Đáp án
1A
2B
3B
4C
5D
6B
7D
8B
9C
10A
11A
12D
13D
14A
15C
16C
17A
18C
19C
20A
21A
22C
23A
24C
25B
26A
27A
28B
29C
30B
31C
32D
33B
34A
35D
36A
37C
38D
39A
40B
Đáp án Đề minh họa số 11 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [353883]: Nước và ion khoáng được di chuyển từ tế bào lông hút vào mạch dẫn của rễ. Sau khi đi qua tế bào lông hút thì nước sẽ di chuyển tiếp theo đến tế bào nào sau đây?
A, Tế bào nhu mô vỏ.
B, Tế bào nội bì.
C, Tế bào mạch gỗ.
D, Tế bào mạch rây.
Nước di chuyển từ tế bào lông hút vào mạch dẫn của rễ theo trình tự: Tế bào lông hút → Tế bào nhu mô vỏ → Tế bào nội bì → Mạch dẫn của rễ. → Đáp án A.
Câu 2 [353884]: Ở động vật nhai lại, quá trình tiêu hoá sinh học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây?
A, Dạ tổ ong.
B, Dạ cỏ.
C, Ruột non.
D, Dạ múi khế.
Ở động vật nhai lại, quá trình tiêu hoá sinh học diễn ra chủ yếu ở dạ cỏ.
Câu 3 [353885]: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là
A, codon.
B, gen.
C, anticodon.
D, mã di truyền.
Đáp án: B
Câu 4 [353886]: Triplet 3ATG5 mã hóa axit amin izoloxin, tARN vận chuyển axit amin này có anticodon là
A, 5GAU3.
B, 3GUA5.
C, 3AUG5.
D, 5UAG3.
Triplet là bộ ba thuộc AND.
Codon là bộ ba mã sao thuộc mARN.
Anticodon là bộ ba đối mã nằm trên tARN.
Câu 5 [353887]: Sự thụ tinh giữa 2 giao tử n và n + 1 sẽ tạo hợp tử có bộ NST thuộc
A, thể bốn.
B, thể không.
C, thể.
D, thể ba.
Sự thụ tinh giữa 2 giao tử n và n + 1 sẽ tạo hợp tử có bộ NST thuộc thể 3
Câu 6 [353888]: Nội dung chính của qui luật phân li của MenĐen là gì?
A, Các cặp alen không hoà trộn vào nhau trong giảm phân.
B, Các thành viên của cặp alen phân li đồng đều về các giao tử.
C, F2 phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội /1 lặn.
D, F1 đồng tính còn F2 phân tính xấp xỉ 3 trội/1lặn.
Nội dung chính của qui luật phân li của MenĐen là các thành viên của cặp alen phân li đồng đều về các giao tử.
Câu 7 [353889]: Ở dê, gen A nằm trên NST thường quy định có râu, gen a quy định không râu, kiểu gen Aa biểu hiện có râu ở dê đực và không râu ở dê cái. Phép lai nào sau đây cho tất cả các con đực đều có râu?
A, Aa × aa.
B, Aa × Aa.
C, aa × aa.
D, AA × Aa.
Các phép lai A, B, C đều sinh ra đời con có kiểu gen aa, kiểu gen này quy định không râu ở giới đực.
Phép lai của đáp án D: AA × Aa → 1AA : 1Aa. Kiểu hình 100% con đực có râu.
Câu 8 [353890]: Các gen sẽ di truyền liên kết khi
A, các cặp gen qui định tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
B, các cặp gen quy định các tính trạng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
C, nhiều cặp gen cùng nằm trên nhiều nhiễm sắc thể.
D, các gen phải nằm trên một nhiễm sắc thể thường.
Các gen sẽ di truyền liên kết khi các cặp gen quy định các tính trạng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 9 [353891]: Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng, thể hiện ở
A, tần số các alen của quần thể.
B, tần số các kiểu gen của quần thể.
C, tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể.
D, tần số các kiểu hình của quần thể.
Đáp án: C
Câu 10 [353892]: Tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thường dẫn tới hiện tượng thoái hóa giống vì
A, tần số kiểu gen đồng hợp tăng, các gen lặn đột biến được biểu hiện.
B, tần số kiểu gen đồng hợp giảm, các gen lặn đột biến không được biểu hiện.
C, tần số kiểu gen dị hợp tăng, các gen lặn đột biến được biểu hiện.
D, tần số kiểu gen dị hợp giảm, các gen lặn đột biến không được biểu hiện.
Hiện tượng tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thường dẫn tới hiện tượng thoái hóa giống vì. Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ làm giảm thể dị hợp và tăng thể đồng hợp. Khi tăng thể đồng hợp thì các gen lặn có hại có thể biểu hiện.
Câu 11 [353893]: Dòng vi khuẩn E. coli mang gen mã hóa insulin của người được tạo ra nhờ áp dụng kĩ thuật nào sau đây?
A, Chuyển gen.
B, Nhân bản vô tính.
C, Cấy truyền phôi.
D, Gây đột biến.
Dòng vi khuẩn E. coli mang gen mã hóa insulin của người được tạo ra nhờ áp dụng kĩ thuật chuyển gen
Câu 12 [353894]: Cơ quan nào dưới đây không phải là cơ quan tương đồng?
A, Tuyết nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác.
B, Cánh chim và chi trước của ngựa.
C, Cánh dơi và tay người.
D, Vòi voi và vòi bạch tuộc.
Cơ quan tương đồng:
- Là những cơ quan được bắt nguồn từ 1 cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này thực hiện các chức năng rất khác nhau.
- Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li.
- Vd: cánh dơi, tay người, chi trước của mèo, vây cá voi…
Câu 13 [353895]: Nhân tố tiến hóa nào sau có thể làm thay đổi đồng thời tần số alen thuộc cùng một gen của hai quần thể?
A, Chọn lọc tự nhiên.
B, Yếu tố ngẫu nhiên.
C, Đột biến.
D, Di – nhập gen.
Di – nhập gen chuyển gen từ quần thể này sang quần thể khác → làm thay đổi đồng thời tần số alen thuộc cùng một gen của hai quần thể.
Câu 14 [353896]: Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng dầu để phân biệt hai loài thân thuộc là
A, tiêu chuẩn hoá sinh.
B, tiêu chuẩn sinh lí.
C, tiêu chuẩn sinh thái.
D, tiêu chuẩn di truyền.
Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng dầu để phân biệt hai loài thân thuộc là tiêu chuẩn hoá sinh
Câu 15 [353897]: Theo quan niệm hiện đại thì cơ thể sống xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất là sinh vật nào sau đây?
A, Nấm.
B, Thực vật.
C, Sinh vật nhân sơ.
D, Động vật nguyên sinh.
Các dạng sinh vật khác đều được tiến hóa từ sinh vật nhân sơ.
Câu 16 [353898]: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6oC, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42oC, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20oC đến 35oC. Mức 42oC được gọi là
A, giới hạn chịu đựng.
B, điểm thuận lợi.
C, điểm gây chết giới hạn trên.
D, điểm gây chết giới hạn dưới.
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
- Trong giới hạn sinh thái có:
+ Khoảng thuận lợi là khoảng của nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
+ Khoảng chống chịu là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
Câu 17 [353899]: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?
A, Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giúp các cá thể kiếm ăn tốt hơn, chống chịu với điều kiện bất lợi tốt hơn.
B, Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm giảm khả năng sinh sản của các cá thể.
C, Kết quả của quan hệ hỗ trợ là một nhóm cá thể của quần thể sẽ tách ra tìm nơi ở mới.
D, Các con đực tranh giành con cái là một biểu hiện của quan hệ hỗ trợ.
- Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản...
→ Giúp các cá thể kiếm ăn tốt hơn, chống chịu với điều kiện bất lợi tốt hơn.
→ Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định hơn, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể (hiệu quả nhóm).
Câu 18 [353900]: Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ này là quan hệ
A, ức chế - cảm nhiễm.
B, kí sinh.
C, hội sinh.
D, cộng sinh.
Cây phong lan bám lên cây thân gỗ để sống nhưng không gây hại cho cây thân gỗ. Vì vậy, một loài có lợi còn loài kia trung tính.
Câu 19 [353901]: Trong chuỗi thức ăn sau: cỏ → dê → hổ. Hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?
A, Bậc 1.
B, Bậc 3.
C, Bậc 2.
D, Bậc 4.
Chuỗi thức ăn: cỏ → dê → hổ, hổ được xếp là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Câu 20 [353902]: Khi nói về tháp sinh thái phát biểu nào sau đây sai?
A, Dựa vào tháp sinh thái ta có thể dự đoán hướng phát triển của quần xã trong tương lai.
B, Tháp số lượng được xây dựng trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C, Tháp sinh thái mô tả mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
D, Tháp năng lượng hoàn thiện nhất luôn có đáy lớn đỉnh bé.
A sai. Vì dựa vào tháp sinh thái ta không thể xác định được hướng phát triển của quần xã trong tương lai. Tháp sinh thái cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
Câu 21 [353903]: Trong thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật, thí nghiệm được bố trí theo hình bên gồm hai chuông thuỷ tinh A, B. Mẫu vật được dùng thí nghiệm trong chuông A là
10644702.png
A, Hạt đậu tương nãy mầm.
B, Hạt đậu tương khô.
C, Trái đậu tương khô.
D, Hạt đậu tương nãy mầm đã luộc chín.
Đáp án: A
Câu 22 [353904]: Ở người, quá trình loại bỏ ra khỏi cơ thể các chất sinh ra từ quá trình chuyển hóa mà cơ thể không sử dụng, các chất độc hại, các chất dư thừa được gọi là
A, tiêu hóa.
B, tuần hoàn.
C, bài tiết.
D, hô hấp tế bào.
Ở người, quá trình loại bỏ ra khỏi cơ thể các chất sinh ra từ quá trình chuyển hóa mà cơ thể không sử dụng, các chất độc hại, các chất dư thừa được gọi là bài tiết.
Câu 23 [353905]: Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các các nuclêôtit 3'-AAXXXAGGGTGX-5'. Tỷ lệ ở đoạn mạch thứ hai của gen là
A, .
B, .
C, .
D, .
Ở đoạn mạch ADN này, có 3 nucleotit loại A; 1 nucleotit loại T; 4 nucleotit loại X và 4 nucleotit loại G.
Vì hai mạch liên kết theo nguyên tắc bổ sung nên A1 = T2, G1 = X2.
Tỷ lệ ở đoạn mạch thứ hai của gen là: = = = .
Câu 24 [353906]: Theo cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli, khi có mặt của lactôzơ trong tế bào, lactôzơ sẽ tương tác với
A, vùng khởi động.
B, enzim phiên mã.
C, P ức chế.
D, vùng vận hành.
Theo cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli, khi có mặt của lactôzơ trong tế bào, lactôzơ sẽ tương tác với prôtêin ức chế.
Câu 25 [353907]: Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên NST mà không làm thay đổi hình thái của NST?
A, Đột biến đảo đoạn qua tâm động.
B, Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động.
C, Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn.
D, Đột biến gen và đột biến đảo đoạn.
- Tất cả các đột biến cấu trúc NST đều làm thay đổi hình thái của NST (trừ đột biến đảo đoạn ngoài tâm động).
- Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, chỉ có dạng đột biến đảo đoạn ngoài tâm động mới làm thay đổi trật tự sắp xếp của các gen mà không làm thay đổi hình thái NST.
Câu 26 [353908]: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về F1?
A, Có thể có tỉ lệ kiểu gen là 1 : 2: 1.
B, Có thể gồm toàn cá thể dị hợp 2 cặp gen.
C, Có thể có tỉ lệ kiểu gen là 1 : 1.
D, Có thể có tỉ lệ kiểu gen là 1 : 1 : 1 : 1.
Hai cây P có kiểu hình khác nhau có thể có các trường hợp sau:
- A-B- x aabb
- A-bb x aaB-
A sai. Vì tỷ lệ kiểu gen 1:2:1 = (1:2:1).1 chỉ xuất hiện khi có 1 cặp gen đời P dạng Aa x Aa hoặc Bb x Bb.
Câu 27 [353909]: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và mội trường, phát biểu nào sau đây sai?
A, Gen ở trong nhân thì có mức phản ứng rộng hơn gen ở tế bào chất.
B, Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau gọi là thường biến.
C, Các tính trạng khối lượng, thể tích thường là những tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường.
D, Thường biến giúp cho sinh vật tồn tại trước sự thay đổi của môi trường sống.
A sai. Vì tính trạng số lượng thì có mức phản ứng rộng hơn tính trạng chất lượng. Nhưng không có căn cứ để khẳng định gen trong nhân có mức phản ứng rộng hơn gen tế bào chất.
B đúng. Đây là khái niệm của thường biến.
C đúng. Vì tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng. Khối lượng, thể tích, … là những tính trạng số lượng.
D đúng. Vì thường biến giúp SV thích nghi thụ động trước sự thay đổi của môi trường.
Câu 28 [353910]: Hiện tượng nào sau đây không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể?
A, Đột biến.
B, Giao phối ngẫu nhiên.
C, Chọn lọc tự nhiên.
D, Di – nhập gen.
Đáp án: B
Câu 29 [353911]: Mối quan hệ giữa tò vò và nhện được mô tả trong câu ca dao. ''Tò vò mà nuôi con nhện, về sau nó lớn nó quyện nhau đi; tò vò ngồi khóc tỉ ti. nhện ơi, nhện hỡi nhện đi đằng nào''. Đó là mối quan hệ nào?
A, Quan hệ kí sinh.
B, Quan hệ hội sinh.
C, Quan hệ con mồi - vật ăn thịt.
D, Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Mối quan hệ giữa tò vò và nhện được mô tả trong câu ca dao. ''Tò vò mà nuôi con nhện, về sau nó lớn nó quyện nhau đi; tò vò ngồi khóc tỉ ti. nhện ơi, nhện hỡi nhện đi đằng nào''. Đó là mối quan hệ quan hệ con mồi - vật ăn thịt.
Câu 30 [353912]: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào không góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
A, Hạn chế sử dụng và xả thải túi nilon ra môi trường.
B, Tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên không tái sinh.
C, Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
D, Chống xói mòn, ngập úng và chống xâm nhập mặn cho đất.
Hoạt động nào không góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên không tái sinh.
Câu 31 [353913]: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi một gen bị đột biến điểm thì qua nhiều lần nhân đôi liên tiếp thì sẽ tạo ra nhiều alen khác nhau.
II. Đột biến gen xảy ra với tần số rất thấp nên ít có ý nghĩa cho tiến hóa.
III. Ở mức độ phân tử, phần lớn đột biến gen là trung tính.
IV. Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlypeptit.
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. → Đáp án C.
I sai. Vì 1 gen bị đột biến thì nhân đôi k lần cũng không làm phát sinh them đột biến mới.
II sai. Vì mặc dù tần số đột biến gen là rất thấp nhưng số lượng gen nhiều nên tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là khá cao. Mặt khác, alen đột biến được tổ hợp với các alen khác để tạo ra vố số kiểu gen khác nhau.
III đúng. Vì ở cấp phân tử, đột biến gen thường ít làm thay đổi cấu trúc của protein (Do mã di truyền có tính thoái hóa).
IV đúng. Vì mã di truyền có tính thoái hóa cho nên có thể không làm thay đổi axit amin ở trên chuỗi polipeptit.
Câu 32 [353914]: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen Aa và Bb, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có 4 kiểu gen và kiểu hình lặn về 2 tính trạng chiếm 9%. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1, loại kiểu hình trội về 2 tính trạng do 1 kiểu gen quy định.
II. Ở F1, kiểu hình trội về 2 tính trạng chiếm tỉ lệ 9%.
III. Ở F1, cá thể mang 1 alen trội có thể chiếm tỉ lệ 82%.
IV. Ở F1, cá thể mang 2 alen trội có thể chiếm tỉ lệ 9%.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.
Cho 2 cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có 4 kiểu gen và kiểu hình lặn về 2 tính trạng () chiếm 9%. Suy ra P là (× và có hoán vị gen với tần số 18%).
I đúng. Ở F1, loại kiểu hình trội về 2 tính trạng (A-B-) do 1 kiểu gen quy định.
II đúng. Ở F1, kiểu hình trội về 2 tính trạng chiếm tỉ lệ = 0,09 = 9%.
III đúng. Ở F1, cá thể mang 1 alen trội (; ) chiếm tỉ lệ = 0,41×2 = 82%.
IV đúng. Ở F1, cá thể mang 2 alen trội () có tỉ lệ = 0,09×1 = 9%.
Câu 33 [353915]: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lí.
B, Hình thành loài bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.
C, Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất.
D, Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa chỉ diễn ra ở động vật.
A sai. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong cùng khu vực hoặc khác khu vực địa lí.
C sai. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài chậm.
D sai. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa thường diễn ra ở thực vật.
Câu 34 [353916]: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng, khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?
I. Mối quan hệ cạnh tranh giúp quần thể có sự phân bố cá thể phù hợp với sự phân bố của điều kiện môi trường.
II. Cạnh tranh là một trong những động lực của quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp quần thể thích nghi với môi trường.
III. Mối quan hệ cạnh tranh giúp quần thể phát triển không ngừng trước những điều kiện bất lợi của môi trường.
IV. Cạnh tranh làm hạn chế tốc độ tăng trưởng của quần thể, giúp quần thể tồn tại ổn định, hài hoà với môi trường.
A, 3.
B, 2.
C, 1.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II, IV → Đáp án A.
III sai. Cạnh tranh làm hạn chế tốc độ tăng trưởng của quần thể, giúp quần thể tồn tại ổn định, hài hoà với môi trường.
Câu 35 [353917]: Hình bên mô tả lưới thức ăn của một quần xã sinh vật đồng cỏ. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
10644747.png
I. Mối quan hệ giữa dê và thỏ là ức chế cảm nhiễm.
II. Có 3 loài là sinh vật tiêu thụ bậc 1.
III. Cạnh tranh giữa cáo và mèo rừng tăng khi số lượng thỏ và gà bị suy giảm.
IV. Thỏ là bậc dinh dưỡng có sinh khối lớn nhất.
V. Nếu gà bị loại ra khỏi quần xã thì cáo cũng bị mất đi.
A, 4.
B, 3.
C, 5.
D, 2.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III. → Đáp án D.
I sai. Mối quan hệ giữa dê và thỏ là mối quan hệ cạnh tranh (cùng sử dụng cỏ làm thức ăn)
II đúng. Có 3 loài là sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Dê, thỏ, gà
IV sai. Cỏ là bậc dinh dưỡng có sinh khối lớn nhất
V sai. Nếu gà bị loại ra khỏi quần thể thì cáo cũng không bị mất đi do cáo còn sử dụng cả thỏ làm thức ăn.
Câu 36 [353918]: Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của bệnh M.
10644760.png
Biết rằng người số 1, 2, 5, 6 đều có nhóm máu khác nhau; Số 3 có nhóm máu khác số 4; Người số 8 có nhóm máu O; Bệnh M và nhóm máu phân li độc lập với nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Người số 3 và số 6 có thể có kiểu gen giống nhau.
II. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai nhóm máu AB, không bị bệnh M của cặp 6-7 là 5/48.
III. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu AB, bị bệnh M của cặp 6-7 là 1/48.
IV. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu B, bị bệnh M của cặp 6-7 là 1/48.
A, 4.
B, 2.
C, 3.
D, 1.
Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án A.
Về bệnh M:
Cặp 3-4 đều không bị bệnh M, nhưng sinh số 8 bị bệnh M và là con gái, cho nên bệnh M do alen lặn quy định và không liên kết giới tính.
Quy ước: D bị bệnh; d không bị bệnh.
Cả 3 và 4 đều có kiểu gen dị hợp (Dd). Do đó, số 7 có kiểu gen (2/3Dd : 1/3DD).
Số 1 có kiểu gen dd, nên suy ra số 6 có kiểu gen Dd.
Cặp vợ chồng 6-7 sinh con bị bệnh (dd) với xác suất = 2/3 ×1/4 = 1/6.
Cặp vợ chồng 6-7 sinh con không bị bệnh (D-) với xác suất = 1 – 1/6 = 5/6.
Về tính trạng nhóm máu:
Bài ra cho biết 4 người: Số 1, 2, 5, 6 đều có nhóm máu khác nhau, trong đó người số 5 có máu B. Thì chứng tỏ: Bố có máu O; Mẹ có máu AB, số 5 có máu B, số 6 có máu A. Ở trường hợp này, số 6 có nhóm máu A sẽ có kiểu gen IAIO.
Người số 7 có máu B, số 8 có máu O, điều này chứng tỏ cặp 3-4 phải có kiểu gen IAIO × IBIO. Khi đó, người số 7 có kiểu gen IBIO.
Như vậy, cặp vợ chồng 6-7: có kiểu gen là IAIO × IBIO).
Sinh con có nhóm máu O với xác suất 1/4. Sinh con có nhóm máu A với xác suất = 1/4.
Sinh con có nhóm máu AB với xác suất 1/4. Sinh con có nhóm máu B với xác suất = 1/4.
I đúng. Người số 3 và số 6 đều có kiểu gen ddIAIO.
II đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai nhóm máu AB, không bị bệnh M của cặp 6-7 là 1/2×1/4×5/6 = 5/48.
III đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu AB, bị bệnh M của cặp 6-7 là 1/2×1/4×1/6 = 1/48.
IV đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu B, bị bệnh M của cặp 6-7 là 1/2×1/4×1/6 = 1/48.
Câu 37 [353919]: Ở một loài động vật, khi cho cá thể lông đen, chân cao giao phối với cá thể lông xám, chân cao (P), thu được F1 có tỉ lệ: 45% cá thể lông đen, chân cao : 5% cá thể lông đen, chân thấp : 21% cá thể lông xám, chân cao : 4% cá thể lông xám, chân thấp : 9% cá thể lông trắng, chân cao : 16% cá thể lông trắng, chân thấp. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen nằm trên NST thường quy định, các alen trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; Nếu có hoán vị gen thì tần số hoán vị ở 2 giới là như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quá trình giảm phân của cơ thể P, đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
II. Kiểu gen của P có thể là x
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể lông trắng, chân cao ở F1, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/9.
IV. Cho cá thể lông xám, chân cao ở thế hệ P lai phân tích, thì đời con sẽ có 40% cá thể lông trắng, chân cao.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án C.
I đúng.
Xét tỉ lệ của từng cặp tính trạng.
Cao : thấp = 3:1; → A cao; a thấp (kiểu gen của bố mẹ là Aa × Aa).
Đen : xám : trắng = 2 : 1 :1. tính trạng do gen có 3 alen quy định, trong đó B1 quy định lông đen, B2 quy định lông xám; B3 quy định lông trắng. (Kiểu gen bố mẹ là B1B3 × B2B3).
Tích tỉ lệ của 2 cặp tính trạng là (3:1)(2:1:1) = 6:3:3:2:1:1 < tỉ lệ phân li kiểu hình của bài toán (45:5:21:4: 9:16). → Có hoán vị gen.
Ở đời F1, chân thấp, lông trắng () chiếm tỉ lệ 16% = 0,4 × 0,4.
Tần số hoán vị gen = 1 - 2×0,4 = 20%.
II đúng. Kiểu gen của P là: × .
III đúng. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể lông trắng, chân cao ở F1, xác suất thu được cá thể thuần chủng là = =
IV sai. Cho cá thể lông xám, chân cao ở thế hệ P lai phân tích, hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời con. × (tần số hoán vị 20%).
(lông trắng, chân cao) = 10%.
Câu 38 [353920]: Một loại thực vật, xét 1 gen có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của 1 quần thể thuộc loài này qua các thế hệ, thu được kết quả ở bảng sau:
10644768.png
Giả sử sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động của nhiều nhất là 1 nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau:
I. Quần thể này là quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
II. Sự thay đổi thành phần kiểu gen ở F2 chắc chắn là do đột biến.
III. Có thể môi trường sống thay đổi nên hướng chọn lọc thay đổi dẫn đến tất cả các cá thể mang kiểu hình lặn ở F3 không còn khả năng sinh sản.
IV. Nếu F4 vẫn chịu tác động của chọn lọc như ở F3 thì tần số kiểu hình lặn ở F5 là 1/16.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A, 1.
B, 4.
C, 2.
D, 3.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. à Đáp án D.
I đúng. Vì tỷ lệ kiểu gen có xu hướng tăng lên từ đời P đến đời F3.
II sai. Vì từ F1 sang F2 tỷ lệ kiểu gen AA giảm mạnh từ 0,64 xuống còn 0,3; nếu là đột biến thì chỉ làm thay đổi tần số alen và kiểu gen rất chậm.
III đúng. Tỷ lệ kiểu gen ở F4 phù hợp với trường hợp ngẫu phối mà ở F3 kiểu gen aa không tham gia sinh sản.
F3: 1AA : 2Aa : 1aa các kiểu gen sinh sản là 1AA : 2Aa → F4 là: 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa.
IV đúng. Nếu F4 chịu tác động giống F3 thì tỷ lệ các kiểu gen sinh sản là 1AA : 1Aa khi đó F5 có tỷ lệ kiểu hình lặn aa là: (1/4)2 = 1/16.
Câu 39 [353921]: Dưới đây là trình tự một mạch mã gốc của một đoạn gen mã hóa cho một chuỗi polypeptide bao gồm 10 axit amin: 3’-TAX GGT XAA TXT GGT TXT GGT TXT TXT GAG XAA-5’
Khi chuỗi polypeptide do đoạn gen này mã hóa bị thủy phân, người ta thu được các loại axit amin và số lượng của nó được thể hiện trong bảng dưới (trừ bộ ba đầu tiên mã hóa Methionine).
10644770.png
Trong số các nhận xét được cho dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Các bộ ba mã hóa cho 4 axit amin loại M, N, P, Q lần lượt là GAG, XAA, TXT, GGT.
II. Có 3 vị trí xảy ra đột biến thay thế trên mạch mã gốc làm kết thúc quá trình dịch mã.
III. Trình tự chính xác của chuỗi polypeptide trên là P-N-Q-P-Q-P-Q-Q-M-N.
IV. Trường hợp 2 bộ ba XAA mã hóa cho axit amin N thể hiện tính thoái hóa của mã di truyền.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 1 phát biểu đúng, đó là III → Đáp án A.
Câu 40 [353922]: Biểu đồ bên thể hiện tốc độ sinh trưởng của các quần thể vi khuẩn I, II và III đã biến đổi qua nhiều thế hệ ở những điều kiện về nhiệt độ nuôi cấy khác nhau; lần lượt là 25oC, 30oC và 35oC.
10644771.png
Biết rằng tốc độ sinh trưởng được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thích nghi của vi khuẩn. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể II có sự thích nghi tốt nhất ở 25oC.
II. Quần thể III có sự phụ thuộc của tốc độ sinh trưởng đối với nhiệt độ trong khoảng giới hạn nhiệt từ 25oC đến 35oC là lớn nhất.
III. Quần thể I và II có sự thích nghi với khoảng nhiệt từ 15oC đến 40 oC.
IV. Nếu ba quần thể vi khuẩn trên được trộn lẫn vào nhau và nuôi ở 37oC thì toàn bộ vi khuẩn của cả ba quần thể đều bị chết.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I, II → Đáp án B.
I đúng. Ở 25oC, quần thể II có tốc độ sinh trưởng cao nhất → thích nghi tốt nhất.
II đúng. Trong khoảng nhiệt độ từ 25oC đến 35oC, tốc độ sinh trưởng của quần thể III biến thiên/dao động nhiều nhất → phụ thuộc nhiều nhất vào nhiệt độ.
III sai. Quần thể I và II có tốc độ sinh trưởng = 0 (không thể sinh trưởng) ở nhiệt độ 35oC→ nên không có sự thích nghi với nhiệt độ > 35oC.
IV sai. Nhiệt độ 37oC nằm ngoài giới hạn nhiệt của vi khuẩn thuộc quần thể I và quần thể II, trong khi đó lại là nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng của vi khuẩn thuộc quần thể III → chỉ có quần thể vi khuẩn III có thể sống sót và sinh trưởng.