Đáp án
1A
2C
3D
4C
5C
6C
7B
8A
9A
10A
11B
12B
13C
14A
15C
16A
17A
18B
19B
20D
21D
22A
23B
24C
25D
26D
27C
28C
29B
30B
31A
32D
33A
34A
35D
36B
37B
38D
39B
40B
Đáp án Đề minh họa số 10 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [353638]: Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có loại enzim nào sau đây?
A, Nitrôgenaza.
B, Amilaza.
C, Caboxilaza.
D, Nuclêaza.
Enzim nitrôgenaza là loại enzim xúc tác cho phản ứng khử N2 thành NH3. Loại enzim này chỉ có ở các vi khuẩn cố định đạm.
Câu 2 [353639]: Trong hô hấp của phổi người, nồng độ O2 trong khí thở ra thấp hơn so với nồng độ O2 trong khí hít vào phổi là vì
A, có một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.
B, có một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.
C, có một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi đi ra khỏi phổi.
D, có một lượng O2 đã ôxi hóa các chất trong cơ thể.
Trong hô hấp của phổi người, nồng độ O2 trong khí thở ra thấp hơn so với nồng độ O2 trong khí hít vào phổi là vì: có một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi đi ra khỏi phổi.
Câu 3 [353640]: Theo nguyên tắc bổ sung, trong phân tử ADN mạch kép, bazơ nitơ loại A trên mạch thứ nhất sẽ liên kết với bazơ nitơ loại nào trên mạch thứ 2?
A, G.
B, A.
C, X.
D, T.
Theo nguyên tắc bổ sung, trong phân tử ADN mạch kép là A liên kết với T và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại.
Câu 4 [353641]: Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã?
A, ADN.
B, tARN.
C, mARN.
D, rARN.
Phân tử trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã là mARN.
Câu 5 [353642]: Xét cặp NST giới tính XY, ở một tế bào sinh tinh sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào II ở cả 2 tế bào con, sẽ hình thành các loại giao tử mang NST giới tính
A, XX, YY.
B, X và Y.
C, XX, YY và O.
D, XY, O.
Xét cặp NST giới tính XY, ở một tế bào sinh tinh sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào II ở cả 2 tế bào con, sẽ hình thành các loại giao tử mang NST giới tính: XX, YY và O.
Câu 6 [353643]: Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là
A, tính trạng ưu việt.
B, tính trạng trung gian.
C, tính trạng trội.
D, tính trạng lặn.
Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là tính trạng trội.
Câu 7 [353644]: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Kiểu gen nào sau đây quy định hoa vàng?
A, AABB.
B, AAbb.
C, AaBB.
D, aabb.
Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb quy định nên di truyền theo quy luật tương tác gen.
- Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, chứng tỏ hai gen A và B di truyền theo kiểu tương tác bổ sung.
- Nếu chỉ có gen A và gen B thì hoa có màu vàng.
→ Kiểu gen của cây hoa vàng là: AAbb.
- Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, chứng tỏ hai gen A và B di truyền theo kiểu tương tác bổ sung.
- Nếu chỉ có gen A và gen B thì hoa có màu vàng.
→ Kiểu gen của cây hoa vàng là: AAbb.
Câu 8 [353645]: Sự khác nhau cơ bản trong đặc điểm di truyền qua tế bào chất và di truyền qua nhân thể hiện ở đặc điểm nào ?
A, Di truyền qua tế bào chất không phân tính như các tỉ lệ đặc thù như gen trong nhân và luôn luôn di truyền theo dòng mẹ.
B, Di truyền qua tế bào chất cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch, gen trong nhân luôn cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch.
C, Di truyền qua tế bào chất cho hiện tượng phân tính theo giới tính còn gen trong nhân luôn luôn cho kết quả giống nhau ở cả hai giới.
D, Trong di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể mẹ còn gen trong nhân vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể bố.
Sự khác nhau cơ bản trong đặc điểm di truyền qua tế bào chất và di truyền qua nhân thể hiện ở đặc điểm di truyền qua tế bào chất không phân tính như các tỉ lệ đặc thù như gen trong nhân và luôn luôn di truyền theo dòng mẹ → Đáp án A đúng.
B sai. Vì gen trong nhân có thể có thể cho kết quả giống nhau trong phép lai thuận nghịch trong trường hợp phân li độc lập.
C sai. Vì di truyền qua tế bào chất không phải là hiện tượng di truyền theo giới tính mà nó di truyền theo dòng mẹ.
D sai. Vì gen trong nhân vai trò thuộc về cả bố và mẹ trong đó vai trò của bố và mẹ là tương đương nhau chứ không phải chủ yếu thuộc về cơ thể bố.
B sai. Vì gen trong nhân có thể có thể cho kết quả giống nhau trong phép lai thuận nghịch trong trường hợp phân li độc lập.
C sai. Vì di truyền qua tế bào chất không phải là hiện tượng di truyền theo giới tính mà nó di truyền theo dòng mẹ.
D sai. Vì gen trong nhân vai trò thuộc về cả bố và mẹ trong đó vai trò của bố và mẹ là tương đương nhau chứ không phải chủ yếu thuộc về cơ thể bố.
Câu 9 [353646]: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên
A, vốn gen của quần thể.
B, kiểu gen của quần thể.
C, kiểu hình của quần thể.
D, thành phần kiểu gen của quần thể.
Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên vốn gen của quần thể.
Câu 10 [353647]: Người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn trong chọn giống chủ yếu để
A, củng cố các đặc tính quý, tạo dòng thuần.
B, tạo giống mới.
C, kiểm tra và đánh giá kiểu gen từng dòng thuần.
D, kiểm tra và đánh giá kiểu gen từng dòng thuần.
Người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn trong chọn giống chủ yếu để củng cố các đặc tính quý, tạo dòng thuần.
Câu 11 [353648]: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim nào sau đây được sử dụng để gắn gen cần chuyển với ADN thể truyền?
A, ADN pôlimeraza.
B, Ligaza.
C, Restrictaza.
D, ARN pôlimeraza.
Đáp án: B
Câu 12 [353649]: Trong tiến hoá, các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh sự tiến hoá
A, phân li.
B, đồng quy.
C, song hành.
D, vận động.
Cơ quan tương tự:
- Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng do đảm nhận những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự.
- Cơ quan tương tự phản ánh tiến hoá đồng quy.
- Vd: cánh dơi và cánh côn trùng, mang cá và mang tôm…
- Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng do đảm nhận những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự.
- Cơ quan tương tự phản ánh tiến hoá đồng quy.
- Vd: cánh dơi và cánh côn trùng, mang cá và mang tôm…
Câu 13 [353650]: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây?
A, Làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
B, Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
C, Chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen.
D, Làm tăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.
A là tác động của chọn lọc tự nhiên.
B là tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
D là tác động của chọn lọc tự nhiên trong đó kiểu gen dị hợp ưu thế hơn.
B là tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
D là tác động của chọn lọc tự nhiên trong đó kiểu gen dị hợp ưu thế hơn.
Câu 14 [353651]: Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng
A, cách li tập tính.
B, cách li sinh thái.
C, cách li sinh sản.
D, cách li địa lí.
Cách li tập tính: các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính riêng nên giữa chúng thường không giao phối với nhau.
Câu 15 [353652]: Trong tế bào sống, prôtêin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào?
A, Điều hoà hoạt động các bào quan.
B, Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.
C, Xúc tác các phản ứng sinh hoá.
D, Cung cấp năng lượng cho các phản ứng.
Trong tế bào sống, prôtêin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xúc tác các phản ứng sinh hoá.
Câu 16 [353653]: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6oC, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42oC, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20oC đến 35oC. Mức 5,6oC gọi là
A, điểm gây chết giới hạn dưới.
B, điểm gây chết giới hạn trên.
C, điểm thuận lợi.
D, giới hạn chịu đựng.
Giới hạn sinh thái chính là giới hạn năng lực chịu đựng của sinh vật so với tác nhân sinh thái trong môi trường tự nhiên. Động, thực vật sẽ luôn có một giới hạn sinh thái nhất định.
Trong giới hạn sinh thái gồm các thành phần như điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng cực thuận và khoảng chống chịu. Khi vượt ra ngoài điểm giới hạn trên và dưới thì sinh vật sẽ c.h.ế.t. Cụ thể:
+ Khoảng cực thuận là khoảng mà sinh vật trong khoảng này sẽ đảm bảo đủ điều kiện thuận lợi giúp cho các loài sinh vật phát triển dựa theo các hoạt động sống tốt nhất
+ Khoảng chống chịu là khoảng mà sinh vật ở trong khoảng này sẽ gồm các nhân tố sinh thái gây ra các ức chế đối với chức năng sinh lý bình thường của sinh vật.
Trong giới hạn sinh thái gồm các thành phần như điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng cực thuận và khoảng chống chịu. Khi vượt ra ngoài điểm giới hạn trên và dưới thì sinh vật sẽ c.h.ế.t. Cụ thể:
+ Khoảng cực thuận là khoảng mà sinh vật trong khoảng này sẽ đảm bảo đủ điều kiện thuận lợi giúp cho các loài sinh vật phát triển dựa theo các hoạt động sống tốt nhất
+ Khoảng chống chịu là khoảng mà sinh vật ở trong khoảng này sẽ gồm các nhân tố sinh thái gây ra các ức chế đối với chức năng sinh lý bình thường của sinh vật.
Câu 17 [353654]: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A, Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
B, Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
C, Cá ép sống bám trên cá lớn.
D, Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.
B là cạnh tranh cùng loài.
C là quan hệ hội sinh.
D là quan hệ kí sinh.
C là quan hệ hội sinh.
D là quan hệ kí sinh.
Câu 18 [353655]: Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã?
A, Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).
B, Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).
C, Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
D, Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
B sai vì quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).
Câu 19 [353656]: Trong hệ sinh thái có 2 loại chuỗi thức ăn là
A, Chuỗi thức ăn trên cạn và chuỗi thức ăn dưới nước.
B, Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức ăn khởi đầu bằng mùn bã hữu cơ.
C, Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái rừng và chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái biển.
D, Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước ngọt và chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước biển.
Trong hệ sinh thái có 2 loại chuỗi thức ăn:
+ Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
+ Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng mùn bã hữu cơ.
+ Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
+ Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng mùn bã hữu cơ.
Câu 20 [353657]: Khi nói về hiệu suất sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Hiệu suất sinh thái ở các bậc dinh dưỡng càng cao thì càng cao.
B, Hiệu suất sinh thái giảm dần qua các mắt xích trong chuỗi thức ăn.
C, Hiệu suất sinh thái của chuỗi thức ăn càng cao thì số mắt xích càng ít.
D, Hiệu suất sinh thái của sinh vật ở chuỗi thức ăn dưới nước thường cao hơn chuỗi thức ăn trên cạn.
Trong tự nhiên, chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn so với hệ sinh thái trên cạn vì nhiệt độ ở dưới nước ổn định hơn, năng lượng bị thất thoát ít hơn → năng lượng ở bậc dinh dưỡng sau thì cao hơn.
Những chuỗi thức ăn ở dưới nước có hiệu suất cao hơn.
A sai vì hiệu suất sinh thái giảm dần qua các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao → Hiệu suất sinh thái ở các bậc dinh dưỡng càng cao thì càng thấp.
B sai. Hiệu suất sinh thái giảm dần qua các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao.
C sai. Hiệu suất sinh thái của chuỗi thức ăn càng cao thì số mắt xích càng nhiều.
Những chuỗi thức ăn ở dưới nước có hiệu suất cao hơn.
A sai vì hiệu suất sinh thái giảm dần qua các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao → Hiệu suất sinh thái ở các bậc dinh dưỡng càng cao thì càng thấp.
B sai. Hiệu suất sinh thái giảm dần qua các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao.
C sai. Hiệu suất sinh thái của chuỗi thức ăn càng cao thì số mắt xích càng nhiều.
Câu 21 [353658]: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A, Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật.
B, Các loại hạt khô như hạt thóc, hạt ngô có cường độ hô hấp thấp.
C, Nồng độ CO2 cao có thể ức chế quá trình hô hấp.
D, Trong điều kiện thiếu oxy, thực vật tăng cường quá trình hô hấp hiếu khí.
D sai vì trong điều kiện thiếu oxy, thực vật tăng cường quá trình hô hấp kị khí.
Câu 22 [353659]: Cơ quan nào sau đây có vai trò bài tiết mồ hôi ra khỏi cơ thể?
A, Da.
B, Hệ tuần hoàn.
C, Thận.
D, Phổi.
Đáp án: A
Câu 23 [353660]: Phân tử ADN ở vi khuẩn E.côli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E.côli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 5 lần tự sao, trong số các phân tử ADN con có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15?
A, 4.
B, 2.
C, 6.
D, 8.
Một ADN nhân đôi bao nhiêu lần thì cũng luôn tạo ra 2 phân tử ADN có một mạch cũ và một mạch mới.
Câu 24 [353661]: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Chỉ đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
B, Quá trình nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung thì luôn phát sinh đột biến gen.
C, Tất cả các đột biến gen đều làm thay đổi cấu trúc của gen.
D, Giá trị thích nghi của một đột biến không thay đổi tùy tổ hợp gen.
A sai. Vì tất cả các đột biến gen đều là nguyên liệu của tiến hóa.
B sai. Vì nếu sự bắt cặp không theo nguyên tắc bổ sung ở những vùng không thuộc cấu trúc của gen (vùng nối giữa 2 gen, các trình tự không mã hóa, …) thì không làm biến đổi cấu trúc của gen, do đó không gây đột biến gen.
D sai. Vì giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp gen.
B sai. Vì nếu sự bắt cặp không theo nguyên tắc bổ sung ở những vùng không thuộc cấu trúc của gen (vùng nối giữa 2 gen, các trình tự không mã hóa, …) thì không làm biến đổi cấu trúc của gen, do đó không gây đột biến gen.
D sai. Vì giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp gen.
Câu 25 [353662]: Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Lặp một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
B, Lặp một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
C, Lặp một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau.
D, Các đột biến lặp đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.
Kiểu hình của thể đột biến do kiểu gen quy định, các gen khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau nên trong 4 đáp án trên chỉ có đáp án IV đúng.
A sai. Vì nếu lặp đoạn ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST thì các đoạn bịlặp chứa các gen khác nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.
B sai. Vì nếu lặp đoạn ở các NST khác nhau sẽ chứa các gen bịlặp khác nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.
C sai. Vì nếu lặp đoạn NST có độ dài khác nhau trên cùng một NST thì số lượng gen bịlặp cũng khác nhau nên biểu hiện kiểu hình đột biến khác nhau.
A sai. Vì nếu lặp đoạn ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST thì các đoạn bịlặp chứa các gen khác nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.
B sai. Vì nếu lặp đoạn ở các NST khác nhau sẽ chứa các gen bịlặp khác nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.
C sai. Vì nếu lặp đoạn NST có độ dài khác nhau trên cùng một NST thì số lượng gen bịlặp cũng khác nhau nên biểu hiện kiểu hình đột biến khác nhau.
Câu 26 [353663]: Ở một loài thực vật, xét 3 cặp gen Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau. Trong đó, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; Hai cặp gen Bb và Dd quy định tính trạng màu hoa, trong đó có cả 2 gen trội B và D thì quy định hoa tím; chỉ có gen B thì quy định hoa đỏ; chỉ có gen D thì quy định hoa vàng; kiểu gen bbdd quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa tím giao phấn với cây thân cao, hoa tím (P), thu được F1 có 1 kiểu hình. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 2 kiểu hình là thân cao, hoa tím và thân thấp, hoa tím. Tiếp tục cho F2 giao phấn, thu được F3. Ở F3, cây có 5 alen trội chiếm tỉ lệ
A, 25%.
B, 12,5%.
C, 6,25%.
D, 37,5%.
Theo bài ra, ta có: A- quy định thân cao; aa quy định thân thấp.
B-D- quy định hoa tím.
B-dd quy định hoa đỏ;
bbD- quy định hoa vàng;
bbdd quy định hoa trắng.
Cho cây thân cao, hoa tím giao phấn với cây thân cao, hoa tím (P), thu được F1 có 1 kiểu hình. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 2 kiểu hình là thân cao, hoa tím và thân thấp, hoa tím. Điều này chứng tỏ P có kiểu gen là (AA × Aa)(BB × BB)(DD × DD) → F1 có tỉ lệ kiểu gen là (1/2AA : 1/2Aa)(1BB)(1DD)
Tiếp tục cho F2 giao phấn, thu được F3 có tỉ lệ kiểu gen (9/16AA : 6/16Aa : 1/16aa)(1BB)(1DD).
Ở F3, cá thể có 5 alen trội (AaBBDD) chiếm tỉ lệ = 3/8 = 37,5%.
B-D- quy định hoa tím.
B-dd quy định hoa đỏ;
bbD- quy định hoa vàng;
bbdd quy định hoa trắng.
Cho cây thân cao, hoa tím giao phấn với cây thân cao, hoa tím (P), thu được F1 có 1 kiểu hình. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 2 kiểu hình là thân cao, hoa tím và thân thấp, hoa tím. Điều này chứng tỏ P có kiểu gen là (AA × Aa)(BB × BB)(DD × DD) → F1 có tỉ lệ kiểu gen là (1/2AA : 1/2Aa)(1BB)(1DD)
Tiếp tục cho F2 giao phấn, thu được F3 có tỉ lệ kiểu gen (9/16AA : 6/16Aa : 1/16aa)(1BB)(1DD).
Ở F3, cá thể có 5 alen trội (AaBBDD) chiếm tỉ lệ = 3/8 = 37,5%.
Câu 27 [353664]: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, phát biểu nào sau đây sai?
A, Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường.
B, Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào môi trường.
C, Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen và những tính trạng đã hình thành sẵn.
D, Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
A đúng. Kiểu gen quy định mức phản ứng, khả năng về năng suất của giống.
B đúng. Sự biểu hiện của 1 tính trạng ra ngoài thành kiểu hình ngoài phụ thuộc kiểu gen còn phụ thuộc: môi trường trong, môi trường ngoài, loại tính trạng
C sai. Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền cho con một kiểu gen.
D đúng. Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức phản ứng của 1 KG.
B đúng. Sự biểu hiện của 1 tính trạng ra ngoài thành kiểu hình ngoài phụ thuộc kiểu gen còn phụ thuộc: môi trường trong, môi trường ngoài, loại tính trạng
C sai. Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền cho con một kiểu gen.
D đúng. Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức phản ứng của 1 KG.
Câu 28 [353665]: Hai loài cỏ sống trong một môi trường nhưng ra hoa vào 2 mùa khác nhau nên không giao phối với nhau là loại cách li?
A, Tập tính.
B, Cơ học.
C, Thời gian.
D, Sau hợp tử.
Cách li thời gian (mùa vụ): các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào các mùa vụ khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.
Câu 29 [353666]: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ
A, động vật ăn thịt và con mồi.
B, cạnh tranh khác loài.
C, ức chế - cảm nhiễm.
D, hội sinh.
Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
Câu 30 [353667]: Cho các biện pháp sau:
I. Thực hiện các biện pháp chống xói mòn cho đất.
II. Ngăn chặn nạn phá rừng đầu nguồn.
III. Khai thác tài nguyên sinh vật biển hợp lí kết hợp với bảo vệ môi trường biển.
IV. Bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp góp phần khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Thực hiện các biện pháp chống xói mòn cho đất.
II. Ngăn chặn nạn phá rừng đầu nguồn.
III. Khai thác tài nguyên sinh vật biển hợp lí kết hợp với bảo vệ môi trường biển.
IV. Bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp góp phần khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
A, 2.
B, 4.
C, 3.
D, 1.
Cả 4 phát biểu đều đúng → Đáp án B.
Câu 31 [353668]: Một đột biến điểm loại thay thế cặp nucleotit xảy ra ở khuẩn E.coli nhưng đột biến này không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit. Có bao nhiêu điều giải thích sau đây là đúng?
I. Do đột biến không làm thay đổi cấu trúc của gen.
II. Do đột biến xảy ra làm alen lặn trở thành alen trội.
III. Do đột biến xảy ra làm alen trội trở thành alen lặn.
IV. Do tính thoái hóa của mã di truyền.
I. Do đột biến không làm thay đổi cấu trúc của gen.
II. Do đột biến xảy ra làm alen lặn trở thành alen trội.
III. Do đột biến xảy ra làm alen trội trở thành alen lặn.
IV. Do tính thoái hóa của mã di truyền.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 1 phát biểu đúng, đó là IV. → Đáp án A.
I sai. Vì tất cả các đột biến gen đều làm thay đổi cấu trúc của gen.
II và III sai. Vì vi khuẩn có bộ gen đơn bội cho nên tất cả các đột biến ở vi khuẩn đều làm thay đổi kiểu hình.
IV đúng. Vì mã di truyền có tính thoái hóa cho nên đột biến làm thay đổi bô ba nhưng bộ ba mới cùng quy định axit amin ban đầu.
I sai. Vì tất cả các đột biến gen đều làm thay đổi cấu trúc của gen.
II và III sai. Vì vi khuẩn có bộ gen đơn bội cho nên tất cả các đột biến ở vi khuẩn đều làm thay đổi kiểu hình.
IV đúng. Vì mã di truyền có tính thoái hóa cho nên đột biến làm thay đổi bô ba nhưng bộ ba mới cùng quy định axit amin ban đầu.
Câu 32 [353669]: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, hoán vị gen chỉ có ở giới cái với tần số 32%. Thực hiện phép lai (P) ♂Dd × ♀Dd, thu được F1. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1, kiểu hình mang 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 4,25%.
II. Ở F1, kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 50,25%.
III. Ở F1, kiểu hình A-bbdd chiếm tỉ lệ 2%.
IV. Ở F1, kiểu hình mang 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 28,75%.
I. Ở F1, kiểu hình mang 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 4,25%.
II. Ở F1, kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 50,25%.
III. Ở F1, kiểu hình A-bbdd chiếm tỉ lệ 2%.
IV. Ở F1, kiểu hình mang 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 28,75%.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Cả 4 phát biểu trên đều đúng → Đáp án D.
I đúng. () có tần số hoán vị 32% ở giới cái thì thu được F1 có = 0,34 × 0,5 = 0,17.
→ F1 có 0,25DD : 0,5Dd : 0,25dd.
→ Kiểu hình mang 3 tính trạng lặn dd = 0,17 × 0,25 = 0,0425 = 4,25%.
II đúng. Kiểu hình mang 3 tính trạng trội (A-B-D-) = (0,5 + 4×0,0425) × 0,75 = 0,5025 = 50,25%.
III đúng. F1 có kiểu hình A-bbdd chiếm tỉ lệ = (0,25 – 0,17) × 0,25 = 2%.
IV đúng. Ở F1, loại kiểu hình mang 2 tính trạng
= 0,5 – 5 × 0,0425 = 28,75%.
I đúng. () có tần số hoán vị 32% ở giới cái thì thu được F1 có = 0,34 × 0,5 = 0,17.
→ F1 có 0,25DD : 0,5Dd : 0,25dd.
→ Kiểu hình mang 3 tính trạng lặn dd = 0,17 × 0,25 = 0,0425 = 4,25%.
II đúng. Kiểu hình mang 3 tính trạng trội (A-B-D-) = (0,5 + 4×0,0425) × 0,75 = 0,5025 = 50,25%.
III đúng. F1 có kiểu hình A-bbdd chiếm tỉ lệ = (0,25 – 0,17) × 0,25 = 2%.
IV đúng. Ở F1, loại kiểu hình mang 2 tính trạng
= 0,5 – 5 × 0,0425 = 28,75%.
Câu 33 [353670]: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, khẳng định nào dưới đây là đúng?
A, Hình thành loài khác khu thường trải qua nhiều giai đoạn trung gian, có sự hình thành các nòi địa lý khác nhau, nếu thiết lập sự trao đổi dòng gen giữa 2 nòi, quá trình hình thành loài có thể bị dừng lại.
B, Các biến dị xuất hiện trong quần thể và được giao phối phát tán đi các cá thể, các cá thể hình thành kiểu gen thích nghi hoặc không thích nghi, do vậy cá thể được coi là đơn vị chọn lọc và là đơn vị tiến hóa.
C, Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi các điều kiện của môi trường cũng như sinh vật có sự thay đổi.
D, Hầu hết các quá trình hình thành loài mới đều không có mối liên hệ trực tiếp đối với quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi.
Khi hình thành nòi khác khu vực có sự trao đổi vốn gen giữa các nòi địa lí ⇒ không cách li sinh sản ⇒ chưa hình thành được loài mới
B sai. Vì đơn vị của tiến hóa là quần thể
C sai. Vì kể cả khi điều kiện môi trường không thay đổi thì quần thể sinh vật vẫn chịu tác động của CLTN
D sai. Vì hình thành loài mới và hình thành các đặc điểm thích nghi có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
B sai. Vì đơn vị của tiến hóa là quần thể
C sai. Vì kể cả khi điều kiện môi trường không thay đổi thì quần thể sinh vật vẫn chịu tác động của CLTN
D sai. Vì hình thành loài mới và hình thành các đặc điểm thích nghi có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
Câu 34 [353671]: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây thể hiện quan hệ cạnh tranh cùng loài?
I. Một số loài cá sống ở nước sâu có hiện tượng kí sinh cùng loài giữa cá thể đực có kích thước nhỏ với cá thể cái có kích thước lớn.
II. Cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
III. Các cây thông nhựa liền rễ nên nước và muối khoáng do cây này hút vào có khả năng dẫn truyền sang cây khác.
IV. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào sống cùng nhau thành địa y.
V. Lúa và cỏ dại cạnh tranh giành ánh sáng, nước và muối khoáng trong cùng 1 thửa ruộng.
I. Một số loài cá sống ở nước sâu có hiện tượng kí sinh cùng loài giữa cá thể đực có kích thước nhỏ với cá thể cái có kích thước lớn.
II. Cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
III. Các cây thông nhựa liền rễ nên nước và muối khoáng do cây này hút vào có khả năng dẫn truyền sang cây khác.
IV. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào sống cùng nhau thành địa y.
V. Lúa và cỏ dại cạnh tranh giành ánh sáng, nước và muối khoáng trong cùng 1 thửa ruộng.
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 5.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I, II → Đáp án A.
III là quan hệ hỗ trợ cùng loài.
IV là quan hệ cộng sinh.
V là quan hệ cạnh tranh khác loài.
III là quan hệ hỗ trợ cùng loài.
IV là quan hệ cộng sinh.
V là quan hệ cạnh tranh khác loài.
Câu 35 [353672]: Trong một chuỗi thức ăn gồm 5 loài A, B, C, D, E. Biết rằng tổng năng lượng của loài D chỉ bằng 1% của tổng năng lượng của loài B, tổng năng lượng của loài A lớn hơn tổng năng lượng của loài B là 12 lần, tổng năng lượng của loài E nhỏ hơn tổng năng lượng loài A là 106 lần, loài C có tổng năng lượng lớn nhất. Thứ tự các loài trong chuỗi thức ăn đúng nhất là
A, A → B → C → D → E.
B, C → A → D → E → B.
C, E → D → C → B → A.
D, C → A → B → E → D.
Ta sắp xếp mức năng lượng giảm dần theo tứ tự.
Loài C → Loài A → Loài B → Loài E → loài D.
Vậy loài C là loài đầu tiên trong chuỗi thức ăn.
Loài C → Loài A → Loài B → Loài E → loài D.
Vậy loài C là loài đầu tiên trong chuỗi thức ăn.
Câu 36 [353673]: Ở người, bệnh S và hệ nhóm máu do hai cặp gen khác nhau quy định. Trong đó kiểu gen IAIA và IAIO đều quy định nhóm máu A; kiểu gen IBIB và IBIO đều quy định nhóm máu B; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen quy IO định nhóm máu O. Biết rằng sự di truyền bệnh S độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Khi xét hai tính trạng này trong một gia đình, người ta lập được sơ đồ phả hệ sau:
Tính xác suất để cặp bố mẹ II2 và II.3 sinh một người con trai mắc bệnh S, nhóm máu AB là bao nhiêu?
Tính xác suất để cặp bố mẹ II2 và II.3 sinh một người con trai mắc bệnh S, nhóm máu AB là bao nhiêu?
A, 1/36.
B, 1/72.
C, 1/18.
D, 1/9.
Bố mẹ bình thường sinh con gái bị bệnh → bệnh là do gen lặn trên NST thường quy định.
Về nhóm máu:
Người II.3 có kiểu gen IAIO vì nhận IO của mẹ, và sinh ra con có nhóm máu A.
Về bệnh S
Xét cặp vợ chồng II. 2 - II. 3: (1SS: 2Ss)IBIO × (1SS: 2Ss)IAIO
→ Xác suất học sinh con trai mắc bệnh S và có nhóm máu AB là:
Về nhóm máu:
Người II.3 có kiểu gen IAIO vì nhận IO của mẹ, và sinh ra con có nhóm máu A.
Về bệnh S
Xét cặp vợ chồng II. 2 - II. 3: (1SS: 2Ss)IBIO × (1SS: 2Ss)IAIO
→ Xác suất học sinh con trai mắc bệnh S và có nhóm máu AB là:
Câu 37 [353674]: Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thực hiện phép lai giữa các cây hoa đỏ với các cây hoa trắng (P) thu được F1, trong đó cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 10%. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
II. Kiểu hình cây hoa trắng F2 chiếm tỉ lệ là 0,325.
III. Các cây hoa đỏ ở P đều có kiểu gen đồng hợp tử AA.
IV. Tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp ở P là 0,2.
I. Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
II. Kiểu hình cây hoa trắng F2 chiếm tỉ lệ là 0,325.
III. Các cây hoa đỏ ở P đều có kiểu gen đồng hợp tử AA.
IV. Tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp ở P là 0,2.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng là II và IV → Đáp án B.
- Nếu các cây hoa đỏ ở P đều có kiểu gen đồng hợp tử AA thì F1 xuất hiện 100% cây hoa đỏ → không thỏa mãn → III SAI.
- Nếu các cây hoa đỏ ở P đều có kiểu gen dị hợp tử Aa thì F1 xuất hiện 50% cây hoa đỏ : 50% cây hoa trắng → không thỏa mãn.
→ Các cây hoa đỏ đem lại có cả 2 loại kiểu gen là AA và Aa.
- Gọi tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen Aa ở P là x (0 < x < 1)
→ tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen AA ở P là 1 – x.
Ta có: P: (hoa đỏ) [(1 – x) AA : xAa] × aa (hoa trắng)
F1: [(1 – x) + x/2]Aa : x/2aa.
- Theo bài ra ta có: x/2= 0,1 → x = 0,2 → IV ĐÚNG.
Vậy P ban đầu có tỉ lệ kiểu gen là: 0,8AA : 0,2Aa.
- F1 có tỉ lệ kiểu gen là: 0,9Aa : 0,1aa.
- F1 tự thụ phấn thu được F2.
+ Tỉ lệ kiểu gen ở F2: 0,225AA : 0,45Aa : 0,325aa → I SAI.
+ Tỉ lệ kiểu hình ở F2: 67,5% hoa đỏ : 32,5% hoa trắng → II ĐÚNG.
- Nếu các cây hoa đỏ ở P đều có kiểu gen đồng hợp tử AA thì F1 xuất hiện 100% cây hoa đỏ → không thỏa mãn → III SAI.
- Nếu các cây hoa đỏ ở P đều có kiểu gen dị hợp tử Aa thì F1 xuất hiện 50% cây hoa đỏ : 50% cây hoa trắng → không thỏa mãn.
→ Các cây hoa đỏ đem lại có cả 2 loại kiểu gen là AA và Aa.
- Gọi tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen Aa ở P là x (0 < x < 1)
→ tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen AA ở P là 1 – x.
Ta có: P: (hoa đỏ) [(1 – x) AA : xAa] × aa (hoa trắng)
F1: [(1 – x) + x/2]Aa : x/2aa.
- Theo bài ra ta có: x/2= 0,1 → x = 0,2 → IV ĐÚNG.
Vậy P ban đầu có tỉ lệ kiểu gen là: 0,8AA : 0,2Aa.
- F1 có tỉ lệ kiểu gen là: 0,9Aa : 0,1aa.
- F1 tự thụ phấn thu được F2.
+ Tỉ lệ kiểu gen ở F2: 0,225AA : 0,45Aa : 0,325aa → I SAI.
+ Tỉ lệ kiểu hình ở F2: 67,5% hoa đỏ : 32,5% hoa trắng → II ĐÚNG.
Câu 38 [353675]: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Ở thế hệ F2, số cá thể mang gen a chiếm tỉ lệ 64%. Lấy một cây hoa đỏ ở F2, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là
A, 3/7.
B, 9/25.
C, 1/3.
D, 2/3.
- Ở F2, cá thể không mang gen đột biến a (kiểu gen AA) chiếm tỉ lệ
= 100% - 64% = 36% = 0,36.
- Khi các cá thể ngẫu phối thì ở F2, cấu trúc di truyền đạt cân bằng di truyền theo định luật Hacđi-Vanbec → Tần số A = = 0,6.
- Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng là 0,36AA : 0,48 Aa : 0,16aa.
- Trong số các cây hoa đỏ ở F2 (gồm 0,36AA : 0,48 Aa) thì cây thuần chủng chiếm tỉ lệ = = .
- Như vậy, khi lấy một cây hoa đỏ thì xác suất thu được cây thuần chủng =
- Khi các cá thể ngẫu phối thì ở F2, cấu trúc di truyền đạt cân bằng di truyền theo định luật Hacđi-Vanbec → Tần số A = = 0,6.
- Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng là 0,36AA : 0,48 Aa : 0,16aa.
- Trong số các cây hoa đỏ ở F2 (gồm 0,36AA : 0,48 Aa) thì cây thuần chủng chiếm tỉ lệ = = .
- Như vậy, khi lấy một cây hoa đỏ thì xác suất thu được cây thuần chủng =
Câu 39 [353676]: Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở mạch gốc của vùng mã hóa trên gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:
Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’ quy định Met; 5’AAG3’ quy định Lys; 5’UUU3’ quy định Phe; 5’GGX3’; GGG và 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AGX3’ quy định Ser. Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.
II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.
IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.
Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’ quy định Met; 5’AAG3’ quy định Lys; 5’UUU3’ quy định Phe; 5’GGX3’; GGG và 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AGX3’ quy định Ser. Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.
II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.
IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV→ Đáp án B.
I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa. → đúng
II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến. → sai, alen A2 quy định ít codon hơn còn alen A3 số codon không thay đổi.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu. → đúng, do alen A3 có đột biến thay thế làm hình thành bộ ba kết thúc.
IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit. → đúng
I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa. → đúng
II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến. → sai, alen A2 quy định ít codon hơn còn alen A3 số codon không thay đổi.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu. → đúng, do alen A3 có đột biến thay thế làm hình thành bộ ba kết thúc.
IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit. → đúng
Câu 40 [353677]: Khi nghiên cứu quần thể cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrisa), Vũ Trung Tạng, 1997 vẽ được biểu đồ phân bố nhóm tuổi như sau:
Từ kết quả nghiên cứu có các nhận xét sau, nhận định nào sai?
Từ kết quả nghiên cứu có các nhận xét sau, nhận định nào sai?
A, Loài cá mòi hoa có tập tính di cư để sinh sản.
B, Tuổi thành thục sinh dục của loài cá mòi hoa là 2 tuổi.
C, Nhân tố chủ đạo ảnh hưởng tới sự phân bố của cá mòi là hàm lượng muối.
D, Nhóm tuổi 2 và 3 có biên độ muối hẹp nhất.
A. Loài cá mòi cờ hoa có tập tính di cư sinh sản vì:
+ Ở độ tuổi 0,1; loài cá này tập trung chủ yếu ở cửa sông
+ Ở độ tuổi 2,3,4 thì loài này lại tập trung chủ yếu ở biển
=> Khi đến mùa sinh sản loài này sẽ di cư từ biển vào cửa sông để sinh sản do cá non sinh ra thích nghi với đk sống ở cửa sông
B. Tuổi thành thục sinh dục của cá là 4 tuổi vì ở tuổi này ta thấy cá xh ở cả cửa sông và biển => ở tuổi này cá sẽ di cư từ biển về cửa sông để tiến hành sinh sản.
C. NTST chủ đạo là hàm lượng muối của mt vì
+ Ở cá non (0 tuổi) thích nghi với hàm lượng muối thấp (cửa sông)
+ Ở cá trưởng thành thích nghi với hàm lượng muối cao (biển)
=> Khi đến tuổi ss, cá trưởng thành phải di cư về cửa sông, nơi có hàm lượng muối thấp để tạo mt thuận lợi cho cá non sinh sống
D. Nhóm tuổi 2,3 có biên độ muối hẹp nhất vì chúng chỉ sống ở vùng biển mà ở biển nồng độ muối trong môi trường ít dao động trong khi ở cửa sông nồng độ muối thường xuyên dao động → biên độ muối ở cửa sông > ở biển.
+ Ở độ tuổi 0,1; loài cá này tập trung chủ yếu ở cửa sông
+ Ở độ tuổi 2,3,4 thì loài này lại tập trung chủ yếu ở biển
=> Khi đến mùa sinh sản loài này sẽ di cư từ biển vào cửa sông để sinh sản do cá non sinh ra thích nghi với đk sống ở cửa sông
B. Tuổi thành thục sinh dục của cá là 4 tuổi vì ở tuổi này ta thấy cá xh ở cả cửa sông và biển => ở tuổi này cá sẽ di cư từ biển về cửa sông để tiến hành sinh sản.
C. NTST chủ đạo là hàm lượng muối của mt vì
+ Ở cá non (0 tuổi) thích nghi với hàm lượng muối thấp (cửa sông)
+ Ở cá trưởng thành thích nghi với hàm lượng muối cao (biển)
=> Khi đến tuổi ss, cá trưởng thành phải di cư về cửa sông, nơi có hàm lượng muối thấp để tạo mt thuận lợi cho cá non sinh sống
D. Nhóm tuổi 2,3 có biên độ muối hẹp nhất vì chúng chỉ sống ở vùng biển mà ở biển nồng độ muối trong môi trường ít dao động trong khi ở cửa sông nồng độ muối thường xuyên dao động → biên độ muối ở cửa sông > ở biển.