Đáp án
1D
2D
3A
4C
5A
6A
7A
8D
9A
10D
11A
12D
13B
14C
15A
16A
17C
18A
19B
20A
21A
22A
23D
24C
25B
26A
27B
28D
29B
30A
31A
32A
33C
34D
35D
36C
37D
38A
39D
40D
Đáp án Đề minh họa số 5 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Hóa học
Câu 1 [906832]: Tên gọi của este HCOOC2H5 là
A, etyl axetat.
B, metyl fomat.
C, metyl axetat.
D, etyl fomat.
HD: Phân tích các đáp án:
Tên gọi | A. etyl axetat. | B. metyl fomat. | C. metyl axetat. | D. etyl fomat. |
Cấu tạo | CH3COOC2H5 | HCOOCH3 | CH3COOCH3 | HCOOC2H5 |
❌ | ❌ | ❌ | ✔️ |
Câu 2 [256285]: Phenol có công thức nào trong số các công thức dưới đây?
A, C6H13OH.
B, C6H5CHO.
C, C6H5COOH.
D, C6H5OH.
HD: Công thức của phenol là C6H5OH.
Câu 3 [59859]: Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh?
A, Na2CO3.
B, HNO3.
C, HCl.
D, NaCl.
HD: ☆ Phân tích: Axit – H+ → bazơ liên hợp || Bazơ + H+ → axit liên hợp.
Quan hệ: axit/bazơ với bazơ/axit liên hợp là quan hệ bếp bênh:
Axit càng mạnh thì bazơ liên hợp càng mạnh và ngược lại.
NaOH, hay HCl là các bazơ, axit rất mạnh nên Na+ hay Cl– được coi là ion trung tính.
H2CO3 là axit yếu nên ion CO32– là bazơ liên hợp mạnh.
|⇝ Na2CO3 có khả năng làm quỳ tím hóa xanh. ❒
Quan hệ: axit/bazơ với bazơ/axit liên hợp là quan hệ bếp bênh:
Axit càng mạnh thì bazơ liên hợp càng mạnh và ngược lại.
NaOH, hay HCl là các bazơ, axit rất mạnh nên Na+ hay Cl– được coi là ion trung tính.
H2CO3 là axit yếu nên ion CO32– là bazơ liên hợp mạnh.
|⇝ Na2CO3 có khả năng làm quỳ tím hóa xanh. ❒
Câu 4 [60166]: Nước cứng vĩnh cửu là nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ với các gốc axit
A, HCO3–.
B, CO32–.
C, SO42–; Cl–.
D, HCO3–; Cl–.
Câu 5 [982269]: Canxi sunfat là chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước gọi là thạch cao sống. Công thức của canxi sunfat là
A, CaSO4.
B, CaO.
C, Ca(OH)2.
D, CaCO3.
HD: Phân tích các đáp án:
Công thức | A. CaSO4. | B. CaO. | C. Ca(OH)2. | D. CaCO3. |
Tên gọi | canxi sunfat | canxi oxit | canxi hiđroxit | canxi cacbonat |
Câu 6 [61445]: Tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, để đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như sát trùng, diệt khuẩn, phòng chống dịch bệnh, chất nào sau đây thường được rắc ở khu vực chăn nuôi?
A, Vôi bột.
B, Than đá.
C, Đá vôi.
D, Phèn chua.
HD: Tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, người ta thường rắc vôi bột để đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như sát trùng, diệt khuẩn, phòng chống dịch bệnh ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 7 [60422]: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư) không tạo muối Fe(II). Chất X là
A, HNO3.
B, H2SO4.
C, HCl.
D, CuSO4.
HD: Các phương trình phản ứng hóa học xảy ra tương ứng:
☑ A. Fe + 4HNO3 (dư) → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.
☒ B. Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2↑.
☒ C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
☒ D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. ❒
☑ A. Fe + 4HNO3 (dư) → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.
☒ B. Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2↑.
☒ C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
☒ D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. ❒
Câu 8 [982770]: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng lớn nhất?
A, Fe.
B, Ag.
C, Li.
D, Os.
HD: Cặp kim loại có khối lượng riêng lớn nhất và nhỏ nhất là: Os và Li ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 9 [679249]: Công thức hóa học của natri đicromat là
A, Na2Cr2O7.
B, NaCrO2.
C, Na2CrO4.
D, Na2SO4.
Chọn đáp án A.
Câu 10 [311118]: Trong các kim loại dưới đây, kim loại nào có tính khử mạnh nhất?
A, Au.
B, Cu.
C, Ag.
D, Mg.
HD: ☆ Thứ tự các cặp oxi hóa khử trong dãy điện hóa:
Theo đó, magie (Mg) là kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy. ❒
Theo đó, magie (Mg) là kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy. ❒
Câu 11 [60318]: Al2O3 không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A, BaCl2.
B, Ba(OH)2.
C, HCl.
D, NaOH.
HD:
Al2O3 có tính lưỡng tính, tan được trong dd axit và kiềm. A không thỏa mãn.
Al2O3 có tính lưỡng tính, tan được trong dd axit và kiềm. A không thỏa mãn.
Câu 12 [982231]: Chất nào sau đây là đipeptit?
A, Gly-Ala-Gly.
B, Ala-Gly-Gly.
C, Gly-Ala-Ala.
D, Gly-Ala.
HD: mono - 1; đi - 2; tri - 3 ⇒ các đáp án A, B, C đều là các tripeptit (tạo từ 3 gốc amino axit); chỉ có đáp án D là đipeptit (tạo từ 2 gốc amino axit) ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 13 [982576]: Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là
A, 5.
B, 12.
C, 11.
D, 22.
HD: Công thức phân tử saccarozơ là C12H22O11 ⇝ Yêu cầu số nguyên tử cacbon là 12.
Câu 14 [679711]: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO?
A, Ca.
B, K.
C, Cu.
D, Ba.
HD: Bài học về phương pháp nhiệt luyện:
⇒ Kim loại Cu điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO.
⇒ Kim loại Cu điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO.
Câu 15 [679849]: Natri hiđroxit (còn được gọi là xút ăn da) có công thức hóa học là
A, NaOH.
B, NaHCO3.
C, Na2CO3.
D, Na2SO4.
HD: Bài học quan trọng về kiềm MOH:
⇝ Công thức được nhắc đến là NaOH ⇝ Chọn đáp án A. ♥
⇝ Công thức được nhắc đến là NaOH ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 16 [14671]: N-metyletanamin có công thức là
A, C2H5NHCH3.
B, CH3NHCH3.
C, CH3NH2.
D, CH3NH2C2H5.
HD: Phân tích tên gọi: N-metyl là nhóm thế CH3 đính vào N.
Etanamin là CH3CH2NH2 ⇒ Gộp lại cấu tạo tương ứng: CH3CH2NHCH3.
Etanamin là CH3CH2NH2 ⇒ Gộp lại cấu tạo tương ứng: CH3CH2NHCH3.
Câu 17 [679786]: Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được
A, 1 mol etylen glicol.
B, 3 mol glixerol.
C, 1 mol glixerol.
D, 3 mol etylen glicol.
HD: Chất béo dạng (RCOO)3C3H5. Thuỷ phân chất béo:
❌ môi trường axit: (RCOO)3C3H5 + 3H2O ⇄H+, to⇄ 3RCOONa + C3H5(OH)3.
✔️ môi trường kiềm: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH ––to→ 3RCOONa + C3H5(OH)3.
► Thuỷ phân hoàn toàn nên môi trường dùng sẽ là kiềm ⇒ thu được 1 mol glixerol. ⇝ Chọn đáp án C. ♣
❌ môi trường axit: (RCOO)3C3H5 + 3H2O ⇄H+, to⇄ 3RCOONa + C3H5(OH)3.
✔️ môi trường kiềm: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH ––to→ 3RCOONa + C3H5(OH)3.
► Thuỷ phân hoàn toàn nên môi trường dùng sẽ là kiềm ⇒ thu được 1 mol glixerol. ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 18 [679440]: Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A, CH2=CH2.
B, CH2=CH-CH3.
C, CH2=CHCl.
D, CH3-CH3.
HD: Bỏ từ "poli" ta được monome tương ứng trùng hợp nên polietilen là etilen: CH2=CH2 ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 19 [60309]: Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch X có kết tủa xuất hiện, sau đó kết tủa tan dần. Dung dịch X là
A, NaAlO2.
B, AlCl3.
C, CuSO4.
D, MgCl2.
HD: Phân tích các đáp án:
❌ A. NaAlO2 + NaOH → không xảy ra phản ứng ⇝ không có hiện tượng gì.
✔️ B. AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl (sinh ra kết tủa).
sau đó: NaOH (dư) + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O (hoà tan kết tủa).
❌ C. CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4 (chỉ tạo kết tủa rồi dừng lại).
❌ D. MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl (chỉ tạo kết tủa rồi dừng lại).
❌ A. NaAlO2 + NaOH → không xảy ra phản ứng ⇝ không có hiện tượng gì.
✔️ B. AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl (sinh ra kết tủa).
sau đó: NaOH (dư) + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O (hoà tan kết tủa).
❌ C. CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4 (chỉ tạo kết tủa rồi dừng lại).
❌ D. MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl (chỉ tạo kết tủa rồi dừng lại).
Câu 20 [679357]: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH?
A, Al.
B, Ag.
C, Fe.
D, Cu.
Kim loại nhôm (Al) có thể phản ứng được với cả dung dịch HCl và NaOH:
2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2↑
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑.
2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2↑
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑.
Câu 21 [906840]: Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch FeCl2 và FeCl3 thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 (đặc, nóng) thu được dung dịch chứa muối
A, Fe2(SO4)3.
B, FeSO4.
C, Fe2(SO4)3 và K2SO4.
D, FeSO4 và K2SO4.
HD: Các phản ứng xảy ra:
• 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2↓ + 2KCl.
• 3KOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3KCl3.
⇒ Kết tủa X gồm Fe(OH)2 và Fe(OH)3. Sau đó:
• 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 đặc –––to–→ Fe2(SO4)3 + 6H2O.
• 2Fe(OH)2 + 4H2SO4 đặc –––to–→ Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 6H2O.
⇒ Dung dịch muối sau quá trình chỉ chứa Fe2(SO4)3 mà thôi.
• 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2↓ + 2KCl.
• 3KOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3KCl3.
⇒ Kết tủa X gồm Fe(OH)2 và Fe(OH)3. Sau đó:
• 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 đặc –––to–→ Fe2(SO4)3 + 6H2O.
• 2Fe(OH)2 + 4H2SO4 đặc –––to–→ Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 6H2O.
⇒ Dung dịch muối sau quá trình chỉ chứa Fe2(SO4)3 mà thôi.
Câu 22 [7403]: Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam etyl axetat thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A, 13,44.
B, 3,36.
C, 8,96.
D, 4,48.
Đáp án A
Câu 23 [311701]: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A, Tinh bột và xenlulozơ đều được cấu tạo từ các gốc α-glucozơ.
B, Chất béo và polisaccarit đều bị thủy phân trong môi trường kiềm.
C, Glucozơ và tinh bột đều tham gia phản ứng tráng bạc.
D, Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.
HD: Phân tích - xem xét các phát biểu:
☒ A. sai. Cả tinh bột và xenlulozơ đều có công thức dạng (C6H10O5)n nhưng khác nhau về mặt cấu tạo: tinh bột được tạo từ các gốc α-glucozơ và liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glizozit và α-1,6-glicozit; còn xenlulozơ tạo ra từ các β-glucozơ và liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit.
☒ B. sai. Chất béo thủy phân được trong cả môi trường axit và kiềm.
Còn polisaccarit bị thủy phân trong môi trường axit, không bị thủy phân trong môi trường kiềm.
☒ C. sai. Glucozơ có phản ứng tráng bạc, còn tinh bột không tham gia phản ứng tráng bạc.
☑ D. đúng. Như phân tích ở A, thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ. ❒
☒ A. sai. Cả tinh bột và xenlulozơ đều có công thức dạng (C6H10O5)n nhưng khác nhau về mặt cấu tạo: tinh bột được tạo từ các gốc α-glucozơ và liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glizozit và α-1,6-glicozit; còn xenlulozơ tạo ra từ các β-glucozơ và liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit.
☒ B. sai. Chất béo thủy phân được trong cả môi trường axit và kiềm.
Còn polisaccarit bị thủy phân trong môi trường axit, không bị thủy phân trong môi trường kiềm.
☒ C. sai. Glucozơ có phản ứng tráng bạc, còn tinh bột không tham gia phản ứng tráng bạc.
☑ D. đúng. Như phân tích ở A, thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ. ❒
Câu 24 [21837]: Cho dãy gồm các polime sau: (1) poli(vinyl clorua), (2) poliacrilonitrin, (3) polietilen, (4) poli(vinyl axetat). Số polime trong thành phần chỉ chứa nguyên tố cacbon và hiđro là
A, 2.
B, 4.
C, 1.
D, 3.
Câu 25 [7127]: Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng gương. Số este X thỏa mãn tính chất trên là
A, 6.
B, 5.
C, 4.
D, 3.
Giải: Các CT thỏa mãn X là: HCOOCH2CH=CH2, HCOOCH=CH-CH3 (cis-trans),
HCOOCH(CH3)=CH2 và CH3COOCH=CH2 ⇒ chọn B.
HCOOCH(CH3)=CH2 và CH3COOCH=CH2 ⇒ chọn B.
Câu 26 [118105]: Để phản ứng vừa đủ với m gam Al cần 100 ml dung dịch NaOH 1,50M. Giá trị của m là
A, 4,05.
B, 8,10.
C, 5,40.
D, 2,70.
HD: Phản ứng: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5.H2↑.
Làm quen dần với cách đọc - nhẩm: sản phẩm NaAlO2
⇒ nNa = nAl ⇒ có 0,15 mol NaOH ⇝ 0,15 mol Al
Vậy, giá trị của m là m = 0,15 × 27 = 4,05 gam. ❒
Làm quen dần với cách đọc - nhẩm: sản phẩm NaAlO2
⇒ nNa = nAl ⇒ có 0,15 mol NaOH ⇝ 0,15 mol Al
Vậy, giá trị của m là m = 0,15 × 27 = 4,05 gam. ❒
Câu 27 [12256]: Thủy phân 1 kg khoai (chứa 20% tinh bột) trong môi trường axit. Nếu hiệu suất phản ứng 75% thì lượng glucozơ thu được là
A, 150,0 gam.
B, 166,7 gam.
C, 120,0 gam.
D, 200,0 gam.
HD: 1 kg khoai tương ứng chứa 200 gam tinh bột. Thủy phân:
Với hiệu suất phản ứng là 75% thì khối lượng glucozơ thu được là:
mglucozơ = 200 ÷ 162 × 0,75 × 180 ≈ 166,7 gam. ❒
Với hiệu suất phản ứng là 75% thì khối lượng glucozơ thu được là:
mglucozơ = 200 ÷ 162 × 0,75 × 180 ≈ 166,7 gam. ❒
Câu 28 [15273]: Trung hoà 10,62 gam một amin đơn chức X với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được 25,488 gam muối. Công thức phân tử của X là
A, C4H11N.
B, CH5N.
C, C3H9N.
D, C2H7N.
Giải: Đặt CT của amin đơn chức có dạng R–NH2
TA có phản ứng: R–NH2 + HNO3 → R–NH3NO3.
+ Bảo toàn khối lượng ⇒ mHNO3 pứ = 25,488 – 10,62 = 14,868 gam
⇒ nHCl==NO3 pứ = 0,236 mol = nAmin đơn chức
⇒ MAmin = MRNH2 = = 45 R = C2H5–
⇒ X có CTPT là C2H7N ⇒ Chọn D
TA có phản ứng: R–NH2 + HNO3 → R–NH3NO3.
+ Bảo toàn khối lượng ⇒ mHNO3 pứ = 25,488 – 10,62 = 14,868 gam
⇒ nHCl==NO3 pứ = 0,236 mol = nAmin đơn chức
⇒ MAmin = MRNH2 = = 45 R = C2H5–
⇒ X có CTPT là C2H7N ⇒ Chọn D
Câu 29 [352151]: Nhận định nào sau đây đúng?
A, Các kim loại kiềm thổ đều có cùng kiểu mạng tinh thể.
B, Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 loãng nguội.
C, NaHCO3 là muối axit và có thể làm quỳ tím hóa đỏ.
D, Công thức của phèn chua là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
HD: Phân tích các đáp án:
❌ A. sai vì Zn có kiểu lục phương, Ca tâm diện còn Ba lại tâm khối ⇒ kiểu mạng tinh thể của chúng khác nhau (⇝ tính chất VL của KL kiềm thổ vì thế mà biến đổi cũng không theo quy luật).
✔️ B. đúng, Al bị thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội chứ loãng nguội phản ứng bình thường, cần hết sức lưu ý.
❌ C. NaHCO3 đúng là muối axit, nhưng môi trường của nó lại là bazơ, pH > 7 nên nói quỳ hóa đỏ là không đúng.
❌ D. sai vì phèn chua là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O; thay K bằng Na thì như đáp án thì gọi là phèn nhôm-natri.
❌ A. sai vì Zn có kiểu lục phương, Ca tâm diện còn Ba lại tâm khối ⇒ kiểu mạng tinh thể của chúng khác nhau (⇝ tính chất VL của KL kiềm thổ vì thế mà biến đổi cũng không theo quy luật).
✔️ B. đúng, Al bị thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội chứ loãng nguội phản ứng bình thường, cần hết sức lưu ý.
❌ C. NaHCO3 đúng là muối axit, nhưng môi trường của nó lại là bazơ, pH > 7 nên nói quỳ hóa đỏ là không đúng.
❌ D. sai vì phèn chua là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O; thay K bằng Na thì như đáp án thì gọi là phèn nhôm-natri.
Câu 30 [134479]: Khử hoàn toàn 16,32 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO bằng khí CO dư, thu được 12 gam hỗn hợp rắn Y. Cho 16,32 gam X vào dung dịch HCl loãng, dư thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A, 31,17.
B, 22,86.
C, 26,91.
D, 33,30.
Giải: nCl = 2nO = 2 × = 0,54 mol.
⇒ m = mKL + mCl = 12 + 0,54 × 35,5 = 31,17 gam.
⇒ m = mKL + mCl = 12 + 0,54 × 35,5 = 31,17 gam.
Câu 31 [352152]: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế trực tiếp từ điện phân AlCl3 nóng chảy.
(b) Hợp chất NaHCO3 có tính chất lưỡng tính.
(c) Kim loại Al có màu trắng bạc, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
(d) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
(e) Muối Ca(HCO3)2 kém bền với nhiệt.
Số phát biểu đúng là
(a) Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế trực tiếp từ điện phân AlCl3 nóng chảy.
(b) Hợp chất NaHCO3 có tính chất lưỡng tính.
(c) Kim loại Al có màu trắng bạc, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
(d) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
(e) Muối Ca(HCO3)2 kém bền với nhiệt.
Số phát biểu đúng là
A, 4.
B, 3.
C, 2.
D, 5.
Đáp án: A
Câu 32 [310437]: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Lấy vào ống nghiệm thứ nhất 0,5 ml dung dịch HNO3 đặc (68%) và ống nghiệm thứ hai 0,5 ml dung dịch HNO3 15%.
Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm một mảnh nhỏ đồng kim loại. Nút các ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH. Đun nhẹ ống nghiệm thứ hai.
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở hai ống nghiệm, mảnh đồng tan dần, dung dịch chuyển sang màu xanh.
(b) Ở ống nghiệm thứ nhất, có khí màu nâu đỏ thoát ra khỏi dung dịch.
(c) Ở ống nghiệm thứ hai, thấy có khí không màu, không hóa nâu thoát ra khỏi dung dịch.
(d) Bông tẩm dung dịch NaOH có tác dụng hạn chế khí độc NO2 thoát ra khỏi ống nghiệm.
(e) Có thể thay bông tẩm dung dịch NaOH bằng bông tẩm dung dịch NaCl.
Số phát biểu đúng là
Bước 1: Lấy vào ống nghiệm thứ nhất 0,5 ml dung dịch HNO3 đặc (68%) và ống nghiệm thứ hai 0,5 ml dung dịch HNO3 15%.
Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm một mảnh nhỏ đồng kim loại. Nút các ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH. Đun nhẹ ống nghiệm thứ hai.
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở hai ống nghiệm, mảnh đồng tan dần, dung dịch chuyển sang màu xanh.
(b) Ở ống nghiệm thứ nhất, có khí màu nâu đỏ thoát ra khỏi dung dịch.
(c) Ở ống nghiệm thứ hai, thấy có khí không màu, không hóa nâu thoát ra khỏi dung dịch.
(d) Bông tẩm dung dịch NaOH có tác dụng hạn chế khí độc NO2 thoát ra khỏi ống nghiệm.
(e) Có thể thay bông tẩm dung dịch NaOH bằng bông tẩm dung dịch NaCl.
Số phát biểu đúng là
A, 3.
B, 1.
C, 2.
D, 4.
HD: Phân tích thí nghiệm:
• ống nghiệm 1: Cu + HNO3 đặc thu được khí NO2 có màu nâu đỏ:
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
• ống nghiệm 2: Cu + HNO3 loãng thu được khí NO không màu hoá nâu trong không khí.
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO2 + 4H2O.
2NO + O2 → 2NO2.
⇝ Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng vì cả 2 ống nghiệm đều xảy ra phản ứng hoà tan đồng.
✔️ (b) đúng theo phân tích ống nghiệm 1 trên.
❌ (c) sai vì NO không màu hoá nâu trong không khí như phân tích ống nghiệm 2 trên.
✔️ (d) đúng vì 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O.
❌ (e) sai vì NaCl không có vai trò giữ khí độc NO2 thoát ra như NaOH.
⇝ có 3/5 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án A. ♥
☆ Quan sát các thí nghiệm thực tiễn:
• ống nghiệm 1: Cu + HNO3 đặc thu được khí NO2 có màu nâu đỏ:
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
• ống nghiệm 2: Cu + HNO3 loãng thu được khí NO không màu hoá nâu trong không khí.
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO2 + 4H2O.
2NO + O2 → 2NO2.
⇝ Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng vì cả 2 ống nghiệm đều xảy ra phản ứng hoà tan đồng.
✔️ (b) đúng theo phân tích ống nghiệm 1 trên.
❌ (c) sai vì NO không màu hoá nâu trong không khí như phân tích ống nghiệm 2 trên.
✔️ (d) đúng vì 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O.
❌ (e) sai vì NaCl không có vai trò giữ khí độc NO2 thoát ra như NaOH.
⇝ có 3/5 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án A. ♥
☆ Quan sát các thí nghiệm thực tiễn:
Câu 33 [184835]: Cho 19,5 gam hỗn hợp Al và kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch X (không chứa muối amoni) và 0,6 mol hỗn hợp B (gồm NO và NO2) có tỉ khối so với H2 bằng 19. Cô cạn X thu được m gam hỗn hợp muối Y. Nung Y đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z và hỗn hợp E gồm khí và hơi. Cho toàn bộ E vào 300 gam nước, không có khí thoát ra và dung dịch thu được chỉ chứa một chất tan, có nồng độ 17,598%. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A, 95,1.
B, 159,9.
C, 158,7.
D, 103,5.
Đáp án: C
Câu 34 [679332]: Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 8,56 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là
A, 1,76.
B, 2,13.
C, 4,46.
D, 2,84.
HD: Nếu giải tự luận ta cần xét đầy đủ các trường hợp.
Còn với trắc nghiệm ta sẽ tinh tế xử lí thô các đáp án trước.
★ Thật vậy, nếu m = 2,84 gam → số mol P2O5 là 0,02 mol tương ứng 0,04 mol H3PO4.
⇒ ∑nH+ = 0,12 mol mà ∑nOH– = 0,15 mol ⇒ nH+ < nOH–.
→ có 3 đáp án A, B, D ứng với trường hợp axit hết, kiềm còn dư
→ xét trường hợp này trước (nếu không có đáp án đúng trong A, B, D thì chọn C là xong).
Lúc này ta gọi số mol P2O5 là a thì số mol H3PO4 là 2a, sơ đồ phản ứng xảy ra:
2a mol H3PO4 + (0,1 mol NaOH; 0,05 mol KOH) → 8,56 gam rắn khan + 6a mol H2O.
(kiềm dư theo phân tích trên nên H2O tính theo số mol H+ là 3a mol).
Bảo toàn khối lượng ta có: 2a × 98 + 0,1 × 40 + 0,05 × 56 = 8,56 + 6a × 18
⇒ a = 0,02 mol ⇒ m = 0,02 × 142 = 2,84 gam ⇒ Chọn đáp án D.
Còn với trắc nghiệm ta sẽ tinh tế xử lí thô các đáp án trước.
★ Thật vậy, nếu m = 2,84 gam → số mol P2O5 là 0,02 mol tương ứng 0,04 mol H3PO4.
⇒ ∑nH+ = 0,12 mol mà ∑nOH– = 0,15 mol ⇒ nH+ < nOH–.
→ có 3 đáp án A, B, D ứng với trường hợp axit hết, kiềm còn dư
→ xét trường hợp này trước (nếu không có đáp án đúng trong A, B, D thì chọn C là xong).
Lúc này ta gọi số mol P2O5 là a thì số mol H3PO4 là 2a, sơ đồ phản ứng xảy ra:
2a mol H3PO4 + (0,1 mol NaOH; 0,05 mol KOH) → 8,56 gam rắn khan + 6a mol H2O.
(kiềm dư theo phân tích trên nên H2O tính theo số mol H+ là 3a mol).
Bảo toàn khối lượng ta có: 2a × 98 + 0,1 × 40 + 0,05 × 56 = 8,56 + 6a × 18
⇒ a = 0,02 mol ⇒ m = 0,02 × 142 = 2,84 gam ⇒ Chọn đáp án D.
Câu 35 [184837]: Hỗn hợp E gồm hai hiđrocacbon mạch hở X, Y với MX < MY < 80. Cho 0,1 mol E, có khối lượng 4,7 gam vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 22,89 gam hỗn hợp kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A, 25,53%.
B, 31,91%.
C, 38,72%.
D, 74,47%.
Đáp án: D
Câu 36 [679814]: Cho este hai chức, mạch hở X (C7H10O4) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được ancol Y (no, hai chức) và hai muối của hai axit cacboxylic Z và T (MZ < MT). Chất Y không hòa tan được Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Phát biểu nào sau đây sai?
A, Axit Z có phản ứng tráng bạc.
B, Oxi hóa Y bằng CuO dư, đun nóng, thu được anđehit hai chức.
C, Axit T có đồng phân hình học.
D, Có một công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
HD: Phản ứng: X (C7H10O4) + 2NaOH → Z + T + Y.
MZ < MT và vì Y không hòa tan được Cu(OH)2 nên CY ≥ 3.
☆ Biện luận: 7 = 1 + 3 + 3 = 1 + 2 + 4.
Từ công thức của X ⇝ X có 3π, gồm 2πC=O trong chức este còn 1πC=C nữa.
Mà ancol no rồi nên C=C này thuộc về axit T ⇒ CT ≥ 3.
Vậy: Z là HCOONa; T là CH2=CHCOONa và Y là HOCH2CH2CH2OH. Theo đó:
✔️ A. đúng. Axit Z có phản ứng tráng bạc: HCOONa ––AgNO3/NH3→ 2Ag.
✔️ B. đúng. Oxi hóa Y: HOCH2CH2CH2OH ––+ CuO, to→ CH2(CHO)2 (anđehit malonic).
❌ C. sai. Cấu tạo của T là CH2=CHCOONa không có đồng phân hình học.
✔️ D. đúng. X chỉ chỉ có duy nhất cấu tạo: HCOOCH2CH2CH2OOCCH=CH2.
MZ < MT và vì Y không hòa tan được Cu(OH)2 nên CY ≥ 3.
☆ Biện luận: 7 = 1 + 3 + 3 = 1 + 2 + 4.
Từ công thức của X ⇝ X có 3π, gồm 2πC=O trong chức este còn 1πC=C nữa.
Mà ancol no rồi nên C=C này thuộc về axit T ⇒ CT ≥ 3.
Vậy: Z là HCOONa; T là CH2=CHCOONa và Y là HOCH2CH2CH2OH. Theo đó:
✔️ A. đúng. Axit Z có phản ứng tráng bạc: HCOONa ––AgNO3/NH3→ 2Ag.
✔️ B. đúng. Oxi hóa Y: HOCH2CH2CH2OH ––+ CuO, to→ CH2(CHO)2 (anđehit malonic).
❌ C. sai. Cấu tạo của T là CH2=CHCOONa không có đồng phân hình học.
✔️ D. đúng. X chỉ chỉ có duy nhất cấu tạo: HCOOCH2CH2CH2OOCCH=CH2.
Câu 37 [981924]: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y và Z, trong đó có một este hai chức và hai este đơn chức; MX < MY < MZ. Đốt cháy hết 27,26 gam E cần vừa đủ 1,195 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 27,26 gam E trong dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp các muối của axit cacboxylic no và 14,96 gam hỗn hợp hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Khối lượng của Y trong 27,26 gam E là
A, 7,88 gam.
B, 3,96 gam.
C, 2,64 gam.
D, 3,06 gam.
HD: ☆ Giải đốt E gồm 1,1 mol C + 0,95 mol H2 + 0,38 mol O2.
có este đơn chức nên ⇒ 2 ancol đồng đẳng đều đơn chức.
mancol = 14,96 gam ⇒ Mancol = 14,96 ÷ 0,38 ≈ 39,37.
⇒ Cho biết hai ancol với số mol là 0,18 mol CH3OH và 0,2 mol C2H5OH.
Bảo toàn C, H, O ⇒ Thành phần muối gồm 0,52 mol C + 0,18 mol H2 + 0,38 mol OONa
Đốt muối ––to→ 0,19 mol Na2CO3 + 0,33 mol CO2 + 0,18 mol H2O.
Hai muối đều no, đốt muối đơn chức cho nCO2 = nH2O còn đốt muối hai chức có nCO2 – nH2O = nmuối hai chức.
⇒ nmuối hai chức = ∑nCO2 – ∑nH2O = 0,33 – 0,18 = 0,15 mol ⇒ nmuối đơn chức = 0,08 mol.
Nếu số C muối hai chức ≥ 3 thì Cmuối đơn chức < (0,52 – 0,15 × 3) ÷ 0,08 = 0,875 không thoả mãn.
⇒ số Cmuối hai chức = 2 tương ứng là (COONa)2.
Vậy, este 2 chức Z chỉ có thể là CH3OOCCOOC2H5: 0,15 mol.
⇒ hai este còn lại là 0,03 mol RCOOCH3 và 0,05 mol R'COOC2H5.
Nghiệm nguyên: 0,03CR + 0,05CR' = 0,14 ⇄ 3CR + 5CR' = 14 ⇒ CR = 3 và CR' = 1.
⇒ Tương ứng có 0,03 mol C3H7COOCH3 (Y) và 0,05 mol CH3COOC2H5 (X).
⇒ Yêu cầu mY trong E = 0,03 × 102 = 3,06 gam ⇝ Chọn đáp án D. ♠
có este đơn chức nên ⇒ 2 ancol đồng đẳng đều đơn chức.
mancol = 14,96 gam ⇒ Mancol = 14,96 ÷ 0,38 ≈ 39,37.
⇒ Cho biết hai ancol với số mol là 0,18 mol CH3OH và 0,2 mol C2H5OH.
Bảo toàn C, H, O ⇒ Thành phần muối gồm 0,52 mol C + 0,18 mol H2 + 0,38 mol OONa
Đốt muối ––to→ 0,19 mol Na2CO3 + 0,33 mol CO2 + 0,18 mol H2O.
Hai muối đều no, đốt muối đơn chức cho nCO2 = nH2O còn đốt muối hai chức có nCO2 – nH2O = nmuối hai chức.
⇒ nmuối hai chức = ∑nCO2 – ∑nH2O = 0,33 – 0,18 = 0,15 mol ⇒ nmuối đơn chức = 0,08 mol.
Nếu số C muối hai chức ≥ 3 thì Cmuối đơn chức < (0,52 – 0,15 × 3) ÷ 0,08 = 0,875 không thoả mãn.
⇒ số Cmuối hai chức = 2 tương ứng là (COONa)2.
Vậy, este 2 chức Z chỉ có thể là CH3OOCCOOC2H5: 0,15 mol.
⇒ hai este còn lại là 0,03 mol RCOOCH3 và 0,05 mol R'COOC2H5.
Nghiệm nguyên: 0,03CR + 0,05CR' = 0,14 ⇄ 3CR + 5CR' = 14 ⇒ CR = 3 và CR' = 1.
⇒ Tương ứng có 0,03 mol C3H7COOCH3 (Y) và 0,05 mol CH3COOC2H5 (X).
⇒ Yêu cầu mY trong E = 0,03 × 102 = 3,06 gam ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 38 [13417]: Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng.
(b) Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.
(c) Dung dịch alanin làm đổi màu quỳ tím.
(d) Triolein có phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, to).
(e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.
(g) Anilin là chất rắn, tan tốt trong nước.
Số phát biểu đúng là
(a) Dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng.
(b) Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.
(c) Dung dịch alanin làm đổi màu quỳ tím.
(d) Triolein có phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, to).
(e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.
(g) Anilin là chất rắn, tan tốt trong nước.
Số phát biểu đúng là
A, 2.
B, 4.
C, 1.
D, 3.
Câu 39 [139070]: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được 0,896 lít khí H2 (đktc) và dung dịch E. Chia E thành hai phần bằng nhau. Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào phần một, thu được 3,53 gam kết tủa và phần dung dịch chỉ chứa một chất tan. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào phần hai, sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa vào số mol CO2 được biểu diễn ở đồ thị dưới đây.
Giá trị của m là
Giá trị của m là
A, 11,22.
B, 8,38.
C, 11,66.
D, 10,58.
HD: • Sục CO2 đến dư vào phần 2 thì cuối cùng chỉ thu được kết tủa duy nhất là Al(OH)3.
từ đồ thị: mAl(OH)3↓ = 1,56 gam ⇔ 0,02 mol Al(OH)3.
• hấp thụ 0,05 mol CO2 vào phần một: 3,53 gam kết tủa gồm 0,02 mol Al(OH)3↓ và 0,01 mol BaCO3↓.
⇒ một chất tan còn lại rõ rồi, theo bảo toàn C là 0,02 mol Ba(HCO3)2.
Tổng kết lại có: 0,04 mol Al; 0,06 mol Ba (về mặt nguyên tố thôi nhé.! VÀ đã × 2 lên).
QUY ĐỔI quá trình quen thuộc: thêm 0,04 mol O vào m quy hỗn hợp chỉ có 0,02 mol Al2O3 và 0,06 mol BaO.
⇒ có ngay kết quả m + 0,04 × 16 = 0,02 × 102 + 0,06 × 153 ⇒ m = 10,58 gam ⇝ Chọn đáp án D. ♠
p/s: rõ thêm chút: có bạn sẽ đặt câu hỏi? sao 3,53 gam kết tủa lại chứa toàn bộ Al(OH)3 (0,02 mol)?
câu trả lời cũng khá là đơn giản: nếu Al không nằm hết trong kết tủa thì sẽ
nằm trong chất tan duy nhất ⇒ chất gì mà có cả: C, cả Al lại cả Ba bây giờ?
⇒ không thỏa mãn và nhanh chóng loại trừ ngay.!
từ đồ thị: mAl(OH)3↓ = 1,56 gam ⇔ 0,02 mol Al(OH)3.
• hấp thụ 0,05 mol CO2 vào phần một: 3,53 gam kết tủa gồm 0,02 mol Al(OH)3↓ và 0,01 mol BaCO3↓.
⇒ một chất tan còn lại rõ rồi, theo bảo toàn C là 0,02 mol Ba(HCO3)2.
Tổng kết lại có: 0,04 mol Al; 0,06 mol Ba (về mặt nguyên tố thôi nhé.! VÀ đã × 2 lên).
QUY ĐỔI quá trình quen thuộc: thêm 0,04 mol O vào m quy hỗn hợp chỉ có 0,02 mol Al2O3 và 0,06 mol BaO.
⇒ có ngay kết quả m + 0,04 × 16 = 0,02 × 102 + 0,06 × 153 ⇒ m = 10,58 gam ⇝ Chọn đáp án D. ♠
p/s: rõ thêm chút: có bạn sẽ đặt câu hỏi? sao 3,53 gam kết tủa lại chứa toàn bộ Al(OH)3 (0,02 mol)?
câu trả lời cũng khá là đơn giản: nếu Al không nằm hết trong kết tủa thì sẽ
nằm trong chất tan duy nhất ⇒ chất gì mà có cả: C, cả Al lại cả Ba bây giờ?
⇒ không thỏa mãn và nhanh chóng loại trừ ngay.!
Câu 40 [352153]: Teflon hay poli(tetrafloetilen) (viết tắt là PTFE) là polime được điều chế từ tetrafloetilen. PTFE là một loại polime nhiệt dẻo, có tính bền cao với dung môi và hóa chất. Độ bền nhiệt cao (tới 400 oC mới bắt đầu thăng hoa), không nóng chảy, phân hủy chậm và đặc biệt nhất có thể kể đến là PTFE có hệ số ma sát rất nhỏ (0,05 – 0,10). Hệ số ma sát của PTFE thấp thứ ba trong số các vật liệu rắn được biết đến. Khả năng chống bám dính của nó còn được coi như là bề mặt duy nhất được biết đến mà tắc kè không thể bám vào.
Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng tổng hợp PTFE từ tetrafloetilen là phản ứng trùng hợp.
(b) Trong polime PTFE có chứa 4 nguyên tử flo.
(c) PTFE là polime bán tổng hợp.
(d) Trong một mắt xích PTFE, phần trăm khối lượng cacbon là 69,78%.
Số phát biểu đúng là
Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng tổng hợp PTFE từ tetrafloetilen là phản ứng trùng hợp.
(b) Trong polime PTFE có chứa 4 nguyên tử flo.
(c) PTFE là polime bán tổng hợp.
(d) Trong một mắt xích PTFE, phần trăm khối lượng cacbon là 69,78%.
Số phát biểu đúng là
A, 2.
B, 4.
C, 3.
D, 1.
HD: tetrafloetilen là CF2=CF2 ⇒ poli(tetrafloetilen) (PTFE) là –(–CF2–CF2–)n–
☆ Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng vì cấu tạo CF2=CF2 có nối đôi ⇒ phản ứng tạo polime là phản ứng trùng hợp.
❌ (b) sai, mỗi mắt xích có 4 nguyên tử F chứ polime thì có rất rất nhiều.
❌ (c) sai vì trùng hợp từ monome tetrafloetilen ⇝ tạo thành polime tổng hợp chứ không phải bán tổng hợp.
❌ (d) sai vì công thức phân tử mắt xích là C2F4 ⇒ %C = 24 ÷ 60 × 100% = 40% ≠ 69,78%.
⇝ có 1/4 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án D. ♠
☆ Phân tích các phát biểu:
✔️ (a) đúng vì cấu tạo CF2=CF2 có nối đôi ⇒ phản ứng tạo polime là phản ứng trùng hợp.
❌ (b) sai, mỗi mắt xích có 4 nguyên tử F chứ polime thì có rất rất nhiều.
❌ (c) sai vì trùng hợp từ monome tetrafloetilen ⇝ tạo thành polime tổng hợp chứ không phải bán tổng hợp.
❌ (d) sai vì công thức phân tử mắt xích là C2F4 ⇒ %C = 24 ÷ 60 × 100% = 40% ≠ 69,78%.
⇝ có 1/4 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án D. ♠