Đáp án
1B
2A
3B
4A
5C
6A
7C
8B
9B
10D
11B
12B
13C
14D
15D
16C
17B
18C
19D
20B
21C
22C
23C
24B
25C
26C
27C
28A
29C
30A
31D
32D
33A
34D
35C
36C
37D
38D
39D
40A
Đáp án Đề minh họa số 6 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Hóa học
Câu 1 [679597]: Công thức của tristearin là
A, (C2H5COO)3C3H5.
B, (C17H35COO)3C3H5.
C, (CH3COO)3C3H5.
D, (HCOO)3C3H5.
HD: Công thức axit béo stearic C17H35COOH ⇒ chất béo tương ứng:
Tristearin: (C17H35COO)3C3H5 (M = 890).
Câu 2 [679320]: Chất nào sau đây là chất hữu cơ?
A, CH4.
B, CO2.
C, Na2CO3.
D, CO.
★ Nhận xét: hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua, … → chỉ có CH4 là chất hữu cơ; còn lại là các chất vô cơ.
Câu 3 [257323]: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A, H2S.
B, CH3COONa.
C, H3PO4.
D, NH3.
HD: H2S; H3PO4 là các axit trung bình, yếu ⇒ chất điện li yếu; NH3 là bazơ yếu ⇒ chất điện li yếu. Chỉ có CH3COONa là muối tan, trong dung dịch là một chất điện li mạnh ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 4 [38283]: Mẫu nước chứa hai muối nào sau đây có tính cứng tạm thời?
A, Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
B, Ca(HCO3)2 và MgSO4.
C, CaSO4 và MgCl2.
D, MgCl2 và CaCl2.
HD: Bài học phân loại nước cứng:
906120LG.png
⇒ Kết hợp: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 là hai muối gây tính cứng tạm thời cho nước.
Câu 5 [228866]: Trong tự nhiên, canxi cacbonat tan dần trong nước có chứa khí cacbon đioxit, tạo thành muối tan là canxi hiđrocacbonat, phản ứng giải thích cho sự xâm thực của nước mưa đối với đá vôi. Công thức của canxi hiđrocacbonat là
A, Ca(HSO3)2.
B, CaCO3.
C, Ca(HCO3)2.
D, CaSO4.
HD: Phân tích các đáp án:
Công thức A. Ca(HSO3)2. B. CaCO3. C. Ca(HCO3)2. D. CaSO4.
Tên gọi canxi hiđrosunfitcanxi cacbonatcanxi hiđrocacbonat canxi sunfat
☆ Giải thích hiện tượng xâm thực, nước chảy đá mòn:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
Chọn đáp án C. ♣
Câu 6 [679705]: Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là
A, CO2.
B, N2.
C, H2O.
D, O2.
HD: Đá khô hay còn gọi là băng khô, đá khói, nước đá khô, băng khói, đá CO2 là một dạng rắn của cacbon đioxit (CO2). Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa ⇝ được gọi là "đá khô" như là cách gọi để so sánh với đá "ướt" (nước đá thông thường).
nuocdakho.jpg
Câu 7 [982781]: Ở nhiệt độ thường, Fe tác dụng với HCl thu được sản phẩm gồm H2 và chất nào sau đây?
A, Fe(OH)2.
B, Fe(OH)3.
C, FeCl2.
D, FeCl3.
HD: Phản ứng xảy ra: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
Chọn đáp án C. ♣
Câu 8 [679432]: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?
A, Zn.
B, Hg.
C, Ag.
D, Cu.
Ở điều kiện thường, thủy ngân (Hg) là kim loại ở trạng thái lỏng.
Câu 9 [60660]: Số oxi hóa cao nhất của crom thể hiện trong hợp chất nào sau đây?
A, NaCrO2.
B, Na2CrO4.
C, CrO.
D, Cr2O3.
HD: Phân tích các đáp án:
Công thức A. NaCrO2. B. Na2CrO4. C. CrO. D. Cr2O3.
Số oxi hoá của crom +3+6 (✔️) +2+3
Câu 10 [906745]: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A, Mg2+.
B, Zn2+.
C, Al3+.
D, Cu2+.
HD: sắp xếp các đáp án theo dãy điện hoá:
Mg2+ > Al3+ > Zn2+ > Cu2+.
⇒ Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là Cu2+.
Câu 11 [229152]: Công thức hóa học của nhôm hiđroxit là
A, Al2O3.
B, Al(OH)3.
C, Al2(SO4)3.
D, KAlO2.
Đáp án: B
Câu 12 [983249]: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A, Glucozơ.
B, Tinh bột.
C, Fructozơ.
D, Saccarozơ.
HD: Phân loại hợp chất cacbohiđrat:
566971[LG].png
⇒ Cacbohiđrat thuộc loại polisaccarit là tinh bột.
Câu 13 [973547]: Trong phân tử Gly-Ala, amino axit đầu C chứa nhóm
A, NO2.
B, NH2.
C, COOH.
D, CHO.
HD: Trong cấu tạo peptit:
• Amino axit đầu C chứa nhóm –COOH.
• Amino axit đầu N chứa nhóm –NH2.
Câu 14 [679441]: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm?
A, Na.
B, Al.
C, Ca.
D, Fe.
HD: Bài học chung về phương pháp nhiệt luyện:
ppnhietluyen.png
Chọn đáp án D. ♠
Câu 15 [61719]: Kali nitrat được dùng làm phân bón và chế tạo thuốc nổ. Công thức của kali nitrat là
A, KHCO3.
B, KNO2.
C, K3PO4.
D, KNO3.
HD: Kali nitrat hay còn gọi là diêm tiêu, là hợp chất hóa học có công thức hóa học là KNO3.
☆ Ứng dụng: dùng làm phân bón và chế tạo thuốc nổ,... ❒
Câu 16 [229065]: Etylamin là chất có số nguyên tử H trong phân tử là
A, 11.
B, 9.
C, 7.
D, 5.
HD: Etylamin có cấu tạo: CH3CH2NH2
Tương ứng công thức phân tử: C2H7N.
⇒ số nguyên tử H là 7 ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 17 [7002]: Hợp chất X có công thức phân tử C4H6O2, cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được muối có công thức phân tử là C2H3O2Na và chất hữu cơ Y. Chất Y là
A, CH3OH.
B, CH3CHO.
C, (CHO)2.
D, C2H5OH.
HD:

Muối có CTPT là C2H3O2Na ⇒ CH3COONa.

⇒ X là CH3COOCH=CH2.

CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO.

Chọn B.

Câu 18 [982757]: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A, Polistiren.
B, Polipropilen.
C, Tinh bột.
D, Polietilen.
HD: Phân tích các đáp án:
Polime Polistiren Polipropilen Tinh bột Polietilen
Phân loại tổng hợp tổng hợpthiên nhiên tổng hợp
✔️
Câu 19 [60314]: Cho dung dịch NH3 vào dung dịch chất nào sau đây thu được kết tủa trắng?
A, HCl.
B, H2SO4.
C, H3PO4.
D, AlCl3.
Giải: Ta có phản ứng

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3trắng + 3NH4Cl

⇒ Chọn D

Câu 20 [60961]: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Ag?
A, Fe(NO3)2.
B, HNO3 đặc.
C, HCl.
D, NaOH.
HD: HNO3 có tính oxi hoá manh, tác dụng được với hầu hết các kim loại (trừ Pt, Au,...)
⇒ Ag bị oxi hoá bởi HNO3 đặc, phản ứng xảy ra:
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2↑ (nâu đỏ) + H2O.
Câu 21 [352154]: Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được dung dịch X. Thêm tiếp dung dịch KOH đến dư vào X, thu được kết tủa Y. Công thức của Y là
A, Fe(OH)2.
B, K2SO4.
C, Fe(OH)3.
D, Fe2(SO4)3.
HD: Quá trình phản ứng xảy ra:
• Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(So4)3 + 3H2O.
⇒ dung dịch X gồm H2SO4 (dư) và Fe2(SO4)3. Tiếp tục:
• 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O.
• Fe2(SO4)3 + 6KOH → 3K2SO4 + 2Fe(OH)3↓.
Theo đó, công thức của kết tủa Y là Fe(OH)3Chọn đáp án C. ♣
Câu 22 [7364]: Đốt cháy hoàn toàn 1,428 gam etyl propionat (C2H5COOC2H5), thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A, 0,314.
B, 1,254.
C, 1,568.
D, 0,941.
HD: Etyl propionat có cấu tạo: C2H5COOC2H5 ⇒ CTPT là C5H10O2.
Đốt cháy: C5H10O2 + 6,5O2 –––to–→ 5CO2 + 5H2O.
Giả thiết cho 1,428 gam etyl propionat ⇄ 0,014 mol.
⇒ nCO2 = 0,014 × 5 = 0,07 mol ⇒ V = 1,568 lít ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 23 [11300]: Phát biểu nào sau đây là sai?
A, Tất cả cacbohiđrat chứa liên kết glicozit đều bị thủy phân.
B, Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ.
C, Phân tử xenlulozơ gồm nhiều mắt xích α-glucozơ.
D, Tinh bột và xenlulozơ đều thuộc loại polisaccarrit.
HD: Phân tử xenlulozơ gồm nhiều mắt xích β-glucozơ liên kết với nhau.

⇒ phát biểu C sai → Chọn C. ♣.

Câu 24 [257380]: Cho các polime sau: xenlulozơ trinitrat, poli(etylen terephtalat), tơ visco, amilopectin. Số polime bán tổng hợp là
A, 3.
B, 2.
C, 1.
D, 4.
HD: Bài học phân loại polime:
phan-loai-polime.png
⇝ trong dãy có xenlulozơ trinitrat, tơ visco (đều tổng hợp từ polime thiên nhiên là xenlulozơ) là polime bán tổng hợp ⇝ Chọn đáp án B. ♦
Câu 25 [20591]: Trong thành phần của một loại dầu để pha sơn có chứa k trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Giá trị lớn nhất của k (không tính đồng phân hình học) là
A, 4.
B, 5.
C, 6.
D, 2.
564552[LG].png

||→ giá trị lớn nhất của k là 6. Chọn đáp án C. ♣.

Câu 26 [311948]: Nhiệt phân 3,36 gam MgCO3, sau một thời gian thu được 2,7 gam chất rắn và có V lít khí thoát ra (ở đktc). Giá trị của V là
A, 0,112.
B, 0,224.
C, 0,336.
D, 0,448.
HD: Phản ứng: MgCO3 –––to–→ MgO + CO2↑.
► Phản ứng một thời gian nên không rõ MgCO2 đã bị nhiệt phân hết hay chưa
⇝ lựa chọn tính lượng khí CO2 thoát ra gián tiếp
thông qua bảo toàn khối lượng: mCO2 = mMgCO3 ban đầu – mchất rắn thu được
⇒ mCO2 = 3,36 – 2,7 = 0,66 gam ⇒ nCO2 = 0,015 mol ⇝ V = 0,336 lít. ❒

Câu 27 [312018]: Thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là
A, 36,00.
B, 66,24.
C, 33,12.
D, 72,00.
HD: Phản ứng thủy phân saccarozơ:
567002[LG].png
Từ giả thiết ta có nsaccarozơ = 68,4 ÷ 342 = 0,2 mol
⇒ nglucozơ = 0,2 × 0,92hiệu suất = 0,184 mol.
⇒ giá trị của m là m = 0,184 × 180 = 33,12 gam. ❒

Câu 28 [15357]: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức X cần 200ml dung dịch HCl 1M. Công thức phần tử của X là
A, C3H9N.
B, C2H7N.
C, CH5N.
D, C3H7N.
HD: amin X đơn chức nên 1 phân tử "HCl" sẽ nhập vào 1 phân tử X tạo muối:
1X + 1HCl → 1X.HCl
⇒ nHCl = nX = 0,2 mol ⇒ MX = 11,8 ÷ 0,2 = 59.
⇝ Tương ứng công thức phân tử của X là C3H7NH2. ❒

Câu 29 [352155]: Phát biểu nào sau đây đúng?
A, Muối natri cacbonat dùng làm thuốc muối, chữa đau dạ dày do thừa axit.
B, Để điều chế Mg người ta cho MgO tác dụng với CO ở nhiệt độ cao.
C, Có thể dùng các thùng làm bằng nhôm, thép để chuyên chở axit sufuric đặc, nguội.
D, Trong tự nhiên, các kim loại kiềm thổ tồn tại dưới dạng đơn chất.
HD: Phân tích các đáp án:
❌ A. sai vì thuốc muối là NaHCO3 (natri hiđrocacbonat) chứ không phải Na2CO3 (natri cacbonat) nhé.!
❌ B. sai vì CO không khử được MgO để thu được kim loại Mg.
✔️ C. đúng vì nhôm (Al) và thép (Fe) đều bị thụ động hóa với H2SO4 đặc nguội.
❌ D. sai vì các kim loại kiềm, kiềm thổ đều có tính khử mạnh ⇝ trong tự nhiên chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
Câu 30 [907487]: [TK 2020 – L2]: Nung 6 gam hỗn hợp Al và Fe trong không khí, thu được 8,4 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A, 300.
B, 200.
C, 150.
D, 400.
Đáp án: A
Câu 31 [679300]: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được Na tại catot.
(b) Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.
(c) Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O.
(d) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.
(e) Điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3.
Số phát biểu đúng là
A, 5.
B, 2.
C, 4.
D, 3.
Chọn đáp án D.
Phân tích các phát biểu:
(a) sai vì Na + H2O → NaOH + ½H2↑, không thể thu được Na tại catot được.
(b) đúng vì nếu dùng Ca(OH)2 vừa đủ thì sẽ kết tủa vừa hết các cation Mg2+; Ca2+ (nên phát biểu là có thể): Ca(OH)2 + Mg(HCO3)2 → CaCO3↓ + MgCO3↓ + 2H2O.
(c) Thạch cao sống là CaSO4.2H2O, khi nung lên thì sẽ mất nước tạo CaSO4.H2O nên đây mới là thạch cao nung, nếu nung hết nước thu CaSO4 thì là thạch cao khan
(cái tên nói lên tất cả).
(d) đúng: điện phân nóng chảy quặng boxit (Al2O3.2H2O) và có criolit xúc tác.
(e) đúng: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
Al(OH)3 không tạo phức tan với NH3 giống Cu(OH)2 hay Zn(OH)2; cũng không bị hòa tan bởi NH3 giống như NaOH hay KOH.
→ Có tất cả 3 phát biểu đúng.
Câu 32 [311820]: Trong công nghiệp, người ta điều chế Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 như sau:
15.png
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X chỉ chứa criolit nóng chảy, có công thức là Na3AlF6.
(b) Chất Y là Al nóng chảy.
(c) Criolit được thêm vào vì hỗn hợp Al2O3, criolit có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn rất nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
(d) Ở cực âm xảy ra sự khử ion Al3+ thành kim loại Al.
(e) Hạn chế của criolit khi cho vào là tạo ra hỗn hợp nóng chảy có tính dẫn điện kém hơn so với Al2O3 nóng chảy.
(g) Cực âm bằng than chì luôn cần được thay mới do bị khí O2 sinh ra từ điện phân ăn mòn.
Số phát biểu đúng là
A, 2.
B, 5.
C, 4.
D, 3.
Giải: Gồm (b), (c), (d).

Câu 33 [136812]: Nhiệt phân hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 một thời gian, thu được m gam hỗn hợp khí A và (m +15,04) gam chất rắn B. Hấp thụ toàn bộ hỗn hợp khí A vào bình chứa nước đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 600 ml dung dịch D có pH = 1 và có 0,112 lít (đktc) một khí duy nhất thoát ra khỏi bình. Mặt khác, cũng lượng hỗn hợp X ở trên được hòa tan hết vào nước thu được dung dịch Y, nhúng một thanh Fe vào dung dịch Y đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Fe ra, rửa nhẹ, sấy khô, cân lại thấy khối lượng thanh Fe tăng thêm 3,84 gam so với ban đầu. Hiệu suất phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2
A, 25%.
B, 60%.
C, 40%.
D, 50%.
HD: 1: nhiệt phân muối nitrat: Cu(NO3)2 + AgNO3 → rắn B + khí A gồm (NO2; O2).

2 giải khí A + H2O → 0,06 mol HNO3 + 0,005 mol O2 thoát ra.!

Tạo 0,06 mol HNO3 là do 4NO2 + 1O2 + 2H2O → 4HNO3 ||→ nNO2 trong A = 0,06 mol.

và ∑nO2 trong A = 0,02 mol NO2 ||→ m = mA = 3,4 gam → mX = 2m + 15,04 = 21,84 gam.

3: giải kim loại đẩy muối. gọi số mol Cu, Ag lần lượt là x, y mol thì theo trên:

Khối lượng muối X: 188x + 170y = 21,98 gam (1).

kim loại đẩy muối: ΔmFe tăng = (64 – 56)x + (108 – 56 ÷ 2)y = 3,84 gam (2).

giải ra: x = 0,08 mol và y = 0,04 mol.

► Ở đây nói rõ lại tí: 0,005 mol khí duy nhất thoát ra có thể là NO hoặc O2 nhưng:

Cu(NO3)2 –––to–→ CuO + 2NO2 + ½.O2 || AgNO3 –––to–→ Ag + NO2 + ½.O2

điều này kết hợp với tỉ lệ 4 : 1 trong tạo HNO3 chứng tỏ O2 còn dư như trên.!

cũng từ tỉ lệ phương trình giải nCu(NO3)2 phản ứng = nAgNO3 phản ứng = 0,02 mol.

||→ Hnhiệt phân Cu(NO3)2 = 0,02 ÷ 0,08 = 25%. Chọn đáp án A. ♥.

Câu 34 [136638]: Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 100,45 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng muối MCl trong X gần nhất với
A, 45%.
B, 42%.
C, 40%.
D, 13%.
Đặt nM2CO3 = x; nMHCO3 = y; nMCl = z → nHCl phản ứng = 2x + y.

Bảo toàn nguyên tố Clo: nAgCl = 0,7 = 2x + y + z; nCO2 = 0,4 = x + y

mX = 32,65 = (2M + 60).x + (M + 61).y + (M +35,5).z

→ 32,65 = M.(2x + y + z) + 60.(x + y) + y + 35,5z

→ 0,7M + y + 35,5z = 8,65 → 0,7M < 8,65 → M < 12,36

M là Liti → M = 7 → giải hệ có: x = y = 0,2 mol; z = 0,1 mol.

%mMCl = 0,1 × 42,5 ÷ 32,65 × 100% = 13,02%.

Câu 35 [352156]: Sục từ từ 784 mL hỗn hợp khí E (đktc) gồm hai ankin mạch hở (đều có phân tử khối nhỏ hơn 95) vào bình chứa 250 mL dung dịch AgNO3 0,2M và NH3 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn, có 60% số mol bạc nitrat phản ứng, đồng thời khối lượng bình tăng thêm 3,6 gam. Hai ankin trong E là
A, propin và but-1-in.
B, propin và but-2-in.
C, axetilen và but-2-in.
D, but-3-in và but-2-in.
Đáp án: C
Câu 36 [352157]: Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ mạch hở E cho kết quả phần trăm khối lượng cacbon, hiđro, oxi lần lượt là 41,38%; 3,45%; 55,17%. Phương pháp phân tích phổ khối lượng (phổ MS) cho biết E có phân tử khối bằng 174. Từ E thực hiện sơ đồ các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:
E + 3NaOH → X + Y + Z + H2O;
X + 2HCl → F + 2NaCl;
Y + HCl → G + NaCl.
Biết Z, F, G là các hợp chất hữu cơ khác nhau và đều có cùng số nguyên tử cacbon; phân tử chất Z chỉ chứa một loại nhóm chức và có tham gia phản ứng tráng gương.
Phát biểu nào sau đây là sai?
A, Có một công thức cấu tạo thoả mãn tính chất của E.
B, Đốt cháy hoàn toàn chất X bằng oxi chỉ thu được Na2CO3 và CO2.
C, Dung dịch chất Z có nồng độ 37-40% được gọi là fomalin (hay fomon).
D, 1 mol chất F hoặc 1 mol chất G tác dụng với kim loại Na (dư) đều thu được 1 mol H2.
HD: Từ ME = 174 và phần trăm khối lượng các nguyên tố, ta có:
Số C = 174 × 0,4138 ÷ 12 = 6; số H = 174 × 0,0345 ÷ 1 = 6; số O = 6 ⇒ CTPT của E là C6H6O6.
CF = CX; CG = CY mà CF = CG = CZ nên CX = CY = CZ = 6 ÷ 3 = 2.
► Tư duy: hãy phân tích và tìm ra một cấu tạo E thỏa mãn trước đã.!
E + NaOH có tạo thành H2O nên E chứa chức axit COOH.
Lại có X là chứa 2 nhóm COONa; Y chứa 1 nhóm COONa ⇒ Z là ancol.
⇒ bộ khung hình dạng E kiểu: C–COOC–COOC–COOH; C6H6O6 có 4π mà trong COO đã có 3πC=O rồi nên còn 1π trong nối đôi C=C nữa ⇒ chỉ có thể là C–COOC=COOC–COOH.
Lắp H vào ⇒ cấu tạo của E: CH3COOCH=CHOOC–COOH.
Theo đó E + 3NaOH → (COONa)2 (X) + CH3COONa (Y) + HOCH2CHO (Z) + H2O.
Z này có tráng bạc thật nhưng lại không thỏa mãn điều kiện chỉ chứa một loại nhóm chức ⇒ cần thay đổi lại bố cục các phần trong cấu tạo của E ⇒ chỉ có 1 cách cấu tạo nữa là HOOC–COOCH2COOCH=CH2.
Khi đó: E + 3NaOH → (COONa)2 (X) + HOCH2COONa (Y) + CH3CHO (Z) + H2O.
☆ Phân tích các phát biểu:
✔️ A. đúng, như phân tích trên chỉ có duy nhất một cấu tạo E thỏa mãn.
✔️ B. đúng: (COONa)2 + ½O2 ––to→ Na2CO3 + CO2.
❌ C. sai vì fomalin (hay fomon) là dung dịch HCHO 37-40%, còn Z ở đây là dung dịch CH3CHO.
✔️ D. đúng theo tỉ lệ các phản ứng sau:
F: (COOH)2 + 2Na → (COONa)2 + H2↑ || HOCH2COOH + 2Na → NaOCH2COONa + H2↑.
Câu 37 [911573]: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều có bốn liên kết pi (π) trong phân tử, trong đó có một este đơn chức là este của axit metacrylic và hai este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn 12,22 gam E bằng O2, thu được 0,37 mol H2O. Mặt khác, cho 0,36 mol E phản ứng vừa đủ với 234 ml dung dịch NaOH 2,5M, thu đươc hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức có khối lượng m1 gam và một ancol no, đơn chức có khối lượng m2 gam. Tỉ lệ m1 : m2 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A, 2,7.
B, 1,1.
C, 4,7.
D, 2,9.
Cách 1: Xem 12,22 gam E gồm: CH2=C(CH3)-COO-CH2-C≡CH(C7H8O2, a mol); CH2=CH-CH2-OOC-CH=CH-COO-CH3 (C8H10O4, b mol) và CH2 (c mol).
124a + 170b +14c = 12,22
4a + 5b + c = 0,37
Lại có: cứ 0,36 mol E -----0,585 mol NaOH
Vậy: (a + b) mol E----(a + 2b) mol NaOH
⇒ (a +b)0,585 = (a + 2b)0,36
⇒ a = 0,03; b =0,05 ; c = 0
⇒ Nghiệm: E gồm: CH2=C(CH3)-COO-CH2-C≡CH (0,03 mol); CH2=CH-CH2-OOC-CH=CH-COO-CH3 (0,05 mol) (2 đồng phân hình học của nhau)
Cách 2: Trong 0,36 mol E chứa este đơn chức (u mol) và hai este 2 chức (tổng v mol)
nE = u + v = 0,36 và nNaOH = u + 2v = 0,585
⇒ u = 0,135 và v = 0,225 ⇒ Tỉ lệ u : v = 3 : 5
Trong 12,22 gam E gồm CnH2n-6O2 (3e mol) và CmH2m-6O4 (5e mol)
mE = 3e(14n + 26) + 5e(14m + 58) = 12,22 ⇒ 14.e.(3n + 5m) + 368e = 12,22
nH2O = 3e(n – 3) + 5e(m – 3) = 0,37 ⇒ e.(3n+5m) – 24e = 0,37
⇒ 3n + 5m = 61 và e = 0,01
Các axit đều 4C, ancol không no ít nhất 3C nên n ≥ 6 và m ≥ 8 => n = 7 và m = 8 là nghiệm duy nhất.
E gồm CH2=C(CH3)-COO-CH2-C≡CH (0,03 mol)
Hai este đa chức là CH2=CH-CH2-OOC-CH=CH-COO-CH3 (0,05 mol) (đồng phân cis- trans-).
mCH≡C-CH2OH + mCH2=CH-CH2OH = 4,58 và mCH3OH = 1,6.
Tỉ lệ không phụ thuộc lượng chất nên: m1 : m2 = 4,58 : 1,6 = 2,8625.
Câu 38 [352158]: Cho các nhận định sau:
(a) Trong phân tử Glu-Gly có hai nguyên tử nitơ và ba nguyên tử oxi.
(b) Anbumin (lòng trắng trứng) có phản ứng màu biure.
(c) Lysin có tính chất lưỡng tính.
(d) Axit ađipic và hexametylenđiamin là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6,6.
(e) Axit glutamic được ứng dụng làm thuốc hỗ trợ thần kinh.
Số nhận định đúng là
A, 2.
B, 5.
C, 3.
D, 4.
Đáp án: D
Câu 39 [352669]: Cho 0,08 mol O2 tác dụng hết với hỗn hợp X gồm Na, K và Ba thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết toàn bộ Y vào H2O lấy dư, thu được dung dịch Z và 0,14 mol H2. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thu được 39,4 gam kết tủa. Mặt khác, hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào dung dịch Z cũng thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị nào sau đây của V không thỏa mãn?
A, 5,4.
B, 8,5.
C, 6,8.
D, 4,0.
Đáp án: D
Câu 40 [352159]: Poli(vinyl clorua) (viết tắt là PVC) là một polime được điều từ vinyl clorua. PVC có khả năng cách điện tốt nên được sử dụng để làm vỏ dây cáp điện. Khi cháy, dây bọc PVC có thể tạo thành khói hidro clorua (HCl); clo có tác dụng loại bỏ các gốc tự do và là nguồn cung cấp khả năng chống cháy cho vật liệu. Mặc dù khói HCl cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nó hòa tan trong hơi ẩm và phân hủy trên các bề mặt, đặc biệt là ở những khu vực có không gian thoáng mát.
Cho các phát biểu sau:
(a) Mỗi mắt xích PVC có chứa số nguyên tử C bằng số nguyên tử H.
(b) Trong mỗi mắt xích PVC có chứa 1 nguyên tử Cl.
(c) Phản ứng tổng hợp PVC từ vinyl clorua là phản ứng trùng hợp.
(d) PVC thuộc loại polime tổng hợp.
Số phát biểu đúng là
A, 3.
B, 2.
C, 4.
D, 1.
HD: Phản ứng điều chế PVC:
10635830.png
☆ Phân tích các phát biểu:
❌ (a) sai vì mỗi mắt xích có công thức phân tử là C2H3Cl ⇒ số H ≠ số C.
✔️ (b) đúng theo công thức ghi trên.
✔️ (c) đúng, monome CH2=CHCl có nối đôi nên phản ứng tổng hợp là phản ứng trùng hợp.
✔️ (d) đúng, polime thuộc loại polime tổng hợp.
⇝ có 3/4 phát biểu đúng ⇝ Chọn đáp án A. ♥