.
D, CaCl2.
Đáp án: C
Câu 14 [352553]: Trong các hợp chất, kim loại kiềm thổ có số oxi hoá là
A, +1.
B, +2.
C, -2.
D, -1.
Đáp án: B
Câu 15 [352554]: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A, AlCl3.
B, Fe(OH)2.
C, HCl.
D, Al(OH)3.
Đáp án: D
Câu 16 [352555]: Cồn rửa tay khô (dung dịch sát khuẩn) được dùng để phòng chống dịch COVID-19. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới gọi tắt là WHO, cồn rửa tay khô có phần trăm thể tích các thành phần chính như sau: ethanol 80%, nước oxi già 0,125%, glyxerol 1,45%. Trong công nghiệp, nguyên liệu chính ethanol KHÔNG được điều chế bằng cách nào sau đây?
A, Thủy phân xenlulozơ trong axit, lên men glucozơ.
B, Lên men tinh bột.
C, Hidro hóa etilen, xúc tác axit.
D, Thủy phân etyl axetat trong môi trường axit.
Đáp án: D
Câu 17 [352556]: Gang có thành phần chính là sắt và được sản suất từ quá trình khử oxit trong lò cao. Quá trình luyện gang được thực hiện bằng phương pháp
A, điện phân.
B, nhiệt luyện.
C, nhiệt nhôm.
D, thủy luyện.
Đáp án: B
Câu 18 [352557]: Phát biểu nào sau đây đúng?
A, Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B, Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ thiên nhiên.
C, Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D, Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không phân nhánh.
Đáp án: B
Câu 19 [352558]: Khi nghiên cứu về ăn mòn điện hóa một học sinh đã bố trí thí nghiệm như hình vẽ sau:
Trong thí nghiệm nào đinh sắt bị gỉ?
Trong thí nghiệm nào đinh sắt bị gỉ?
A, (X) và (Y).
B, (Y) và (Z).
C, (Y) và (T).
D, (Z) và (T).
Đáp án: C
Câu 20 [352559]: Metyl cinamat là một este có công thức phân tử C10H10O2 và có mùi thơm của dâu tây (strawberry) được sử dụng trong ngành công nghiệp hương liệu và nước hoa. Để điều chế 16,2 gam este metyl cinamat người ta cho 22,2 gam axit cinamic (C6H5-CH=CH-COOH) phản ứng với lượng dư ancol metylic (CH3OH). Hiệu suất phản ứng este hóa bằng
A, 50,0%.
B, 33,3%.
C, 66,7%.
D, 72,4%.
Đáp án: C
Câu 21 [352560]: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là
A, 18,5.
B, 45,0.
C, 15,0.
D, 30,0.
Đáp án: C
Câu 22 [352561]: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm chứa anilin, hiện tượng quan sát được là
A, xuất hiện màu tím.
B, có kết tủa màu trắng.
C, có bọt khí thoát ra.
D, xuất hiện màu xanh.
Đáp án: B
Câu 23 [352562]: Số nguyên tử oxi trong phân tử axit glutamic là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Đáp án: D
Câu 24 [352563]: Chất nào sau đây là amin bậc hai?
A, (CH3)3N.
B, C6H5NH2.
C, CH3NH2.
D, CH3NHCH3.
Đáp án: D
Câu 25 [352564]: Đốt cháy hoàn toàn m gam valin trong O2 thu được N2, H2O và 2,688 lít CO2 (ở đktc). Giá trị của m là
A, 2,34.
B, 1,17.
C, 3,51.
D, 1,755.
Đáp án: A
Câu 26 [352565]: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Al và Na có tỉ lệ mol 1 : 2 vào nước dư, thu được 4,48 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A, 7,3.
B, 7,7.
C, 2,92.
D, 5,84.
Đáp án: D
Câu 27 [352566]: Khi thủy phân hết 3,98 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở thì cần vừa đủ 0,05 mol NaOH, thu được một ancol và hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic cùng dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hết 3,98 gam X trong O2 dư, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
Đáp án:
Câu 28 [352567]: Cho 4 cacbohiđrat X, Y, Z, T tương ứng có nhiều trong quả nho, cây mía, hạt gạo và quả bông như sau:
Khi nghiên cứu về các chất trên, một học sinh đã thu được các kết quả sau:
(x): X, Y, Z, T đều có phản ứng thủy phân;
(y): X, Y có cả dạng mạnh hở và vòng;
(z): X, Z đều có phản ứng tráng gương;
(t): Z, T là polisaccarit;
(v): Cho X phản ứng với H2 thu được sobitol.
(u): Trong T có nhiều liên kết α-1,4-glicozit
Số kết quả đúng là
Khi nghiên cứu về các chất trên, một học sinh đã thu được các kết quả sau:
(x): X, Y, Z, T đều có phản ứng thủy phân;
(y): X, Y có cả dạng mạnh hở và vòng;
(z): X, Z đều có phản ứng tráng gương;
(t): Z, T là polisaccarit;
(v): Cho X phản ứng với H2 thu được sobitol.
(u): Trong T có nhiều liên kết α-1,4-glicozit
Số kết quả đúng là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Đáp án: B
Câu 29 [352568]: Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: xenlulozơ axetat, visco, nitron, nilon-6,6?
A, 2.
B, 3.
C, 1.
D, 4.
Đáp án: A
Câu 30 [352569]: Pin nhiên liệu được nghiên cứu rộng rãi nhằm thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Trong pin nhiên liệu, dòng điện được tạo ra do phản ứng oxi hóa nhiên liệu (hiđro, cacbon monooxit, metanol, etanol, propan, …) bằng oxi không khí. Trong pin propan – oxi, phản ứng tổng cộng xảy ra khi pin hoạt động như sau:
C3H8(k) + 5O2(k) + 6OH- (dd) → 3CO32- (dd) + 7H2O(l)
Ở điều kiện chuẩn, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol propan theo phản ứng trên thì sinh ra một lượng năng lượng là 2497,66 kJ. Một bóng đèn LED công suất 20W được thắp sáng bằng pin nhiên liệu propan – oxi. Biết hiệu suất quá trình oxi hóa propan là 80,0%; hiệu suất sử dụng năng lượng là 100% và trung bình cứ 1 giờ bóng đèn LED nói trên nếu được thắp sáng liên tục thì cần tiêu thụ hết một lượng năng lượng bằng 72,00 kJ. Thời gian bóng đèn được thắp sáng liên tục khi sử dụng 176 gam propan làm nhiên liệu ở điều kiện chuẩn là
C3H8(k) + 5O2(k) + 6OH- (dd) → 3CO32- (dd) + 7H2O(l)
Ở điều kiện chuẩn, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol propan theo phản ứng trên thì sinh ra một lượng năng lượng là 2497,66 kJ. Một bóng đèn LED công suất 20W được thắp sáng bằng pin nhiên liệu propan – oxi. Biết hiệu suất quá trình oxi hóa propan là 80,0%; hiệu suất sử dụng năng lượng là 100% và trung bình cứ 1 giờ bóng đèn LED nói trên nếu được thắp sáng liên tục thì cần tiêu thụ hết một lượng năng lượng bằng 72,00 kJ. Thời gian bóng đèn được thắp sáng liên tục khi sử dụng 176 gam propan làm nhiên liệu ở điều kiện chuẩn là
Câu 31 [352570]: Cho sơ đồ chuyển hóa:
Chất X còn được gọi là xút ăn da; Y, Z, T là các hợp chất khác nhau; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học. Các chất T và E thỏa mãn sơ đồ trên là
Chất X còn được gọi là xút ăn da; Y, Z, T là các hợp chất khác nhau; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học. Các chất T và E thỏa mãn sơ đồ trên là
A, NaHCO3 và Ba(OH)2.
B, Na2CO3 và Ba(OH)2.
C, CO2 và Ba(OH)2.
D, NaHCO3 và Ba3(PO4)2.
Đáp án: A
Câu 32 [352571]: Cho các phát biểu sau:
(a) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 có xuất hiện kết tủa.
(b) Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 tạo thành Cu.
(c) Hỗn hợp Na2O và Al (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong nước dư.
(d) Trong công nghiệp dược phẩm, NaHCO3 được dùng để điều chế thuốc đau dạ dày.
(e) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy AlCl3.
Số phát biểu đúng là
(a) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 có xuất hiện kết tủa.
(b) Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 tạo thành Cu.
(c) Hỗn hợp Na2O và Al (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong nước dư.
(d) Trong công nghiệp dược phẩm, NaHCO3 được dùng để điều chế thuốc đau dạ dày.
(e) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy AlCl3.
Số phát biểu đúng là
A, 5.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Đáp án: C
Câu 33 [352572]: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong thành phần thuốc diệt chuột có chứa kẽm photphua (Zn3P2).
(b) Trong dung dịch, Fe2+ khử được Zn và oxi hóa được Ag+.
(c) Khi điện phân dung dịch MgCl2, điện cực trơ thấy khối lượng catot tăng.
(d) Để làm mềm nước cứng người ta có thể dùng các vật liệu trao đổi ion như cationit, zeolit, …
(e) Những thiên thạch từ khoảng không của Vũ Trụ rơi vào trái đất có chứa sắt tự do.
Số phát biểu sai là
(a) Trong thành phần thuốc diệt chuột có chứa kẽm photphua (Zn3P2).
(b) Trong dung dịch, Fe2+ khử được Zn và oxi hóa được Ag+.
(c) Khi điện phân dung dịch MgCl2, điện cực trơ thấy khối lượng catot tăng.
(d) Để làm mềm nước cứng người ta có thể dùng các vật liệu trao đổi ion như cationit, zeolit, …
(e) Những thiên thạch từ khoảng không của Vũ Trụ rơi vào trái đất có chứa sắt tự do.
Số phát biểu sai là
A, 3.
B, 1.
C, 2.
D, 4.
Bao gồm: b, c
(b) Sai vì Fe2+ oxi hóa được Zn và khử được Ag+.
(c) Sai vì ở catot Mg2+ không điện phân, chỉ có nước điện phân nên không có kim loại bám vào catot.
(b) Sai vì Fe2+ oxi hóa được Zn và khử được Ag+.
(c) Sai vì ở catot Mg2+ không điện phân, chỉ có nước điện phân nên không có kim loại bám vào catot.
Câu 34 [352573]: Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với hiđro là 6,2. Dẫn X đi qua bình đựng bột Fe rồi nung nóng (hiệu suất tổng hợp NH3 đạt 40%), thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với He là
A, 14,76.
B, 7,38.
C, 3,69.
D, 5,65.
Đáp án: C
Câu 35 [352574]: Thủy phân hoàn toàn este E (C8H12O6, chứa 3 chức este) trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm gồm ancol X và hai chất hữu cơ Y và Z (MX < MY < MZ). Cho Z tác dụng với HCl, thu được chất hữu cơ T (C2H4O3). Đề hiđrat hóa X, thu được anken F. Cho các phát biểu sau:
(a) Khi cho a mol T tác dụng với Na dư, thu được a mol khí H2.
(b) Có 3 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của E.
(c) Chất E có phản ứng tráng gương.
(d) Oxi hóa chất T trong điều kiện thích hợp, thu được hợp chất hữu cơ đa chức.
(e) Đốt cháy hoàn toàn chất Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O
Số phát biểu đúng là
(a) Khi cho a mol T tác dụng với Na dư, thu được a mol khí H2.
(b) Có 3 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của E.
(c) Chất E có phản ứng tráng gương.
(d) Oxi hóa chất T trong điều kiện thích hợp, thu được hợp chất hữu cơ đa chức.
(e) Đốt cháy hoàn toàn chất Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O
Số phát biểu đúng là
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 5.
Đáp án: C
Câu 36 [352575]: Làm lạnh 155 gam dung dịch CuSO4 bão hoà ở 80oC xuống 10oC, thu được muối kết tinh X và m gam dung dịch Y. Cho m gam dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 31,114 gam kết tủa. Biết độ tan của CuSO4 ở 10oC và 80oC là 17,4 và 55. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong X là
A, 52,34%.
B, 57,60%.
C, 55,17%.
D, 61,54%.
Đáp án: A
Câu 37 [352576]: X là hợp chất khí nhẹ hơn không khí. Để thử tính tan của X trong nước, người ta tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Nạp đầy khí X vào bình thủy tinh trong suốt, đậy bình bằng nút cao su có ống thủy tinh vuốt nhọn xuyên qua.
Bước 2: Úp ngược bình chứa khí X, nhúng đầu ống thủy tinh vào một chậu thủy tinh có chứa nước. Nước trong chậu thuỷ tinh có pha thêm dung dịch phenolphthalein. Một lát sau, nước trong chậu phun vào bình thành những tia có màu hồng.
Cho các phát biểu sau đây
(a) Hiện tượng ở bước 2 chứng tỏ dung dịch X có tính axit.
(b) Bộ dụng cụ dùng ở thí nghiệm này chỉ thử được tính tan của các khí nhẹ hơn không khí.
(c) Để điều chế khí X trong phòng thí nghiệm, người ta cho các đơn chất tương ứng tác dụng với nhau.
(d) X cháy trong oxi cho ngọn lửa màu vàng.
(e) X được dùng để sản xuất phân bón, làm nhiên liệu cho tên lửa.
(g) Dung dịch X đậm đặc thường dùng trong phòng thí nghiệm có nồng độ 25%.
Số phát biểu đúng là
Bước 1: Nạp đầy khí X vào bình thủy tinh trong suốt, đậy bình bằng nút cao su có ống thủy tinh vuốt nhọn xuyên qua.
Bước 2: Úp ngược bình chứa khí X, nhúng đầu ống thủy tinh vào một chậu thủy tinh có chứa nước. Nước trong chậu thuỷ tinh có pha thêm dung dịch phenolphthalein. Một lát sau, nước trong chậu phun vào bình thành những tia có màu hồng.
Cho các phát biểu sau đây
(a) Hiện tượng ở bước 2 chứng tỏ dung dịch X có tính axit.
(b) Bộ dụng cụ dùng ở thí nghiệm này chỉ thử được tính tan của các khí nhẹ hơn không khí.
(c) Để điều chế khí X trong phòng thí nghiệm, người ta cho các đơn chất tương ứng tác dụng với nhau.
(d) X cháy trong oxi cho ngọn lửa màu vàng.
(e) X được dùng để sản xuất phân bón, làm nhiên liệu cho tên lửa.
(g) Dung dịch X đậm đặc thường dùng trong phòng thí nghiệm có nồng độ 25%.
Số phát biểu đúng là
A, 3.
B, 2.
C, 4.
D, 5.
Đáp án: B
Câu 38 [352577]: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai axit béo X, Y (MX < MY, Y no, X chứa không quá 3 liên kết π) và triglixerit Z (tỉ lệ mol lần lượt là 1 : 2 : 2) thu được 1,68 mol CO2 và 1,56 mol H2O. Hiđro hóa hoàn toàn m gam E, rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với 216 ml dung dịch KOH aM (lấy dư 20% so với lượng phản ứng), thu được dung dịch T. Cô cạn T thu được 29,988 gam hỗn hợp chứa hai chất rắn khan. Phát biểu nào sau đây là sai?
A, Giá trị của a là 0,5.
B, Y là axit stearic.
C, Phần trăm khối lượng của X trong m gam hỗn hợp E là 10,70%.
D, X và Z đều tác dụng tối đa với dung dịch Br2 theo tỉ lệ 1: 2.
Đáp án: D
Câu 39 [352578]: Cho a mol hỗn hợp E gồm hai kim loại X và Fe tác dụng với dung dịch chứa 22,5 gam các muối nitrat (nguyên tố oxi chiếm 32% về khối lượng) sau một thời gian thu được 13,08 gam hỗn hợp kim loại Y và dung dịch Z. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được kết tủa lớn nhất nặng 9,19 gam. Để hòa tan hết a mol E cần tối thiểu 0,44 mol HNO3 thu được khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất duy nhất của N+5). Mặt khác, a mol E tác dụng hoàn toàn với O2 dư thu 80a gam oxit. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A, 31,2.
B, 44,2.
C, 55,6.
D, 50,5.
Đáp án: B
Câu 40 [352579]: Cho X, Y, Z là ba axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở, gồm một axit no, hai axit không no đều có một liên kết đôi (C=C) và MY < MZ; T là ancol no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon với Y; E là este tạo bởi X, Y, Z và T. Cho m gam hỗn hợp Q gồm X, Y, Z, T, E tác dụng vừa đủ với 140 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 12,42 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Q, thu được 0,48 mol CO2 và 0,37 mol H2O. Mặt khác, m gam Q tác dụng tối đa với 0,09 mol H2 (xúc tác Ni, nung nóng). Phần trăm số mol của T trong Q là
A, 30,82%.
B, 33,34%.
C, 15,41%.
D, 16,67%.
Đáp án: D