Đáp án
1B
2C
3B
4B
5D
6C
7C
8A
9B
10A
11D
12A
13C
14D
15B
16C
17D
18A
19A
20B
21A
22A
23B
24B
25C
26A
27B
28D
29A
30D
31B
32B
33A
34C
35A
36B
37A
38B
39A
40C
Đáp án Đề minh họa số 13 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [353988]: Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật có thể được chuyển hóa thành NH4+ nhờ hoạt động của nhóm vi sinh vật nào sau đây?
A, Vi khuẩn phản nitrat hóa.
B, Vi khuẩn amôn hóa.
C, Vi khuẩn nitrit hóa.
D, Vi khuẩn cố định nitơ.
Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật có thể được chuyển hóa như sau:
Câu 2 [353989]: Hoạt động nào sau đây của con người sẽ gây hại cho sức khỏe con người?
A, Tập thể dục thường xuyên và khoa học.
B, Nói không với thuốc lá và nước uống có cồn.
C, Có thể sử dụng chất kích thích để gây hưng phấn cho tim.
D, Tăng lượng trái cây và rau, củ quả trong khẩu phần ăn.
Vì việc sử dụng chất kích thích từ bên ngoài vào thì sẽ có hại cho hệ tim mạch và hệ thần kinh.
Câu 3 [353990]: Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã?
A, ADN.
B, mARN.
C, tARN.
D, rARN.
Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã là mARN.
Câu 4 [353991]: Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG 3’ mã hóa loại axit amin nào sau đây?
A, Valin.
B, Mêtiônin.
C, Glixin.
D, Lizin.
Coodon 5’AUG 3’ mã hóa axit amin metionin đối với sinh vật nhân thực và mã hóa axit amin foocmin metionin đối với sinh vật nhân sơ.
Câu 5 [353992]: Trong mỗi tinh trùng bình thường của một loài chuột có 19 NST khác nhau. Một cá thể mang đột biến thể một nhiễm, số NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng đột biến của cơ thể này là
A, 20.
B, 18.
C, 36.
D, 37.
Ta có: n = 19 ⇒ 2n = 38 ⇒ Thể một nhiễm (2n-1): 37
Câu 6 [353993]: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là
A, sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
B, sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân.
C, sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
D, sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.
Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
Câu 7 [353994]: Ở dê, gen A nằm trên NST thường quy định có râu, gen a quy định không râu, kiểu gen Aa biểu hiện có râu ở dê đực và không râu ở dê cái. Có bao nhiêu phép lai sau đây sinh ra con đực có râu?
I. Aa × aa.
II. Aa × Aa.
III. aa × aa.
IV. AA × Aa.
V. AA × AA.
VI. AA × aa.
I. Aa × aa.
II. Aa × Aa.
III. aa × aa.
IV. AA × Aa.
V. AA × AA.
VI. AA × aa.
A, 3.
B, 4.
C, 5.
D, 6.
Có 5 phát biểu đúng là I, II, IV, V, VI → Đáp án C.
Con đực có râu có kiểu gen AA hoặc Aa.
I đúng. Aa × aa → 1Aa : 1aa.
II đúng. Aa × Aa → 1AA : 2Aa : 1aa.
III sai. aa × aa → 1aa.
IV đúng. AA × Aa → 1AA : 1Aa.
V đúng. AA × AA → 1AA.
VI đúng. AA × aa → 1Aa.
Con đực có râu có kiểu gen AA hoặc Aa.
I đúng. Aa × aa → 1Aa : 1aa.
II đúng. Aa × Aa → 1AA : 2Aa : 1aa.
III sai. aa × aa → 1aa.
IV đúng. AA × Aa → 1AA : 1Aa.
V đúng. AA × AA → 1AA.
VI đúng. AA × aa → 1Aa.
Câu 8 [353995]: Nhóm liên kết gen gồm
A, các cặp gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.
B, các gen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể.
C, các gen cùng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể.
D, các gen nằm trên nhiễm sắc thể của giao tử.
Nhóm gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau được gọi là một nhóm gen liên kết. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Tuy nhiên, các gen trên cùng một nhiễm sắc thể không phải lúc nào cũng di truyền cùng nhau.
Tức là:
- Liên kết gen là hiện tượng các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau.
- Nhóm gen liên kết là nhóm gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau.
- Số lượng nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội (n) của loài đó.
Tức là:
- Liên kết gen là hiện tượng các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau.
- Nhóm gen liên kết là nhóm gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau.
- Số lượng nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội (n) của loài đó.
Câu 9 [353996]: Trong quần thể giao phối ngẫu nhiên, p là tần số tương đối của alen A, q là tần số tương đối của alen a. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng thì
A, p(A) = q(a).
B, p2AA : 2pqAa : q2aa.
C, q2AA : 2pqAa : p2aa.
D, p2AA = 2pqAa = q2aa.
Một quần thể được gọi là cân bằng khi tỉ lệ kiểu gen của quần thể tuân theo công thức: p2+2pq+q2=1. Trong đó:
+ p: tần số alen trội (A).
+ q: tần số alen lặn (a).
+ p2: tần số kiểu gen đồng hợp trội (AA).
+ p: tần số alen trội (A).
+ q: tần số alen lặn (a).
+ p2: tần số kiểu gen đồng hợp trội (AA).
Câu 10 [353997]: Phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là
A, Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
B, Dung hợp tế bào trần khác loài.
C, Lai giữa các dồng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.
D, Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật có thể sử dụng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
Tự thụ phấn là khi phấn hoa từ cùng một cây rơi vào đầu nhụy (đối với thực vật có hoa) hoặc vào noãn (đối với thực vật hạt trần) của chính hoa đó hoặc hoa khác cùng gốc.
Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ làm cho thành phần kiểu gen của quần thể phân hoá thành các dòng thuần, tạo điều kiện cho các gen lặn có hại biểu hiện gây thoái hoá giống.
Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ làm cho thành phần kiểu gen của quần thể phân hoá thành các dòng thuần, tạo điều kiện cho các gen lặn có hại biểu hiện gây thoái hoá giống.
Câu 11 [353998]: Cừu Đôli được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?
A, Cấy truyền phôi.
B, Gây đột biến.
C, Dung hợp tế bào trần.
D, Nhân bản vô tính.
- Cừu Doli là thành tựu của công nghệ gen.
- Chuột nhắt chứa gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống; Cừu biến đổi gen sản sinh ra protein của người; Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β- carotene trong hạt; Cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. Là các thành tựu của công nghệ gen.
- Tạo giống dưa hấu tam bội; dâu tằm tam bội là thành tựu của gây đột biến.
- Tạo giống lúa lai, lợn lai; bò lai, … là thành tựu của ưu thế lai.
- Chuột nhắt chứa gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống; Cừu biến đổi gen sản sinh ra protein của người; Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β- carotene trong hạt; Cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. Là các thành tựu của công nghệ gen.
- Tạo giống dưa hấu tam bội; dâu tằm tam bội là thành tựu của gây đột biến.
- Tạo giống lúa lai, lợn lai; bò lai, … là thành tựu của ưu thế lai.
Câu 12 [353999]: Các cơ quan thoái hoá là cơ quan
A, phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
B, thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới.
C, phát triển đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
D, biến mất hoàn toàn.
Cơ quan thoái hoá (cũng là một dạng của cơ quan tương đồng)
- Là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hay chức năng bị tiêu giảm.
- Vd: xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người…
- Là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hay chức năng bị tiêu giảm.
- Vd: xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người…
Câu 13 [354000]: Quá trình nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A, Chọn lọc tự nhiên.
B, Di – nhập cư của các cá thể ra vào quần thể.
C, Giao phối ngẫu nhiên.
D, Đột biến.
Các nhân tố còn lại đều làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 14 [354001]: Trong quá trình tiến hóa, nếu giữa các quần thể cùng loài đã có sự phân hóa về vốn gen thì dạng cách li nào sau đây khi xuất hiện giữa các quần thể này sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới?
A, Cách li tập tính.
B, Cách li sinh thái.
C, Cách li địa lí.
D, Cách li sinh sản.
Hình thành loài là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.
Câu 15 [354002]: Các hợp chất đầu tiên được hình thành trên quả đất lần lượt theo sơ đồ:
A, C, H → C, H, O, N → C, H, O.
B, C, H → C, H, O → C, H, O, N.
C, C, H, O, N → C, H, O → C, H.
D, C, H, O, N → C, H → C, H, O.
Milơ và Urây đã tổng hợp được các chất hữu cơ từ nguyên liệu: Hỗn hợp khí CH4, NH3, H2 và hơi nước được đặt trong điều kiện phóng điện liên tục suốt 1 tuần lễ. Kết quả các ông đã thu được 1 số chất hữu cơ đơn giản trong đó có các axit amin. Các chất hữu cơ được hình thành trong điều kiện hoá học của bầu khí quyển nguyên thuỷ ngày càng phức tạp dần CH → CHO → CHON.
Câu 16 [354003]: Khoảng thuận lợi là
A, khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật.
B, khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng sinh sản của sinh vật.
C, khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
D, khoảng các nhân tố sinh thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịu đựng được.
- Khoảng thuận lợi: là khoảng cực thuận cho sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
- Khoảng chống chịu: trong khoảng chống chịu sinh vật vẫn tồn tại được, tuy nhiên sức sống bị giảm sút, sinh trưởng và phát triển kém, vượt qua khoảng này sinh vật sẽ chết.
- Điểm giới hạn dưới: điểm thấp nhất mà sinh vật có thể tồn tại, vượt qua điểm này sinh vật sẽ chết.
- Điểm giới hạn trên: điểm cao nhất mà sinh vật có thể tồn tại, vượt qua điểm này sinh vật sẽ chết.
- Khoảng chống chịu: trong khoảng chống chịu sinh vật vẫn tồn tại được, tuy nhiên sức sống bị giảm sút, sinh trưởng và phát triển kém, vượt qua khoảng này sinh vật sẽ chết.
- Điểm giới hạn dưới: điểm thấp nhất mà sinh vật có thể tồn tại, vượt qua điểm này sinh vật sẽ chết.
- Điểm giới hạn trên: điểm cao nhất mà sinh vật có thể tồn tại, vượt qua điểm này sinh vật sẽ chết.
Câu 17 [354004]: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A, Các cây cỏ trên một cánh đồng cỏ.
B, Các con cá ở hồ Tây.
C, Các con bướm trong rừng Cúc Phương.
D, Các cây thông nhựa trên một quả đồi ở Côn Sơn.
Vì quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài.
Các phương án A, B, C là khác loài.
Các phương án A, B, C là khác loài.
Câu 18 [354005]: Cho chuỗi thức ăn: Cây lúa → Sâu ăn lá lúa → Ếch đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc mấy?
A, Bậc 4.
B, Bậc 3.
C, Bậc 1.
D, Bậc 2.
Đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc 4. Vì chuỗi thức ăn này có 4 loài là sinh vật tiêu thụ.
Câu 19 [354006]: Hình tháp sinh thái có dạng đảo ngược (đáy hẹp, đỉnh rộng) có thể bao gồm
A, Tháp số lượng và tháp sinh khối.
B, Tháp số lượng và tháp năng lượng.
C, Tháp sinh khối và tháp năng lượng.
D, Tháp số lượng, sinh khối, năng lượng.
Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, chỉ có tháp số lượng và sinh khối có dạng đảo ngược
+ Tháp số lượng: ví dụ quan hệ kí sinh - vật chủ.
+ Tháp sinh khối: ví dụ tảo và giáp xác ở vùng nước trống trải. Tảo có sinh khối thấp hơn nhiều so với giáp xác nhưng do tốc độ sinh sản nhanh nên vẫn có thế đáp ứng kịp.
+ Tháp số lượng: ví dụ quan hệ kí sinh - vật chủ.
+ Tháp sinh khối: ví dụ tảo và giáp xác ở vùng nước trống trải. Tảo có sinh khối thấp hơn nhiều so với giáp xác nhưng do tốc độ sinh sản nhanh nên vẫn có thế đáp ứng kịp.
Câu 20 [354007]: Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ
A, sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu.
B, sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
C, môi trường vào sinh vật phân giải sau đó đến sinh vật sản xuất.
D, sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở về môi trường.
Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
Câu 21 [354008]: Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất của cây trồng?
A, Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất của cây trồng.
B, Quang hợp quyết định 80 – 85% năng suất của cây trồng.
C, Quang hợp quyết định 60 – 65% năng suất của cây trồng.
D, Quang hợp quyết định 70 – 75% năng suất của cây trồng.
Quang hợp quyết định năng suất cây trồng.
- Theo nghiên cứu, quang hợp quyết định 90 - 95% năng suất của cây trồng, khoảng 5 – 10% là các chất dinh dưỡng khoáng.
- Năng suất sinh học: được định nghĩa là tổng hàm lượng chất khô được tích luỹ mỗi ngày trên 1 hecta diện tích gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
- Theo nghiên cứu, quang hợp quyết định 90 - 95% năng suất của cây trồng, khoảng 5 – 10% là các chất dinh dưỡng khoáng.
- Năng suất sinh học: được định nghĩa là tổng hàm lượng chất khô được tích luỹ mỗi ngày trên 1 hecta diện tích gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
Câu 22 [354009]: Nội môi là môi trường
A, trong cơ thể được tạo bởi huyết tương, bạch huyết và dịch mô.
B, ngoài cơ thể được tạo ra bởi máu, bạch huyết và dịch mô.
C, trong cơ thể được tạo ra mao mạch, bạch huyết và dịch mô.
D, ngoài cơ thể được tạo bởi huyết tương, bạch cầu và hồng cầu.
Nội môi là môi trường trong cơ thể được tạo bởi huyết tương, bạch huyết và dịch mô.
Câu 23 [354010]: Bộ ba mở đầu (5'AUG3')
A, nằm ở đầu 3/ của phân tử mARN.
B, là tín hiệu mở đầu cho quá trình dịch mã.
C, không quy định tổng hợp aa.
D, quy định tổng hợp aa lizin.
Trên mỗi phân tử mARN có một bộ ba mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã và một bộ ba mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. Bộ ba mở đầu nằm ở đầu 5' của phân tử mARN, nó vừa có chức năng mở đầu quá trình dịch mã vừa có chức năng mang thông tin quy định tổng hợp axit amin metiônin (Met). Như vậy trong bài tập này chỉ có phương án B đúng.
Câu 24 [354011]: Trong một operon, vùng có trình tự nuclêôtit đặc biệt để prôtêin ức chế bám vào ngăn cản quá trình phiên mã được gọi là vùng
A, khởi động.
B, vận hành.
C, điều hoà.
D, kết thúc.
Trong một operon, vùng có trình tự nuclêôtit đặc biệt để prôtêin ức chế bám vào ngăn cản quá trình phiên mã được gọi là vùng vận hành.
Câu 25 [354012]: Một loài thực vật lưỡng bội có 2n = 24. Số NST có trong mỗi tế bào ở thể một của loài này đang ở kì sau của nguyên phân là
A, 23.
B, 48.
C, 46.
D, 24.
- Loài thực vật này có 12 nhóm gen liên kết → bộ NST lưỡng bội của loài này là 2n = 24. Tế bào thể một của loài này có số NST là 2n - 1 = 23 NST.
- Tế bào đang ở kì sau của nguyên phân có số NST gấp đôi lúc chưa phân bào
→ Số NST của tế bào tại thời điểm này là 2×(2n-1) = 2×23 = 46 NST.
- Tế bào đang ở kì sau của nguyên phân có số NST gấp đôi lúc chưa phân bào
→ Số NST của tế bào tại thời điểm này là 2×(2n-1) = 2×23 = 46 NST.
Câu 26 [354013]: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AaBbdd × AabbDD, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, ở F1 có tỉ lệ kiểu gen là
A, 2: 2:1:1:1:1.
B, 3: 3:1:1.
C, 1:1:1:1.
D, 1:1.
Aa × Aa → 1AA : 2Aa : 1aa = 2:1:1.
Bb × bb → 1Bb : 1bb = 1:1
dd × DD → 1Dd.
Vì các cặp gen này phân li độc lập với nhau cho nên tỉ lệ kiểu gen ở đời con = tích tích lệ kiểu gen của các cặp gen = (2:1:1)(1:1)1 = 2: 2:1:1:1:1.
Bb × bb → 1Bb : 1bb = 1:1
dd × DD → 1Dd.
Vì các cặp gen này phân li độc lập với nhau cho nên tỉ lệ kiểu gen ở đời con = tích tích lệ kiểu gen của các cặp gen = (2:1:1)(1:1)1 = 2: 2:1:1:1:1.
Câu 27 [354014]: Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen, người ta phải thực hiện quy trình các bước sau đây theo trình tự nào?
(1) Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.
(2) Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.
(3) Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.
(4) Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.
(1) Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.
(2) Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.
(3) Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.
(4) Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.
A, 1 → 2 → 3 → 4.
B, 3 → 1 → 2 → 4.
C, 3 → 2 → 1 → 4.
D, 1 → 3 → 2 → 4.
Để xác đinh được mức phản ứng của mội kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng thì đầu tiên ta phải tạo được các sinh vật có cùng 1 kiểu gen nào đó sau đó ta trồng cây có cùng kiểu gen đó trong nhưng dk môi trường khác nhau rồi theo dõi sự biểu hiên tính trạng để xác định số kiểu hình tương ứng với điều kiện môi trường cụ thể.
Câu 28 [354015]: Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành loài mới là quá trình
A, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể gốc tao ra kiểu gen mới cách ly sinh sản với quần thể gốc.
B, hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, thông qua việc tích lũy các biến đổi nhỏ trong một thời gian dài tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.
C, được hình thành một cách nhanh chóng do các đột biến lớn.
D, qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng.
A, C là các quan điểm của tiến hóa hiện đại.
B các biến đổi tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh là quan điểm của Lamac.
B các biến đổi tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh là quan điểm của Lamac.
Câu 29 [354016]: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã có ý nghĩa
A, dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học.
B, làm tăng mối quan hệ giữa các loài.
C, phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học.
D, làm giảm mối quan hệ giữa các loài.
Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của loài này bị số lượng cá thể của loài khác kiềm hãm. Nhưng quan trọng nhất là dù kìm hãm số lượng của nhau nhưng không bao giờ các loài gây diệt vong cho nhau.
Câu 30 [354017]: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?
A, Than đá.
B, Xăng, dầu.
C, Khí butan (gas).
D, Khí hiđro.
Nhiên liệu thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường là khí hiđro.
Câu 31 [354018]: Khi nói về đột biến gen ở các loài sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân đột biến.
II. Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài.
III. Các đột biến gen gây chết vẫn có thể được truyền lại cho đời sau.
IV. Đột biến gen có thể làm cho gen được tăng hoặc giảm 1 nucleotit.
I. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân đột biến.
II. Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài.
III. Các đột biến gen gây chết vẫn có thể được truyền lại cho đời sau.
IV. Đột biến gen có thể làm cho gen được tăng hoặc giảm 1 nucleotit.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án B.
II sai. Vì đột biến gen không làm thay đổi vị trí locut của gen.
IV sai. Vì gen có cấu trúc mạch kép. Khi xảy ra đột biến thì sẽ làm thay đổi ít nhất 2 nucleotit (ít nhất 1 cặp nucleotit).
II sai. Vì đột biến gen không làm thay đổi vị trí locut của gen.
IV sai. Vì gen có cấu trúc mạch kép. Khi xảy ra đột biến thì sẽ làm thay đổi ít nhất 2 nucleotit (ít nhất 1 cặp nucleotit).
Câu 32 [354019]: Ở một loài thú, A quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp ; BB quy định có sừng, bb quy định không sừng; cặp gen Bb quy định có sừng ở đực và quy định không sừng ở cái. Cho con đực chân cao, không sừng thuần chủng giao phối với con cái chân thấp, có sừng (P), thu đươc F1. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2. Biết rằng không phát sinh đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có 50% chân cao, có sừng và 50% chân cao, không sừng.
II. F2 có 8 kiểu hình.
III. Ở F2, kiểu hình chân cao, không sừng có 2 kiểu gen.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 con chân cao, không sừng ở F2, xác suất thu được cá thể cái thuần chủng là 1/12.
I. F1 có 50% chân cao, có sừng và 50% chân cao, không sừng.
II. F2 có 8 kiểu hình.
III. Ở F2, kiểu hình chân cao, không sừng có 2 kiểu gen.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 con chân cao, không sừng ở F2, xác suất thu được cá thể cái thuần chủng là 1/12.
A, 4.
B, 2.
C, 3.
D, 1.
Có 2 ý đúng là II, IV. → Đáp án B.
Cho con đực chân cao, không sừng thuần chủng AAbb giao phối với con cái chân thấp, có sừng aaBB (P) , thu đươc F1 AaBb: 50% con đực chân cao có sừng; 50% con cái chân cao không sừng. (I đúng)
II đúng. F1 giao phối: AaBb x AaBb → F2 có 8 kiểu hình: XYA-B-; XYA-bb; XYaaB-; XYaabb; XYA-BB; XYA-(Bb, bb); XYaaBB; XYaa(Bb, bb).
Con đực: chân cao, có sừng; chân cao, không sừng; chân thấp, có sừng; chân thấp, không sừng.
Con cái: chân cao, có sừng; chân cao, không sừng; chân thấp, có sừng; chân thấp, không sừng.
III sai. Ở F2, kiểu hình chân cao, không sừng có 4 kiểu gen là: AAbb; Aabb; AABb (XX); AaBb (XX).
IV đúng. Tỷ lệ con chân cao, không sừng (A-bb + A-BbXX) ở F2 là: 3/4.(1/4 + 1/2.1/2) = 3/8.
Lấy ngẫu nhiên 1 con chân cao, không sừng, xác suất thu được cá thể cái thuần chủng là: = = 1/12.
Cho con đực chân cao, không sừng thuần chủng AAbb giao phối với con cái chân thấp, có sừng aaBB (P) , thu đươc F1 AaBb: 50% con đực chân cao có sừng; 50% con cái chân cao không sừng. (I đúng)
II đúng. F1 giao phối: AaBb x AaBb → F2 có 8 kiểu hình: XYA-B-; XYA-bb; XYaaB-; XYaabb; XYA-BB; XYA-(Bb, bb); XYaaBB; XYaa(Bb, bb).
Con đực: chân cao, có sừng; chân cao, không sừng; chân thấp, có sừng; chân thấp, không sừng.
Con cái: chân cao, có sừng; chân cao, không sừng; chân thấp, có sừng; chân thấp, không sừng.
III sai. Ở F2, kiểu hình chân cao, không sừng có 4 kiểu gen là: AAbb; Aabb; AABb (XX); AaBb (XX).
IV đúng. Tỷ lệ con chân cao, không sừng (A-bb + A-BbXX) ở F2 là: 3/4.(1/4 + 1/2.1/2) = 3/8.
Lấy ngẫu nhiên 1 con chân cao, không sừng, xác suất thu được cá thể cái thuần chủng là: = = 1/12.
Câu 33 [354020]: Hình thành loài khác khu vực địa lí thường dễ xảy ra hơn so với hình thành loài cùng khu vực địa lí. Giải thích nào sau đây hợp lí nhất?
A, Trong tự nhiên sự có chia li địa lí giữa các quần thể dễ xảy ra do xuất hiện các trở ngại địa lí hoặc do sinh vật phát tán, di cư.
B, Hình thành loài bằng con đường địa lí thường trải qua các dạng trung gian, từ một dạng trung gian có thể hình thành nên các loài mới.
C, Hình thành loài bằng con đường địa lí có thể xảy ra trên đất liền và các quần đảo.
D, Cách li địa lí làm giảm đáng kể dòng gen giữa các quần thể. Trong khi đó dòng gen dễ xảy ra đối với các quần thể trong cùng một khu vực địa lí.
Hình thành loài khác khu vực địa lí dễ xảy ra hơn so với hình thành loài cùng khu vực đia lí vì: trong tự nhiên sự chia li địa lí giữa các quần thể dễ xảy ra do xuất hiện các trở ngại địa lí hoặc do sinh vật phát tán, di cư nên các sinh vật nên làm cho các cá thể trong quần thể khác nhau có sự cách li sinh sản với nhau.
Ở các loài cùng sinh sản trong một khu vực địa lí thì khó có sự cách li về mặt sinh sản.
Ở các loài cùng sinh sản trong một khu vực địa lí thì khó có sự cách li về mặt sinh sản.
Câu 34 [354021]: Giả sử ở loài A, kích thước tối thiểu của quần thể là 30 cá thể. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một quần thể của loài này có 100 cá thể nhưng do tác động của lũ lụt dẫn tới 90 cá thể bị chết, chỉ còn lại 10 cá thể. Một thời gian sau, số lượng cá thể sẽ giảm dần và quần thể sẽ bị diệt vong.
II. Một quần thể của loài này chỉ có 20 cá thể. Nếu được cung cấp đủ các điều kiện sống thì tỉ lệ sinh sản tăng, tỉ lệ tử vong giảm, quần thể sẽ tăng trưởng.
III. Một quần thể của loài này có 60 cá thể. Nếu môi trường dồi dào nguồn sống thì tỉ lệ sinh sản tăng, tỉ lệ tử vong giảm và quần thể sẽ tăng kích thước cho đến khi cân bằng với sức chứa của môi trường.
IV. Một quần thể của loài này có 120 cá thể thì sự hỗ trợ cùng loài và sự cạnh tranh cùng loài đều giảm.
I. Một quần thể của loài này có 100 cá thể nhưng do tác động của lũ lụt dẫn tới 90 cá thể bị chết, chỉ còn lại 10 cá thể. Một thời gian sau, số lượng cá thể sẽ giảm dần và quần thể sẽ bị diệt vong.
II. Một quần thể của loài này chỉ có 20 cá thể. Nếu được cung cấp đủ các điều kiện sống thì tỉ lệ sinh sản tăng, tỉ lệ tử vong giảm, quần thể sẽ tăng trưởng.
III. Một quần thể của loài này có 60 cá thể. Nếu môi trường dồi dào nguồn sống thì tỉ lệ sinh sản tăng, tỉ lệ tử vong giảm và quần thể sẽ tăng kích thước cho đến khi cân bằng với sức chứa của môi trường.
IV. Một quần thể của loài này có 120 cá thể thì sự hỗ trợ cùng loài và sự cạnh tranh cùng loài đều giảm.
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án C.
Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì sự tồn tại và phát triển. Nếu kích thước giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ đi vào diệt vong.
I đúng. Vì khi quần thể chỉ còn 10 cá thể (dưới kích thước tối thiểu) thì quần thể sẽ suy thoái và đi vào diệt vong.
II sai. Vì quần thể chỉ có 20 cá thể (kích thước dưới mức tối thiểu) thì cho dù môi trường có thuận lợi thế nào đi chăng nữa, kích thước quần thể vẫn không tăng lên mà tiếp tục giảm đi, dẫn tới diệt vong.
III đúng. Vì quần thể có 60 cá thể (kích thước trên tối thiểu) thì môi trường thuận lợi sẽ làm tăng kích thước quần thẻ.
IV sai. Vì số lượng cá thể 120 không thể nói lên mức độ cạnh tranh hay hỗ trợ giữa các cá thể.
Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì sự tồn tại và phát triển. Nếu kích thước giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ đi vào diệt vong.
I đúng. Vì khi quần thể chỉ còn 10 cá thể (dưới kích thước tối thiểu) thì quần thể sẽ suy thoái và đi vào diệt vong.
II sai. Vì quần thể chỉ có 20 cá thể (kích thước dưới mức tối thiểu) thì cho dù môi trường có thuận lợi thế nào đi chăng nữa, kích thước quần thể vẫn không tăng lên mà tiếp tục giảm đi, dẫn tới diệt vong.
III đúng. Vì quần thể có 60 cá thể (kích thước trên tối thiểu) thì môi trường thuận lợi sẽ làm tăng kích thước quần thẻ.
IV sai. Vì số lượng cá thể 120 không thể nói lên mức độ cạnh tranh hay hỗ trợ giữa các cá thể.
Câu 35 [354022]: Khi nói về hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cấu trúc lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp, từ bờ biển ra khơi đại dương.
II. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, sinh khối và tổng sản lượng của sinh vật đều tăng.
III. Quần xã có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng ít thì càng ổn định và khó bị diệt vong vì sự cạnh tranh xảy ra ít.
IV. Sự cạnh tranh cùng loài là một trong những nhân tố làm suy giảm số lượng loài của quần xã.
I. Cấu trúc lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp, từ bờ biển ra khơi đại dương.
II. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, sinh khối và tổng sản lượng của sinh vật đều tăng.
III. Quần xã có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng ít thì càng ổn định và khó bị diệt vong vì sự cạnh tranh xảy ra ít.
IV. Sự cạnh tranh cùng loài là một trong những nhân tố làm suy giảm số lượng loài của quần xã.
A, 1.
B, 4.
C, 3.
D, 2.
Có 1 phát biểu đúng, đó là II → Đáp án A
I sai. Vì từ bờ biển ra khơi đại dương thì cấu trúc lưới thức ăn ngày càng đơn giản.
II đúng. Vì diễn thế nguyên sinh luôn dẫn tới hình thành quần xã đỉnh cực cho nên sinh khối, tổng sản lượng luôn tăng lên.
III sai. Vì Quần xã có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng ít thì càng dễ bị diệt vong.
IV sai. Vì cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không làm tiêu diệt loài nên không làm giảm số lượng loài của quần xã.
I sai. Vì từ bờ biển ra khơi đại dương thì cấu trúc lưới thức ăn ngày càng đơn giản.
II đúng. Vì diễn thế nguyên sinh luôn dẫn tới hình thành quần xã đỉnh cực cho nên sinh khối, tổng sản lượng luôn tăng lên.
III sai. Vì Quần xã có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng ít thì càng dễ bị diệt vong.
IV sai. Vì cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không làm tiêu diệt loài nên không làm giảm số lượng loài của quần xã.
Câu 36 [354023]: Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của bệnh M.
Biết rằng người số 1, 2, 5, 6 đều có nhóm máu khác nhau; Số 3 và số 4 có nhóm máu giống nhau; Người số 8 có nhóm máu O; Bệnh M và nhóm máu phân li độc lập với nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? đúng
I. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu B, bị bệnh M của cặp 6-7 là 1/36.
II. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu AB, bị bệnh M của cặp 6-7 là 1/36.
III. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu B, không bị bệnh M của cặp 6-7 là 5/36.
IV. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu AB, không bị bệnh M của cặp 6-7 là 5/36.
Biết rằng người số 1, 2, 5, 6 đều có nhóm máu khác nhau; Số 3 và số 4 có nhóm máu giống nhau; Người số 8 có nhóm máu O; Bệnh M và nhóm máu phân li độc lập với nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? đúng
I. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu B, bị bệnh M của cặp 6-7 là 1/36.
II. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu AB, bị bệnh M của cặp 6-7 là 1/36.
III. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu B, không bị bệnh M của cặp 6-7 là 5/36.
IV. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu AB, không bị bệnh M của cặp 6-7 là 5/36.
A, 1.
B, 4.
C, 2.
D, 3.
Cả 4 phát biểu. → Đáp án B.
Về bệnh M:
Cặp 3-4 đều không bị bệnh M, nhưng sinh số 8 bị bệnh M và là con gái, cho nên bệnh M do alen lặn quy định và không liên kết giới tính.
Quy ước: D bị bệnh; d không bị bệnh.
Cả 3 và 4 đều có kiểu gen dị hợp (Dd). Do đó, số 7 có kiểu gen (2/3Dd : 1/3DD).
Số 1 có kiểu gen dd, nên suy ra số 6 có kiểu gen Dd.
Cặp vợ chồng 6-7 sinh con bị bệnh (dd) với xác suất = 2/3 ×1/4 = 1/6.
Cặp vợ chồng 6-7 sinh con không bị bệnh (D-) với xác suất = 1 – 1/6 = 5/6.
Về tính trạng nhóm máu:
Bài ra cho biết 4 người: Số 1, 2, 5, 6 đều có nhóm máu khác nhau, trong đó người số 5 có máu B. Thì chứng tỏ: Bố có máu O; Mẹ có máu AB, số 5 có máu B, số 6 có máu A. Ở trường hợp này, số 6 có nhóm máu A sẽ có kiểu gen IAIO.
Người số 7 có máu B, số 8 có máu O, điều này chứng tỏ cặp 3-4 phải có kiểu gen IBIO × IBIO. Khi đó, người số 7 có kiểu gen 2/3IBIO : 1/3 IBIB.
Như vậy, cặp vợ chồng 6-7: có kiểu gen là IAIO × (2/3IBIO : 1/3 IBIB).
Sinh con có nhóm máu O với xác suất 2/3×1/4 = 1/6. Sinh con có nhóm máu A với xác suất = 2/3×1/4 = 1/6
Sinh con có nhóm máu B với xác suất 1/2×2/3 = 1/3. Sinh con có nhóm máu AB với xác suất = 1/2×2/3= 1/3.
I đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu B, bị bệnh M của cặp 6-7 là = 1/2×1/3×1/6 = 1/36.
II đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu AB, bị bệnh M của cặp 6-7 là = 1/2×1/3×1/6 = 1/36.
III đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu B, không bị bệnh M của cặp 6-7 là = 1/2×1/3×5/6 =5/36.
IV đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu AB, không bị bệnh M của cặp 6-7 là = 1/2×1/3×5/6 =5/36.
Về bệnh M:
Cặp 3-4 đều không bị bệnh M, nhưng sinh số 8 bị bệnh M và là con gái, cho nên bệnh M do alen lặn quy định và không liên kết giới tính.
Quy ước: D bị bệnh; d không bị bệnh.
Cả 3 và 4 đều có kiểu gen dị hợp (Dd). Do đó, số 7 có kiểu gen (2/3Dd : 1/3DD).
Số 1 có kiểu gen dd, nên suy ra số 6 có kiểu gen Dd.
Cặp vợ chồng 6-7 sinh con bị bệnh (dd) với xác suất = 2/3 ×1/4 = 1/6.
Cặp vợ chồng 6-7 sinh con không bị bệnh (D-) với xác suất = 1 – 1/6 = 5/6.
Về tính trạng nhóm máu:
Bài ra cho biết 4 người: Số 1, 2, 5, 6 đều có nhóm máu khác nhau, trong đó người số 5 có máu B. Thì chứng tỏ: Bố có máu O; Mẹ có máu AB, số 5 có máu B, số 6 có máu A. Ở trường hợp này, số 6 có nhóm máu A sẽ có kiểu gen IAIO.
Người số 7 có máu B, số 8 có máu O, điều này chứng tỏ cặp 3-4 phải có kiểu gen IBIO × IBIO. Khi đó, người số 7 có kiểu gen 2/3IBIO : 1/3 IBIB.
Như vậy, cặp vợ chồng 6-7: có kiểu gen là IAIO × (2/3IBIO : 1/3 IBIB).
Sinh con có nhóm máu O với xác suất 2/3×1/4 = 1/6. Sinh con có nhóm máu A với xác suất = 2/3×1/4 = 1/6
Sinh con có nhóm máu B với xác suất 1/2×2/3 = 1/3. Sinh con có nhóm máu AB với xác suất = 1/2×2/3= 1/3.
I đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu B, bị bệnh M của cặp 6-7 là = 1/2×1/3×1/6 = 1/36.
II đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu AB, bị bệnh M của cặp 6-7 là = 1/2×1/3×1/6 = 1/36.
III đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai có nhóm máu B, không bị bệnh M của cặp 6-7 là = 1/2×1/3×5/6 =5/36.
IV đúng. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu AB, không bị bệnh M của cặp 6-7 là = 1/2×1/3×5/6 =5/36.
Câu 37 [354024]: Ở một loài động vật, cho con đực (X) lần lượt lai với 4 con cái khác. Quan sát tính trạng màu lông, sau nhiều lứa đẻ, thu được số lượng cá thể tương ứng với các phép lai như sau:
Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Con đực X có kiểu hình lông xám.
II. Tính trạng màu lông di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp.
III. Kiểu hình lông xám được tạo ra từ phép lai 4 có thể do 4 loại kiểu gen quy định.
IV. Cho một con đực lông nâu ở phép lai 2 giao phối với một con cái lông xám ở phép là 4, thu được đời con có 100% kiểu hình lông xám có xác suất là 50%.
Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Con đực X có kiểu hình lông xám.
II. Tính trạng màu lông di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp.
III. Kiểu hình lông xám được tạo ra từ phép lai 4 có thể do 4 loại kiểu gen quy định.
IV. Cho một con đực lông nâu ở phép lai 2 giao phối với một con cái lông xám ở phép là 4, thu được đời con có 100% kiểu hình lông xám có xác suất là 50%.
A, 2.
B, 4.
C, 1.
D, 3.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I, III → Đáp án A.
Tỷ lệ kiểu hình ở các phép lai là
PL1: 3:4:1
PL2: 9:6:1
PL3: 1:2:1
PL4: 100%.
Từ phép lai 2 ta suy ra quy luật di truyền là tương tác bổ sung, con X có kiểu hình lông xám → I đúng, II sai, con X dị hợp 2 cặp gen.
Quy ước gen: A-B- : Xám; aaB-/A-bb : lông nâu; aabb: trắng.
PL1: Có 8 tổ hợp → con X cho 4 loại giao tử; con còn lại cho 2 loại giao tử (aaBb/ Aabb).
PL1: AaBb (X) × aaBb → (1Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) → kiểu hình lông nâu: Aabb; aaBB; aaBb → III đúng
PL2: AaBb × AaBb (X) → lông nâu: 1/6 AAbb:2/6Aabb:1/6aaBB:2/6aaBb
PL3: Có 4 tổ hợp → đây là phép lai phân tích do con X đã tạo ra 4 loại giao tử → con còn lại chỉ tạo 1 loại giao tử
AaBb (X) × aabb → lông nâu: 1/2 aaBb:1/2Aabb
PL4: AaBb × AABB → (1AA:1Aa)(1BB:1Bb) → 1/4AABB : 1/4AABb : ¼ AaBB : ¼ AaBB → Có 2 × 2 = 4 kiểu gen quy định lông xám.
Xác suất khi cho một con đực lông nâu ở phép lai 2 giao phối với một con cái lông xám ở phép là 4, thu được đời con có 100% kiểu hình lông xám là: 1/4×1 + 1/4×1/6 + 1/4×1/6 = 1/3 → IV sai
Tỷ lệ kiểu hình ở các phép lai là
PL1: 3:4:1
PL2: 9:6:1
PL3: 1:2:1
PL4: 100%.
Từ phép lai 2 ta suy ra quy luật di truyền là tương tác bổ sung, con X có kiểu hình lông xám → I đúng, II sai, con X dị hợp 2 cặp gen.
Quy ước gen: A-B- : Xám; aaB-/A-bb : lông nâu; aabb: trắng.
PL1: Có 8 tổ hợp → con X cho 4 loại giao tử; con còn lại cho 2 loại giao tử (aaBb/ Aabb).
PL1: AaBb (X) × aaBb → (1Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) → kiểu hình lông nâu: Aabb; aaBB; aaBb → III đúng
PL2: AaBb × AaBb (X) → lông nâu: 1/6 AAbb:2/6Aabb:1/6aaBB:2/6aaBb
PL3: Có 4 tổ hợp → đây là phép lai phân tích do con X đã tạo ra 4 loại giao tử → con còn lại chỉ tạo 1 loại giao tử
AaBb (X) × aabb → lông nâu: 1/2 aaBb:1/2Aabb
PL4: AaBb × AABB → (1AA:1Aa)(1BB:1Bb) → 1/4AABB : 1/4AABb : ¼ AaBB : ¼ AaBB → Có 2 × 2 = 4 kiểu gen quy định lông xám.
Xác suất khi cho một con đực lông nâu ở phép lai 2 giao phối với một con cái lông xám ở phép là 4, thu được đời con có 100% kiểu hình lông xám là: 1/4×1 + 1/4×1/6 + 1/4×1/6 = 1/3 → IV sai
Câu 38 [354025]: Ở một loài thực vật, A nằm trên NST thường quy định quả tròn trội hoàn toàn so với a quy định quả dài. Có 4 quần thể sống ở 4 môi trường khác nhau. Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng thế hệ xuất phát của quần thể giao phối ngẫu nhiên ở các quần thể này, 100% cá thể đều có kiểu hình quả tròn mang kiểu gen dị hợp. Do điều kiện môi trường thay đổi, nên đã tác động làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống sót của các kiểu gen ở 4 quần thể, kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Cho rằng quần thể không chịu tác động của nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở quần thể số 1, tần số alen lặn và tỉ lệ kiểu hình quả dài đang tăng dần qua mỗi thế hệ.
II. Ở quần thể số 2, tỉ lệ kiểu hình quả tròn luôn gấp đôi kiểu hình quả dài qua các thế hệ.
III. Ở thế hệ F8 của quần thể số 3, kiểu hình thuần chủng chiếm tỉ lệ 87,5%.
IV. Ở thế hệ F3 của quần thể số 4, Số cây quả tròn chiếm tỉ lệ 65/81.
Cho rằng quần thể không chịu tác động của nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở quần thể số 1, tần số alen lặn và tỉ lệ kiểu hình quả dài đang tăng dần qua mỗi thế hệ.
II. Ở quần thể số 2, tỉ lệ kiểu hình quả tròn luôn gấp đôi kiểu hình quả dài qua các thế hệ.
III. Ở thế hệ F8 của quần thể số 3, kiểu hình thuần chủng chiếm tỉ lệ 87,5%.
IV. Ở thế hệ F3 của quần thể số 4, Số cây quả tròn chiếm tỉ lệ 65/81.
A, 2.
B, 1.
C, 4.
D, 3.
Có 3 phát biểu đúng là I, II, III → Đáp án B.
Ở P tần số A = a = 0,5. Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, có nghĩa là quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và không chịu tác động của các nhân tố khác. Tức là, quần thể giao phối ngẫu nhiên.
I đúng. Ở quần thể số 1, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 15%; 30%; 45%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại AA và Aa. Dẫn tới làm cho tần số A giảm dần và tần số alen lặn a tăng dần. Kiểu hình quả dài (aa) đang tăng dần.
II đúng. Ở quần thể số 2, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 20%; 10%; 20%. Điều này chứng tỏ tần số alen không thay đổi qua các thế hệ. Tỉ lệ gen F1: 1AA : 2Aa : 1aa → tỉ lệ sống sót: 2AA : 2Aa : 2aa
= 1AA : 1Aa : 1aa → Tỉ lệ các kiểu gen luôn bằng nhau → Quả tròn (AA, Aa) = 2 lần quả dài (aa)
III đúng. Ở quần thể số 3, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 28%; 4%; 28%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại kiểu gen Aa. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên chọn lọc chống lại Aa thì không làm thay đổi tần số alen. Do đó, ở mỗi thế hệ sinh ra, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 28%; 4%; 28%. Tức là hệ số sống sót của kiểu gen AA và aa gấp 7 lần Aa. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở mỗi thế hệ (các thế hệ đều giống nhau) 7×1AA : 2Aa : 7×1aa = 7AA : 2Aa : 7aa. → cây thuần chủng có tỉ lệ = (7+7)/16 = 7/8 = 87,5%.
IV sai. Ở quần thể số 4, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 16%; 8%; 4%. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên ở thế hệ F1, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 16%; 8%; 4% = 4:2:1. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở thế hệ F1: 4×1AA : 2×2Aa : 1aa = 4AA : 4Aa : 1aa. → Giao tử A = 2/3; giao tử a = 1/3.
F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu gen của hợp tử F2 là 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa = 4AA : 4Aa : 1aa.
Tỉ lệ kiểu gen ở các cá thể trưởng thành của F2 là = 4×4AA : 2×4Aa : 1aa = 16AA : 8Aa : 1aa.
→ A = 4/5, a = 1/5. F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu gen của hợp tử F2 là 16/25AA : 8/25Aa : 1/25aa = 16AA : 8Aa : 1aa.
Tỉ lệ kiểu gen ở các cá thể trưởng thành của F3 là = 4×16AA : 2×8Aa : 1aa = 64AA : 16Aa : 1aa.
→ Tổng số cây quả tròn (AA và Aa) có tỉ lệ = (64 + 16)/81 = 80/81.
Ở P tần số A = a = 0,5. Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, có nghĩa là quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và không chịu tác động của các nhân tố khác. Tức là, quần thể giao phối ngẫu nhiên.
I đúng. Ở quần thể số 1, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 15%; 30%; 45%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại AA và Aa. Dẫn tới làm cho tần số A giảm dần và tần số alen lặn a tăng dần. Kiểu hình quả dài (aa) đang tăng dần.
II đúng. Ở quần thể số 2, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 20%; 10%; 20%. Điều này chứng tỏ tần số alen không thay đổi qua các thế hệ. Tỉ lệ gen F1: 1AA : 2Aa : 1aa → tỉ lệ sống sót: 2AA : 2Aa : 2aa
= 1AA : 1Aa : 1aa → Tỉ lệ các kiểu gen luôn bằng nhau → Quả tròn (AA, Aa) = 2 lần quả dài (aa)
III đúng. Ở quần thể số 3, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 28%; 4%; 28%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại kiểu gen Aa. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên chọn lọc chống lại Aa thì không làm thay đổi tần số alen. Do đó, ở mỗi thế hệ sinh ra, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 28%; 4%; 28%. Tức là hệ số sống sót của kiểu gen AA và aa gấp 7 lần Aa. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở mỗi thế hệ (các thế hệ đều giống nhau) 7×1AA : 2Aa : 7×1aa = 7AA : 2Aa : 7aa. → cây thuần chủng có tỉ lệ = (7+7)/16 = 7/8 = 87,5%.
IV sai. Ở quần thể số 4, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 16%; 8%; 4%. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên ở thế hệ F1, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 16%; 8%; 4% = 4:2:1. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở thế hệ F1: 4×1AA : 2×2Aa : 1aa = 4AA : 4Aa : 1aa. → Giao tử A = 2/3; giao tử a = 1/3.
F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu gen của hợp tử F2 là 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa = 4AA : 4Aa : 1aa.
Tỉ lệ kiểu gen ở các cá thể trưởng thành của F2 là = 4×4AA : 2×4Aa : 1aa = 16AA : 8Aa : 1aa.
→ A = 4/5, a = 1/5. F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu gen của hợp tử F2 là 16/25AA : 8/25Aa : 1/25aa = 16AA : 8Aa : 1aa.
Tỉ lệ kiểu gen ở các cá thể trưởng thành của F3 là = 4×16AA : 2×8Aa : 1aa = 64AA : 16Aa : 1aa.
→ Tổng số cây quả tròn (AA và Aa) có tỉ lệ = (64 + 16)/81 = 80/81.
Câu 39 [354026]: Ở một giống cây ăn quả, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng, D quy định quả nhiều hạt trội hoàn toàn so với d quy định quả ít hạt, ba cặp gen này nằm trên ba cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Giống cây lưỡng bội có kiểu gen AaBbDd sẽ có thân cao, hoa đỏ, quả nhiều hạt.
II. Giống cây tam bội có kiểu gen AAABBBDDD sẽ có thân cao, hoa đỏ, ít hạt hoặc không hạt.
III. Giống cây tứ bộ có kiểu gen Aaaabbbbdddd sẽ có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, ít hạt.
IV. Bằng phương pháp chiết cành từ cây tam bội AAABBBDDD sẽ thu được giống có thân cao, hoa đỏ, ít hạt hoặc không hạt.
I. Giống cây lưỡng bội có kiểu gen AaBbDd sẽ có thân cao, hoa đỏ, quả nhiều hạt.
II. Giống cây tam bội có kiểu gen AAABBBDDD sẽ có thân cao, hoa đỏ, ít hạt hoặc không hạt.
III. Giống cây tứ bộ có kiểu gen Aaaabbbbdddd sẽ có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, ít hạt.
IV. Bằng phương pháp chiết cành từ cây tam bội AAABBBDDD sẽ thu được giống có thân cao, hoa đỏ, ít hạt hoặc không hạt.
A, 3.
B, 2.
C, 1.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. → Đáp án A.
II đúng. Vì kiểu gen AAABBBDDD là kiểu gen của thể tam bội. Thể tam bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính, cho nên cây này sẽ không có hạt hoặt có ít hạt.
IV đúng. Vì chiết cành sẽ sinh ra các cá thể có kiểu gen giống hệt kiểu gen của cá thể mẹ. Do đó, kiểu gen AAABBBDDD là kiểu gen của thể tam bội. Thể tam bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính, cho nên cây này sẽ không có hạt hoặt có ít hạt.
II đúng. Vì kiểu gen AAABBBDDD là kiểu gen của thể tam bội. Thể tam bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính, cho nên cây này sẽ không có hạt hoặt có ít hạt.
IV đúng. Vì chiết cành sẽ sinh ra các cá thể có kiểu gen giống hệt kiểu gen của cá thể mẹ. Do đó, kiểu gen AAABBBDDD là kiểu gen của thể tam bội. Thể tam bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính, cho nên cây này sẽ không có hạt hoặt có ít hạt.
Câu 40 [354027]: Hình bên mô tả sự biến động các chỉ số trong một thuỷ vực.
Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
I. Nhiệt độ môi trường biến động tương ứng với sự biến động ánh sáng ở phần lớn thời gian.
II. Sản lượng thực vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 4, sản lượng động vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 6.
III. Ánh sáng và nhiệt độ càng cao thì sản lượng thực vật phù du càng lớn.
IV. Chất dinh dưỡng và động vật phù du có thể là các nhân tố làm giảm sút thực vật phù du vào giai đoạn tháng 5-6.
Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
I. Nhiệt độ môi trường biến động tương ứng với sự biến động ánh sáng ở phần lớn thời gian.
II. Sản lượng thực vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 4, sản lượng động vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 6.
III. Ánh sáng và nhiệt độ càng cao thì sản lượng thực vật phù du càng lớn.
IV. Chất dinh dưỡng và động vật phù du có thể là các nhân tố làm giảm sút thực vật phù du vào giai đoạn tháng 5-6.
A, 2.
B, 1.
C, 3.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III → Đáp án C.
Do sinh trưởng của thực vật phù du phụ thuộc vào hàm lượng chất dinh dưỡng hòa tan trong nước hồ do đó sinh khối của động vật phù du phụ thuộc vào sinh khối của thực vật phù du.
Do sinh trưởng của thực vật phù du phụ thuộc vào hàm lượng chất dinh dưỡng hòa tan trong nước hồ do đó sinh khối của động vật phù du phụ thuộc vào sinh khối của thực vật phù du.