Đáp án
1A
2B
3C
4A
5D
6D
7A
8B
9C
10C
11D
12A
13D
14C
15A
16B
17A
18B
19A
20D
21A
22D
23D
24A
25B
26C
27A
28B
29A
30A
31C
32A
33C
34D
35A
36D
37B
38B
39A
40C
Đáp án Đề minh họa số 12 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [353948]: Nếu trong 100g chất khô của cơ thể thực vật có 1mg nguyên tố khoáng X thì X là nguyên tố
A, vi lượng.
B, đa lượng.
C, phi kim.
D, kim loại.
Nếu hàm lượng có trên 0,01% chất khô thì đó là nguyên tố đa lượng.
Nguyên tố X có hàm lượng 1mg trong tổng số 100g → Tỉ lệ = 1/100.000 = 0,001%. → X là nguyên tố vi lượng.
Nguyên tố X có hàm lượng 1mg trong tổng số 100g → Tỉ lệ = 1/100.000 = 0,001%. → X là nguyên tố vi lượng.
Câu 2 [353949]: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hô hấp ở thực vật?
A, Hô hấp thải khí CO2.
B, Hô hấp thải khí O2.
C, Hô hấp thải ra nhiệt.
D, Hô hấp làm tiêu hao nông sản.
Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi hoàn toàn các chất hữu cơ (chủ yếu là đường) thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O, không cần sự tham gia của oxi từ không khí. Quá trình này giải phóng ra năng lượng cho hoạt động sống của cây và cung cấp các chất trung gian cho các quá trình trao đổi chất khác trong cây.
Câu 3 [353950]: Codon nào sau đây không mã hóa axit amin?
A, 5’-AUG-3’.
B, 5’-AUU-3’.
C, 5’-UAA-3’.
D, 5’-UUU-3’.
3 codon không mã hóa axit amin mà làm nhiệm vụ kết thúc: 5’-UAA-3’, 5’-UGA-3’, 5’-UAG-3’
Câu 4 [353951]: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A, Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
B, Tổng hợp phân tử ARN.
C, Nhân đôi ADN.
D, Nhân đôi nhiễm sắc thể.
Ở sinh vật nhân thực, nhân đôi ADN và phiên mã diễn ra ở trong nhân tế bào, tổng hợp chuổi polipeptid diễn ra ở tế bào chất.
Câu 5 [353952]: Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Số NST trong thể một là
A, 22.
B, 23.
C, 24.
D, 25.
2n = 24 suy ra: thể 1 (2n - 1): 23
Câu 6 [353953]: Để các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì?
A, Bố và mẹ phải thuần chủng.
B, Số lượng cá thế lai phải lớn.
C, Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.
D, Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.
Để các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử thì cần có điều kiện quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.
Câu 7 [353954]: Ở dê, gen A nằm trên NST thường quy định có râu, gen a quy định không râu, kiểu gen Aa biểu hiện có râu ở dê đực và không râu ở dê cái. Phép lai nào sau đây cho tất cả các con cái đều không râu?
A, Aa × aa.
B, Aa × Aa.
C, AA × AA.
D, AA × Aa.
Các phép lai B, C, D đều sinh ra đời con có kiểu gen AA, kiểu gen này quy định có râu ở giới cái.
Phép lai: Aa × aa → 1Aa : 1aa. Kiểu hình ở con cái 100% không râu.
Phép lai: Aa × aa → 1Aa : 1aa. Kiểu hình ở con cái 100% không râu.
Câu 8 [353955]: Liên kết gen hoàn toàn xảy ra khi
A, các gen trên cùng nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
B, các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và có vị trí gần nhau.
C, các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và có vị trí tương đối xa nhau.
D, tất cả các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.
Liên kết gen hoàn toàn xảy ra khi các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và có vị trí gần nhau.
Câu 9 [353956]: Điều nào dưới đây nói về quần thể ngẫu phối là sai?
A, Tần số các alen và tần số kiểu gen có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.
B, Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể.
C, Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa dạng về kiểu hình.
D, Các cá thể trong những quần thể khác nhau trong cùng một loài không giao phối với nhau.
Quần thể ngẫu phối là quần thể mà trong đó các cá thể giao phối ngẫu nhiên với nhau và được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận thuộc loài đó.
- Tạo nên một lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
- Có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể một cách không đổi trong những điều kiện nhất định, do đó duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
- Có tính đa hình di truyền do vậy có tiềm năng thích nghi lớn.
- Tạo nên một lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
- Có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể một cách không đổi trong những điều kiện nhất định, do đó duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
- Có tính đa hình di truyền do vậy có tiềm năng thích nghi lớn.
Câu 10 [353957]: Kết quả không phải do hiện tượng giao phối gần là
A, hiện tượng thoái hoá.
B, tỉ lệ đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
C, tạo ưu thế lai.
D, tạo dòng thuần.
Giao phối gần (giao phối cận huyết) là giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau như: cá thể sinh trưởng, phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.
Câu 11 [353958]: Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?
A, Nuôi cấy hạt phấn.
B, Gây đột biến gen.
C, Nhân bản vô tính.
D, Dung hợp tế bào trần.
Dung hợp tế bào trần sẽ tạo ra dạng song nhị bội mang đặc điểm di truyền của hai loài.
Tế bào trần là tế bào bị mất thành xenlulozơ.
Tế bào trần là tế bào bị mất thành xenlulozơ.
Câu 12 [353959]: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)?
A, Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.
B, Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
C, Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
D, Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
* Cơ quan tương đồng:
- Là những cơ quan được bắt nguồn từ 1 cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này thực hiện các chức năng rất khác nhau.
- Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li.
- Vd: cánh dơi, tay người, chi trước của mèo, vây cá voi…
* Cơ quan thoái hoá (cũng là một dạng của cơ quan tương đồng)
- Là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hay chức năng bị tiêu giảm.
- Vd: xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người…
* Cơ quan tương tự:
- Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng do đảm nhận những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự.
- Cơ quan tương tự phản ánh tiến hoá đồng quy.
- Vd: cánh dơi và cánh côn trùng, mang cá và mang tôm…
- Là những cơ quan được bắt nguồn từ 1 cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này thực hiện các chức năng rất khác nhau.
- Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li.
- Vd: cánh dơi, tay người, chi trước của mèo, vây cá voi…
* Cơ quan thoái hoá (cũng là một dạng của cơ quan tương đồng)
- Là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hay chức năng bị tiêu giảm.
- Vd: xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người…
* Cơ quan tương tự:
- Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng do đảm nhận những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự.
- Cơ quan tương tự phản ánh tiến hoá đồng quy.
- Vd: cánh dơi và cánh côn trùng, mang cá và mang tôm…
Câu 13 [353960]: Khi nói về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?
A, Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến.
B, Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
C, Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
D, Giao phối tạo nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường.
Có rất nhiều yếu tố cùng tác động để tạo nên quần thể sinh vật thích nghi với môi trường như đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên ...
Câu 14 [353961]: Cho một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A, (1), (3).
B, (1), (2).
C, (2), (3).
D, (3), (4).
Có 2 phát biểu đúng, đó là 2,3 → Đáp án C.
Câu 15 [353962]: Bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm của chúng cho thế hệ sau là
A, sự xuất hiện cơ chế tự sao chép.
B, sự xuất hiện các enzim.
C, sự hình thành các côaxecva.
D, sự hình thành màng.
Bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm của chúng cho thế hệ sau là Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép → Đáp án A đúng.
Đề bài hỏi “sản sinh ra những dạng giống chúng”, do đó phải là cơ chế tự nhân đôi (tự sao chép).
Đề bài hỏi “sản sinh ra những dạng giống chúng”, do đó phải là cơ chế tự nhân đôi (tự sao chép).
Câu 16 [353963]: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6oC, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42oC, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20oC đến 35oC. Khoảng nhiệt độ từ 20oC đến 35oC được gọi là
A, giới hạn chịu đựng.
B, khoảng thuận lợi.
C, điểm gây chết giới hạn trên.
D, điểm gây chết giới hạn dưới.
Khoảng thuận lợi là khoảng giá trị về một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Câu 17 [353964]: Các cây thông nhựa sống liền nhau thường có hiện tượng liền rễ. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là biểu hiện của mối quan hệ
A, hỗ trợ cùng loài.
B, cộng sinh.
C, hội sinh.
D, kí sinh.
- Rễ của các cây thông nhựa có hiện tượng liền rễ giúp sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn:
Hiện tượng hiệu quả nhóm
→ Vậy đây là mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.
Vì quan hệ hỗ trợ cùng loài: là hiện tượng các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản. → để đảm bảo quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống, tăng hiệu quả nhóm.
- Còn hội sinh : Là quan hệ giữa 2 loài sinh vật, 1 bên có lợi bên kia không hại gì.
Ví dụ: Cá ép sống bám trên cá lớn (cá voi, cá mập), nhờ đó cá ép được mang đi xa, kiếm thức ăn dễ dàng.
- Cộng sinh: Là quan hệ giữa 2 hay nhiều loài sinh vật, trong đó tất cả các bên đều có lợi; tuy nhiên mỗi bên chỉ có thể sống và phát triển tốt nếu có sự hợp tác của bên kia.
Ví dụ: Cộng sinh giữa tảo đơn bào với nấm và VK trong địa y.
Ví dụ: Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng (chim ăn con ve, bét dưới lớp lông của trâu, khi có thú dữ chim bay lên báo động cho trâu).
Hiện tượng hiệu quả nhóm
→ Vậy đây là mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.
Vì quan hệ hỗ trợ cùng loài: là hiện tượng các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản. → để đảm bảo quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống, tăng hiệu quả nhóm.
- Còn hội sinh : Là quan hệ giữa 2 loài sinh vật, 1 bên có lợi bên kia không hại gì.
Ví dụ: Cá ép sống bám trên cá lớn (cá voi, cá mập), nhờ đó cá ép được mang đi xa, kiếm thức ăn dễ dàng.
- Cộng sinh: Là quan hệ giữa 2 hay nhiều loài sinh vật, trong đó tất cả các bên đều có lợi; tuy nhiên mỗi bên chỉ có thể sống và phát triển tốt nếu có sự hợp tác của bên kia.
Ví dụ: Cộng sinh giữa tảo đơn bào với nấm và VK trong địa y.
Ví dụ: Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng (chim ăn con ve, bét dưới lớp lông của trâu, khi có thú dữ chim bay lên báo động cho trâu).
Câu 18 [353965]: Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường là ví dụ về quan hệ
A, hội sinh.
B, ức chế - cảm nhiễm.
C, kí sinh.
D, cộng sinh.
Vì tảo giáp gây độc cho các loài khác nhưng không có lợi và cũng không có hại cho tảo giáp. Do đó, đây là quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Câu 19 [353966]: Cho chuỗi thức ăn: Thực vật có hoa → Châu chấu → Chuột → Mèo. Bậc dinh dưỡng cấp 1 là
A, Thực vật có hoa.
B, Chuột.
C, Châu chấu.
D, Mèo.
Bậc dinh dưỡng cấp 1 chính là sinh vật sản xuất
Câu 20 [353967]: Loài sinh vật nào sau đây được gọi là sinh vật sản xuất?
A, Nấm rơm.
B, San hô.
C, Mốc tương.
D, Rêu chân tường.
Sinh vật sản xuất là sinh vật phải có khả năng tự dưỡng (tự tổng hợp chất hữu cơ). Trong các loài sinh vật trên: Nấm rơm và mốc tương thuộc nhóm sinh vật phân giải; San hô là động vật, thuộc sinh vật tiêu thụ.
Câu 21 [353968]: Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh là
A, diệp lục a.
B, diệp lục b.
C, diệp lục a, b.
D, diệp lục a, b và carôtenôit.
– Hệ sắc tố quang hợp gồm 3 nhóm sắc tố: diệp lục (chlorophyl), carôtenôit, phicôbilin.
+ Diệp lục hấp thụ mạnh ánh sáng xanh lam (430 nm) và đỏ (662 nm). Diệp lục gồm có 2 nhóm: Diệp lục a và Diệp lục b. Diệp lục a hấp thụ năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH.
+ Carôtenôit gồm có caroten và xantophyl. Các sắc tố phụ hấp thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a. Caroten hấp thụ ánh sáng có bước sóng từ 446-476 nm, xantophyl hấp thụ ánh sáng có bước sóng từ 451-481 nm.
+ Phicobilin là nhóm sắc tố quan trọng đối với tảo và thực vật thủy sinh. Phicobilin hấp thụ ánh sáng trong vùng lục (550 nm) và vàng (612 nm).
+ Diệp lục hấp thụ mạnh ánh sáng xanh lam (430 nm) và đỏ (662 nm). Diệp lục gồm có 2 nhóm: Diệp lục a và Diệp lục b. Diệp lục a hấp thụ năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH.
+ Carôtenôit gồm có caroten và xantophyl. Các sắc tố phụ hấp thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a. Caroten hấp thụ ánh sáng có bước sóng từ 446-476 nm, xantophyl hấp thụ ánh sáng có bước sóng từ 451-481 nm.
+ Phicobilin là nhóm sắc tố quan trọng đối với tảo và thực vật thủy sinh. Phicobilin hấp thụ ánh sáng trong vùng lục (550 nm) và vàng (612 nm).
Câu 22 [353969]: Sản phẩm bài tiết chính của phổi là
A, oxygen.
B, urea.
C, bilirubin.
D, carbon dioxide.
Phổi giữ vai trò là cơ quan trao đổi khí, giúp cơ thể hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2.
Câu 23 [353970]: Mạch gốc của gen có trình tự các đơn phân 3'ATGXTAG5'. Trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạch của phân tử mARN do gen này tổng hợp là
A, 3'ATGXTAG5'.
B, 5'AUGXUA3'.
C, 3'UAXGAUX5'.
D, 5'UAXGAUX3'.
Gen có hai mạch nhưng chỉ có một mạch được dùng làm khuôn để tổng hợp mARN, đó là mạch gốc. Phân tử mARN có trình tự các đơn phân bổ sung với mạch gốc và có chiều ngược với mạch gốc.
Mạch gốc của gen là 3'ATGXTAG5'
hì mARN là 5'UAXGAUX3'.
Mạch gốc của gen là 3'ATGXTAG5'
hì mARN là 5'UAXGAUX3'.
Câu 24 [353971]: Trình tự nuclêôtit đặc biệt của một operon để enzim ARN pôlimeraza bám vào khởi động quá trình phiên mã được gọi là
A, vùng khởi động.
B, gen điều hòa.
C, vùng vận hành.
D, vùng mã hoá.
Trình tự nuclêôtit đặc biệt của một operon để enzim ARN-pôlimeraza bám vào khởi động quá trình phiên mã được gọi là vùng khởi động.
Câu 25 [353972]: Cơ thể lưỡng bội (2n) có kiểu gen AaBbDd. Có một thể đột biến số lượng NST mang kiểu gen AAaBbDb. Thể đột biến này thuộc dạng
A, thể tam bội.
B, thể ba.
C, thể bốn.
D, thể ba kép.
So sánh NST của thể đột biến với cơ thể trước khi đột biến ta thấy có thêm 1 nhiễm sắc mang gen A, các cặp còn lại đều có 2 NST. Như vậy thể đột biến có thêm 1 NST khác nhau. → đây là dạng đột biến thể ba. → Đáp án B.
Câu 26 [353973]: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AaBbDdee × AabbDDEe, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, ở F1 có số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là
A, 6 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình.
B, 12 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình.
C, 24 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
D, 24 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.
Aa × Aa → 1AA : 2Aa : 1aa → có 3 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
Bb × bb → 1Bb : 1bb → có 2 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
Dd × DD → 1DD : 1Dd → có 2 loại kiểu gen, 1 loại kiểu hình.
ee × Ee → 1Ee : 1ee → có 2 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
Số loại kiểu gen = 3×2×2×2 = 24 loại.
Số loại kiểu hình = 2×2×1×2 = 8 loại.
Bb × bb → 1Bb : 1bb → có 2 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
Dd × DD → 1DD : 1Dd → có 2 loại kiểu gen, 1 loại kiểu hình.
ee × Ee → 1Ee : 1ee → có 2 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
Số loại kiểu gen = 3×2×2×2 = 24 loại.
Số loại kiểu hình = 2×2×1×2 = 8 loại.
Câu 27 [353974]: Khi nói về mối quan hệ kiểu gen, môi trường và kiểu hình, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Kiểu gen quy định tính trạng mang số lượng thường có mức phản ứng rộng.
B, Trong kiểu gen các gen có mức phản ứng giống nhau.
C, Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen ở cây trồng, người ta thường dùng phép lai các cặp bố mẹ thuần chủng hoặc cho sinh sản sinh dưỡng.
D, Mức phản ứng càng hẹp thì sự biểu hiện của tính trạng càng phụ thuộc vào môi trường.
Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
Mức phản ứng do kiểu gen qui định nên được di truyền.
- Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng còn tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp ⇒ A đúng.
- Trong kiểu gen của cơ thể dị hợp, các gen thường có mức phản ứng khác nhau ⇒ B sai.
Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen ở cây trồng, người ta tạo nhiều cây có kiểu gen giống nhau rồi đem trồng trong các điều kiện môi trường khác nhau ⇒ C sai.
- Mức phản ứng càng hẹp thì sự biểu hiện của tính trạng càng ít phụ thuộc vào môi trường ⇒ D sai.
Mức phản ứng do kiểu gen qui định nên được di truyền.
- Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng còn tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp ⇒ A đúng.
- Trong kiểu gen của cơ thể dị hợp, các gen thường có mức phản ứng khác nhau ⇒ B sai.
Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen ở cây trồng, người ta tạo nhiều cây có kiểu gen giống nhau rồi đem trồng trong các điều kiện môi trường khác nhau ⇒ C sai.
- Mức phản ứng càng hẹp thì sự biểu hiện của tính trạng càng ít phụ thuộc vào môi trường ⇒ D sai.
Câu 28 [353975]: Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:
F1: 0,12AA : 0,56Aa : 0,32aa
F2: 0,18AA : 0,44Aa : 0,38aa
F3: 0,24A : 0,32Aa : 044aa
F4: 0,28AA : 0,24Aa : 0,48aa
Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
F1: 0,12AA : 0,56Aa : 0,32aa
F2: 0,18AA : 0,44Aa : 0,38aa
F3: 0,24A : 0,32Aa : 044aa
F4: 0,28AA : 0,24Aa : 0,48aa
Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
A, Các yếu tố ngẫu nhiên.
B, Giao phối không ngẫu nhiên.
C, Đột biến gen.
D, Giao phối ngẫu nhiên.
+ Qua các thế hệ, tần số alen không thay đổi (tần số alen A = 0,4; tần số alen a = 0,6
+ Tỉ lệ dị hợp giảm dần qua các thế hệ, tỉ lệ đồng hợp tăng dần.
→ Quần thể chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên.
+ Tỉ lệ dị hợp giảm dần qua các thế hệ, tỉ lệ đồng hợp tăng dần.
→ Quần thể chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 29 [353976]: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra ở các mối quan hệ nào sau đây?
A, giữa chuột và rắn hổ mang.
B, giữa thỏ và bò.
C, giữa rắn hổ mang và rắn cạp nia.
D, giữa vi khuẩn lam và nấm trong địa y.
Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của loài này bị ssó lượng cá thể của loài khác kiềm hãm. Nhưng quan trọng nhất là dù kìm hãm số lượng của nhau nhưng không bao giờ các loài gây diệt vong cho nhau.
Câu 30 [353977]: Trong các hoạt động sau, hoạt động không góp phần khắc phục suy thoái môi trường?
A, Đốt rừng làm nương rẫy.
B, Chống xói mòn và chống xâm nhập mặn cho đất.
C, Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
D, Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Hoạt động không góp phần khắc phục suy thoái môi trường là đốt rừng làm nương rẫy.
Câu 31 [353978]: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến gen làm thay đổi ít nhất một cặp nuclêôtit trong gen.
II. Đột biến gen có thể làm biến đổi đồng thời một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
III. Đột biến gen chỉ làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit mà không làm thay đổi số lượng chuỗi pôlipeptit do gen mã hóa.
IV. Đột biến gen không làm thay đổi nguyên tắc bổ sung trong gen bị đột biến.
I. Đột biến gen làm thay đổi ít nhất một cặp nuclêôtit trong gen.
II. Đột biến gen có thể làm biến đổi đồng thời một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
III. Đột biến gen chỉ làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit mà không làm thay đổi số lượng chuỗi pôlipeptit do gen mã hóa.
IV. Đột biến gen không làm thay đổi nguyên tắc bổ sung trong gen bị đột biến.
A, 1.
B, 4.
C, 3.
D, 2.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. → Đáp án C.
I đúng.
II đúng. Vì nếu đột biến ở gen điều hòa thì sẽ làm thay đổi một số tính trạng.
III sai. Vì nếu đột biến ở gen điều hòa hoặc đột biến ở vùng điều hòa của gen thì sẽ làm thay đổi hàm lượng protein (số lượng chuỗi polipeptit).
IV đúng. Vì sau khi đã tạo nên gen đột biến thì 2 mạch polinucleotit của gen đột biến lien kết bổ sung với nhau.
I đúng.
II đúng. Vì nếu đột biến ở gen điều hòa thì sẽ làm thay đổi một số tính trạng.
III sai. Vì nếu đột biến ở gen điều hòa hoặc đột biến ở vùng điều hòa của gen thì sẽ làm thay đổi hàm lượng protein (số lượng chuỗi polipeptit).
IV đúng. Vì sau khi đã tạo nên gen đột biến thì 2 mạch polinucleotit của gen đột biến lien kết bổ sung với nhau.
Câu 32 [353979]: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: × , thu được F1 có kiểu hình trội về 3 cặp tính trạng chiếm 40,5%. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đời F1 có 40 kiểu gen, 12 kiểu hình .
II. Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 14%.
III. Ở F1, có 12 kiểu gen quy định kiểu hình A-bbD-.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng, xác suất để thu được cá thể dị hợp về cả 3 cặp gen là bao nhiêu?
I. Đời F1 có 40 kiểu gen, 12 kiểu hình .
II. Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 14%.
III. Ở F1, có 12 kiểu gen quy định kiểu hình A-bbD-.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng, xác suất để thu được cá thể dị hợp về cả 3 cặp gen là bao nhiêu?
A, 3.
B, 1.
C, 2.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II, IV → Đáp án A.
- Phép lai × , vì xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau → \[{{\rm{F}}_{\rm{1}}}\] có 10 x 4 = 40 kiểu gen và 4x3 = 12 kiểu hình. (I đúng)
- Phép lai × , thu được \[{{\rm{F}}_{\rm{1}}}\] có kiểu hình A-B-D- chiếm 42%.
→× sinh ra đời con có kiểu hình A-B- chiếm tỉ lệ 40,5% : 0,75= 54%
→ kiểu gen đồng hợp lặn () chiếm tỉ lệ = 0,54 – 0,5 = 0,04. → dd = 0,01.
II đúng. Loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn gồm có A-bbdd (+) aaB-dd (+) aabbD- Có tỉ lệ = (0,5 + 4x).1/4 = (0,5 + 4.0,015).1/4 = 0,14 = 14%.
- × có hoán vị gen ở cả bố và mẹ cho nên sẽ cho đời con có kiểu hình A-B- với 5 loại kiểu gen là ; ; ; ; và .
× sẽ cho đời con có kiểu hình D- với 3 loại kiểu gen quy định là và
→ Loại kiểu hình A-B-D- sẽ có số loại kiểu gen quy định = 5 × 3 = 15 loại kiểu gen. (III sai)
- Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái có kiểu hình trội về 3 tính trạng (A-B-D-), xác suất để thu được cá thể dị hợp về cả 3 cặp gen = = .
Vì kiểu gen đồng hợp lặn có tỉ lệ = 0,04 →kiểu gen có tỉ lệ = = 2 × 0,04 = 0,08;
→ = = . (IV đúng)
- Phép lai × , vì xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau → \[{{\rm{F}}_{\rm{1}}}\] có 10 x 4 = 40 kiểu gen và 4x3 = 12 kiểu hình. (I đúng)
- Phép lai × , thu được \[{{\rm{F}}_{\rm{1}}}\] có kiểu hình A-B-D- chiếm 42%.
→× sinh ra đời con có kiểu hình A-B- chiếm tỉ lệ 40,5% : 0,75= 54%
→ kiểu gen đồng hợp lặn () chiếm tỉ lệ = 0,54 – 0,5 = 0,04. → dd = 0,01.
II đúng. Loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn gồm có A-bbdd (+) aaB-dd (+) aabbD- Có tỉ lệ = (0,5 + 4x).1/4 = (0,5 + 4.0,015).1/4 = 0,14 = 14%.
- × có hoán vị gen ở cả bố và mẹ cho nên sẽ cho đời con có kiểu hình A-B- với 5 loại kiểu gen là ; ; ; ; và .
× sẽ cho đời con có kiểu hình D- với 3 loại kiểu gen quy định là và
→ Loại kiểu hình A-B-D- sẽ có số loại kiểu gen quy định = 5 × 3 = 15 loại kiểu gen. (III sai)
- Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái có kiểu hình trội về 3 tính trạng (A-B-D-), xác suất để thu được cá thể dị hợp về cả 3 cặp gen = = .
Vì kiểu gen đồng hợp lặn có tỉ lệ = 0,04 →kiểu gen có tỉ lệ = = 2 × 0,04 = 0,08;
→ = = . (IV đúng)
Câu 33 [353980]: Trên một cây cổ thụ có nhiều loài chim cùng sinh sống, có loài ăn hạt, có loài hút mật hoa, có loài ăn sâu bọ. Khi nói về các loài chim này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài chim này tiến hóa thích nghi với từng loại thức ăn.
II. Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.
III. Số lượng cá thể của các loài chim này luôn bằng nhau.
IV. Loài chim hút mật tiến hóa theo hướng mỏ nhỏ, nhọn và dài.
I. Các loài chim này tiến hóa thích nghi với từng loại thức ăn.
II. Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.
III. Số lượng cá thể của các loài chim này luôn bằng nhau.
IV. Loài chim hút mật tiến hóa theo hướng mỏ nhỏ, nhọn và dài.
A, 4.
B, 3.
C, 2.
D, 1.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I, IV → Đáp án C.
II sai. Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau.
III sai. Số lượng cá thể của các loài chim này có thể bằng hoặc khác nhau.
II sai. Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau.
III sai. Số lượng cá thể của các loài chim này có thể bằng hoặc khác nhau.
Câu 34 [353981]: Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.
II. Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C.
III. Nếu kích thước của quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm kích thước của hai quần thể này sẽ bằng nhau.
IV. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D.
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.
II. Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C.
III. Nếu kích thước của quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm kích thước của hai quần thể này sẽ bằng nhau.
IV. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D.
A, 3.
B, 4.
C, 2.
D, 1.
Có 1 phát biểu đúng, đó là I→ Đáp án D.
Kích thước của các quần thể từ I → IV lần lượt là:
QT 1 = 25 × 10 = 250.
QT 2 = 240 × 15 = 3600.
QT 3 = 193 × 20 = 3860.
QT 4 = 195 × 25 = 4875.
→ Kích thước quần thể xếp từ thấp đến cao là: A, B, C, D.
Kích thước quần thể B nhỏ hơn quần thể D. Khi cả hai quần thể cùng tăng lượng như nhau thì kích thước quần thể B vẫn nhỏ hơn quần thể D.
Kích thước của các quần thể từ I → IV lần lượt là:
QT 1 = 25 × 10 = 250.
QT 2 = 240 × 15 = 3600.
QT 3 = 193 × 20 = 3860.
QT 4 = 195 × 25 = 4875.
→ Kích thước quần thể xếp từ thấp đến cao là: A, B, C, D.
Kích thước quần thể B nhỏ hơn quần thể D. Khi cả hai quần thể cùng tăng lượng như nhau thì kích thước quần thể B vẫn nhỏ hơn quần thể D.
Câu 35 [353982]: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái?
I. Sự biến đổi năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra theo chu trình.
II. Năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.
III. Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái diễn ra không theo chu trình.
IV. Năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn.
V. Năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không.
VI. Nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất.
VII. Hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng.
I. Sự biến đổi năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra theo chu trình.
II. Năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.
III. Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái diễn ra không theo chu trình.
IV. Năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn.
V. Năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không.
VI. Nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất.
VII. Hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 1 phát biểu đúng, đó là IV → Đáp án A
I sai. Vì Sự biến đổi năng lượng trong hệ sinh thái chỉ diễn ra theo một chiều.
II sai. Vì năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng lớn hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.
III sai. Vì sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái diễn ra theo chu trình.
V sai. Vật chất được sử dụng lại còn năng lượng thì không.
VI sai. Vì nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng thấp nhất (sinh vật sản xuất).
VII sai. Hiệu suất sinh thái giảm dần qua mỗi bậc dinh dưỡng.
I sai. Vì Sự biến đổi năng lượng trong hệ sinh thái chỉ diễn ra theo một chiều.
II sai. Vì năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng lớn hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.
III sai. Vì sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái diễn ra theo chu trình.
V sai. Vật chất được sử dụng lại còn năng lượng thì không.
VI sai. Vì nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng thấp nhất (sinh vật sản xuất).
VII sai. Hiệu suất sinh thái giảm dần qua mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 36 [353983]: Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của bệnh M.
Biết rằng người số 1, 2, 5, 6 đều có nhóm máu khác nhau; Số 3 và số 4 có nhóm máu giống nhau; Người số 8 có nhóm máu O; Bệnh M và nhóm máu phân li độc lập với nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? đúng
I. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu O, bị bệnh M của cặp 6-7 là 1/72.
II. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu A, bị bệnh M của cặp 6-7 là 1/72.
III. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu A, không bị bệnh M của cặp 6-7 là 5/72.
IV. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu O, không bị bệnh M của cặp 6-7 là 5/72.
Biết rằng người số 1, 2, 5, 6 đều có nhóm máu khác nhau; Số 3 và số 4 có nhóm máu giống nhau; Người số 8 có nhóm máu O; Bệnh M và nhóm máu phân li độc lập với nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? đúng
I. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu O, bị bệnh M của cặp 6-7 là 1/72.
II. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu A, bị bệnh M của cặp 6-7 là 1/72.
III. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu A, không bị bệnh M của cặp 6-7 là 5/72.
IV. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu O, không bị bệnh M của cặp 6-7 là 5/72.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Cả 4 phát biểu. → Đáp án D.
Về bệnh M:
Cặp 3-4 đều không bị bệnh M, nhưng sinh số 8 bị bệnh M và là con gái, cho nên bệnh M do alen lặn quy định và không liên kết giới tính.
Quy ước: D bị bệnh; d không bị bệnh.
Cả 3 và 4 đều có kiểu gen dị hợp (Dd). Do đó, số 7 có kiểu gen (2/3Dd : 1/3DD).
Số 1 có kiểu gen dd, nên suy ra số 6 có kiểu gen Dd.
Cặp vợ chồng 6-7 sinh con bị bệnh (dd) với xác suất = 2/3 ×1/4 = 1/6.
Cặp vợ chồng 6-7 sinh con không bị bệnh (D-) với xác suất = 1 – 1/6 = 5/6.
Về tính trạng nhóm máu:
Bài ra cho biết 4 người: Số 1, 2, 5, 6 đều có nhóm máu khác nhau, trong đó người số 5 có máu B. Thì chứng tỏ: Bố có máu O; Mẹ có máu AB, số 5 có máu B, số 6 có máu A. Ở trường hợp này, số 6 có nhóm máu A sẽ có kiểu gen IAIO.
Người số 7 có máu B, số 8 có máu O, điều này chứng tỏ cặp 3-4 phải có kiểu gen IBIO × IBIO. Khi đó, người số 7 có kiểu gen 2/3IBIO : 1/3 IBIB.
Như vậy, cặp vợ chồng 6-7: có kiểu gen là IAIO × (2/3IBIO : 1/3 IBIB).
Sinh con có nhóm máu O với xác suất 2/3×1/4 = 1/6. Sinh con có nhóm máu A với xác suất = 2/3×1/4 = 1/6
Sinh con có nhóm máu B với xác suất 1/2×2/3 = 1/3. Sinh con có nhóm máu AB với xác suất = 1/2×2/3= 1/3.
I đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu O, bị bệnh M của cặp 6-7 là = 1/2×1/6×1/6 = 1/72.
II đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu A, bị bệnh M của cặp 6-7 là = 1/2×1/6×1/6 = 1/72.
III đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu A, không bị bệnh M của cặp 6-7 là = 1/2×1/6×5/6 = 5/72.
IV đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu O, không bị bệnh M của cặp 6-7 là = 1/2×1/6×5/6 = 5/72.
Về bệnh M:
Cặp 3-4 đều không bị bệnh M, nhưng sinh số 8 bị bệnh M và là con gái, cho nên bệnh M do alen lặn quy định và không liên kết giới tính.
Quy ước: D bị bệnh; d không bị bệnh.
Cả 3 và 4 đều có kiểu gen dị hợp (Dd). Do đó, số 7 có kiểu gen (2/3Dd : 1/3DD).
Số 1 có kiểu gen dd, nên suy ra số 6 có kiểu gen Dd.
Cặp vợ chồng 6-7 sinh con bị bệnh (dd) với xác suất = 2/3 ×1/4 = 1/6.
Cặp vợ chồng 6-7 sinh con không bị bệnh (D-) với xác suất = 1 – 1/6 = 5/6.
Về tính trạng nhóm máu:
Bài ra cho biết 4 người: Số 1, 2, 5, 6 đều có nhóm máu khác nhau, trong đó người số 5 có máu B. Thì chứng tỏ: Bố có máu O; Mẹ có máu AB, số 5 có máu B, số 6 có máu A. Ở trường hợp này, số 6 có nhóm máu A sẽ có kiểu gen IAIO.
Người số 7 có máu B, số 8 có máu O, điều này chứng tỏ cặp 3-4 phải có kiểu gen IBIO × IBIO. Khi đó, người số 7 có kiểu gen 2/3IBIO : 1/3 IBIB.
Như vậy, cặp vợ chồng 6-7: có kiểu gen là IAIO × (2/3IBIO : 1/3 IBIB).
Sinh con có nhóm máu O với xác suất 2/3×1/4 = 1/6. Sinh con có nhóm máu A với xác suất = 2/3×1/4 = 1/6
Sinh con có nhóm máu B với xác suất 1/2×2/3 = 1/3. Sinh con có nhóm máu AB với xác suất = 1/2×2/3= 1/3.
I đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu O, bị bệnh M của cặp 6-7 là = 1/2×1/6×1/6 = 1/72.
II đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu A, bị bệnh M của cặp 6-7 là = 1/2×1/6×1/6 = 1/72.
III đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu A, không bị bệnh M của cặp 6-7 là = 1/2×1/6×5/6 = 5/72.
IV đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu O, không bị bệnh M của cặp 6-7 là = 1/2×1/6×5/6 = 5/72.
Câu 37 [353984]: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Trong đó khi có cả 2 gen trội A và B thì quy định hoa tím; chỉ có gen A thì quy định hoa đỏ; chỉ có gen B thì quy định hoa vàng; kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến. Có mấy nhận định dưới đây là đúng?
I. Cho 2 cây hoa tím giao phấn với nhau, thu được F1 có 1 kiểu hình. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 2 kiểu hình. Ở F2, số cá thể không thuần chủng chiếm tỉ lệ 75,0%
II. Cho 2 cây hoa tím giao phấn với nhau, thu được F1 có 1 kiểu hình. Tiếp tục cho F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có 4 kiểu hình. Ở F2, số cá thể có 3 alen trội chiếm tỉ lệ 54/128.
III. Cho cây hoa tím giao phấn, thu được F1 có 6 loại kiểu gen. Tiếp tục cho F1 giao phấn, thu được F2 có cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 18,75%.
IV. Cho 1 cây P tự thụ phấn, thu được F1 có 3 kiểu gen. Cho F1 giao phấn F2 có 2 kiểu hình Có tối đa 4 kiểu gen của P thỏa mãn.
I. Cho 2 cây hoa tím giao phấn với nhau, thu được F1 có 1 kiểu hình. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 2 kiểu hình. Ở F2, số cá thể không thuần chủng chiếm tỉ lệ 75,0%
II. Cho 2 cây hoa tím giao phấn với nhau, thu được F1 có 1 kiểu hình. Tiếp tục cho F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có 4 kiểu hình. Ở F2, số cá thể có 3 alen trội chiếm tỉ lệ 54/128.
III. Cho cây hoa tím giao phấn, thu được F1 có 6 loại kiểu gen. Tiếp tục cho F1 giao phấn, thu được F2 có cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 18,75%.
IV. Cho 1 cây P tự thụ phấn, thu được F1 có 3 kiểu gen. Cho F1 giao phấn F2 có 2 kiểu hình Có tối đa 4 kiểu gen của P thỏa mãn.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV → Đáp án B.
Theo bài ra, ta có:
A-B- quy định hoa tím. A-bb quy định hoa đỏ; aaB- quy định hoa vàng; aabb quy định hoa trắng.
I sai. Cho 2 cây hoa tím giao phấn với nhau, thu được F1 có 1 kiểu hình. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 2 kiểu hình. Điều này chứng tỏ P phải có kiểu gen là (AA × AA)(BB × Bb) hoặc (AA × Aa)(BB × BB).
Nếu P là (AA × Aa)(BB × BB) thì ở F1 có tỉ lệ kiểu gen = (1/2AA : 1/2Aa)(1BB). Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu gen (5/8AA : 1/4Aa : 1/8aa)(1BB)
Ở F2, số cá thể thuần chủng (AABB và aaBB) chiếm tỉ lệ = 3/4 = 75,0%.=> số cá thể không thuần chủng= 1-75%= 25%.
II đúng. Cho 2 cây hoa tím giao phấn với nhau, thu được F1 có 1 kiểu hình. Tiếp tục cho F1 giao phấn, thu được F2 có 4 kiểu hình. Điều này chứng tỏ P phải có kiểu gen là (AA × Aa)(BB × Bb).
Ở F1 có tỉ lệ kiểu gen = (1/2AA : 1/2Aa)(1/2BB : 1/2Bb). Khi F1 giao phấn ngẫu nhiên thì F2 có tỉ lệ kiểu gen (9/16AA : 6/16Aa : 1/16aa)(9/16BB : 6/16Bb : 1/16bb)
Ở F2, số cá thể có 3 alen trội (AABb; AaBB) chiếm tỉ lệ = 9/16 × 6/16 × 2 = 54/128.
III sai. Cho cây hoa tím giao phấn, thu được F1 có 6 kiểu gen=2 x 3=> Kiểu gen của P là AABb x AaBb hoặc AaBB x AaBb.
+ Nếu P: AABb x AaBb=> F1: (1/2AA+ 1/2Aa). ( 1/4BB+2/4Bb+1/4bb)=> Tỉ lệ giao tử ở F1: (3/4A+1/4a)(1/2B+1/2b).
Khi cho F1 giao phấn, ở F2 ta có : (9/16AA+6/16Aa+1/16aa). ( 1/4BB+2/4Bb+1/4bb)
=> số cá thể hoa vàng (aaB-) chiếm tỉ lệ =1/16aa x 3/4B-= 3/64 = 4,6875%.
+ Nếu P: AaBB x AaBb=> F1: ( 1/4AA+2/4Aa+1/4aa).(1/2BB+ 1/2Bb)=> Tỉ lệ giao tử ở F1: (1/2A+1/2a)(3/4B+1/4b).
Khi cho F1 giao phấn, ở F2 ta có : ( 1/4AA+2/4Aa+1/4aa) .(9/16BB+6/16Bb+1/16bb).
=> số cá thể hoa vàng (aaB-) chiếm tỉ lệ =1/4aa x 15/16B-- = 15/64 = 23,4375%.
IV đúng. Cho 1 cây tự thụ phấn, thu được F1 có 3 kiểu gen => P dị hợp 1 cặp gen => KG của P: AaBB, Aabb, aaBb, AABb. => F2 cho 2 loại kiểu hình => Có 4 kiểu gen của P thỏa mãn.
Theo bài ra, ta có:
A-B- quy định hoa tím. A-bb quy định hoa đỏ; aaB- quy định hoa vàng; aabb quy định hoa trắng.
I sai. Cho 2 cây hoa tím giao phấn với nhau, thu được F1 có 1 kiểu hình. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 2 kiểu hình. Điều này chứng tỏ P phải có kiểu gen là (AA × AA)(BB × Bb) hoặc (AA × Aa)(BB × BB).
Nếu P là (AA × Aa)(BB × BB) thì ở F1 có tỉ lệ kiểu gen = (1/2AA : 1/2Aa)(1BB). Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu gen (5/8AA : 1/4Aa : 1/8aa)(1BB)
Ở F2, số cá thể thuần chủng (AABB và aaBB) chiếm tỉ lệ = 3/4 = 75,0%.=> số cá thể không thuần chủng= 1-75%= 25%.
II đúng. Cho 2 cây hoa tím giao phấn với nhau, thu được F1 có 1 kiểu hình. Tiếp tục cho F1 giao phấn, thu được F2 có 4 kiểu hình. Điều này chứng tỏ P phải có kiểu gen là (AA × Aa)(BB × Bb).
Ở F1 có tỉ lệ kiểu gen = (1/2AA : 1/2Aa)(1/2BB : 1/2Bb). Khi F1 giao phấn ngẫu nhiên thì F2 có tỉ lệ kiểu gen (9/16AA : 6/16Aa : 1/16aa)(9/16BB : 6/16Bb : 1/16bb)
Ở F2, số cá thể có 3 alen trội (AABb; AaBB) chiếm tỉ lệ = 9/16 × 6/16 × 2 = 54/128.
III sai. Cho cây hoa tím giao phấn, thu được F1 có 6 kiểu gen=2 x 3=> Kiểu gen của P là AABb x AaBb hoặc AaBB x AaBb.
+ Nếu P: AABb x AaBb=> F1: (1/2AA+ 1/2Aa). ( 1/4BB+2/4Bb+1/4bb)=> Tỉ lệ giao tử ở F1: (3/4A+1/4a)(1/2B+1/2b).
Khi cho F1 giao phấn, ở F2 ta có : (9/16AA+6/16Aa+1/16aa). ( 1/4BB+2/4Bb+1/4bb)
=> số cá thể hoa vàng (aaB-) chiếm tỉ lệ =1/16aa x 3/4B-= 3/64 = 4,6875%.
+ Nếu P: AaBB x AaBb=> F1: ( 1/4AA+2/4Aa+1/4aa).(1/2BB+ 1/2Bb)=> Tỉ lệ giao tử ở F1: (1/2A+1/2a)(3/4B+1/4b).
Khi cho F1 giao phấn, ở F2 ta có : ( 1/4AA+2/4Aa+1/4aa) .(9/16BB+6/16Bb+1/16bb).
=> số cá thể hoa vàng (aaB-) chiếm tỉ lệ =1/4aa x 15/16B-- = 15/64 = 23,4375%.
IV đúng. Cho 1 cây tự thụ phấn, thu được F1 có 3 kiểu gen => P dị hợp 1 cặp gen => KG của P: AaBB, Aabb, aaBb, AABb. => F2 cho 2 loại kiểu hình => Có 4 kiểu gen của P thỏa mãn.
Câu 38 [353985]: Ở một loài thực vật, A nằm trên NST thường quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Có 5 quần thể sống ở 5 môi trường khác nhau. Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng thế hệ xuất phát của quần thể giao phối ngẫu nhiên ở các quần thể này, tần số kiểu gen đồng hợp lặn đều bằng tần số kiểu gen đồng hợp trội. Do điều kiện môi trường thay đổi, nên đã tác động làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống sót của các kiểu gen ở 5 quần thể, kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Cho rằng quần thể không chịu tác động của nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở quần thể số 1, kiểu hình hoa trắng đang tăng dần qua mỗi thế hệ.
II. Ở quần thể số 2, tần số alen và tần số kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
III. Ở thế hệ F5 của quần thể số 3, kiểu hình hoa trắng chiếm tỉ lệ 5/12.
IV. Ở thế hệ F2 của quần thể số 4, cá thể thuần chủng chiếm 13/17.
V. Ở thế hệ F4 của quần thể số 5, cá thể hoa đỏ thuần chủng chiếm 12,5%.
Cho rằng quần thể không chịu tác động của nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở quần thể số 1, kiểu hình hoa trắng đang tăng dần qua mỗi thế hệ.
II. Ở quần thể số 2, tần số alen và tần số kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
III. Ở thế hệ F5 của quần thể số 3, kiểu hình hoa trắng chiếm tỉ lệ 5/12.
IV. Ở thế hệ F2 của quần thể số 4, cá thể thuần chủng chiếm 13/17.
V. Ở thế hệ F4 của quần thể số 5, cá thể hoa đỏ thuần chủng chiếm 12,5%.
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 5.
Cả 5 phát biểu đúng → Đáp án B.
Vì bài toán cho biết, tần số kiểu gen đồng hợp trội bằng tần số kiểu gen đồng hợp lặn, cho nên suy ra tần số A = a = 0,5. Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, có nghĩa là quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và không chịu tác động của các nhân tố khác. Tức là, quần thể giao phối ngẫu nhiên.
- Ở quần thể số 1, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 10%; 30%; 30%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại AA. Dẫn tới làm cho tần số A giảm dần và tần số a tăng dần. Do đó, kiểu hình hoa trắng (aa) sẽ tăng dần qua các thế hệ. → I đúng.
- Ở quần thể số 2, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 10%; 10%; 10%. Điều này chứng tỏ các kiểu gen có tỉ lệ sống sót ngang nhau. Cho nên, tần số alen và tần số kiểu gen không bị thay đổi qua các thế hệ. Vì các cá thể giao phối ngẫu nhiên nên quần thể sẽ cân bằng di truyền. → II đúng.
- Ở quần thể số 3, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 25%; 5%; 25%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại kiểu gen Aa. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên chọn lọc chống lại Aa thì không làm thay đổi tần số alen. Do đó, ở mỗi thế hệ sinh ra, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 25%; 5%; 25%. Tức là hệ số sống sót của kiểu gen AA và aa gấp 5 lần Aa. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở mỗi thế hệ (các thế hệ đều giống nhau) 5×1AA : 2Aa : 5×1aa = 5AA : 2Aa : 5aa. → cây hoa trắng (aa) có tỉ lệ = 5/12. → III đúng.
- Ở quần thể số 4, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 9%; 3%; 3%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại kiểu gen Aa và aa. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên ở thế hệ F1, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 9%; 3%; 3%. Tức là hệ số sống sót của kiểu gen AA gấp 3 lần Aa và aa. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở thế hệ F1 3×1AA : 2Aa : 1aa = 3AA : 2Aa : 1aa. → Giao tử A = 2/3; giao tử a = 1/3.
F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu gen của hợp tử F2 là 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa = 4AA : 4Aa : 1aa.
Tỉ lệ kiểu gen ở các cá thể trưởng thành của F2 là = 3×4AA : 4Aa : 1aa = 12AA : 4Aa : 1aa.
→ tổng cá thể thuần chủng (AA và aa) có tỉ lệ = (12 + 1)/17 = 13/17. → IV đúng.
- Ở quần thể số 5, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 10%; 30%; 10%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại kiểu gen AA và aa. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên chọn lọc chống lại AA và aa thì không làm thay đổi tần số alen. Do đó, ở mỗi thế hệ sinh ra, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 10%; 30%; 10%. Tức là hệ số sống sót của kiểu gen Aa gấp 3 lần AA và aa. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở mỗi thế hệ (các thế hệ đều giống nhau) 1AA : 3×2Aa : 1aa = 1AA : 6Aa : 1aa. → cây hoa đỏ thuần chủng (AA) có tỉ lệ = 1/8 = 12,5%. → V đúng.
Vì bài toán cho biết, tần số kiểu gen đồng hợp trội bằng tần số kiểu gen đồng hợp lặn, cho nên suy ra tần số A = a = 0,5. Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, có nghĩa là quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và không chịu tác động của các nhân tố khác. Tức là, quần thể giao phối ngẫu nhiên.
- Ở quần thể số 1, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 10%; 30%; 30%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại AA. Dẫn tới làm cho tần số A giảm dần và tần số a tăng dần. Do đó, kiểu hình hoa trắng (aa) sẽ tăng dần qua các thế hệ. → I đúng.
- Ở quần thể số 2, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 10%; 10%; 10%. Điều này chứng tỏ các kiểu gen có tỉ lệ sống sót ngang nhau. Cho nên, tần số alen và tần số kiểu gen không bị thay đổi qua các thế hệ. Vì các cá thể giao phối ngẫu nhiên nên quần thể sẽ cân bằng di truyền. → II đúng.
- Ở quần thể số 3, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 25%; 5%; 25%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại kiểu gen Aa. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên chọn lọc chống lại Aa thì không làm thay đổi tần số alen. Do đó, ở mỗi thế hệ sinh ra, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 25%; 5%; 25%. Tức là hệ số sống sót của kiểu gen AA và aa gấp 5 lần Aa. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở mỗi thế hệ (các thế hệ đều giống nhau) 5×1AA : 2Aa : 5×1aa = 5AA : 2Aa : 5aa. → cây hoa trắng (aa) có tỉ lệ = 5/12. → III đúng.
- Ở quần thể số 4, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 9%; 3%; 3%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại kiểu gen Aa và aa. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên ở thế hệ F1, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 9%; 3%; 3%. Tức là hệ số sống sót của kiểu gen AA gấp 3 lần Aa và aa. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở thế hệ F1 3×1AA : 2Aa : 1aa = 3AA : 2Aa : 1aa. → Giao tử A = 2/3; giao tử a = 1/3.
F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu gen của hợp tử F2 là 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa = 4AA : 4Aa : 1aa.
Tỉ lệ kiểu gen ở các cá thể trưởng thành của F2 là = 3×4AA : 4Aa : 1aa = 12AA : 4Aa : 1aa.
→ tổng cá thể thuần chủng (AA và aa) có tỉ lệ = (12 + 1)/17 = 13/17. → IV đúng.
- Ở quần thể số 5, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 10%; 30%; 10%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại kiểu gen AA và aa. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên chọn lọc chống lại AA và aa thì không làm thay đổi tần số alen. Do đó, ở mỗi thế hệ sinh ra, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 10%; 30%; 10%. Tức là hệ số sống sót của kiểu gen Aa gấp 3 lần AA và aa. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở mỗi thế hệ (các thế hệ đều giống nhau) 1AA : 3×2Aa : 1aa = 1AA : 6Aa : 1aa. → cây hoa đỏ thuần chủng (AA) có tỉ lệ = 1/8 = 12,5%. → V đúng.
Câu 39 [353986]: Ở một giống cây ăn quả, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng, D quy định quả nhiều hạt trội hoàn toàn so với d quy định quả ít hạt, ba cặp gen này nằm trên ba cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Giống cây lưỡng bội có kiểu gen AaBbDd sẽ có thân cao, hoa đỏ, quả nhiều hạt.
II. Giống cây tam bội có kiểu gen AAABBBDDD sẽ có thân cao, hoa đỏ, ít hạt hoặc không hạt.
III. Giống cây tứ bộ có kiểu gen Aaaabbbbdddd sẽ có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, ít hạt.
IV. Bằng phương pháp chiết cành từ cây tam bội AAABBBDDD sẽ thu được giống có thân cao, hoa đỏ, nhiều hạt.
I. Giống cây lưỡng bội có kiểu gen AaBbDd sẽ có thân cao, hoa đỏ, quả nhiều hạt.
II. Giống cây tam bội có kiểu gen AAABBBDDD sẽ có thân cao, hoa đỏ, ít hạt hoặc không hạt.
III. Giống cây tứ bộ có kiểu gen Aaaabbbbdddd sẽ có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, ít hạt.
IV. Bằng phương pháp chiết cành từ cây tam bội AAABBBDDD sẽ thu được giống có thân cao, hoa đỏ, nhiều hạt.
A, 2.
B, 3.
C, 1.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II. → Đáp án A.
II đúng. Vì kiểu gen AAABBBDDD là kiểu gen của thể tam bội. Thể tam bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính, cho nên cây này sẽ không có hạt hoặt có ít hạt.
II đúng. Vì kiểu gen AAABBBDDD là kiểu gen của thể tam bội. Thể tam bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính, cho nên cây này sẽ không có hạt hoặt có ít hạt.
Câu 40 [353987]: Nhím biển (Echinoidea) là nguồn thức ăn cho rái cá (Enhydra lutris). Quần thể nhím biển có xu hướng mở rộng tại nơi đáy biển bị con người phá hủy. Nhím biển, sên biển (Patella vulgata) và rong biển có thể sống chung ở một chỗ. Hình dưới đây mô tả tăng trưởng quần thể của rong biển được đo đạc tại vị trí thí nghiệm nơi nhím biển và sên biển được khống chế bằng phương pháp nhân tạo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Sên biển làm thay đổi ảnh hưởng của nhím biển lên sự phát triển của rong biển.
II. Tác động của nhím biển lên rong biển nhiều hơn tác động của sên biển lên rong biển.
III. Nhím biển giúp phục hồi đáy biển bị phá hủy.
IV. Tăng số lượng rái cá có thể hạn chế tác động đến rong biển.
I. Sên biển làm thay đổi ảnh hưởng của nhím biển lên sự phát triển của rong biển.
II. Tác động của nhím biển lên rong biển nhiều hơn tác động của sên biển lên rong biển.
III. Nhím biển giúp phục hồi đáy biển bị phá hủy.
IV. Tăng số lượng rái cá có thể hạn chế tác động đến rong biển.
A, 4.
B, 1.
C, 2.
D, 3.
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, IV→ Đáp án C.
I. Sai. Vì thêm những con sên biển không làm thay đổi ảnh hưởng của nhím biển lên rong biển
II. Đúng.
III. Sai Vì nhím ngăn chặn sự phát triển của rong biển.
IV. Đúng. Vì rái cá làm giảm số lượng nhím nên rong phát triển nhanh hơn nên năng suất sơ cấp cao hơn.
I. Sai. Vì thêm những con sên biển không làm thay đổi ảnh hưởng của nhím biển lên rong biển
II. Đúng.
III. Sai Vì nhím ngăn chặn sự phát triển của rong biển.
IV. Đúng. Vì rái cá làm giảm số lượng nhím nên rong phát triển nhanh hơn nên năng suất sơ cấp cao hơn.