Đáp án
1C
2B
3A
4C
5A
6C
7C
8D
9C
10C
11C
12D
13B
14C
15B
16A
17D
18D
19B
20D
21B
22C
23B
24A
25C
26C
27A
28C
29B
30B
31C
32B
33B
34A
35C
36D
37A
38B
39C
40C
Đáp án Đề minh họa số 15 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [354100]: Cơ quan nào sau đây của cây bàng thực hiện chức năng hút nước từ đất?
A, Thân.
B, Hoa.
C, Rễ.
D, Lá.
Rễ là cơ quan hút nước. →Đáp án C.
Tế bào khí khổng điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá.
Lông hút của rễ được phát triển từ tế bào biểu bì của rễ. Lông hút làm nhiệm vụ hút nước, ion khoáng.
Câu 2 [354101]: Động vật nào sau đây có manh tràng phát triển?
A, Bò.
B, Ngựa.
C, Gấu.
D, Gà rừng.
Trong 4 loài nói trên thì chỉ có ngựa là loài có manh tràng phát triển thực hiện chức năng tiêu hoá thức ăn thực vật. Bò có dạ cỏ nên manh tràng ít phát triển, Gà và gấu không có manh tràng mà chỉ có ruột tịt là vết tích của manh tràng.
Câu 3 [354102]: Sản phẩm của quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là?
A, mARN.
B, ARN.
C, Gen.
D, Chuỗi polipeptit.
Sản phẩm của quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là mARN.
Câu 4 [354103]: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã?
A, 5’XAA3’.
B, 5’GGA3’.
C, 5’AUG3’.
D, 5’AGX3’.
5’AUG3’ là bộ ba mở đầu, quy định tổng hợp axit amin metionin ở sinh vật nhân thực và foocmin metionin ở sinh vật nhân sơ.
Câu 5 [354104]: Điểm khác nhau giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội là
A, nguồn gốc NST.
B, số lượng NST.
C, hình dạng NST.
D, kích thước NST.
Điểm khác nhau giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội là: nguồn gốc NST.
Giải thích:
+ Tự đa bội: các NST trong thể đột biến thuộc cùng một loài
+ Dị đa bội: các NST trong thể đột biến thuộc các loài khác nhau
Câu 6 [354105]: Đặc điểm nào dưới đây là không đúng với đậu Hà Lan?
A, Tự thụ phấn chặt chẽ.
B, Có thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau.
C, Thời gian sinh trưởng khá dài.
D, Có nhiều cặp tính trạng tương phản.
Đậu Hà Lan có các đặc điểm sau đây: Tự thụ phấn chặt chẽ; Có thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau; Có nhiều cặp tính trạng tương phản; 2n = 14.
Câu 7 [354106]: Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, một cơ thể có kiểu gen AaBBDdee giảm phân tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A, 1.
B, 2.
C, 4.
D, 8.
Cơ thể có 2 cặp gen dị hợp tạo ra tối đa 22 =4 loại giao tử.
4 loại giao tử đó là ABDe, aBde, ABde, aBDe.
Câu 8 [354107]: Khi nói về vai trò của hoán vị gen, phát biểu nào sau đây sai?
A, Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
B, Tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau.
C, Sử dụng để lập bản đồ di truyền.
D, Làm thay đổi cấu trúc của NST.
A đúng. Hoán vị gen do trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể nên tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
B đúng. Do trao đổi chéo nên các gen tốt nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau có dịp gặp nhau và tổ hợp lại với nhau.
C đúng. Nghiên cứu tần số hoán vị có thể lập được bản đồ di truyền.
D sai. Hoán vị gen chỉ thay đổi vị trí của gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng mà không làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
Câu 9 [354108]: Trong một quần thể, xét 2 gen. Gen thứ nhất có 2 alen A1, A2. Gen thứ 2 có 3 alen B1, B2, B3. Các cá thể trong quần thể tự thụ phấn qua n thế hệ sẽ tạo được số dòng thuần về cả 2 gen đó là
A, 4.
B, 5.
C, 6.
D, 8.
Gen thứ nhất có 2 alen A1, A2 → có 2 dòng thuần là A1A1, A2A2.
Gen thứ hai có 3 alen B1, B2, B3 → có3 dòng thuần là B1B1, B2B2, B3B3. Vậy số dòng thuần về cả hai gen đó trong quần thể sau n thế hệ tự thụ phấn là 2.3 = 6 dòng thuần.
Câu 10 [354109]: Con lai kinh tế không dùng làm giống vì con lai F1
A, khó có khả năng sinh sản.
B, sức sinh sản giảm.
C, thế hệ sau ưu thế lai giảm.
D, thế hệ sau sinh ít con.
- Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm không dùng làm giống.
- Không dùng con lai kinh tế làm giống vì thế hệ tiếp theo xuất hiện các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.
Câu 11 [354110]: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu?
A, Lai tế bào sinh dưỡng.
B, Nhân bản vô tính.
C, Cấy truyền phôi.
D, Gây đột biến nhân tạo.
Cấy truyền phôi có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu.
Câu 12 [354111]: Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật, người ta không dựa vào
A, bằng chứng phôi sinh học.
B, cơ quan tương đồng.
C, bằng chứng sinh học phân tử.
D, cơ quan tương tự.
Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật, người ta không dựa vào cơ quan tương tự.
Cơ quan tương tự: Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng do đảm nhận những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự. Cơ quan tương tự phản ánh tiến hoá đồng quy.
- Vd: cánh dơi và cánh côn trùng, mang cá và mang tôm…
Câu 13 [354112]: Khi nói về di – nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Kết quả của di – nhập gen là luôn dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
B, Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.
C, Nếu số lượng cá thể nhập cư bằng số lượng cá thể xuất cư thì chắc chắn không làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
D, Hiện tượng xuất cư chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Di nhập gen là sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác, Ở thực vật, di nhập gen được thực hiện thông qua sự phát tán bào tử, hạt phấn, quả, hạt. Ở động vật thông qua sự di cư (xuất cư, nhập cư) cá thể. Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách vô hướng.
A sai. Vì nếu quần thể có sự nhập cư thì sẽ làm tăng vốn gen của quần thể và làm tăng sự đa dạng di truyền.
C sai. Vì các cá thể nhập cư và cá thể xuất cư có thể có kiểu gen khác nhau nên dù không thay đổi số lượng quần thể thì tần số kiểu gen của quần thể vẫn sẽ bị thay đổi.
D sai. Vì xuất cư làm thay đổi tần số alen và cả thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 14 [354113]: Dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá sinh học là
A, phân hoá ngày càng đa dạng.
B, tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp.
C, thích nghi ngày càng hợp lý.
D, phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện.
Dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá sinh học là thích nghi ngày càng hợp lý.
Câu 15 [354114]: Hiện nay sự sống trên trái đất đang xảy ra quá trình tiến hoá nào sau đây?
A, Tiến hoá tiền sinh học.
B, Tiến hóa sinh học.
C, Tiến hóa hóa học.
D, Tiến hóa hóa học và tiến hóa sinh học.
Tiến hóa hóa học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ và sau đó là hình thành nên tế bào sống đầu tiên.
Tiến hóa sinh học là giai đoạn tiến hóa từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
Câu 16 [354115]: Giới hạn sinh thái là
A, khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
B, giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
C, giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
D, giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
Câu 17 [354116]: Tập hợp nào sau đây không được xem là một quần thể sinh vật?
A, Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
B, Tập hợp các cá thể gà Tam Hoàng trong một vườn nuôi.
C, Tập hợp các cá thể cá chép sống chung trong một ao.
D, Tập hợp những con chim bồ câu sống ở miền nam và miền bắc.
D không phải là quần thể vì có 2 khu phân bố khác nhau.
Câu 18 [354117]: Khu sinh học nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A, Hoang mạc.
B, Rừng lá rụng ôn đới.
C, Thảo nguyên.
D, Rừng mưa nhiệt đới.
Đa dạng sinh học là sự phong phú của nhiều nhiều dạng, loài và các biến dị di truyền của mọi sinh vật trong đời sống tự nhiên, sự đa dạng và phong phú này được chia làm nhiều cấp độ tổ chức sinh giới đặc biệt là với các dạng hệ sinh thái của môi trường trên trái đất.
Khu sinh học có độ đa dạng sinh học cao nhất là rừng mưa nhiệt đới.
Câu 19 [354118]: Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi vắng một trong những nhóm sinh vật sau đây:
A, sinh vật quang hợp và sinh vật hóa tổng hợp.
B, động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt.
C, vi sinh vật sống hoại sinh kị khí và hiếu khí.
D, thực vật, nấm.
Chu trình vật chất có thể xảy ra khi vắng các sinh vật tiêu thụ. Không thể vắng sinh vật quang hợp vì sinh vật quang hợp sẽ tiếp nhận vật chất vào chu trình hệ sinh thái.
Sinh vật phân giải sẽ trả lại vật chất vào môi trường.
Câu 20 [354119]: Hệ sinh thái nào sau đây thường có chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích nhất?
A, Hệ sinh thái rừng nguyên sinh.
B, Hệ sinh thái nông nghiệp.
C, Hệ sinh thái dưới nước.
D, Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
Chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích ⇒ thành phần loài trong hệ sinh thái đa dạng.
So sánh độ đa dạng trong hệ sinh thái thì hệ sinh thái trong rừng mưa nhiệt đới đa dạng nhất.
Câu 21 [354120]: Trong quá trình quang hợp ở thực vật C3, nếu môi trường có ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao thì thường xảy ra hô hấp sáng. Quá trình hô hấp sáng có bao nhiêu loại bào quan tham gia?
A, 2.
B, 3.
C, 1.
D, 4.
Đáp án B. Hô hấp sáng diễn ra ở 3 bào quan, đó là: lục lạp; perôxixôm; ti thể.
Câu 22 [354121]: Khi nói về tiêu hóa của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Tất cả các loài động vật đều có tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
B, Động vật đơn bào vừa có tiêu hóa nội bào, vừa có tiêu hóa ngoại bào.
C, Tất cả các loài động vật có xương sống đều có ống tiêu hóa.
D, Thủy tức là một loài động vật có ống tiêu hóa.
A sai. Vì chỉ có các loài có ống tiêu hóa thì mới có tiêu hóa cơ học.
B sai. Vì động vật đơn bào chỉ có tiêu hóa nội bào.
D sai. Vì thủy tức có cơ quan tiêu hóa dạng túi.
Câu 23 [354122]: Hình bên mô tả quá trình dịch mã của 5 ribôxom trên mARN của sinh vật nhân sơ. Phát biểu nào sau đây đúng?
10645160.png
A, Côđon mở đầu nằm ở gần vị trí B.
B, Mỗi chuỗi pôlipeptit có ít nhất 1 axit amin metiônin.
C, Ribôxom trượt theo chiều từ vị trí A đến vị trí B.
D, Các ribôxom chỉ tách khỏi mARN khi trượt qua nucleotide cuối cùng của mARN.
Đáp án B. Vì nhìn vào độ dài của các chuỗi polipeptit do các riboxom tạo ra thì chúng ta suy ra được chiều di chuyển của riboxom là từ B đến A. Và côđon mở đầu nằm ở gần vị trí B.
B sai. Vì đây là sinh vật nhân sơ, cho nên côđon mở đầu quy định tổng hợp focminmetionin. Do đó, mỗi chuỗi polipeptit có thể không có axit amin metionin.
D sai. Vì các ribôxom sẽ tách khỏi mARN khi gặp côđon kết thúc dịch mã chứ không trượt hết phân tử mARN.
Câu 24 [354123]: Khi nói về vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Đột biến đa bội có thể dẫn đến hình thành loài mới.
B, Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
C, Đột biến gen trong tự nhiên làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể.
D, Đột biến nhiễm sắc thể cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
A đúng. Đột biến đa bội có thể dẫn đến hình thành loài mới.
B sai. Vì đột biết cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
C sai. Vì đột biến gen trong tự nhiên tạo ra nhiều alen mới làm thay đổi chậm tần số alen của quần thể.
D sai. Vì đột biến nhiễm sắc thể cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 25 [354124]: Một nhóm học sinh đem trồng một giống hoa cẩm tú cầu vào các chậu đất khác nhau. Ở mỗi chậu thí nghiệm, nhóm học sử dụng nước cốt chanh hoặc nước xà phòng để tạo độ pH đất khác nhau. Kết quả thí nghiệm được tóm tắt như sau:
10645164.png
Biết rằng các cây đem trồng đều có chung kiểu gen, khi nói về kết quả thí nhiệm, phát biểu nào sau đây sai?
A, Màu sắc hoa cẩm tú cầu là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
B, Màu hoa cẩm tú thay đổi tùy thuộc điều kiện môi trường.
C, Sự biến đổi màu sắc hoa do tác động của pH được gọi là đột biến.
D, Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen cho kiểu hình khác nhau khi sống ở những loại đất có pH khác nhau.
- A, B, D đúng. Vì đều nói về sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường đến kiểu hình màu hoa, cụ thể là ở đây với cùng kiểu gen, những loại đất có pH khác nhau cho kiểu hình khác nhau.
C sai. Vì đây là thường biến, không phải đột biến.
Câu 26 [354125]: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ gen?
A, Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
B, Tạo giống cây trồng mang bộ NST của hai loài khác nhau.
C, Tạo giống vi khuẩn có khả năng sản xuất hoormon insulin của người.
D, Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.
* Tạo ra các chủng vi sinh vật mới
- Kĩ thuật gen được ứng dụng để tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết (axit amin, prôtêin, kháng sinh, hoocmôn...) với số lượng lớn và giá thành rẻ.
- Ví dụ: Dùng E.coli và nấm men cấy gen mã hóa để sản xuất kháng sinh và hoocmôn insulin.
* Tạo giống cây trồng biến đổi gen
- Bằng kĩ thuật gen, người ta đưa nhiều gen quy định đặc điểm quý như: năng suất cao, hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh... vào cây trồng.
- Ví dụ:
+ Cây lúa được chuyển gen quy định tổng hợp bêta carôten (tiền vitamin A) vào tế bào cây lúa, tạo giống lúa giàu vitamin A.
+ Ở Việt Nam, chuyển gen kháng sâu bệnh, tổng hợp vitamin A... vào một số cây lúa, ngô, khoai, cà chua, đu đủ...
* Tạo động vật biến đổi gen
- Ứng dụng kĩ thuật gen chuyển gen vào động vật nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm phục vụ trực tiếp cho đời sống con người.
- Chuyển gen vào động vật còn rất hạn chế.
Câu 27 [354126]: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý diễn ra trong một thời gian dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
B, Loài mới chỉ có thể được hình thành do biến đổi số lượng NST từ loài gốc.
C, Quá trình hình thành loài mới trong tự nhiên có thể không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
D, Sự hình thành quần thể mang những đặc điểm thích nghi mới chính là hình thành loài mới.
- A đúng. Vì quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
- B sai. Vì đột biến đảo đoạn/chuyển đoạn cũng có thể hình thành loài mới mà không làm thay đổi lượng NST.
- C sai. Vì bất kì quá trình hình thành loài nào trong tự nhiên cũng cần có CLTN sàng lọc.
- D sai. Vì hình thành quần thể thích nghi mới có thể không hình thành loài mới, bằng chứng là có những loài có nhiều quần thể phân bố ở những nơi xa nhau, thích nghi với những điều kiện khác nhau.
Câu 28 [354127]: Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A, Ổ sinh thái của một loài biểu hiện cách sinh sống của loài đó.
B, Tổ hợp các giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái tạo thành ổ sinh thái chung của loài.
C, Các loài sống trong cùng một khu vực thì có ổ sinh thái giống nhau.
D, Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
Đáp án C. Vì các loài khác nhau thì có ổ sinh thái khác nhau. Ổ sinh thái là không gian của toàn bộ các nhân tố sinh thái. Do đó, nếu loài A có sự sai khác về phương thức săn mồi với loài B thì 2 loài đã có ổ sinh thái khác nhau.
Câu 29 [354128]: Hình dưới đây mô tả cấu trúc tuổi của quần thể cá ở 3 mức độ đánh bắt khác nhau.
10645171.png
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A, Quần thể 3 có tuổi thọ trung bình cao nhất.
B, Quần thể 2 có mức độ bị đánh bắt thấp nhất.
C, Quần thể 1 có tháp tuổi dạng phát triển.
D, Quần thể 1 có mức độ bị đánh bắt cao nhất.
A đúng. Vì nhìn vào biểu đồ thì chúng ta thấy quần thể 3 có nhóm tuổi 7, 8, 9 là chủ yếu (nhóm cao tuổi).
B sai và D đúng. Vì quần thể 1 chủ yếu là nhóm tuổi trước sinh sản (tuổi 2, 3, 4) nên ở quần thể này có tỉ lệ đánh bắt mạnh nhất. Quần thể 2 có mức độ đánh bắt trung bình.
C đúng. Vì ở quần thể 1, nhóm tuổi trước sinh sản chiếm đa số, cho nên đây là quần thể thuộc nhóm quần thể trẻ (đang phát triển số lượng).
Câu 30 [354129]: Khi nói về các chu trình sinh địa hóa trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
A, Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể làm cho khí hậu Trái Đất ngày càng nóng lên.
B, Tất cả lượng cacbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
C, Nước trên Trái Đất luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn và nước sạch là tài nguyên tái sinh.
D, Nguồn cacbon cung cấp cho quần xã là từ CO2 của khí quyển.
B sai. Vì có một lượng cacbon được đi vào long đất dưới dạng than đá, khí đốt.
Câu 31 [354130]: Xét một cơ thể đực có kiểu gen . Trong quá trình giảm phân, mỗi tế bào chỉ xảy ra hoán vị gen ở tối đa 1 cặp NST và có một số tế bào bị đột biến, cặp NST không phân li ở giảm phân I, giảm phân diễn xảy ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cơ thể này sẽ tạo ra tối đa 8 loại giao tử liên kết.
II. Cơ thể này sẽ tạo ra tối đa 68 loại tinh trùng.
III. Cơ thể này có thể sẽ tạo ra tối đa 24 loại giao tử hoán vị và không đột biến.
IV. Giả sử chỉ có 3 tế bào giảm phân thì chỉ tạo ra tối đa 12 loại giao tử.
A, 1.
B, 2.
C, 4.
D, 3.
Có 4 phát biểu đúng. → Đáp án C.
I đúng. Vì cơ thể này có 3 cặp NST nên số loại giao tử liên kết = 23 = 8.
II đúng. Vì khi mỗi tế bào chỉ có trao đổi chéo tối đa tại 1 điểm thì số loại giao tử không đột biến = 4×23 = 32.
Có đột biến ở cặp thì cặp sẽ có 5 loại giao tử (2 loại giao tử đột biến nhưng không có hoán vị gen; 3 loại giao tử vừa đột biến, vừa hoán vị gen).
- Số loại giao tử có đột biến ở cặp nhưng không có hoán vị gen ở cặp = 2× (4 loại GT không hoán vị + 4 loại giao tử có hoán vị ở cặp + 4 loại giao tử có hoán vị ở cặp ) = 24.
- Số loại giao tử có đột biến và có hoán vị ở cặp = 3× 4 = 12.
→ Có tổng số loại giao tử = 32 + 24 + 12 = 68.
III đúng. Vì số loại giao tử hoán vị = tổng số loại giao tử - số loại giao tử liên kết = 32 – 8 = 24.
IV đúng. Tế bào đột biến có thể tạo ra tối đa 3 loại giao tử đột biến.
Tế bào hoán vị có thể tạo ra tối đa 4 loại giao tử (2 loại giao tử liên kết; 2 loại giao tử hoán vị).
Khi chỉ có 3 tế bào giảm phân, mà yêu cầu số loại giao tử tối đa. Thì chúng ta cứ cho rằng cả 3 tế bào đều có hoán vị gen; Khi đó thì số loại giao tử tối đa = 3×4 = 12 loại giao tử.
Câu 32 [354131]: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen Aa và Bb. Cho 2 cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1. Ở F1, loại kiểu hình có 2 tính trạng trội có 4 kiểu gen quy định và tổng tỉ lệ của cả 4 kiểu gen chiếm 54%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kiểu gen đồng hợp lặn ở F1 chiếm tỉ lệ 4%.
II. Tổng cá thể có 2 alen trội ở F1 chiếm tỉ lệ 8%.
III. Kiểu gen 4 alen trội trong số kiểu hình trội về 2 tính trạng ở F1 chiếm tỉ lệ 2/27.
IV. Cho 1 cá thể dị hợp 2 cặp gen lai phân tích thì đời con có thể chỉ có 2 kiểu gen.
A, 1.
B, 4.
C, 3.
D, 2.
Cả 4 phát biểu đúng.  Đáp án B.
Theo bài ra, ở F1 có kiểu hình A-B- có 4 kiểu gen quy định; Điều này chứng tỏ P dị hợp 2 cặp gen và có hoán vị 1 bên hoặc 2 cặp gen phân li độc lập. Tuy nhiên, nếu 2 cặp gen phân li độc lập thì kiểu hình A-B- chiếm tỉ lệ 56,25%. Nhưng ở đây, kiểu hình A-B- chiếm 54% thì suy ra 2 cặp gen này nằm trên 1 cặp NST và có hoán vị gen ở một giới. Kiểu gen của P phải là ♂ × ♀ (chỉ có hoán vị gen ở giới cái với tần số 16%).
I đúng. A-B- = 0,54 thì suy ra = 0,04 = 0,5ab × 0,08ab.
II đúng. Kiểu gen có 2 alen trội (;;;) = 2×0,04 = 0,08 = 8%.
III đúng. Kiểu gen có 4 alen trội () = 4%.=> Kiểu gen 4 alen trội trong số kiểu hình trội về 2 tính trạng ở F1 chiếm tỉ lệ 4/54= 2/27
IV đúng. Vì hoán vị ở 1 giới, cho nên nếu cơ thể dị hợp 2 cặp gen mà không có hoán vị thì khi lai phân tích, đời con chỉ có 2 kiểu gen.
Câu 33 [354132]: Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X, khoảng cách giữa hai gen là 20cm. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:
10645179.png
Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả những người nam trong phả hệ trên đều biết được chính xác kiểu gen.
II. Nếu người số 13 có vợ không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh con không bị bệnh là 40%.
III. Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng là con trai bị cả hai bệnh là 8%.
IV. Nếu đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này bị cả 2 bệnh, xác suất đứa con thứ 2 bị cả 2 bệnh là 20%.
A, 4.
B, 3.
C, 1.
D, 2.
Có 3 phát biểu trên đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án B.
Gọi a, b là gen quy định bệnh A, bệnh B.
I đúng. Vì cả 2 gen đều liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X nên 8 người nam đều biết được kiểu gen.
II sai. Vì người số 13 có kiểu gen XAbY, vợ của người này có kiểu gen XABXab. Con không bị bệnh có kiểu gen XABXAb hoặc XAbXaB hoặc XABY có tỉ lệ = 0,3×0,5 + 0,2×0,5 + 0,5× 0,4 = 0,45 = 45%.
III đúng. Người nữ số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số 5 phải có alen a và b. Mặt khác người số 5 là con của người số 2 có kiểu gen XABY nên người số 5 phải có kiểu gen XABXab.
Người số 5 có kiểu gen XABXab ; người số 6 có kiểu gen XABY nên người số 11 có kiểu gen XABXAB hoặc XABXab hoặc XABXAb hoặc XABXaB với tỉ lệ = 0,4XABXAB : 0,4XABXab : 0,1XABXAb : 0,1XABXaB.
Cặp vợ chồng số 11, 12 (XABY) sinh con bị cả hai bệnh nếu người 11 có kiểu gen XABXab. Khi đó, xác suất sinh con trai (Xab Y) bị cả hai bệnh = 0,4 × 0,4 × 1/2 = 0,08 = 8%.
IV đúng. Con đầu lòng bị 2 bệnh → Kiểu gen của cặp vợ chông đó là XABXab × XABY
→ Xác suất đứa thứ 2 bị cả 2 bệnh là 0,4 × ½ = 0,2 = 20%.
Câu 34 [354133]: Ở một loài động vật, A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể có tỉ lệ kiểu hình 3 thân cao : 1 thân thấp, và tổng cá thể thuần chủng bằng 3 lần tổng cá thể không thuần chủng. Giả sử tỉ lệ thụ tinh của giao tử mang alen A và giao tử mang alen a lần lượt là 50% và 25%; Tỉ lệ sống sót của các hợp tử với các kiểu gen tương ứng là: AA (100%), Aa (75%), aa (50%). Theo lí thuyết, cá thể thân thấp thu được ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A, 9/299.
B, 129/338.
C, 19/299.
D, 9/338.
Aa = 1/4 = 0,25. Suy ra AA + Aa = 0,75. Gọi x là tỉ lệ kiểu gen Aa. Bài toán cho biết tổng cá thể thuần chủng (AA + aa) bằng 2 lần tổng cá thể không thuần chủng. Suy ra (0,25 + 0,75 – x) = 3x. Giải ra ta được x = 0,25.
Vậy cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ P là: 0,5AA: 0,25Aa: 0,25aa = 1.
Tỉ lệ giao tử của P là 0,625A; 0,375a.
Tỉ lệ thụ tinh của giao tử là: 0,625×0,5A : 0,375×0,25a = 5/16A : 3/32a ᴝ 10/13A; 3/13a.
Tỉ lệ hợp tử ở F1 là: 100/169AA : 60/169Aa : 9/169aa.
Vì sức sống của các hợp tử với các kiểu gen tương ứng là: AA (100%), Aa (75%), aa (50%). Cho nên, tỉ lệ cá thể ở F1 là 100/169AA : 60/169×75%Aa : 9/169×50%aa = 200/338AA : 90/338Aa : 9/338aa = 200/299AA : 90/299Aa : 9/299aa. → Cá thể thân thấp chiếm tỉ lệ = 9/299.
Câu 35 [354134]: Thế hệ xuất phát của một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F3, tổng số cá thể mang alen a chiếm 64%.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của đột biến thì tần số alen của quần thể sẽ thay đổi rất chậm.
III. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên thì tần số alen lặn sẽ tăng dần qua các thế hệ.
IV. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng chống lại kiểu hình trội thì tỉ lệ kiểu hình lặn sẽ tăng dần.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng là I, II và IV. → Đáp án C. - I đúng. Ở quần thể này, tần số A = 0,4 + 0,4/2 = 0,6. Khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa thì từ F1 trở đi, quần thể cân bằng di truyền. Khi đó, cá thể mang alen a (Aa và aa) = 1 – AA = 1 – 0,36 = 0,64.
- II đúng. Vì đột biến có tần số thấp (10-6 đến 10-4) nên làm thay đổi tần số alen với tốc độ rất chậm.
- III sai. Vì giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen.
- IV đúng. Vì chọn lọc chống lại kiểu hình trội thì sẽ làm tăng tần số alen a.
Câu 36 [354135]: J. Fletcher từ Trường Đại học Sydney, Australia cho rằng nếu cầu gai là nhân tố sinh học giới hạn sự phân bố của tảo biển, thì sẽ có rất nhiều rong biển xâm chiếm nơi mà người ta đã loại bỏ hết cầu gai. Để phân biệt ảnh hưởng của cầu gai với ảnh hưởng của các sinh vật khác, người ta đã làm thí nghiệm ở vùng sống của rong biển: loại bỏ cả cầu gai và ốc nón ra khỏi vùng sống của rong biển (thí nghiệm 1); một vùng khác chỉ loại bỏ cầu gai và để lại ốc nón (thí nghiệm 2); vùng khác chỉ loại bỏ ốc nón (thí nghiệm 13); và vùng còn lại là đối chứng có cả cầu gai và ốc nón. Kết quả của thí nghiệm được mô tả qua đồ thị ở hình bên.
10645184.png
Từ kết quả thí nghiệm, có bao nhiêu nhận định sau đúng?
I. Sự có mặt của loài cầu gai và ốc nón đã ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.
II. Khi chỉ có ốc nón và tảo, quần thể tảo phục hồi với mức độ khá cao.
III. Cầu gai là yếu tố ức chế chủ yếu đến sự phát triển của tảo.
IV. Khi loại bỏ cầu gai, ốc nón có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển số lượng cá thể tăng lên nên đã tạo nên sự ức chế nhỏ lên sự sinh trưởng và phát triển của quần thể tảo.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Cả 4 phát biếu đúng. → Đáp án D.
- Ở thí nghiệm 1, khi loại bỏ cả loài cầu gai và ốc nón thì sự phục hồi của quần thể tảo tăng với tốc độ lớn nhất. Đồng thời, ở thí nghiệm đối chứng, sự phục hồi của quần thể tảo không diễn ra. Kết quả này chứng tỏ sự có mặt của loài cầu gai và ốc nón đã ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.
- Ở thí nghiệm 2, khi loại bỏ 1 mình loài cầu gai, quần thể tảo vẫn phát triển nhưng không mạnh như khi loại bỏ cả 2 loài. Mặt khác, ở thí nghiệm 3, khi loại bỏ loài ốc nón thì sự sinh trưởng và phát triển của loài tảo bị ảnh hưởng rất lớn, sự phục hồi của quần thể tảo gần như không diễn ra. Điều này có thể khẳng định, loài cầu gai là yếu tố sinh học chủ yếu ức chế sự sinh trưởng và phát triển của loài tảo.
- Từ kết quả thí nghiệm 1 và 2, có thể nhận thấy loài ốc nón không phải là yếu tố ức chế của loài tảo, tuy nhiên khi loại bỏ loài cầu gai, ốc nón có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển số lượng cá thể tăng lên tạo nên sự ức chế nhỏ lên sự sinh trưởng và phát triển của quần thể tảo.
Câu 37 [354136]: Khi nói về thành phần loài sinh vật ở khu vực núi cao, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Ở chân núi có số loài thực vật nhiều hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, số lượng cá thể của một quần thể nhiều hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, các cây ở chân núi cao hơn và số cành cũng nhiều hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi.
B, Ở chân núi có số loài thực vật nhiều hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, nhưng lại có số lượng cá thể của một quần thể ít hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, các cây ở chân núi cao hơn và số cành cũng nhiều hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi.
C, Ở chân núi có số loài thực vật ít hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, nhưng lại có số lượng cá thể của một quần thể nhiều hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, các cây ở chân núi cao hơn và số cành cũng nhiều hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi.
D, Ở chân núi có số loài thực vật nhiều hơn số loài thực vật ở đỉnh núi, có số lượng cá thể của một quần thể nhiều hơn số lượng cá thể của một quần thể cùng loài ở đỉnh núi, tuy nhiên các cây ở chân núi thấp hơn và số cành cũng ít hơn so với cá thể đồng loại và cùng độ tuổi ở đỉnh núi.
Do ở đỉnh núi có môi trường khắc nghiệt hơn nên cây cũng kém phát triển hơn so với ở chân núi!
Câu 38 [354137]: Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3’GXA TAA GGG XXA AGG5’. Các côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Nếu trong quá trình dịch mã, các anti côđon liên kết bổ sung với côđon thì phát biểu nào sau đây sai?
A, Khi đoạn gen A tiến hành tổng hợp chuỗi polipeptit thì các lượt tARN đến tham gia dịch mã có các anticôđon theo trình tự 3’GXA UAA GGG XXA AGG5’.
B, Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí thứ 12 đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên chỉ thay đổi thành phần nucleotit tại côđon thứ 5.
C, Gen A có thể mã hóa được đoạn polipeptit có trình tự các axit amin là Arg – Ile – Pro – Gly – Ser.
D, Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 6 thành X-G thì phức hợp axit – tARN khi tham gia dịch mã cho bộ ba này là Met – tARN.
Mạch gốc của gen A có 3’GXA TAA GGG XXA AGG 5’. à Đoạn phân tử mARN là 5’XGU AUU XXX GGU UXX3’.
A đúng.
B sai. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí thứ 12 đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên thay đổi thành phần nucleotit tại cả côđon thứ 4 và côđon thứ 5.
C đúng. Vì đoạn gen A chưa bị đột biến quy định tổng hợp đoạn mARN có trình tự các bộ ba 5’XGU AUU XXX GGU UXX3’ quy đinh tổng hợp chuỗi polipeptit có trình tự các axit amin Arg – Ile – Pro – Gly – Ser
D đúng. Vì nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 6 thành X-G làm cho côđon AUU biến thành bộ ba mở đầu AUG có phức hợp axit amin – tARN tham gia dịch mã là Met – tARN.
Câu 39 [354138]: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen Aa và Bb cùng nằm trên 1 cặp NST thường. Cho cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn với cây X, thu được F1 có 7 kiểu gen, trong đó kiểu gen chiếm 15%. Biết rằng không xảy ra đột biến và nếu có hoán vị gen thì tần số hoán vị ở 2 giới là như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1, cá thể dị hợp 2 cặp gen chiếm 25%.
II. Có thể xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
III. Ở F1, cây mang 1 tính trạng trội chiếm 35%.
IV. Cá thể mang 3 alen trội có thể chiếm 15%.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I, II. → Đáp án C.
F1 có 7 kiểu gen và kiểu gen chiếm 15% thì suy ra P có thể là × (hoặc ) với tần số hoán vị 40%. Hoặc là × (hoặc ) với tần số hoán vị 40%.
I đúng. Vì khi P là dị hợp 2 cặp gen lai với dị hợp 1 cặp gen thì ở F1, tổng cá thể dị hợp 2 cặp gen chiếm 25%.
II đúng. Vì kiểu gen chiếm 15%. → giao tử Ab = 0,3. → tần số hoán vị = 1 - 2×0,3 = 0,4 = 40%.
III sai. Cá thể mang 1 tính trạng trội (gồm có A-bb và aa B-) chiếm tỉ lệ = 0,75 - 2× = = 0,75 - 2×0,1 = 0,55 = 55%.
IV sai. Cá thể mang 3 alen trội (gồm có ; ) chiếm tỉ lệ = 0,2×0,5 = 0,1 = 10%.
Câu 40 [354139]: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể (P) gồm 100% cây thân cao, hoa đỏ. Ở F1 có tỉ lệ kiểu hình: 29 cây thân cao, hoa đỏ: 2 cây thân cao, hoa trắng: 1 cây thân thấp, hoa đỏ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1, có tối đa 5 loại kiểu gen?
II. Trong các cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây đồng hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 23/39.
III. Ở F1, cây thân thấp, hoa đỏ có 2 loại kiểu gen.
IV. F1 giao phấn ngẫu nhiên thì F2 có số cây thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 251/256.
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
+ P gồm 100% cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn mà F1 không tạo ra cây thân thấp, hoa trắng→ P không có kiểu gen AaBb.
+ Cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 là do AaBB tự thụ. Do đó, kiểu gen AaBB có tỉ lệ = 2 lần tỉ lệ cây thấp, hoa đỏ.
+ Cây thân cao, hoa trắng ở F1 là do AABb tự thụ. Do đó, kiểu gen AABb có tỉ lệ = 2 lần tỉ lệ cây cao, hoa trắng.
Ở thế hệ P, cây AaBB có tỉ lệ = 4×1/32 = 1/8.
Cây AABb có tỉ lệ = 4×2/32 = 1/4.
Như vậy, kiểu gen AABB = 1 – 1/4 – 1/8 = 5/8.
Suy ra, kiểu gen ở thế hệ P là: 5/8AABB : 2/8AABb : 1/8AaBB.
I đúng. Ở F1, có tối đa 5 loại kiểu gen.
Vì AABb tự thụ phấn sinh ra 3 kiểu gen;
AaBB tự thụ phấn thì sinh ra 3 kiểu gen, trong đó có 1 kiểu gen (AABB) trùng với 3 kiểu gen do AABb sinh ra. → Tổng số kiểu gen ở F1 = 5 kiểu gen.
II sai. Trong các cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây đồng hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Ở F1, cây AABB có tỉ lệ = 5/8 + 1/4×(2/8 + 1/8) = 23/32.
Trong các cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây đồng hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ = 23/32 : 29/32 = 23/29.
III sai. Ở F1, cây thân thấp, hoa đỏ có 1 kiểu gen; Cây cao, hoa trắng có 1 kiểu gen.
IV đúng. Giao tử của F1 giống với giao tử ở P. Có các giao tử là:
F1 cho tối đa 3 loại giao tử là 13/16AB, 2/16Ab, 1/16aB.
Khi F1 giao phấn ngẫu nhiên, F2 có số cây thân cao, hoa đỏ (A-B-) chiếm tỉ lệ = 1 – (3/16)2 + 2×2/16×1/16 = 251/256.