Đáp án
1B
2A
3B
4D
5B
6D
7A
8A
9D
10C
11B
12B
13D
14D
15C
16A
17C
18B
19C
20A
21A
22C
23D
24D
25C
26A
27A
28C
29D
30B
31D
32D
33C
34C
35A
36C
37B
38D
39B
40C
Đáp án Đề minh họa số 14 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [354028]: Quá trình chuyển hóa NO3- thành N2 do hoạt động của nhóm vi khuẩn
A, cố định nitơ.
B, phản nitrat hóa.
C, nitrat hóa.
D, amôn hóa.
NO3- thành N2 gọi là phản nitrat hóa;
Chuyển hóa NH4+ thành NO2- do hoạt động của nhóm vi khuẩn nitrit hóa.
Chuyển hóa nitơ hữu cơ (xác sinh vật, chất thải động vâtj) thành NH4+ do nhóm vi khuẩn amôn hóa.
Chuyển hóa NH4+ thành NO3- do hoạt động của nhóm vi khuẩn nitrat hóa.
Chuyển hóa NH4+ thành NO3- do hoạt động của nhóm vi khuẩn vi khuẩn phản nitrat hóa
Chuyển hóa NH4+ thành NO2- do hoạt động của nhóm vi khuẩn nitrit hóa.
Chuyển hóa nitơ hữu cơ (xác sinh vật, chất thải động vâtj) thành NH4+ do nhóm vi khuẩn amôn hóa.
Chuyển hóa NH4+ thành NO3- do hoạt động của nhóm vi khuẩn nitrat hóa.
Chuyển hóa NH4+ thành NO3- do hoạt động của nhóm vi khuẩn vi khuẩn phản nitrat hóa
Câu 2 [354029]: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây thường có hiệu quả trao đổi khí đạt hiệu suất cao nhất?
A, Phổi của chim.
B, Phổi và da của ếch nhái.
C, Phổi của bò sát.
D, Bề mặt da của giun đất.
Phổi của chim là một hệ thống ống khí và không có khí cặn do có các túi khí thực hiện việc lưu thông khí và có các van chỉ cho dòng khí lưu thông theo một chiều. Ngay cả khí hít vào và thở ra đều có dòng khí giàu O2 đi qua phổi nên trao đổi khí đạt hiệu quả cao.
Câu 3 [354030]: Ở sinh vật nhân thực, bộ ba nào sau đây mã hóa axit amin trong quá trình dịch mã?
A, 5’UAA3’.
B, 3’UAU5’.
C, 3’GAU5’.
D, 5’UGA3’.
Các bộ ba 5’UAA3’, 3’GAU5’, 5’UGA3’ làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã.
Câu 4 [354031]: Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A, 5'AUA3'.
B, 5'AUG3'.
C, 5'AAG3'.
D, 5'UAA3'.
Các bộ ba 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’ làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã.
Câu 5 [354032]: Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của 2 giao tử n và (n – 1) có thể phát triển thành
A, thể ba.
B, thể một.
C, thể không.
D, thể bốn.
Thể một (2n – 1).
Thể ba (2n + 1).
Thể bốn (2n + 2).
Thể không (2n – 2).
Thể ba (2n + 1).
Thể bốn (2n + 2).
Thể không (2n – 2).
Câu 6 [354033]: Đối tượng chủ yếu được Menđen sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật phân li, quy luật phân li độc lập là
A, cà chua.
B, ruồi giấm.
C, bí ngô.
D, đậu Hà Lan.
Đối tượng chủ yếu được Menđen sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật phân li, quy luật phân li độc lập là đậu Hà Lan.
Câu 7 [354034]: Ở dê, gen A nằm trên NST thường quy định có râu, gen a quy định không râu, kiểu gen Aa biểu hiện có râu ở dê đực và không râu ở dê cái. Có bao nhiêu phép lai sau đây sinh ra con đực không râu?
I. Aa × aa.
II. Aa × Aa.
III. aa × aa.
IV. AA × Aa.
V. AA × AA.
VI.AA × aa.
I. Aa × aa.
II. Aa × Aa.
III. aa × aa.
IV. AA × Aa.
V. AA × AA.
VI.AA × aa.
A, 3.
B, 4.
C, 5.
D, 6.
Có 3 phát biểu đúng là I, II, III -> Đáp án A.
Con đực không râu có kiểu gen aa.
I đúng. Aa × aa à 1Aa : 1aa.
II đúng. Aa × Aa à 1AA : 2Aa : 1aa.
III đúng. aa × aa à 1aa.
IV sai. AA × Aa à 1AA : 1Aa.
V sai. AA × AA à 1AA.
VI sai. AA × aa à 1Aa.
Con đực không râu có kiểu gen aa.
I đúng. Aa × aa à 1Aa : 1aa.
II đúng. Aa × Aa à 1AA : 2Aa : 1aa.
III đúng. aa × aa à 1aa.
IV sai. AA × Aa à 1AA : 1Aa.
V sai. AA × AA à 1AA.
VI sai. AA × aa à 1Aa.
Câu 8 [354035]: Số nhóm liên kết gen trong liên kết hoàn toàn bằng
A, số cặp nhiễm sắc thể trong tế bào lưỡng bội bình thường.
B, số nhiễm sắc thể trong giao tử bình thường.
C, số nhiễm sắc thể trong 1 tế bào sinh dưỡng.
D, số cặp nhiễm sắc thể trong tế bào lưỡng bội bình thường và số nhiễm sắc thể trong giao tử bình thường.
Số nhóm liên kết gen trong liên kết hoàn toàn bằng số cặp nhiễm sắc thể trong tế bào lưỡng bội bình thường.
Câu 9 [354036]: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó
A, tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.
B, tố lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
C, tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
D, tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 10 [354037]: Hiện tượng ưu thế lai là con lai F1
A, có kích thước lớn hơn bố mẹ, thường bất thụ.
B, sinh trưởng nhanh nhưng khả năng chống chịu kém hơn bố mẹ.
C, có sức sống hơn hẳn bố mẹ, năng suất cao, chống chịu tốt.
D, có những phẩm chất tốt hơn bố mẹ, nhưng năng suất giảm.
Ưu thế lai là thuật ngữ chỉ về hiện tượng cơ thể lai (thường là đời thứ nhất sau đời bố mẹ) xuất hiện những phẩm chất ưu tú, vượt trội so với bố mẹ chẳng hạn như có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu bệnh tật tốt, năng suất cao, thích nghi tốt.
Câu 11 [354038]: Bằng kĩ thuật chia cắt phôi, người ta tách một phôi bò có kiểu gen AaBbDdEE thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các bò cái khác nhau, sinh ra 5 bò con. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A, 5 bò con này có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.
B, Trong cùng một điều kiện sống, 5 bò con này thường có tốc độ sinh trưởng giống nhau.
C, 5 bò con này có bộ nhiễm sắc thể khác nhau.
D, 5 bò con này trưởng thành có khả năng giao phối với nhau tạo ra đời con.
Do 5 con bò này đều được phát triển từ 1 phôi ban đầu nên chúng sẽ có kiểu gen giống nhau
A sai. Vì 5 con bò này đều có kiểu gen AaBbDdEE.
B đúng. Vì chúng có kiểu gen giống nhau nên trong cùng một điều kiện sống, 5 bò con này thường có tốc độ sinh trưởng giống nhau. → Đáp án B.
C sai. Vì các cá thể cùng loài nên sẽ có bộ NST giống nhau/
D sai. Vì chúng có cùng giới tính nên không thể giao phối với nhau.
A sai. Vì 5 con bò này đều có kiểu gen AaBbDdEE.
B đúng. Vì chúng có kiểu gen giống nhau nên trong cùng một điều kiện sống, 5 bò con này thường có tốc độ sinh trưởng giống nhau. → Đáp án B.
C sai. Vì các cá thể cùng loài nên sẽ có bộ NST giống nhau/
D sai. Vì chúng có cùng giới tính nên không thể giao phối với nhau.
Câu 12 [354039]: Ruột thừa ở người
A, tương tự manh tràng ở động vật ăn cỏ.
B, là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật ăn cỏ.
C, là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ.
D, có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật ăn cỏ.
Cơ quan thoái hoá (cũng là một dạng của cơ quan tương đồng)
- Là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hay chức năng bị tiêu giảm.
- Vd: xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người…
- Là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hay chức năng bị tiêu giảm.
- Vd: xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người…
Câu 13 [354040]: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A, Đột biến.
B, Các yếu tố ngẫu nhiên.
C, Chọn lọc tự nhiên.
D, Giao phối không ngẫu nhiên.
Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 14 [354041]: Lừa đực giao phối với ngựa cái đẻ ra con la không có khả năng sinh sản. Đây là ví dụ về
A, cách li sinh thái.
B, cách li cơ học.
C, cách li tập tính.
D, cách li sau hợp tử.
Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.
Câu 15 [354042]: Hệ tương tác có vai trò quan trọng trong cấu trúc nên vật chất sống là
A, prôtêin và lipit.
B, ADN và ARN.
C, protêin và axitnuclêic.
D, lipit và axitnuclêic.
Hệ tương tác có vai trò quan trọng trong cấu trúc nên vật chất sống là Protêin và axitnuclêic
Câu 16 [354043]: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là. 2oC đến 44oC. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là. 5,6oC đến 42oC. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
A, Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
B, Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
C, Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
D, Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
- Loài nào có khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái càng rộng thì khả năng phân bố càng rộng.
- Loài nào có khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái càng rộng thì khả năng phân bố càng rộng.
Câu 17 [354044]: Trường hợp nào dưới đây được xem là một quần thể sinh vật?
A, Những con gà trong lồng gà ngoài chợ.
B, Những con cá sống trong một dòng sông.
C, Những cây cọ phân bố tại một quả đồi ở Phú Thọ.
D, Các cá thể cá sấu sống ở hai khu vực khác nhau.
A sai. Các cá thể gà có thể sống ở nhiều nơi khác nhau.
B sai. Những con cá có thể thuộc nhiều loài.
D sai. Các cá thể cá sấu sống ở hai khu phân bố.
B sai. Những con cá có thể thuộc nhiều loài.
D sai. Các cá thể cá sấu sống ở hai khu phân bố.
Câu 18 [354045]: Quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột lợn và lợn thuộc quan hệ
A, hợp tác.
B, kí sinh.
C, cộng sinh.
D, hội sinh.
Vì giun đũa sử dụng chất dinh dưỡng của ruột lợn, làm suy yếu hoặc gây chết lợn. Nên đây là quan hệ kí sinh.
Câu 19 [354046]: Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lớn nhất?
A, Sinh vật tiêu thụ bậc 3.
B, Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C, Sinh vật sản xuất.
D, Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Sinh vật sản xuất có tổng sinh khối lớn nhất.
Câu 20 [354047]: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là
A, Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang.
B, Cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái.
C, Nhái, rắn hổ mang, diều hâu.
D, Cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu.
Mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là: Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang.
Câu 21 [354048]: Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Phân tử O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân từ H2O.
B, Pha sáng diễn ra cả khi không có ánh sáng.
C, Pha sáng cung cấp ADP và NADPH cho pha tối.
D, Pha tối cung cấp NADP+ và glucôzơ cho pha sáng.
A đúng. Phân tử O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử H2O.
B sai. Khi không có ánh sáng thì pha sáng không diễn ra được.
C sai. Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối.
D sai. Pha tối cung cấp NADP+ và ADP cho pha sáng.
B sai. Khi không có ánh sáng thì pha sáng không diễn ra được.
C sai. Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối.
D sai. Pha tối cung cấp NADP+ và ADP cho pha sáng.
Câu 22 [354049]: Khi nói về tuần hoàn của cá, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Tim 2 ngăn, hệ tuần hoàn kép.
B, Máu đi nuôi cơ thể là máu giàu CO2.
C, Tâm thất không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 với máu giàu CO2.
D, Tâm nhĩ bơm máu lên tĩnh mạch để đưa máu đến mang.
A sai. Vì tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
B sai. Vì máu đi nuôi cơ thể giàu Oxi.
D sai. Vì tâm nhĩ nhận máu từ các cơ quan, sau đó bơm máu từ tâm nhĩ sang tâm thất.
B sai. Vì máu đi nuôi cơ thể giàu Oxi.
D sai. Vì tâm nhĩ nhận máu từ các cơ quan, sau đó bơm máu từ tâm nhĩ sang tâm thất.
Câu 23 [354050]: Khi nói về nhân đôi ADN, phát biểu nào dưới đây sai?
A, Các đoạn Okazaki sau khi tổng hợp sẽ gắn lại với nhau thành một mạch liên tục dưới tác dụng của enzim nối ligaza.
B, Mạch liên tục được tổng hợp khi enzim ADN polimeraza di chuyển theo chiều của các enzim tháo xoắn.
C, Hai phân tử ADN mới được tổng hợp từ ADN mẹ theo nguyên tắc bán bảo toàn.
D, Trong một chạc chữ Y, mạch mới thứ nhất được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’, mạch mới thứ 2 được tổng hợp theo chiều từ 3’ đến 5’.
Vì cả 2 mạch mới đều tổng hợp theo chiều 5’-3’.
Câu 24 [354051]: Ở một loài sinh vật lưỡng bội (2n), cho biết mỗi cặp NST tương đồng gồm 2 chiếc có cấu trúc khác nhau. Trong giảm phân không xảy ra đột biến mà chỉ xảy ra trao đổi chéo tại một điểm xác định ở một cặp NST thuộc giới cái, còn giới đực không xảy ra trao đổi chéo. Quá trình ngẫu phối tạo ra tối đa 512 kiểu tổ hợp giao tử. Bộ NST lưỡng bội của loài này là
A, 2n = 18.
B, 2n = 8.
C, 2n = 12.
D, 2n = 6.
4×2n-1 × 2n = 512. => 22n+1 = 29 => 2n = 8.
Câu 25 [354052]: Ở một loại thực vật, tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Cho hoa trắng thần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 có 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu đươc F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 đỏ: 7 trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu % số cây F2 khi tự thụ phấn sinh ra F3 chỉ có 1 loại kiểu hình?
A, 37,5%.
B, 6,25%.
C, 50%.
D, 25%.
F2 có: 9 đỏ (1AABB+2AABb+2AaBB+4AaBb): 7 trắng (1AAbb+2Aabb+1aaBB+2aaBb)
cây F2 tự thụ phấn cho F3 chỉ có 1 kiểu hình thì cây F2 phải là: cây 1AABB hoặc các cây hoa trắng.
Cây AABB tự thụ phấn thì => F3 100% đỏ.
Cây hoa trắng: 7 (1AAbb+2Aabb+1aaBB+2aaBb) => F3 100% trắng.
=> tỉ lệ cây F2 tự thụ phấn cho F3 có 1 kiểu hình thì gồm: 1/16 + 7/16 = 1/2 = 50%.
cây F2 tự thụ phấn cho F3 chỉ có 1 kiểu hình thì cây F2 phải là: cây 1AABB hoặc các cây hoa trắng.
Cây AABB tự thụ phấn thì => F3 100% đỏ.
Cây hoa trắng: 7 (1AAbb+2Aabb+1aaBB+2aaBb) => F3 100% trắng.
=> tỉ lệ cây F2 tự thụ phấn cho F3 có 1 kiểu hình thì gồm: 1/16 + 7/16 = 1/2 = 50%.
Câu 26 [354053]: Khi cho tự thụ phấn thì giống có kiểu gen nào sau đây sẽ bị thoái hóa nhanh nhất?
A, AaBbDd.
B, AABbDD.
C, AaBBDd.
D, AABBDD.
Đáp án A. Vì giống AaBbDd có 3 cặp gen dị hợp. Do đó, đời con sẽ nhanh chóng làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp và xuất hiện đồng hợp lặn với tỉ lệ cao hơn so với các giống còn lại.
Câu 27 [354054]: Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
A, Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
B, Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C, Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D, Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.
Đáp án A. Vì Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình.
Câu 28 [354055]: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi nuôi ở Việt Nam được mô tả ở hình bên:
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây là sai?
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây là sai?
A, Khoảng giá trị từ 5,60C đến 200C được gọi là khoảng chống chịu dưới.
B, Loài cá rô phi không thể sống được ở môi trường có nhiệt độ trên 420C.
C, Muốn cá rô phi nhanh lớn thì phải nuôi ở môi trường có nhiệt độ từ 350C đến 420C.
D, Không thể nuôi loài cá rô phi này ở vùng nước có nhiệt độ môi trường dưới 5,60C.
Đáp án C. Vì môi trường có nhiệt độ từ 350°C đến 420°C thì loài cá rô phi này sẽ chống chịu và sinh trưởng kém. Loài cá rô phi này có vừng cực thuận từ 200°C đến 350°C, cho nên nó sẽ phát triển nhanh nhất ở vùng này.
Câu 29 [354056]: Khi nói về sự phân bố của sinh vật trong quần xã, phát biểu nào sau đây sai?
A, Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường gặp ở vùng có điều kiện sống thuận lợi.
B, Sự phân tầng ở thực vật kéo theo phân tầng ở động vật.
C, Trong rừng mưa nhiệt đới, sự phân tầng thẳng đứng giúp sinh vật thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau.
D, Cấu trúc phân tầng thẳng đứng của quần xã làm cây này che khuất cây kia, hạn chế sự phát triển của thực vật ở tầng dưới.
Đáp án D. Vì các cây thích nghi với các tầng khác nhau mới được CLTN giữ lại.
Câu 30 [354057]: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lớn nhất?
A, sinh vật tiêu thụ cấp II.
B, sinh vật sản xuất.
C, sinh vật phân hủy.
D, sinh vật tiêu thụ cấp I.
Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật sản xuất có sinh khối lớn nhất (SVSX nằm ở bậc dinh dưỡng đầu tiên nên tổng sinh khối phải lớn nhất)
Câu 31 [354058]: Một loài thực vật, tiến hành phép lai P: AAbb × aaBB, thu được các hợp tử lưỡng bội. Xử lí các hợp tử này bằng consixin để tạo các hợp tử tứ bội. Sau khi xử lí tác nhân đột biến thì các hợp tử đều phát triển thành cây F1; Các cây F1 đều giảm phân tạo giao tử, trong đó các cây tứ bội chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội. Quá trình giảm phân đã tạo ra giao tử chỉ mang alen lặn chiếm 21%. Tần số đột biến là bao nhiêu?
A, 42%.
B, 10,5%.
C, 36%.
D, 18%.
P: AAbb × aaBB. => F1 là AaBb. Dùng conssixin sẽ gây đột biến tứ bội có kiểu gen AAaaBBbb.
Gọi x là tỉ lệ cá thể mang kiểu gen tứ bội AAaaBBbb. Khi đó, F1 là: xAAaaBBbb : (1=x)AaBb.
Giao tử chỉ mang alen lặn (ab và aabb) có tỉ lệ = x/36 + (1-x)/4 = 0,21. Giải ra ta được x = 18%. Vậy tần số gây đột biến là 18%.
Gọi x là tỉ lệ cá thể mang kiểu gen tứ bội AAaaBBbb. Khi đó, F1 là: xAAaaBBbb : (1=x)AaBb.
Giao tử chỉ mang alen lặn (ab và aabb) có tỉ lệ = x/36 + (1-x)/4 = 0,21. Giải ra ta được x = 18%. Vậy tần số gây đột biến là 18%.
Câu 32 [354059]: Một cơ thể thực vật có kiểu gen Aa tự thụ phấn, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở tất cả các điểm trên nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, ở F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen là
A, 24.
B, 8.
C, 16.
D, 32.
Số loại kiểu gen đồng hợp = số loại giao tử. Cơ thể Aa có 5 cặp gen dị hợp thì sẽ có tối đa 32 loại giao tử. Do đó, khi tự thụ phấn thì đời con sẽ có 32 kiểu gen đồng hợp.
Câu 33 [354060]: Ở người, xét bệnh M và bệnh N, mỗi bệnh đều do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định, 2 gen phân li độc lập và các alen trội là trội hoàn toàn. Người phụ nữ Q có em gái chỉ bị bệnh M và anh trai chỉ bị bệnh N; Người Q kết hôn với H; Người H có em gái chỉ bị bệnh M. Cặp vợ chồng Q và H sinh con gái tên P. Lớn lên P kết hôn với T. Người T có em gái chỉ bị bệnh M. Cho biết Q, H, P, T và bố, mẹ của những người này đều không bị bệnh M và không bị bệnh N; bố của Q không mang alen gây bệnh N. Theo lí thuyết, xác suất sinh con đầu lòng là con trai không mang alen bị bệnh M và không bị bệnh N của cặp vợ chồng P và T là
A, 7/16.
B, 11/32.
C, 7/32.
D, 7/64.
Bệnh M:
Bố mẹ của Q không bị bệnh M mà có em gái bị bệnh M, điều này chứng tỏ bệnh M do gen lặn quy định và không liên kết giới tính. Quy ước: a bị bệnh M. Suy ra kiểu gen của người Q là 1/3AA : 2/3Aa.
Người H có em gái chỉ bị bệnh M, do đó H có kiểu gen 1/3AA : 2/3Aa. P là con của cặp X-D, vì vậy xác suất kiểu gen của P là 1/2AA : 1/2Aa. Vì Q (1/3AA : 2/3Aa) × H (1/3AA : 2/3Aa) cho nên hợp tử của cặp Q-H là 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa. Vì P là người không bị bệnh, nên P sẽ là 4/9AA: 4/9Aa = 1/2AA : 1/2Aa.
T có em gái bị bệnh M, cho nên T có kiểu gen 1/3AA : 2/3Aa.
Cặp vợ chồng P-T sẽ sinh con không mang alen bệnh (AA) với xác suất = 3/4A×2/3 = 1/2.
Bệnh N: Bố của Q không mang alen quy định bệnh N mà sinh con trai bị bệnh N. Điều này chứng tỏ bệnh N do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X. Khi đó, Q có kiểu gen 1/2XBXB ; 1/2XBXb. P là con gái của Q, cho nên P có kiểu gen 3/4XBXB ; 1/4XBXb. T là nam giới nên có kiểu gen XBY.
Cặp vợ chồng P-T sinh con trai không mang alen bệnh N với xác suất = 7/8×1/2 = 7/16.
Vậy, cặp vợ chồng P-T sinh con trai không mang alen bệnh = 1/2 × 7/16 = 7/32
Bố mẹ của Q không bị bệnh M mà có em gái bị bệnh M, điều này chứng tỏ bệnh M do gen lặn quy định và không liên kết giới tính. Quy ước: a bị bệnh M. Suy ra kiểu gen của người Q là 1/3AA : 2/3Aa.
Người H có em gái chỉ bị bệnh M, do đó H có kiểu gen 1/3AA : 2/3Aa. P là con của cặp X-D, vì vậy xác suất kiểu gen của P là 1/2AA : 1/2Aa. Vì Q (1/3AA : 2/3Aa) × H (1/3AA : 2/3Aa) cho nên hợp tử của cặp Q-H là 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa. Vì P là người không bị bệnh, nên P sẽ là 4/9AA: 4/9Aa = 1/2AA : 1/2Aa.
T có em gái bị bệnh M, cho nên T có kiểu gen 1/3AA : 2/3Aa.
Cặp vợ chồng P-T sẽ sinh con không mang alen bệnh (AA) với xác suất = 3/4A×2/3 = 1/2.
Bệnh N: Bố của Q không mang alen quy định bệnh N mà sinh con trai bị bệnh N. Điều này chứng tỏ bệnh N do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X. Khi đó, Q có kiểu gen 1/2XBXB ; 1/2XBXb. P là con gái của Q, cho nên P có kiểu gen 3/4XBXB ; 1/4XBXb. T là nam giới nên có kiểu gen XBY.
Cặp vợ chồng P-T sinh con trai không mang alen bệnh N với xác suất = 7/8×1/2 = 7/16.
Vậy, cặp vợ chồng P-T sinh con trai không mang alen bệnh = 1/2 × 7/16 = 7/32
Câu 34 [354061]: Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Xét các trường hợp sau:
I. Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
II. Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
III. Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
IV. Các cá thể lông vàng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Có bao nhiêu trường hợp chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể?
I. Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
II. Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
III. Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
IV. Các cá thể lông vàng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Có bao nhiêu trường hợp chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III, IV. → Đáp án C.
I. Các cá thể lông xám (AA) có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. => Tần số alen A sẽ giảm nhanh chóng, tần số alen a sẽ tăng lên nhanh chóng.
II. Các cá thể lông vàng (Aa) có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường => Tần số alen A và a không đổi = 0,5.
III. Các cá thể lông trắng (aa) có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường=> Tần số alen A sẽ tăng lên nhanh chóng, tần số alen a sẽ giảm xuống nhanh chóng.
IV. Các cá thể lông vàng (Aa) và các cá thể lông xám (AA) đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông trắng (aa) có sức sống và khả năng sinh sản bình thường => Tần số alen A sẽ giảm nhanh chóng, tần số alen a sẽ tăng lên nhanh chóng.
I. Các cá thể lông xám (AA) có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. => Tần số alen A sẽ giảm nhanh chóng, tần số alen a sẽ tăng lên nhanh chóng.
II. Các cá thể lông vàng (Aa) có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường => Tần số alen A và a không đổi = 0,5.
III. Các cá thể lông trắng (aa) có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường=> Tần số alen A sẽ tăng lên nhanh chóng, tần số alen a sẽ giảm xuống nhanh chóng.
IV. Các cá thể lông vàng (Aa) và các cá thể lông xám (AA) đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông trắng (aa) có sức sống và khả năng sinh sản bình thường => Tần số alen A sẽ giảm nhanh chóng, tần số alen a sẽ tăng lên nhanh chóng.
Câu 35 [354062]: Trong một quần thể chuột, alen A trên NST thường quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông xám. Ở thế hệ (P), số con lông xám bằng số con lông đen dị hợp và chiếm 30%; các con cái có tỉ lệ kiểu gen: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Trong mỗi thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ phôi bị chết ở các kiểu gen AA; Aa; aa lần lượt là 50%; 50%; 0%. Biết tỉ lệ giới tính là 1 : 1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1 có tỉ lệ kiểu hình là 2 lông đen : 1 lông xám.
II. Tần số alen A ở F1 lớn hơn tần số A ở thế hệ P.
III. Tỉ lệ phôi bị chết F2 lớn hơn tỉ lệ phôi bị chết ở F1.
IV. Ở F2, các cá thể có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ lớn nhất.
I. Ở F1 có tỉ lệ kiểu hình là 2 lông đen : 1 lông xám.
II. Tần số alen A ở F1 lớn hơn tần số A ở thế hệ P.
III. Tỉ lệ phôi bị chết F2 lớn hơn tỉ lệ phôi bị chết ở F1.
IV. Ở F2, các cá thể có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ lớn nhất.
A, 1.
B, 3.
C, 4.
D, 2.
Chỉ có phát biểu I đúng. → Đáp án A.
Ở bài toán này, thế hệ xuất phát (thế hệ P) của quần thể có tần số alen ở đực khác với ở cái.
Ở P có tần số kiểu gen: 0,4AA : 0,3Aa : 0,3aa. → Tần số A = 0,55
Ở cái của P có: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. → Có tần số là 0,6A; 0,4a.
→ Ở đực của P có: 0,4AA : 0,2Aa : 0,4aa. → Có giao tử là 0,5A; 0,5a.
Hợp tử F1 có tỉ lệ kiểu gen: 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa.
Tỉ lệ bị chết = 0,3×0,5 + 0,5×0,5 = 0,4 = 4%. → Có 60% số hợp tử sống sót.
Tỉ lệ sống sót ở F1: AA = 0,15/0,6 = 1/4 = 3/12. Aa = 0,25/0,6 = 5/12. aa = 0,2/0,6 = 1/3 = 4/12.
Chuột F1 có tần số kiểu gen = 3/12AA : 5/12Aa : 4/12aa. → Tỉ lệ kiểu hình = 8 đen : 4 xám = 2:1. → I đúng.
Giao tử F1 gồm có 11/24A; 13/24a.
So sánh tần số A ở F1 với P thì ta thấy tần số A giảm.
Hợp tử F2 gồm có: 121/576 AA : 286/576 Aa : 169/576 aa.
Tỉ lệ phôi bị chết ở F2 = 121/576 × 0,5 + 286/576 × 0,5 = 407/1152. → Có 745/1152 sống sót.
Như vậy, phôi bị chết ở F2 là 407/1152 = 0,353. Tỉ lệ này bé hơn tỉ lệ chết ở phôi F1. → III sai.
Tỉ lệ sống sót ở F2: AA = (121/576 × 0,5) : (286/576 × 0,5)Aa = 169/576 aa.
AA = (121/576 × 0,5) : (745/1152) = 121/745.
Aa = (286/576 × 0,5) : (745/1152) = 286/745. aa = (169/576) : (745/1152): = 338/745.
II sai. Vì tần số A ở P là 0,55; A ở F1 là = 11/24 = 0,458.
IV sai. Ở F2, các cá thể có kiều gen aa chiếm tỉ lệ = 338/745 = 0,45 nên đây là tỉ lệ lớn nhất.
Ở bài toán này, thế hệ xuất phát (thế hệ P) của quần thể có tần số alen ở đực khác với ở cái.
Ở P có tần số kiểu gen: 0,4AA : 0,3Aa : 0,3aa. → Tần số A = 0,55
Ở cái của P có: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. → Có tần số là 0,6A; 0,4a.
→ Ở đực của P có: 0,4AA : 0,2Aa : 0,4aa. → Có giao tử là 0,5A; 0,5a.
Hợp tử F1 có tỉ lệ kiểu gen: 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa.
Tỉ lệ bị chết = 0,3×0,5 + 0,5×0,5 = 0,4 = 4%. → Có 60% số hợp tử sống sót.
Tỉ lệ sống sót ở F1: AA = 0,15/0,6 = 1/4 = 3/12. Aa = 0,25/0,6 = 5/12. aa = 0,2/0,6 = 1/3 = 4/12.
Chuột F1 có tần số kiểu gen = 3/12AA : 5/12Aa : 4/12aa. → Tỉ lệ kiểu hình = 8 đen : 4 xám = 2:1. → I đúng.
Giao tử F1 gồm có 11/24A; 13/24a.
So sánh tần số A ở F1 với P thì ta thấy tần số A giảm.
Hợp tử F2 gồm có: 121/576 AA : 286/576 Aa : 169/576 aa.
Tỉ lệ phôi bị chết ở F2 = 121/576 × 0,5 + 286/576 × 0,5 = 407/1152. → Có 745/1152 sống sót.
Như vậy, phôi bị chết ở F2 là 407/1152 = 0,353. Tỉ lệ này bé hơn tỉ lệ chết ở phôi F1. → III sai.
Tỉ lệ sống sót ở F2: AA = (121/576 × 0,5) : (286/576 × 0,5)Aa = 169/576 aa.
AA = (121/576 × 0,5) : (745/1152) = 121/745.
Aa = (286/576 × 0,5) : (745/1152) = 286/745. aa = (169/576) : (745/1152): = 338/745.
II sai. Vì tần số A ở P là 0,55; A ở F1 là = 11/24 = 0,458.
IV sai. Ở F2, các cá thể có kiều gen aa chiếm tỉ lệ = 338/745 = 0,45 nên đây là tỉ lệ lớn nhất.
Câu 36 [354063]: Tại các quần xã ngập nước triều trên bãi đá ở miền Tây Bắc nước Mỹ, có loài sao biển (P. ocharaceus) tương đối hiếm, sao biển ăn thịt loài trai (M. californianous). Theo nghiên cứu của Rober Paine, ở trường Đại học Washington, nếu loại bỏ sao biển khỏi vùng ngập triều thì trai độc quyền chiếm giữ trên mặt đá, đồng thời loại bỏ hầu hết các động vật không xương sống và tảo. Đồ thị dưới đây mô tả độ đa dạng loài của quần xã này trong điều kiện có hoặc không có loài sao biển P. ocharaceus.
Phát biểu sau đây sai?
Phát biểu sau đây sai?
A, Đường a là đồ thị mô tả biến động số lượng loài của quần xã khi có sao biển P. ocharaceus.
B, Khi không có sao biển P. ocharaceus, số lượng loài giảm mạnh.
C, Sao biển P. ocharaceus có thể là loài cộng sinh với loài trai.
D, Nếu không có loài sao biển thì chỉ sau 3 năm có thể làm cho độ đa dạng về loài giảm khoảng 4 lần.
Đáp án C. Vì khi không có sao biển thì loài trai tiêu diệt các loài khác; Còn khi có sao biên thì loài trai không thể tiêu diệt các loài khác. Như vậy chứng tỏ sao biển đã ức chế loài trai (theo kiểu ức chế cảm nhiễm hoặc cạnh tranh hoặc ăn thịt loài trai, ...) chứ không thể là cộng sinh với loài trai.
Câu 37 [354064]: Ở một hệ sinh thái vườn quốc gia có hàm lượng chất khoáng (chất dinh dưỡng) được duy trì ổn định. Nghiên cứu sinh khối của các nhóm sinh vật ở một hệ sinh thái vườn quốc gia, kết quả thu được bảng sau:
Theo suy luận lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong 12 tháng, bậc dinh dưỡng cấp 2 có tổng sinh khối là 40,8 tấn.
II. Đây là hệ sinh thái dưới nước.
III. Tổng sinh khối của cả 3 bậc dinh dưỡng cao nhất ở tháng 4.
IV. Nhiệt độ môi trường và chế độ ánh sáng có thể là nhân tố chính đã chi phối sự biến động sinh khối của sinh vật sản xuất.
Theo suy luận lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong 12 tháng, bậc dinh dưỡng cấp 2 có tổng sinh khối là 40,8 tấn.
II. Đây là hệ sinh thái dưới nước.
III. Tổng sinh khối của cả 3 bậc dinh dưỡng cao nhất ở tháng 4.
IV. Nhiệt độ môi trường và chế độ ánh sáng có thể là nhân tố chính đã chi phối sự biến động sinh khối của sinh vật sản xuất.
A, 3.
B, 4.
C, 2.
D, 1.
Có 4 phát biểu đúng. → Đáp án B.
I đúng. Trong 12 tháng, bậc dinh dưỡng cấp 2 (sinh vật tiêu thụ bậc 1) có tổng sinh khối là = 0,8 + 1 + 2,5 + 5 + 7 + 4 + 3 + 3 + 3 + 4,5 + 5 + 2 = 40,8 tấn.
II đúng. Vì quan sát chúng ta thấy các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 11 là những tháng mà sịnh khối của sinh vật tiêu bậc 1 bé hơn sinh khối của sinh vật tiêu thụ bậc 2. Chứng tỏ đây là hệ sinh thái dưới nước và ở giai đoạn các tháng này do ánh sáng mạnh, nhiệt độ thích hợp nên vi tảo sinh sản nhanh, đủ cung cấp cho sinh vật tiêu thụ.
III đúng. Tổng sinh khối của cả 3 bậc dinh dưỡng ở tháng 4 = 9,5 + 5 + 2 = 16,5 tấn.
IV đúng. Vì chúng ta thấy tổng sinh khối của bậc dinh dưỡng cấp 1 đạt giá trị lớn ở các tháng 3 và 4 là thời điểm cuối mùa xuân, đầu mùa hè. Giai đoạn này thì nhiệt độ môi trường và ánh sáng phù hợp cho sinh vật sản xuất phát triển.
I đúng. Trong 12 tháng, bậc dinh dưỡng cấp 2 (sinh vật tiêu thụ bậc 1) có tổng sinh khối là = 0,8 + 1 + 2,5 + 5 + 7 + 4 + 3 + 3 + 3 + 4,5 + 5 + 2 = 40,8 tấn.
II đúng. Vì quan sát chúng ta thấy các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 11 là những tháng mà sịnh khối của sinh vật tiêu bậc 1 bé hơn sinh khối của sinh vật tiêu thụ bậc 2. Chứng tỏ đây là hệ sinh thái dưới nước và ở giai đoạn các tháng này do ánh sáng mạnh, nhiệt độ thích hợp nên vi tảo sinh sản nhanh, đủ cung cấp cho sinh vật tiêu thụ.
III đúng. Tổng sinh khối của cả 3 bậc dinh dưỡng ở tháng 4 = 9,5 + 5 + 2 = 16,5 tấn.
IV đúng. Vì chúng ta thấy tổng sinh khối của bậc dinh dưỡng cấp 1 đạt giá trị lớn ở các tháng 3 và 4 là thời điểm cuối mùa xuân, đầu mùa hè. Giai đoạn này thì nhiệt độ môi trường và ánh sáng phù hợp cho sinh vật sản xuất phát triển.
Câu 38 [354065]: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân, có 8% số tế bào đã bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Cho cơ thể này tự thụ phấn, biết quá trình giảm phân ở hai giới như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Kết quả sẽ tạo ra loại giao tử không đột biến mang gen ABD với tỉ lệ 11,5%.
II. Đời con tạo ra 18 kiểu gen thuộc thể ba.
III. Hợp tử thuộc thể 1 chiếm tỉ lệ 3,68%.
IV. Hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ 15,36%.
I. Kết quả sẽ tạo ra loại giao tử không đột biến mang gen ABD với tỉ lệ 11,5%.
II. Đời con tạo ra 18 kiểu gen thuộc thể ba.
III. Hợp tử thuộc thể 1 chiếm tỉ lệ 3,68%.
IV. Hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ 15,36%.
A, 1.
B, 3.
C, 4.
D, 2.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I, II. → Đáp án D.
I đúng. Cặp gen Aa giảm phân bình thường sẽ sinh ra 2 loại giao tử là A và a, trong đó A = 1/2.
Cặp gen Dd giảm phân bình thường sẽ sinh ra 2 loại giao tử là D và d, trong đó D = 1/2.
Có 8% số tế bào đã bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường à có 92% số tế bào mang cặp gen Bb giảm phân bình thường sẽ sinh ra 2 loại giao tử là B và b, trong đó giao tử mang gen B = 92% ×1/2= 46%.
Vậy loại giao tử ABD có tỉ lệ = 1/2 ×1/2 ×46% = 11,5%.
II đúng.
Cặp A và D không bị đột biến nên đều có 3 kiểu gen
Aa × Aa = 1/4AA + 1/2 Aa + 1/4 aa.
Dd × Dd =1/4DD + 1/2Dd + 1/4dd
Cặp Bb có 8% không phân li trong giảm phân 1 tạo giao tử: 46%B+46%b+ 4%Bb+4% (O)
Số kiểu gen thể 3 ở cặp này là 2: BBb và Bbb.
=> Số KG thể ba là = 3 × 2 × 3 = 18.
III sai. Tỉ lệ hợp tử thuộc thể 1 là = 2 × 92% × 4%= 7,36%.
IV sai. Tỉ lệ hợp tử đột biến= 1- bình thường= 1- (0,92 × 0,92 + 2 × 4% × 4%)= 15,04%.
I đúng. Cặp gen Aa giảm phân bình thường sẽ sinh ra 2 loại giao tử là A và a, trong đó A = 1/2.
Cặp gen Dd giảm phân bình thường sẽ sinh ra 2 loại giao tử là D và d, trong đó D = 1/2.
Có 8% số tế bào đã bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường à có 92% số tế bào mang cặp gen Bb giảm phân bình thường sẽ sinh ra 2 loại giao tử là B và b, trong đó giao tử mang gen B = 92% ×1/2= 46%.
Vậy loại giao tử ABD có tỉ lệ = 1/2 ×1/2 ×46% = 11,5%.
II đúng.
Cặp A và D không bị đột biến nên đều có 3 kiểu gen
Aa × Aa = 1/4AA + 1/2 Aa + 1/4 aa.
Dd × Dd =1/4DD + 1/2Dd + 1/4dd
Cặp Bb có 8% không phân li trong giảm phân 1 tạo giao tử: 46%B+46%b+ 4%Bb+4% (O)
Số kiểu gen thể 3 ở cặp này là 2: BBb và Bbb.
=> Số KG thể ba là = 3 × 2 × 3 = 18.
III sai. Tỉ lệ hợp tử thuộc thể 1 là = 2 × 92% × 4%= 7,36%.
IV sai. Tỉ lệ hợp tử đột biến= 1- bình thường= 1- (0,92 × 0,92 + 2 × 4% × 4%)= 15,04%.
Câu 39 [354066]: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai giữa hai cây dị hợp hai cặp gen (P) tạo ra F1 có tỉ lệ kiểu hình chứa hai tính trạng trội là 50%; tỉ lệ kiểu gen chứa 3 alen trội là 4%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tổng cá thể thuần chủng chiếm 46%.
II. F1 có tỉ lệ kiểu hình chứa ít nhất một tính trạng lặn là 50%.
III. F1 có tổng cá thể có kiểu gen mang 2 alen trội chiếm 46%.
IV. Quá trình giảm phân của một trong hai cây ở P đã xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo cân giữa hai trong bốn crômatit của cặp NST kép tương đồng chứa hai gen trên.
I. F1 có tổng cá thể thuần chủng chiếm 46%.
II. F1 có tỉ lệ kiểu hình chứa ít nhất một tính trạng lặn là 50%.
III. F1 có tổng cá thể có kiểu gen mang 2 alen trội chiếm 46%.
IV. Quá trình giảm phân của một trong hai cây ở P đã xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo cân giữa hai trong bốn crômatit của cặp NST kép tương đồng chứa hai gen trên.
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. → Đáp án B.
Bài toán cho biết P dị hợp 2 cặp gen lai với nhau và kiểu hình A-B- chiếm 50%. Suy ra kiểu gen không có hoán vị gen. Bài toán lại cho biết kiểu gen có 3 alen trội (;) chiếm 4%. Suy ra kiểu gen = = 2% = 0,5Ab × 0,04AB. Như vậy P phải là: × và hoán vị ở 1 giới với tần số 8%.
I đúng. Vì P là là: × và hoán vị ở 1 giới với tần số 8% thì kiểu gen thuần chủng gồm ; = 0,46×0,5×2 = 46%.
II đúng. Vì kiểu hình 2 trội (A-B-) chiếm 50% thì kiểu hình có ít nhất 1 lặn (gồm 1 lặn và 2 lặn) chiếm tỉ lệ = 100% - 50% = 50%.
III sai. Vì P là × và hoán vị ở 1 giới với tần số 8% thì tổng kiểu gen mang 2 alen trội (;; ;) chiếm tỉ lệ = + 0,5×0,46×4 = 0,92 = 92%.
IV đúng. Vì hoán vị gen được xảy ra do quá trình giảm phân xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo cân giữa hai trong bốn crômatit của cặp NST kép tương đồng chứa hai gen trên. Còn trao đổi chéo không cân thì sẽ dẫn tới đột biến mất đoạn NST và đột biến lặp đoạn NST.
Bài toán cho biết P dị hợp 2 cặp gen lai với nhau và kiểu hình A-B- chiếm 50%. Suy ra kiểu gen không có hoán vị gen. Bài toán lại cho biết kiểu gen có 3 alen trội (;) chiếm 4%. Suy ra kiểu gen = = 2% = 0,5Ab × 0,04AB. Như vậy P phải là: × và hoán vị ở 1 giới với tần số 8%.
I đúng. Vì P là là: × và hoán vị ở 1 giới với tần số 8% thì kiểu gen thuần chủng gồm ; = 0,46×0,5×2 = 46%.
II đúng. Vì kiểu hình 2 trội (A-B-) chiếm 50% thì kiểu hình có ít nhất 1 lặn (gồm 1 lặn và 2 lặn) chiếm tỉ lệ = 100% - 50% = 50%.
III sai. Vì P là × và hoán vị ở 1 giới với tần số 8% thì tổng kiểu gen mang 2 alen trội (;; ;) chiếm tỉ lệ = + 0,5×0,46×4 = 0,92 = 92%.
IV đúng. Vì hoán vị gen được xảy ra do quá trình giảm phân xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo cân giữa hai trong bốn crômatit của cặp NST kép tương đồng chứa hai gen trên. Còn trao đổi chéo không cân thì sẽ dẫn tới đột biến mất đoạn NST và đột biến lặp đoạn NST.
Câu 40 [354067]: Nghiên cứu tính trạng màu hoa ở một loài thực vật cho thấy để tạo ra màu sắc hoa là kết quả của một dãy phản ứng hóa học bao gồm nhiều bước và tất cả các sắc tố trung gian đều có màu trắng. Ba dòng thuần chủng với hoa trắng (Dòng hoa trắng I, II và III) của loài này đã được lai với nhau, tỷ lệ kiểu hình ở các thế hệ được thống kê trong bảng sau:
Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Màu sắc hoa do 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST quy định.
II. Có tối đa 7 dòng thuần chủng hoa trắng.
III. Phép lai giữa một cá thể F1 của phép lai 1 với một cá thể trắng 3 cho đời con 100% cá thể đỏ.
IV. Cho toàn bộ cá thể hoa đỏ F2 của phép lai 1 giao phấn với toàn bộ cá thể đỏ F2 của phép lai 3, thu được cây hoa trắng có tỉ lệ là 1/9.
Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Màu sắc hoa do 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST quy định.
II. Có tối đa 7 dòng thuần chủng hoa trắng.
III. Phép lai giữa một cá thể F1 của phép lai 1 với một cá thể trắng 3 cho đời con 100% cá thể đỏ.
IV. Cho toàn bộ cá thể hoa đỏ F2 của phép lai 1 giao phấn với toàn bộ cá thể đỏ F2 của phép lai 3, thu được cây hoa trắng có tỉ lệ là 1/9.
A, 1.
B, 2.
C, 4.
D, 3.
Có 4 phát biểu đúng. → Đáp án C.
Ta thấy 3 dòng trắng khác nhau mà khi lai 2 trong 3 dòng với nhau cho kết quả giống nhau ở cả F1 và F2→ tính trạng do 3 cặp gen tương tác bổ sung, các cặp gen phân li độc lập với nhau.
Quy ước gen: A-B-D-: Hoa đỏ; các trường hợp còn lại đều có hoa trắng.
Dòng 1: AABBdd
Dòng 2: AAbbDD
Dòng 3: aaBBDD
→Con F1 dị hợp về 2 cặp gen.
I đúng. Vì màu hoa do 3 cặp gen quy định.
II đúng. Vì có 3 cặp gen, nên sẽ có 8 dòng thuần, trong đó có 1 dòng thuần hoa đỏ và 7 dòng thuần hoa trắng (AABBdd, AAbbDD, AAbbdd, aaBBDD, aabbDD, aaBBdd, aabbdd).
III đúng. cho F1 của PL1 lai với dòng trắng 3: AABbDd aaBBDD AaB-D-: 100% đỏ
IV đúng.
PL1: Trắng 1 × Trắng 2: AABBdd × AAbbDD → F1: AABbDd
-F1 × F1: AABbDd × AABbDd
→ F2 cá thể đỏ (100%AA)(1/3BB : 2/3Bb)(1/3DD : 2/3Dd)
PL3: Trắng 1 × Trắng 3: AABBdd × aaBBDD → F1: AaBBDd
F1 × F1: AaBBDd × AaBBDd
F2 cá thể đỏ của PL3: (1/3AA : 2/3Aa)(100%BB)(1/3DD : 2/3Dd)
(100%AA)(1/3BB : 2/3Bb)(1/3DD : 2/3Dd) × (1/3AA : 2/3Aa)(100%BB)(1/3DD : 2/3Dd)
- A-B-D- = 1×1×8/9 = 8/9
- Cá thể trắng = 1 - 8/9 = 1/9.
Ta thấy 3 dòng trắng khác nhau mà khi lai 2 trong 3 dòng với nhau cho kết quả giống nhau ở cả F1 và F2→ tính trạng do 3 cặp gen tương tác bổ sung, các cặp gen phân li độc lập với nhau.
Quy ước gen: A-B-D-: Hoa đỏ; các trường hợp còn lại đều có hoa trắng.
Dòng 1: AABBdd
Dòng 2: AAbbDD
Dòng 3: aaBBDD
→Con F1 dị hợp về 2 cặp gen.
I đúng. Vì màu hoa do 3 cặp gen quy định.
II đúng. Vì có 3 cặp gen, nên sẽ có 8 dòng thuần, trong đó có 1 dòng thuần hoa đỏ và 7 dòng thuần hoa trắng (AABBdd, AAbbDD, AAbbdd, aaBBDD, aabbDD, aaBBdd, aabbdd).
III đúng. cho F1 của PL1 lai với dòng trắng 3: AABbDd aaBBDD AaB-D-: 100% đỏ
IV đúng.
PL1: Trắng 1 × Trắng 2: AABBdd × AAbbDD → F1: AABbDd
-F1 × F1: AABbDd × AABbDd
→ F2 cá thể đỏ (100%AA)(1/3BB : 2/3Bb)(1/3DD : 2/3Dd)
PL3: Trắng 1 × Trắng 3: AABBdd × aaBBDD → F1: AaBBDd
F1 × F1: AaBBDd × AaBBDd
F2 cá thể đỏ của PL3: (1/3AA : 2/3Aa)(100%BB)(1/3DD : 2/3Dd)
(100%AA)(1/3BB : 2/3Bb)(1/3DD : 2/3Dd) × (1/3AA : 2/3Aa)(100%BB)(1/3DD : 2/3Dd)
- A-B-D- = 1×1×8/9 = 8/9
- Cá thể trắng = 1 - 8/9 = 1/9.