Đáp án
1D
2A
3C
4A
5D
6A
7C
8A
9B
10B
11A
12D
13D
14B
15A
16A
17A
18A
19B
20A
21B
22B
23B
24A
25C
26B
27D
28C
29C
30A
31C
32D
33C
34
35B
36C
37A
38B
39D
40B
Đáp án Đề minh họa số 1 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [353376]: Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được thoát ra ngoài chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?
A, Toàn bộ bề mặt cơ thể.
B, Lông hút của rễ.
C, Chóp rễ.
D, Khí khổng.
Lông hút của rễ là cơ quan hút nước và ion khoáng.
Đáp án A toàn bộ bề mặt cơ thể là vị trí hấp thụ nước của thực vật thủy sinh.
Đáp án B lông hút của rễ là bộ phận hấp thụ nước và ion khoáng.
Đáp án C là bộ phận bảo vệ rễ.
Đáp án D khí khổng là cơ quan thoát hơi nước.
Đáp án A toàn bộ bề mặt cơ thể là vị trí hấp thụ nước của thực vật thủy sinh.
Đáp án B lông hút của rễ là bộ phận hấp thụ nước và ion khoáng.
Đáp án C là bộ phận bảo vệ rễ.
Đáp án D khí khổng là cơ quan thoát hơi nước.
Câu 2 [353377]: Ở loài dê, ngăn nào sau đây là dạ dày chính thức?
A, Dạ múi khế.
B, Dạ cỏ.
C, Dạ lá sách.
D, Dạ tổ ong.
Đáp án A. Vì dê là động vật nhai lại, có dạ dày 4 túi, trong đó dạ múi khế có chức năng tiết HCl và tiết enzim tiêu hóa protein cho nên dạ múi khế là dạ dày chính thức.
Câu 3 [353378]: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A, Mã di truyền có tính đặc hiệu.
B, Mã di truyền có tính thoái hóa.
C, Mã di truyền có tính phổ biến.
D, Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm tính phổ biến của mã di truyền.
Câu 4 [353379]: Gen đột biến được nhân lên thông qua quá trình nào sau đây?
A, Nhân đôi ADN.
B, Phiên mã.
C, Dịch mã.
D, Điều hòa hoạt động gen.
Gen đột biến được nhân lên thông qua quá trình nhân đôi ADN.
Câu 5 [353380]: Từ sơ đồ kiểu nhân sau. Hãy cho biết dạng đột biến số lượng NST đã xảy ra?
A, Thể một nhiễm đơn.
B, Thể ba nhiễm kép.
C, Thể không nhiễm đơn.
D, Thể bốn nhiễm đơn.
Kiểu nhân sau đột biến thêm vào 2 chiếc ở một cặp.
Câu 6 [353381]: Đối tượng được Menđen sử dụng để nghiên cứu di truyền là
A, đậu Hà Lan.
B, cà chua.
C, ruồi giấm.
D, bí ngô.
Đối tượng được Menđen sử dụng để nghiên cứu di truyền là đậu Hà Lan.
Câu 7 [353382]: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai AABB × AABb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
P: AABB × AABb
Cặp AA × AA → cho 1 loại KG.
Cặp BB × Bb → cho 2 loại KG (BB: Bb).
→ Số loại KG đời con là = 1 × 2 = 2 loại KG.
Cặp AA × AA → cho 1 loại KG.
Cặp BB × Bb → cho 2 loại KG (BB: Bb).
→ Số loại KG đời con là = 1 × 2 = 2 loại KG.
Câu 8 [353383]: Đối tượng được moocgan nghiên cứu để tìm ra quy luật di truyền liên kết gen là
A, ruồi giấm.
B, đậu Hà lan.
C, thỏ.
D, chuột bạch.
Đối tượng được moocgan nghiên cứu để tìm ra quy luật di truyền liên kết gen là ruồi giấm.
Câu 9 [353384]: Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số alen a của quần thể này là
A, 0,5.
B, 0,6.
C, 0,3.
D, 0,4.
Tần số alen a = 0,48/2 + 0,36 = 0,6
Câu 10 [353385]: Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp là
A, sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử.
B, sự di truyền của các cặp tính trạng riêng rẽ.
C, sự xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở bố mẹ.
D, sự tổ hợp lại các tính trạng đã có từ trước.
Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các vật chất di truyền đã có ở bố và mẹ. Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp là sự di truyền của các cặp tính trạng riêng rẽ.
Câu 11 [353386]: Thứ tự nào sau đây là đúng với quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến?
A, xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến, chọn lọc thể đột biến có kiểu hình mong muốn, tạo dòng thuần chủng.
B, tạo dòng thuần chủng, xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến, chọn lọc thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
C, xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến, tạo dòng thuần chủng, chọn lọc thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
D, tạo dòng thuần chủng, chọn lọc thể đột biến có kiểu hình mong muốn, xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm 3 bước theo thứ tự như sau:
Bước 1: Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
Bước 2: Chọn lọc thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
Bước 3: Tạo dòng thuần chủng.
Bước 1: Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
Bước 2: Chọn lọc thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
Bước 3: Tạo dòng thuần chủng.
Câu 12 [353387]: Khi nói về tiến hóa của sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A, Ruột thừa, xương cùng của người là cơ quan thoái hóa; Ruột thừa là cơ quan tương đồng với manh tràng của thú ăn cỏ.
B, Chọn lọc tự nhiên làm tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi.
C, Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi.
D, Chọn lọc tự nhiên là nhân tố đóng vai trò sàng lọc và có thể tạo ra các cá thể có kiểu hình thích nghi cho quần thể.
Vì chọn lọc tự nhiên không thể tạo ra các cá thể có kiểu hình thích nghi cho quần thể.
Câu 13 [353388]: Nhân tố tiến hoá nào sau đây có khả năng làm tăng đa tính dạng di truyền của quần thể?
A, Giao phối không ngẫu nhiên.
B, Các yếu tố ngẫu nhiên.
C, Chọn lọc lự nhiên.
D, Đột biến.
Nhân tố tiến hoá nào sau đây có khả năng làm tăng đa tính dạng di truyền của quần thể là đột biến. Vì đột biến tạo ra được các alen mới, thông qua giao phối làm tăng đa tính dạng di truyền của quần thể.
Câu 14 [353389]: Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên chúng thường không thụ phấn được cho nhau. Đây là ví dụ về
A, cách li tập tính.
B, cách li cơ học.
C, cách li nơi ở.
D, cách li thời gian.
Cách li cơ học là hình thức cách li sinh sản do sự không tương thích về cấu tạo của cơ quan sinh dục đực và cái.
Câu 15 [353390]: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá:
A, Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá sinh học.
B, Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học - tiến hoá tiền sinh học.
C, Tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học.
D, Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học.
Trình tự các giai đoạn của tiến hoá: Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học
Câu 16 [353391]: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:
A, Sự cạnh trang giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
B, Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
C, Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
D, Sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì không gian sống chật hẹp, nguồn cung cấp thức ăn từ môi trường bị hạn chế mà số lượng cá thể trong quần thể lại quá cao → cạnh tranh về thức ăn nơi ở tăng lên
B sai vì sự cạnh tranh giữa các quần thể tăng lên chứ không phải giảm xuống.
C sai vì sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm chứ không phải tăng.
D sai vì sự xuất cư của các cá thể tăng chứ không phải giảm tới mức tối thiểu.
→ Vậy chọn đáp án A.
B sai vì sự cạnh tranh giữa các quần thể tăng lên chứ không phải giảm xuống.
C sai vì sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm chứ không phải tăng.
D sai vì sự xuất cư của các cá thể tăng chứ không phải giảm tới mức tối thiểu.
→ Vậy chọn đáp án A.
Câu 17 [353392]: Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A, Cạnh tranh chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật.
B, Cạnh tranh gay gắt dẫn đến những cá thể yếu sẽ bị đào thải khỏi quần thể.
C, Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.
D, Cạnh tranh cùng loài có thể là nguyên nhân làm mở rộng ổ sinh thái của loài.
Vì cạnh tranh xảy ra ở tất cả các loài, trong đó có cả động vật và thực vật.
Câu 18 [353393]: Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là
A, các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại.
B, ít nhất có một loài bị hại.
C, tất cả các loài đều bị hại.
D, không có loài nào có lợi.
Đáp án: A
Câu 19 [353394]: Hệ sinh thái bao gồm
A, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau.
B, quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quần xã).
C, các loài quần tụ với nhau tại một không gian xác định.
D, các tác động của các nhân tố vô sinh lên các loài.
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quần xã).
A, C thiếu sinh cảnh của quần xã.
D thiếu quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã.
D thiếu quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã.
Câu 20 [353395]: Năng lượng của các hệ sinh thái có nguồn gốc từ đâu?
A, Mặt trời.
B, Mặt trăng.
C, Phản ứng hóa học.
D, Phản ứng sinh học.
Đáp án: A
Câu 21 [353396]: Xét về bản chất hóa học, hô hấp là quá trình
A, chuyển hoá, thu nhận ôxy và thải CO2 xảy ra trong tế bào.
B, ôxy hoá sinh học nguyên liệu hô hấp thành CO2, H2O và tích luỹ ATP.
C, chuyển các nguyên tử hiđrô từ chất cho hiđro sang chất nhận hiđrô.
D, thu nhận năng lượng của tế bào.
Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hoá năng lượng diễn ra trong mọi tế bào sống, trong đó các chất hữu cơ bị phân giải thành nhiều sản phẩm trung gian rồi cuối cùng đến CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào là ATP. → Đáp án B.
Câu 22 [353397]: Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, phát biểu nào sau đây sai?
A, Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
B, Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch.
C, Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.
D, Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm.
Vì tĩnh mạch có huyết áp thấp nhất (huyết áp giảm dần ở tĩnh mạch).
Câu 23 [353398]: Vật chất di truyền của một chủng gây bệnh ở người là một phân tử axit nuclêic có tỷ lệ các loại nuclêôtit gồm 24%A, 24%T, 25%G, 27%X. Vật chất di truyền của chủng virut này là
A, ADN mạch kép.
B, ADN mạch đơn.
C, ARN mạch kép.
D, ARN mạch đơn.
Vật chất di truyền của chủng virut này được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân A, T, G, X chứng tỏ nó là phân tử ADN.
Ở phân tử ADN này có A = T = 24%, G = 25% và X = 27% chứng tỏ nó không được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung. Chỉ có ADN mạch đơn mới có tỷ lệ % của G ≠ X.
Ở phân tử ADN này có A = T = 24%, G = 25% và X = 27% chứng tỏ nó không được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung. Chỉ có ADN mạch đơn mới có tỷ lệ % của G ≠ X.
Câu 24 [353399]: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hyđrô sẽ
A, tăng 1.
B, tăng 2.
C, giảm 1.
D, giảm 2.
Vì A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro và G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
Câu 25 [353400]: Khi nói về đột biến đảo đoạn, phát biểu nào sau đây sai?
A, Đột biến đảo đoạn có thể làm cho một gen nào đó đang hoạt động trở nên không hoạt động.
B, Đột biến đảo đoạn có thể sẽ dẫn tới làm phát sinh loài mới.
C, Đột biến đảo đoạn có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
D, Đột biến đảo đoạn có thể xảy ra ở cả thực vật và cả động vật.
C sai vì: Đột biến đảo đoạn làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại nên vật chất di truyền không mất mát do đó đột biến đảo đoạn không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN. Đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST nên sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc giảm mức độ hoạt động nên đột biến đảo đoạn có thể gây hại hoặc giảm khả năng sinh sản cho thể đột biến. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa nên có thể dẫn tới làm phát sinh loài mới. Đột biến đảo đoạn có thể xảy ra ở cả động vật và thực vật.
Câu 26 [353401]: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Phép lai P: AaBb × AaBb thu được F1. Theo lí thuyết, lấy một cá thể có 2 tính trạng trội ở F1, xác suất thu được cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
A, 1/3.
B, 1/9.
C, 1/2.
D, 9/16.
Aa × Aa → 1AA : 2Aa : 1aa → Lấy 1 cá thể có tính trạng trội, xác suất thuần chủng = 1/3.
Bb × Bb →1BB : 2Bb : 1bb → Lấy 1 cá thể có tính trạng trội, xác suất thuần chủng = 1/3.
→ Lấy 1 cá thể có 2 tính trạng trội, xác suất thuần chủng = (1/3)2 = 1/9.
Bb × Bb →1BB : 2Bb : 1bb → Lấy 1 cá thể có tính trạng trội, xác suất thuần chủng = 1/3.
→ Lấy 1 cá thể có 2 tính trạng trội, xác suất thuần chủng = (1/3)2 = 1/9.
Câu 27 [353402]: Khi nói về sự tương tác giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Cây rau mác sống trên cạn có là hình mũi mác, sống dưới nước có lá hình bản dài là biểu hiện của mức phản ứng.
B, Người bị hội chứng AIDS thì thường bị ung thư, tiêu chảy, lao, viêm phổi,...
C, Người bị hội chứng Đao có cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, si đần, vô sinh,…
D, Trẻ em bị bệnh phêninkêtô niệu nếu áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường.
A sai. Vì đây là hiện tượng 1 kiểu gen thay đổi kiểu hình khi sống trong những môi trường khác nhau là thường biến chứ không phải mức phản ứng.
B sai. Đây là hiện tượng mắc bệnh do virut HIV nên các bệnh cơ hội như tiêu chảy, lao... có dịp được biểu hiện.
C sai. Đây là hiện tượng đột biến nhiễm sắc thể nên kiểu hình thay đổi.
D đúng. Đây là hiện tượng bị bệnh kết với chế độ ăn kiêng nên kết quả cơ thể phát triển bình thường.
B sai. Đây là hiện tượng mắc bệnh do virut HIV nên các bệnh cơ hội như tiêu chảy, lao... có dịp được biểu hiện.
C sai. Đây là hiện tượng đột biến nhiễm sắc thể nên kiểu hình thay đổi.
D đúng. Đây là hiện tượng bị bệnh kết với chế độ ăn kiêng nên kết quả cơ thể phát triển bình thường.
Câu 28 [353403]: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là
A, đột biến gen.
B, đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
C, biến dị tổ hợp.
D, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Đột biến là nguyên liệu sơ cấp; Biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp.
Câu 29 [353404]: Nhóm sinh vật nào sau đây là một quần xã?
A, Các cây cọ sống trên một quả đồi.
B, Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên.
C, Các con chim sống trong một khu rừng.
D, Các con cá chép sống trong một cái hồ.
A, B, D là quần thể.
C là quần xã vì có nhiều loài chim khác nhau.
C là quần xã vì có nhiều loài chim khác nhau.
Câu 30 [353405]: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn này, phát biểu nào sau đây sai?
A, Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.
B, Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.
C, Tôm, cá rô và chim bói cá thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.
D, Sự tăng, giảm số lượng tôm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô.
A sai. Vì quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ sinh vật ăn sinh vật.
Câu 31 [353406]: Cho biết các côdon mã hóa một số loại axit amin như sau:
Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mARN của alen M có trình tự nuclêootit là 3'TAX XTA GTA ATG TXA...ATX5'. Alen M bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như sau:
I. Alen M1: 3'TAX XTG GTA ATG TXA...ATX5'.
II. Alen M2: 3'TAX XTA GTG ATG TXA...ATX5'.
III. Alen M3: 3'TAX XTA GTA GTG TXA...ATX5'.
IV. Alen M4: 3'TAX XTA GTA ATG TXG...ATX5'.
Theo lí thuyết, trong 4 alen trên, có bao nhiêu alen mã hóa chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin bị thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do alen M mã hóa?
Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mARN của alen M có trình tự nuclêootit là 3'TAX XTA GTA ATG TXA...ATX5'. Alen M bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như sau:
I. Alen M1: 3'TAX XTG GTA ATG TXA...ATX5'.
II. Alen M2: 3'TAX XTA GTG ATG TXA...ATX5'.
III. Alen M3: 3'TAX XTA GTA GTG TXA...ATX5'.
IV. Alen M4: 3'TAX XTA GTA ATG TXG...ATX5'.
Theo lí thuyết, trong 4 alen trên, có bao nhiêu alen mã hóa chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin bị thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do alen M mã hóa?
A, 4.
B, 3.
C, 1.
D, 2.
Có 1 phát biểu đúng, đó là IV→ Đáp án C.
Alen M1 có bộ ba XTG (GAX mARN) bị đổi so với alen M XTA (GAU mARN) cùng mã hóa cho Asp. Nên chuỗi polipeptit không đổi.
Alen M2 có bộ ba GTG (XAX mARN) bị đổi so với alen M GTA (XAU mARN) cùng mã hóa cho His. Nên chuỗi polipeptit không đổi.
Alen M3 có bộ ba GTG (XAX mARN) mã hóa cho His bị đổi so với alen M ATG (UAX mARN) mã hóa cho Tỉ. Nên chuỗi polipeptit bị thay đổi aa.
Alen M4 có bộ ba TXG (AGX mARN) bị đổi so với alen M TXA (AGU mARN) cùng mã hóa cho Xer. Nên chuỗi polipeptit không đổi.
Như vậy chỉ có chuỗi polipetit do alen M3 mã hóa bị thay đổi so với M.
Alen M1 có bộ ba XTG (GAX mARN) bị đổi so với alen M XTA (GAU mARN) cùng mã hóa cho Asp. Nên chuỗi polipeptit không đổi.
Alen M2 có bộ ba GTG (XAX mARN) bị đổi so với alen M GTA (XAU mARN) cùng mã hóa cho His. Nên chuỗi polipeptit không đổi.
Alen M3 có bộ ba GTG (XAX mARN) mã hóa cho His bị đổi so với alen M ATG (UAX mARN) mã hóa cho Tỉ. Nên chuỗi polipeptit bị thay đổi aa.
Alen M4 có bộ ba TXG (AGX mARN) bị đổi so với alen M TXA (AGU mARN) cùng mã hóa cho Xer. Nên chuỗi polipeptit không đổi.
Như vậy chỉ có chuỗi polipetit do alen M3 mã hóa bị thay đổi so với M.
Câu 32 [353407]: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen Aa và Bb, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có 4 kiểu gen và kiểu hình lặn về 2 tính trạng chiếm 9%. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1, loại kiểu hình trội về 2 tính trạng do 1 kiểu gen quy định.
II. Ở F1, kiểu hình trội về 2 tính trạng chiếm tỉ lệ 9%.
III. Ở F1, cá thể mang 1 alen trội có thể chiếm tỉ lệ 82%.
IV. Ở F1, cá thể mang 2 alen trội có thể chiếm tỉ lệ 9%.
I. Ở F1, loại kiểu hình trội về 2 tính trạng do 1 kiểu gen quy định.
II. Ở F1, kiểu hình trội về 2 tính trạng chiếm tỉ lệ 9%.
III. Ở F1, cá thể mang 1 alen trội có thể chiếm tỉ lệ 82%.
IV. Ở F1, cá thể mang 2 alen trội có thể chiếm tỉ lệ 9%.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.
Cho 2 cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có 4 kiểu gen và kiểu hình lặn về 2 tính trạng () chiếm 9%. Suy ra P là (× và có hoán vị gen với tần số 18%).
I đúng. Ở F1, loại kiểu hình trội về 2 tính trạng (A-B-) do 1 kiểu gen quy định.
II đúng. Ở F1, kiểu hình trội về 2 tính trạng chiếm tỉ lệ = 0,09 = 9%.
III đúng. Ở F1, cá thể mang 1 alen trội (; ) chiếm tỉ lệ = 0,41×2 = 82%.
IV đúng. Ở F1, cá thể mang 2 alen trội () có tỉ lệ = 0,09×1 = 9%.
Cho 2 cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có 4 kiểu gen và kiểu hình lặn về 2 tính trạng () chiếm 9%. Suy ra P là (× và có hoán vị gen với tần số 18%).
I đúng. Ở F1, loại kiểu hình trội về 2 tính trạng (A-B-) do 1 kiểu gen quy định.
II đúng. Ở F1, kiểu hình trội về 2 tính trạng chiếm tỉ lệ = 0,09 = 9%.
III đúng. Ở F1, cá thể mang 1 alen trội (; ) chiếm tỉ lệ = 0,41×2 = 82%.
IV đúng. Ở F1, cá thể mang 2 alen trội () có tỉ lệ = 0,09×1 = 9%.
Câu 33 [353408]: Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong cùng một khu vực sống, từ một loài ban đầu có thể hình thành nhiều loài mới.
II. Thường dễ xảy ra đối với các loài hay di động xa.
III. Sự hình thành loài mới nhất thiết phải có sự cách li của các chướng ngại địa lí.
IV. Sự hình thành loài mới chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.
V. Sự hình thành loài mới thường diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
VI. Thường tạo ra loài mới ngay trong khu phân bố của loài gốc.
I. Trong cùng một khu vực sống, từ một loài ban đầu có thể hình thành nhiều loài mới.
II. Thường dễ xảy ra đối với các loài hay di động xa.
III. Sự hình thành loài mới nhất thiết phải có sự cách li của các chướng ngại địa lí.
IV. Sự hình thành loài mới chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.
V. Sự hình thành loài mới thường diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
VI. Thường tạo ra loài mới ngay trong khu phân bố của loài gốc.
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 5.
Có 4 phát biểu đúng, đó là II, III, IV, V→ Đáp án C
Phát biểu I, VI sai vì đây là đặc điểm của hình thành loài cùng khu vực địa lý.
Phát biểu I, VI sai vì đây là đặc điểm của hình thành loài cùng khu vực địa lý.
Câu 34 [353409]: Khi đánh bắt cá ở một quần thể tại ba thời điểm, thu được tỉ lệ như sau:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tại thời điểm I quần thể đang ở trạng thái phát triển.
II. Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải.
III. Tại thời điểm I có thể tiếp tục đánh bắt.
IV. Tại thời điểm III quần thể đang bị đánh bắt quá mức nên cần bảo vệ.
V. Tại thời điểm III có thê tiếp tục khai thác.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tại thời điểm I quần thể đang ở trạng thái phát triển.
II. Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải.
III. Tại thời điểm I có thể tiếp tục đánh bắt.
IV. Tại thời điểm III quần thể đang bị đánh bắt quá mức nên cần bảo vệ.
V. Tại thời điểm III có thê tiếp tục khai thác.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II, V → Đáp án C.
III sai. Vì tỉ lệ trước sinh sản là lớn nhất tức cá nhỏ nhiều mà đem đánh bắt sẽ làm cho chúng không sinh sản được nên quần thể bị suy thoái
IV sai. Vì tỉ lệ đang sinh sản chiếm tỉ lệ lớn... chưa khai thác hết tiềm năng mà đánh bắt nên hiệu quả kinh tế không cao.
III sai. Vì tỉ lệ trước sinh sản là lớn nhất tức cá nhỏ nhiều mà đem đánh bắt sẽ làm cho chúng không sinh sản được nên quần thể bị suy thoái
IV sai. Vì tỉ lệ đang sinh sản chiếm tỉ lệ lớn... chưa khai thác hết tiềm năng mà đánh bắt nên hiệu quả kinh tế không cao.
Câu 35 [353410]: Khi nghiên cứu 4 loài sinh vật thuộc một chuỗi thức ăn trong một quần xã người ta thu được số liệu như sau:
Dòng năng lượng đi qua chuỗi thức ăn này có thể là
Dòng năng lượng đi qua chuỗi thức ăn này có thể là
A, 2 → 3 → 1 → 4.
B, 4 → 1 → 2 → 3.
C, 4 → 3 → 2 → 1.
D, 1 → 3 → 2 → 4.
Như vậy dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn này là 4 → 1→ 2 → 3.
Câu 36 [353411]: Hội chứng siêu nữ ở người là do có 3 NST X ở cặp NST giới tính. Trên cặp NST giới tính, xét 3 lôcut gen là A, B và D, các gen liên kết hoàn toàn và đều nằm trên đoạn không tương đồng của NST X. Một gia đình có bố mẹ ở thế hệ I, các con ở thế hệ II, trong số con ở thế hệ 2 có 1 đứa bị hội chứng siêu nữ. Kết quả phân tích ADN của những người trong gia đình này thể hiện trên hình dưới đây. Biết rằng, lôcut A có 2 alen là A1; A2 (A1>> A2). Lôcut B có 3 alen là B1; B2; B3 (B1>> B2 >> B3 ). Lôcut D có 3 alen là D1; D2; D3 (D1 >> D2 >> D3). Trong đó alen D3 quy định 1 bệnh di truyền, Lôcut A và lôcut B không quy định bệnh.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Người I1 là người mẹ, người I2 là người bố.
II. Người con II2 là người bị hội chứng siêu nữ và có kiểu gen là XA1B1D2XA2B2D1XA2B3D3
III. Trong điều kiện không phát sinh đột biến, cặp vợ chồng I1-I2 sinh thêm con thì không có đứa con nào bị bệnh di truyền trên.
IV. Nếu người II1 kết hôn với người có kiểu gen giống bố, nếu không có đột biến thì xác suất sinh con bị bệnh di truyền là 50%.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Người I1 là người mẹ, người I2 là người bố.
II. Người con II2 là người bị hội chứng siêu nữ và có kiểu gen là XA1B1D2XA2B2D1XA2B3D3
III. Trong điều kiện không phát sinh đột biến, cặp vợ chồng I1-I2 sinh thêm con thì không có đứa con nào bị bệnh di truyền trên.
IV. Nếu người II1 kết hôn với người có kiểu gen giống bố, nếu không có đột biến thì xác suất sinh con bị bệnh di truyền là 50%.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 3 phát biểu trên đúng, đó là I, II và III. → Đáp án C.
I đúng. Do gen nằm trên X mà người I1 chứa 2 alen của mỗi gen còn người I2 chỉ chưa 1 alen nên người I1 là người mẹ còn người I2 là người bố.
II đúng. Vì các alen B1, B2, B1 đều có ở con →Rối loạn không phân li ở người mẹ I1 nên người con II2 nhận các giao tử A1, A2, B1, B2, D1, D2 từ mẹ và giao tử A2, B3, D3 từ bố gen nằm trên X → Kiểu gen của con là XA1B1D2XA2B2D1XA2B3D3
III đúng. Kiểu gen bố mẹ XA1B1D2XA2B2D1 × XA2B3D3Y → Xác suất sinh con bị bệnh (D3D3) = 0.
→ Xác suất sinh con không bị bệnh = 1 = 100%.
IV sai. Kiểu gen người con II1 là XA1B1D2XA2B3D3 lấy người có kiểu gen giống bố → Có kiểu gen XA2B3D2Y
→ Xác suất sinh con mắc bệnh di truyền D3 - = 1/2×1/2 = 25%
I đúng. Do gen nằm trên X mà người I1 chứa 2 alen của mỗi gen còn người I2 chỉ chưa 1 alen nên người I1 là người mẹ còn người I2 là người bố.
II đúng. Vì các alen B1, B2, B1 đều có ở con →Rối loạn không phân li ở người mẹ I1 nên người con II2 nhận các giao tử A1, A2, B1, B2, D1, D2 từ mẹ và giao tử A2, B3, D3 từ bố gen nằm trên X → Kiểu gen của con là XA1B1D2XA2B2D1XA2B3D3
III đúng. Kiểu gen bố mẹ XA1B1D2XA2B2D1 × XA2B3D3Y → Xác suất sinh con bị bệnh (D3D3) = 0.
→ Xác suất sinh con không bị bệnh = 1 = 100%.
IV sai. Kiểu gen người con II1 là XA1B1D2XA2B3D3 lấy người có kiểu gen giống bố → Có kiểu gen XA2B3D2Y
→ Xác suất sinh con mắc bệnh di truyền D3 - = 1/2×1/2 = 25%
Câu 37 [353412]: Ở ruồi giấm, thực hiện phép lai giữa ruồi đực mắt trắng với ruồi cái mắt hồng, thu được F1 có 100% mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kết quả phân bố kiểu hình ở hai giới như sau:
Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tính trạng do 2 cặp gen qui định và phân li độc lập.
II. Các gen có thể nằm trên NST giới tính Y.
III. Ruồi đực mắt trắng có kiểu gen XabY.
IV. Nếu cho ruồi cái mắt đỏ F1 lai phân tích với ruồi đực mắt trắng thu được ruồi mắt đỏ chiếm tỷ lệ là 1/4.
Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tính trạng do 2 cặp gen qui định và phân li độc lập.
II. Các gen có thể nằm trên NST giới tính Y.
III. Ruồi đực mắt trắng có kiểu gen XabY.
IV. Nếu cho ruồi cái mắt đỏ F1 lai phân tích với ruồi đực mắt trắng thu được ruồi mắt đỏ chiếm tỷ lệ là 1/4.
A, 2.
B, 1.
C, 3.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV. → Đáp án A.
Xét F2 ở cả 2 giới: Đỏ: Hồng : Trắng = 681: 231 : 316 = 9: 3: 4.
→ Tính trạng do 2 cặp gen qui định và tương tác bổ sung kiểu 9: 4: 3 → I đúng.
Qui ước: A-B-: đỏ, A-bb, aabb: trắng, aaB-: hồng
Giới ♀: 6 đỏ: 2 hồng
Giới ♂: 3 Đỏ : 4 Trắng: 1 Hồng
→ F2: tỉ lệ tính trạng không đều ở 2 giới và cả 2 giới đều biểu hiện tính trạng →
Một trong 2 gen nằm trên NST giới tính X → II SAI.
Sơ đồ lai:
P: ♂ trắng AAXbY × ♀ hồng aaXBXB
GP: AXb, AY aXB
F1: AaXBXb : AaXBY
KH: 100% đỏ
F1 × F1: AaXBXb × AaXBY → (Aa × Aa).(XBXb × XBY)
F2: (3/4 A- : 1/4aa) (1/4 XBXB : 1/4 XBXb : 1/4 XBY: 1/4 XbY)
KH: ♀: 3/8 đỏ : 1/8 hồng
♂: 3/16 đỏ : 4/16 trắng : 1/16 hồng
→ Ruồi đực mắt trắng có kiểu gen aaXbY → III SAI.
- Nếu cho ruồi cái mắt đỏ F1 lai phân tích với ruồi đực mắt trắng = AaXBXb × aaXbY
→ (Aa × Aa).(XBXb × XBY) → F2: ♀: 1/8 đỏ : 1/4 trắng: 1/8 hồng.
♂: 1/8 đỏ : 1/4 trắng : 1/8 hồng
→ xét chung 2 giới có ruồi mắt đỏ = 1/8+1/8= 1/4 → IV ĐÚNG.
Xét F2 ở cả 2 giới: Đỏ: Hồng : Trắng = 681: 231 : 316 = 9: 3: 4.
→ Tính trạng do 2 cặp gen qui định và tương tác bổ sung kiểu 9: 4: 3 → I đúng.
Qui ước: A-B-: đỏ, A-bb, aabb: trắng, aaB-: hồng
Giới ♀: 6 đỏ: 2 hồng
Giới ♂: 3 Đỏ : 4 Trắng: 1 Hồng
→ F2: tỉ lệ tính trạng không đều ở 2 giới và cả 2 giới đều biểu hiện tính trạng →
Một trong 2 gen nằm trên NST giới tính X → II SAI.
Sơ đồ lai:
P: ♂ trắng AAXbY × ♀ hồng aaXBXB
GP: AXb, AY aXB
F1: AaXBXb : AaXBY
KH: 100% đỏ
F1 × F1: AaXBXb × AaXBY → (Aa × Aa).(XBXb × XBY)
F2: (3/4 A- : 1/4aa) (1/4 XBXB : 1/4 XBXb : 1/4 XBY: 1/4 XbY)
KH: ♀: 3/8 đỏ : 1/8 hồng
♂: 3/16 đỏ : 4/16 trắng : 1/16 hồng
→ Ruồi đực mắt trắng có kiểu gen aaXbY → III SAI.
- Nếu cho ruồi cái mắt đỏ F1 lai phân tích với ruồi đực mắt trắng = AaXBXb × aaXbY
→ (Aa × Aa).(XBXb × XBY) → F2: ♀: 1/8 đỏ : 1/4 trắng: 1/8 hồng.
♂: 1/8 đỏ : 1/4 trắng : 1/8 hồng
→ xét chung 2 giới có ruồi mắt đỏ = 1/8+1/8= 1/4 → IV ĐÚNG.
Câu 38 [353413]: Ở một loài động vật, A nằm trên NST thường quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với a quy định mắt trắng. Có 6 quần thể sống ở 6 môi trường khác nhau. Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng thế hệ xuất phát của quần thể giao phối ngẫu nhiên ở các quần thể này, 100% cá thể đều có kiểu hình mắt đỏ không thuần chủng. Do điều kiện môi trường thay đổi, nên đã tác động làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống sót của các kiểu gen ở 6 quần thể, kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Cho rằng quần thể không chịu tác động của nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Từ thế hệ F1 trở về sau có 3 quần thể tỉ lệ cá thể sống sót luôn đạt trạng thái cân bằng di truyền qua các thế hệ.
II. Có 2 quần thể, qua các thế hệ giao phối ngẫu nhiên tỉ lệ kiểu hình mắt đỏ luôn gấp đôi kiểu hình mắt trắng.
III. Từ thế hệ F1 trở về sau có 3 quần thể cấu trúc di truyền không thay đổi qua các thế hệ.
IV. Từ thế hệ F1 trở về sau có 3 quần thể tần số alen trội luôn tăng dần qua các thế hệ.
Cho rằng quần thể không chịu tác động của nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Từ thế hệ F1 trở về sau có 3 quần thể tỉ lệ cá thể sống sót luôn đạt trạng thái cân bằng di truyền qua các thế hệ.
II. Có 2 quần thể, qua các thế hệ giao phối ngẫu nhiên tỉ lệ kiểu hình mắt đỏ luôn gấp đôi kiểu hình mắt trắng.
III. Từ thế hệ F1 trở về sau có 3 quần thể cấu trúc di truyền không thay đổi qua các thế hệ.
IV. Từ thế hệ F1 trở về sau có 3 quần thể tần số alen trội luôn tăng dần qua các thế hệ.
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 1.
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV → Đáp án B.
Tỉ lệ kiểu gen ở P là 1Aa, cho nên suy ra tần số A = a = 0,5. Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, có nghĩa là quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và không chịu tác động của các nhân tố khác. Tức là, quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có đột biến, không có di – nhập gen, không có yếu tố ngẫu nhiên.
I sai. Chỉ có quần thể số 3. Vì quần thể số 3 có tỉ lệ sống sót của các kiểu gen là như nhau. Các quần thể còn lại, có tỉ lệ sống sót của các kiểu gen là khác nhau nên ở thế hệ trưởng thành, tỉ lệ kiểu gen không thuần chủng.
II đúng. Đó là quần thể số 1 và quần thể số 4.
Ở quần thể số 1, và quần thể 4 tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 18%; 9%; 18% và 32%:16%:32%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại Aa. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên chọn lọc chống lại Aa thì không làm thay đổi tần số alen. Do đó, ở mỗi thế hệ sinh ra, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Hệ số sống sót của kiểu gen AA và aa gấp 2 lần Aa. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở mỗi thế hệ (các thế hệ đều giống nhau) 2×1AA : 2Aa : 2×1aa = 1AA : 1Aa : 1aa → Tỉ lệ mắt đỏ (AA, Aa)/ Tỉ lệ mắt trắng (aa) = 2/1 = 2.
III đúng. Đó là quần thể số 3, quần thể số 1 và quần thể số 4
Ở quần thể số 3, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 18%; 18%; 18%. Điều này chứng tỏ các kiểu gen có tỉ lệ sống sót ngang nhau. Cho nên, tần số alen và tần số kiểu gen không bị thay đổi qua các thế hệ. Vì các cá thể giao phối ngẫu nhiên nên quần thể sẽ cân bằng di truyền theo công thức 1AA:2Aa:1aa → Cấu trúc di truyền không thay đổi.
Ở quần thể số 1, và quần thể 4 tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 18%; 9%; 18% và 32%:16%:32%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại Aa. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên chọn lọc chống lại Aa thì không làm thay đổi tần số alen. Do đó, ở mỗi thế hệ sinh ra, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Hệ số sống sót của kiểu gen AA và aa gấp 2 lần Aa. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành từ F1 trở về sau (các thế hệ đều giống nhau)
= 2×1AA : 2Aa : 2×1aa = 1AA : 1Aa : 1aa → Cấu trúc di truyền không thay đổi.
IV đúng. Đó là quần thể số 5, quần thể số 2 và quần thể số 6.
Ở quần thể số 5, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 18%; 18%; 12%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại aa. Dẫn tới làm cho tần số a giảm dần và tần số A tăng dần.
Ở quần thể số 2 và quần thể số 6, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 20%; 10%; 5% và 32%:16%:8%. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên ở thế hệ F1, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 4:2:1. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở thế hệ F1: 4×1AA : 2×2Aa : 1aa = 4AA : 4Aa : 1aa. → Giao tử A = 2/3; giao tử a = 1/3.
F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu gen của hợp tử F2 là 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa = 4AA : 4Aa : 1aa.
→ Quần thể đạt trạng thái cân bằng,
Ở thế hệ Fn quần thể cân bằng có công thức: p2AA : 2pqAa : q2aa → Tần số alen trội (A) = p. Tần số alen lặn (a) = q.
Thì ở thế hệ Fn+1 tỉ lệ cá thể sống sót có công thức: 4 × p2AA : 2 ×2pqAa : q2aa = 4p2AA : 4pqAa : q2aa
= (2p)2 AA : 2 × 2pqAa : q2aa → tần số alen trội A = 2p, alen lặn a = q
→ Tần số alen trội A tăng dần.
Tỉ lệ kiểu gen ở P là 1Aa, cho nên suy ra tần số A = a = 0,5. Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, có nghĩa là quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và không chịu tác động của các nhân tố khác. Tức là, quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có đột biến, không có di – nhập gen, không có yếu tố ngẫu nhiên.
I sai. Chỉ có quần thể số 3. Vì quần thể số 3 có tỉ lệ sống sót của các kiểu gen là như nhau. Các quần thể còn lại, có tỉ lệ sống sót của các kiểu gen là khác nhau nên ở thế hệ trưởng thành, tỉ lệ kiểu gen không thuần chủng.
II đúng. Đó là quần thể số 1 và quần thể số 4.
Ở quần thể số 1, và quần thể 4 tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 18%; 9%; 18% và 32%:16%:32%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại Aa. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên chọn lọc chống lại Aa thì không làm thay đổi tần số alen. Do đó, ở mỗi thế hệ sinh ra, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Hệ số sống sót của kiểu gen AA và aa gấp 2 lần Aa. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở mỗi thế hệ (các thế hệ đều giống nhau) 2×1AA : 2Aa : 2×1aa = 1AA : 1Aa : 1aa → Tỉ lệ mắt đỏ (AA, Aa)/ Tỉ lệ mắt trắng (aa) = 2/1 = 2.
III đúng. Đó là quần thể số 3, quần thể số 1 và quần thể số 4
Ở quần thể số 3, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 18%; 18%; 18%. Điều này chứng tỏ các kiểu gen có tỉ lệ sống sót ngang nhau. Cho nên, tần số alen và tần số kiểu gen không bị thay đổi qua các thế hệ. Vì các cá thể giao phối ngẫu nhiên nên quần thể sẽ cân bằng di truyền theo công thức 1AA:2Aa:1aa → Cấu trúc di truyền không thay đổi.
Ở quần thể số 1, và quần thể 4 tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 18%; 9%; 18% và 32%:16%:32%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại Aa. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên chọn lọc chống lại Aa thì không làm thay đổi tần số alen. Do đó, ở mỗi thế hệ sinh ra, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Hệ số sống sót của kiểu gen AA và aa gấp 2 lần Aa. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành từ F1 trở về sau (các thế hệ đều giống nhau)
= 2×1AA : 2Aa : 2×1aa = 1AA : 1Aa : 1aa → Cấu trúc di truyền không thay đổi.
IV đúng. Đó là quần thể số 5, quần thể số 2 và quần thể số 6.
Ở quần thể số 5, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 18%; 18%; 12%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại aa. Dẫn tới làm cho tần số a giảm dần và tần số A tăng dần.
Ở quần thể số 2 và quần thể số 6, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 20%; 10%; 5% và 32%:16%:8%. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên ở thế hệ F1, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 4:2:1. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở thế hệ F1: 4×1AA : 2×2Aa : 1aa = 4AA : 4Aa : 1aa. → Giao tử A = 2/3; giao tử a = 1/3.
F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu gen của hợp tử F2 là 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa = 4AA : 4Aa : 1aa.
→ Quần thể đạt trạng thái cân bằng,
Ở thế hệ Fn quần thể cân bằng có công thức: p2AA : 2pqAa : q2aa → Tần số alen trội (A) = p. Tần số alen lặn (a) = q.
Thì ở thế hệ Fn+1 tỉ lệ cá thể sống sót có công thức: 4 × p2AA : 2 ×2pqAa : q2aa = 4p2AA : 4pqAa : q2aa
= (2p)2 AA : 2 × 2pqAa : q2aa → tần số alen trội A = 2p, alen lặn a = q
→ Tần số alen trội A tăng dần.
Câu 39 [353414]: Cho biết các côđon mã hóa một số loại axitamin như sau:
Vùng mã hóa ở môt đoạn mạch gốc của alen A có trình tự nucleotit là 3’TAX AXA GTG XTX GTG XTX AXG TTX AXT TTX 5’. Giả sử đoạn alen này bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotit tạo ra alen mới. Theo lý thuyết, có tối đa bao nhiêu alen mới mã hóa chuỗi polipeptit có cấu trúc giống với chuỗi polipeptit do đoạn alen A mã hóa?
Vùng mã hóa ở môt đoạn mạch gốc của alen A có trình tự nucleotit là 3’TAX AXA GTG XTX GTG XTX AXG TTX AXT TTX 5’. Giả sử đoạn alen này bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotit tạo ra alen mới. Theo lý thuyết, có tối đa bao nhiêu alen mới mã hóa chuỗi polipeptit có cấu trúc giống với chuỗi polipeptit do đoạn alen A mã hóa?
A, 9.
B, 90.
C, 8.
D, 17.
Đoạn trình tự nucleotit là 3’TAX AXA GTG XTX GTG XTX AXG TTX AXT TTX 5’ tương ứng với 9 triplet, trong đó có 1 triplet quy định côđon mở đầu (3’TAX5’) nằm ở vị trí đầu tiên và có 1 triplet quy định côđon kết thúc (3’ATX3’) nằm ở vị trí thứ 9. Sau triplet kết thúc thì còn có 1 triplet nữa (TTX), Đột biến ở các triplet nằm sau kết thúc thì không làm thay đổi axit amin. Vì vậy, 8 triplet 3’… AXA GTG XTX GTG XTX AXG TTX AXT5’ có thể bị đột biến ở 8 vị trí để tạo ra 8 alen mới mà chuỗi polipeptit của các alen đột biến cũng giống với chuỗi polipeptit của alen ban đầu.
BANG
Ở côđon kết thúc, đột biến điểm làm thay thế cặp X-G thành cặp T-A thì sẽ làm cho côđon kết thúc 5’UAG3’ trở thành côđon kết thúc 5’UAA3’.
Ngoài ra, sau triplet quy định côđon kết thúc thì còn có 1 triplet nữa (3 nucleotit). Đột biến ở một trong 3 nucleotit thuộc triplet này thì đều không làm thay đôi thông tin di truyền. Do đó, 3 nucleotit này có thể được thay thế thành các nucleotit khác với số lần thay thế = 3+3+3 = 9 (vì từ gen ban đầu, đột biến thay thế 1 cặp nucleotit để hình thành các alen mới).
BANG
Ở côđon kết thúc, đột biến điểm làm thay thế cặp X-G thành cặp T-A thì sẽ làm cho côđon kết thúc 5’UAG3’ trở thành côđon kết thúc 5’UAA3’.
Ngoài ra, sau triplet quy định côđon kết thúc thì còn có 1 triplet nữa (3 nucleotit). Đột biến ở một trong 3 nucleotit thuộc triplet này thì đều không làm thay đôi thông tin di truyền. Do đó, 3 nucleotit này có thể được thay thế thành các nucleotit khác với số lần thay thế = 3+3+3 = 9 (vì từ gen ban đầu, đột biến thay thế 1 cặp nucleotit để hình thành các alen mới).
Câu 40 [353415]: Núi lửa St. Helens nằm ở phía Tây Nam bang Washington (Mỹ) phun trào ngày 18 tháng 5 năm 1980. Sự phun trào này đã tạo ra vùng đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, khô hạn và di chuyển bề mặt. Các ô thí nghiệm cố định được thiết lập ở một vài vị trí phía trước vành đai cây bao quanh núi lửa để theo dõi sự phục hồi sau khi núi lửa phun trào. Hình dưới đây thể hiện số loài và tỉ lệ phần trăm che phủ tại một trong số các điểm từ năm 1981 đến năm 1998.
I. Trong khoảng 2 năm đầu số lượng thực vật tăng rất nhanh, sau đó duy trì tương đối ổn định trong khoảng 18 năm sau.
II. Đây là ví dụ về diễn thế thứ sinh.
III. Không gian và ánh sáng là yếu tố quyết định giới hạn trong môi trường này.
IV. Do điều kiện không thuận lợi từ môi trường nên thực vật khó chiếm lĩnh môi trường nhanh chóng.
Dựa vào thông tin trên cho biêt có bao nhiêu nhận định đúng?
I. Trong khoảng 2 năm đầu số lượng thực vật tăng rất nhanh, sau đó duy trì tương đối ổn định trong khoảng 18 năm sau.
II. Đây là ví dụ về diễn thế thứ sinh.
III. Không gian và ánh sáng là yếu tố quyết định giới hạn trong môi trường này.
IV. Do điều kiện không thuận lợi từ môi trường nên thực vật khó chiếm lĩnh môi trường nhanh chóng.
Dựa vào thông tin trên cho biêt có bao nhiêu nhận định đúng?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I, IV→ Đáp án B.
I đúng. Vì trong khoảng 2 năm đầu số lượng thực vật tăng rất nhanh (0 -18 loài) sau đó duy trì tương đối ổn định trong khoảng 18 năm sau.
II sai. Đây là ví dụ cho diễn thế nguyên sinh, vì môi trường khởi đầu không có mầm mống nào của sinh vật (hoặc vì núi lửa phun trào làm tuyệt diệt mọi loài sinh vật, quần xã bắt đầu từ con số 0 ).
III sai. Ánh sáng không phải yếu tố giới hạn (có thể là dinh dưỡng hoặc nước,…)
IV đúng. Nhìn chung, độ che phủ có xu hướng tăng đều theo thời gian. Do điều kiện không thuận lợi từ môi trường nên thực vật khó chiếm lĩnh môi trường nhanh chóng.
I đúng. Vì trong khoảng 2 năm đầu số lượng thực vật tăng rất nhanh (0 -18 loài) sau đó duy trì tương đối ổn định trong khoảng 18 năm sau.
II sai. Đây là ví dụ cho diễn thế nguyên sinh, vì môi trường khởi đầu không có mầm mống nào của sinh vật (hoặc vì núi lửa phun trào làm tuyệt diệt mọi loài sinh vật, quần xã bắt đầu từ con số 0 ).
III sai. Ánh sáng không phải yếu tố giới hạn (có thể là dinh dưỡng hoặc nước,…)
IV đúng. Nhìn chung, độ che phủ có xu hướng tăng đều theo thời gian. Do điều kiện không thuận lợi từ môi trường nên thực vật khó chiếm lĩnh môi trường nhanh chóng.