Đáp án
1D
2B
3B
4A
5C
6D
7C
8C
9D
10A
11A
12A
13A
14A
15B
16C
17A
18B
19B
20A
21B
22B
23A
24D
25A
26D
27D
28B
29C
30D
31D
32C
33B
34A
35B
36C
37C
38A
39B
40
Đáp án Đề minh họa số 2 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [353598]: Khi bón loại phân có chứa nguyên tố nào sau đây thì sẽ giúp cây tăng cường kích thích chuyển hóa các chất vào tích lũy trong quả, hạt?
A, Nitơ.
B, Photpho.
C, Lưu huỳnh.
D, Kali.
Khi bón loại phân có chứa nguyên tố Kali thì sẽ giúp cây tăng cường kích thích chuyển hóa các chất vào tích lũy trong quả, hạt.
Câu 2 [353599]: Động vật nào sau đây vừa có tiêu hóa nội bào vừa có tiêu hóa ngoại bào?
A, Gà.
B, Thủy tức.
C, Trùng giày.
D, Rắn.
Những loài động vật có túi tiêu hóa sẽ vừa có tiêu hóa nội bào, vừa có tiêu hóa ngoại bào.
Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hoá. Trong các loài trên chỉ có thủy tức thuộc ngành ruột khoang → Thủy tức vừa có tiêu hóa nội bào vừa có tiêu hóa ngoại bào.
Câu 3 [353600]: Bộ ba 5’AUG3’ ở sinh vật nhân thực chỉ mã hóa cho axit amin Metionin, điều này thể hiện đặc điểm nào của mã di truyền?
A, Mã di truyền có tính phổ biến.
B, Mã di truyền có tính đặc hiệu.
C, Mã di truyền có tính thoái hóa.
D, Mã di truyền là mã bộ ba.
Mỗi bộ ba chỉ mã hóa một axit amin là tính đặc hiệu của mã di truyền.
Câu 4 [353601]: Quá trình nào sau đây không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến gen?
A, Nhân đôi ADN.
B, Phiên mã.
C, Dịch mã.
D, Điều hòa hoạt động gen.
Đáp án: A
Câu 5 [353602]: Từ sơ đồ kiểu nhân sau. Hãy cho biết dạng đột biến số lượng NST đã xảy ra?
10641183.png
A, Thể một nhiễm kép.
B, Thể ba nhiễm kép.
C, Thể tam bội.
D, Thể tứ bội.
Đáp án: C
Câu 6 [353603]: Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng di truyền là: A. B. C. D.
A, Lai giống.
B, Sử dụng xác xuất thống kê.
C, Lai phân tích.
D, Phân tích các thế hệ lai.
Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng di truyền là phân tích các thế hệ lai.
Câu 7 [353604]: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBBDd tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A, 6.
B, 2.
C, 4.
D, 8.
Cơ thể AaBBDd có 2 cặp gen dị hợp. Do đó khi giảm phân bình thường sẽ tạo ra tối đa 4 loại giao tử.
Câu 8 [353605]: Người đầu tiên đưa ra phương pháp xác định bản đồ di truyền dựa trên tần số tái tổ hợp gen là
A, Moocgan.
B, Menđen.
C, Xtiutơvơn.
D, Đacuyn.
Đáp án: C
Câu 9 [353606]: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là
A, 0,48.
B, 0,40.
C, 0,60.
D, 0,16.
Tần số AA = (0,4)2 = 0,16. → Đáp án D.
Câu 10 [353607]: Nguồn nguyên liệu của quá trình chọn giống là
A, biến dị tổ hợp, đột biến và ADN tái tổ hợp.
B, biến dị kiểu hình và biến dị kiểu gen.
C, biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
D, đột biến và thường biến.
Nguồn nguyên liệu của quá trình chọn giống là biến dị tổ hợp, đột biến và ADN tái tổ hợp.
Câu 11 [353608]: Trong trường hợp không phát sinh đột biến, phương pháp nào sau đây không tạo ra được giống mới?
A, Nuôi cấy mô tế bào thành mô sẹo, mô sẹo phát triển thành cơ thể.
B, Nuôi cấy hạt phấn, sau đó lưỡng bội hoá để tạo dòng lưỡng bội thuần chủng.
C, Dung hợp tế bào trần tạo ra tế bào lai, nuôi cấy tế bào lai phát triển thành cơ thể.
D, Chọn dòng tế bào xoma có biến dị, sau đó nuôi cấy thành cơ thể và nhân lên thành dòng.
Nuôi cấy mô tế bào thành mô sẹo, mô sẹo phát triển thành cơ thể KHÔNG tạo ra được giống mới vì các cá thể sinh ra từ nuôi cấy mô có kiểu gen giống với cá thể ban đầu.
Câu 12 [353609]: Cho các cặp cơ quan sau, cặp cơ quan phản ánh sự tiến hóa đồng quy là
A, Cánh bướm và cánh chim.
B, Vây cá mập và vây cá voi.
C, Tuyến nước bọt của chó và tuyến nọc độc của rắn.
D, Chân trước chuột chũi và chân trước dế chũi.
Cặp cơ quan phản ánh sự tiến hóa phân ly là các cặp cơ quan tương đồng có nguồn gốc giống nhau nhưng cấu tạo chi tiết và hình thái khác nhau; bao gồm 3 cặp là B, C, D.
Cặp A là cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
Câu 13 [353610]: Nhân tố nào sau đây thường làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể với tốc độ chậm nhất?
A, Đột biến.
B, Chọn lọc tự nhiên.
C, Các yếu tố ngẫu nhiên.
D, Di - nhập gen.
Đột biến gen xảy ra với tần số rất thấp 10-6 – 10-4 nên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Các nhân tố còn lại có thể làm thay đổi mạnh tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng.
Câu 14 [353611]: Nội dung nào sau đây nói về cách li sau hợp tử?
A, Các cá thể giao phối với nhau tạo ra hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển thành con lai.
B, Các cá thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, nên không giao phối với nhau.
C, Các cá thể sống ở những sinh cảnh khác nhau, nên không giao phối với nhau.
D, Các cá thể có những tập tính giao phối riêng, nên thường không giao phối với nhau.
Cách li sau hợp tử là hình thức cách li ngăn cản hợp tử phát triển thành cá thể mới, hoặc nếu phát triển được thành cá thể mới thì không thể sống được đến tuổi trưởng thành, hoặc sống được đến tuổi trưởng thành thì không có khả năng sinh sản.
Câu 15 [353612]: Khí quyển nguyên thuỷ không có (hoặc có rất ít) chất
A, H2.
B, O2.
C, N2.
D, NH3.
Đáp án: B
Câu 16 [353613]: Ở Việt Nam, cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25 – 350C, khi nhiệt độ xuống dưới 20C hoặc cao hơn 440C thì cá chép bị chết. Cá rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 20 – 350C, khi nhiệt độ xuống dưới 5,60C hoặc cao hơn 420C thì cá rô phi bị chết. Nếu chỉ xét tiêu chí nhiệt độ thì phát biểu nào sau đây sai?
A, Từ 20C đến 440C là giới hạn sinh thái của cá chép.
B, Nếu loài cá chép chết thì cá rô phi cũng sẽ chết.
C, Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi.
D, Từ 5,60C – 420C là giới hạn sinh thái của cá rô phi.
Các câu A, B, D đúng.
C sai. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn sinh thái rộng hơn. Sự phân bố của loài nào đó phụ thuộc vào giới hạn sinh thái của loài đó chứ không phụ thuộc vào khoảng cực thuận.
Câu 17 [353614]: Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?
A, Ở Việt Nam, số lượng cá thể của quần thể ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô.
B, Số lượng sâu hại lúa trên một cánh đồng lúa bị giảm mạnh sau một lần phun thuốc trừ sâu.
C, Số lượng cá chép ở Hồ Tây bị giảm mạnh do ô nhiễm môi trường nước vào năm 2016.
D, Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh sau cháy rừng vào năm 2002.
A là kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì.
→ Đáp án A
B, C, D là kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì
Câu 18 [353615]: Các cây tràm ở rừng U minh là loài
A, ưu thế.
B, đặc trưng.
C, đặc biệt.
D, có số lượng nhiều.
Đáp án: B
Câu 19 [353616]: Ở trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có chức năng biến đổi chất hữu cơ thành chất vô cơ để cung cấp cho sinh vật sản xuất?
A, Thực vật.
B, Sinh vật phân giải.
C, Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
D, Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
Ở trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật phân giải có chức năng biến đổi chất hữu cơ thành chất vô cơ để cung cấp cho sinh vật sản xuất.
Thực vật có vai trò biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng dự trữ trong các hợp chất hữu cơ. Đây là nguồn cung cấp thứ ăn cho sinh vật tiêu thụ bậc 1.
Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là nguồn cung cấp thức ăn cho sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là nguồn cung cấp thức ăn cho sinh vật tiêu thụ bậc 3.
Câu 20 [353617]: Trong 1 chuỗi thức ăn, mắt xích phía sau thường có tổng sinh khối bé hơn mắt xích phía trước. Nguyên nhân là do:
A, Trong quá trình chuyển hóa giữa các bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thoát.
B, Sinh vật ở mắt xích sau không tiêu diệt triệt để sinh vật ở mắt xích trước.
C, Sinh vật ở mắt xích phía sau có kích thước cá thể bé hơn sinh vật ở mắt xích phía trước.
D, Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của sinh vật ở mắt xích phía sau thấp hơn mắt xích phía trước.
Nguyên nhân làm cho sinh khối của mắt xích phía sau nhỏ hơn mắt xích phía trước là do sự thất thoát năng lượng qua các bậc dinh dưỡng. Năng lượng bị thất thoát khoảng 90% khi lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
Câu 21 [353618]: Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Phân tử O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử CO2.
B, Để tổng hợp được 1 phân tử glucôzơ thì pha tối phải sử dụng 6 phân tử CO2.
C, Pha sáng cung cấp ADP và NADPH cho pha tối.
D, Pha tối cung cấp NADP+ và glucôzơ cho pha sáng.
A sai. Phân tử O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử H2O.
C sai. Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối.
D sai. Pha tối cung cấp NADP+ và ADP cho pha sáng.
Câu 22 [353619]: Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, phát biểu nào sau đây sai?
A, Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
B, Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch.
C, Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.
D, Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm.
Vì tĩnh mạch có huyết áp thấp nhất (huyết áp giảm dần ở tĩnh mạch).
Câu 23 [353620]: Ở tế bào nhân thực, quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở những vị trí nào sau đây?
A, Nhân tế bào và bào quan ti thể, lục lạp.
B, Ở bào quan ribôxôm.
C, Trên màng tế bào.
D, Trên màng nhân.
Vì ở đâu có ADN thì ở đó có quá trình nhân đôi ADN.
Trong tế bào của sinh vật nhân thực, AND nằm ở trong nhân tế bào và trong bào quan ti thể, lục lạp.
Câu 24 [353621]: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A, Mất một cặp nuclêôtit.
B, Thêm một cặp nuclêôtit.
C, Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A.
D, Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X.
Đáp án A và B đều làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen.
Đáp án C không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen và không làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen.
Đáp án D không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm tăng 1 liên kết hiđrô trong gen.
Câu 25 [353622]: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như sau:
Nòi 1: ABCDEFGHI;
Nòi 2: HEFBAGCDI;
Nòi 3: ABFEDCGHI;
Nòi 4: ABFEHGCDI.
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là:
A, 1 → 3 → 4 → 2.
B, 1 → 4 → 2 → 3.
C, 1 → 3 → 2 → 4.
D, 1 → 2 → 4 → 3.
Vì nòi 1 là nòi gốc và đột biến phát sinh các nòi còn lại là do đột biến đảo đoạn cho nên thứ tự xuất hiện là 1 → 3 → 4 → 2.
Câu 26 [353623]: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEe giảm phân tạo giao tử. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, loại giao tử chứa nhiều nhất 1 alen lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A, 1/2.
B, 1/4.
C, 3/8.
D, 5/16.
Giao tử chứa nhiều nhất 1 alen lặn → Giao tử đó không chứa alen lặn nào (cả 4 alen của giao tử đều trội) hoặc giao tử chứa 1 alen lặn (3 alen còn lại là alen trội).
→ Giao tử có chứa nhiều nhất 1 alen lặn chiếm tỉ lệ → = + = .
Câu 27 [353624]: Khi nói về mức phản ứng, nhận định nào sau đây sai?
A, Các giống khác nhau có mức phản ứng khác nhau.
B, Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.
C, Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.
D, Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.
A đúng. giống khác nhau có mức phản ứng khác nhau.
B, C đúng. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.
D sai. Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
Câu 28 [353625]: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Các yếu tố ngẫu nhiên quy định chiều hướng tiến hóa.
B, Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất định.
C, Các yếu tố ngẫu nhiên luôn làm phong phú vốn gen của quần thể.
D, Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ đào thải alen lặn mà không đào thải alen trội ra khỏi quần thể.
A sai. Vì chỉ có chọn lọc tự nhiên mới quy định chiều hướng tiến hóa.
C sai. Vì các yếu tố ngẫu nhiên thường làm ngèo vốn gen của quần thể.
D sai. Vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể đào thải alen trội hoặc alen lặn một cách ngẫu nhiên.
Câu 29 [353626]: Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì
A, loài ong có lợi còn loài hoa bị hại.
B, loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì.
C, cả hai loài đều có lợi.
D, cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại.
Đáp án: C
Câu 30 [353627]: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A, Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.
B, Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
C, Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau.
D, Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
- D đúng. Vì chuỗi và lưới thức ăn được xây dựng dựa trên mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. → Đáp án D.
- A sai. Vì quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì quan hệ dinh dưỡng giữa các loài càng phức tạp nên mạng lưới thức ăn càng phức tạp.
- B sai. Vì trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
- C sai. Vì trong một chuỗi thức ăn thì mỗi mắt xích chỉ có 1 loài và mỗi loài chỉ thuộc 1 mắt xích.
Câu 31 [353628]: Khi nói về hoạt động của các opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu xảy ra đột biến ở gen cấu trúc A thì có thể làm cho protein do gen này quy định bị bất hoạt.
II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã.
III. Khi protein ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã.
IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nucleotit ở giữa gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi một trường không có lactôzơ.
A, 4.
B, 1.
C, 2.
D, 3.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án D.
- Các gen Z, Y, A trong operon Lac chịu sự kiểm soát của protein ức chế. Do đó, nếu gen điều hòa bị đột biến làm mất khả năng phiên mã hoặc đột biến làm cho protein ức chế bị mất chức năng thì các gen cấu trúc Z, Y, A sẽ phiên mã liên tục.
- Đột biến ở gen Z hoặc gen Y hoặc gen A thì chỉ làm thay đổi cấu trúc của mARN ở gen bị đột biến mà không liên quan đến gen khác. Khi gen bị đột biến thì cấu trúc của protein do gen đó mã hóa có thể sẽ bị thay đổi cấu trúc và mất chức năng sinh học.
- Gen điều hòa phiên mã liên tục để tổng hợp protein ức chế bám lên vùng vận hành làm ngăn cản sự phiên mã của các gen Z, Y, A.
II sai. Vì gen điều hòa không phiên mã thì các gen Z, Y, A sẽ liên tục phiên mã.
Câu 32 [353629]: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với gen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh cụt. Cho phép lai P: ♂ × ♀ thu được có 25% thân đen, cánh cụt. Biết không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số hoán vị gen là 20%.
II. Tỉ lệ ruồi có kiểu hình thân xám, cánh dài ở là 50%.
III. Ở không xuất hiện ruồi thân đen, cánh dài.
IV. Tỉ lệ ruồi có kiểu hình thân xám, cánh cụt ở là 25%.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng là II, III, IV → Đáp án C.
I sai. Ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới tính cái.
= 25% = 0,25 = 0,5 ab × 0,5ab → Tần số hoán vị bất kì đều đúng.
II đúng. Thân xám, cánh dài (A-,B-) = 0,25 + 0,25 = 0,5 = 50 %.
III đúng. Kiểu hình thân đen, cánh dài (aa, B-) = 0,25 – 0,25 = 0 %.
IV đúng. Kiểu hình thân xám, cánh cụt (A-,bb) = 0,5 – 0,25 = 0,25 = 25%.
Câu 33 [353630]: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở thực vật sinh sản hữu tính.
II. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
III. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
IV. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án B.
I đúng. Vì thực vật sinh sản hữu tính thì sẽ dễ có hiện tượng lai xa. Còn động vật thì thường không lai xa. Nếu có lai xa thì cũng khó xảy ra hiện tượng đa bội hóa.
II sai. Vì cách li địa lí chưa chắc đã dẫn đến hình thành loài mới. Loài mới chỉ được hình thành khi có sự cách li sinh sản với quần thể gốc. Nếu quá trình cách li địa lí làm quần thể cách li vẫn có khả năng giao phối, sinh sản với các cá thể của quần thể ban đầu thì sẽ không dẫn đến hình thành loài mới.
III đúng.
IV sai. Vì sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể đã được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa chứ nó không tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể.
Câu 34 [353631]: Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:
10641247.png
Theo suy luận lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể số 1 thuộc dạng quần thể ổn định.
II. Quần thể số 4 thuộc dạng quần thể suy thoái.
III. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên.
IV. Quần thể số 3 có mật độ cá thể đang tăng lên.
A, 3.
B, 2.
C, 1.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án A.
Để dự đoán xu hướng phát triển của quần thể, người ta so sánh tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản với tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.
- Quần thể 1 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bằng tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản. → Quần thể ổn định.
- Quần thể 2 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi sinh sản. → Quần thể phát triển (tăng số lượng cá thể), cho nên sẽ tăng kích thước quần thể.
- Quần thể 3 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản. → Quần thể suy thoái (mật độ cá thể đang giảm dần).
- Quần thể 4 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản. → Quần thể suy thoái.
Câu 35 [353632]: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng để giải thích khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề trong một chuỗi thức ăn, khoảng 90% năng lượng bị mất đi?
I. Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường.
II. Một phần năng lượng bị tiêu hao do hoạt động hô hấp của sinh vật.
III. Một phần năng lượng sinh vật không sử dụng được.
IV. Một phần năng lượng bị mất qua chất thải.
V. Một phần năng lượng bị mất do các bộ phận bị rơi rụng.
VI. Một phần năng lượng bị mất do sinh vật ở mắt xích phía trước không tiêu thụ hết các sinh vật ở mắt xích phía sau.
A, 6.
B, 4.
C, 3.
D, 5.
Có 4 phát biểu đúng, đó là II, III, IV,V → Đáp án B
Năng lượng thất thoát trong chuỗi thức ăn là do:
- Chủ yếu là hô hấp.
- Qua chất thải, rơi rụng, một phần không sử dụng được.
- Một phần do mắt xích phía trước không tiêu thụ hết các sinh vật ở mắt xích phía sau.
Câu 36 [353633]: Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định:
10641251.png
Cho biết người số 6, 7 đến từ các quần thể đang cân bằng di truyền có tỉ lệ người bị bệnh ở trong quần thể lần lượt là 1%, 4%; không phát sinh đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xác suất người số 6 có kiểu gen dị hợp là 2/11.
II. Có tối đa 6 người biết chắc chắn về kiểu gen.
III. Người số 9 và người số 10 có kiểu gen giống nhau.
IV. Xác suất sinh con gái không bị bệnh của cặp vợ chồng 10 – 11 là 19/44.
A, 2.
B, 1.
C, 3.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án C.
- Cặp vợ chồng 1 và 2 không bị bệnh, sinh con gái số 5 bị bệnh. → Bệnh do gen lặn (a) nằm trên NST thường quy định; A không quy định bệnh → Kiểu gen (1), (2) là Aa; (5) là aa
Người số (8), (9) bình thường có bố (4) bị bệnh aa → Kiểu gen (8), (9) là Aa.
Người số (10) bình thường có mẹ bị bệnh aa → Kiểu gen (10) là Aa. (III đúng)
II sai. Có tối đa 7 người biết chắc chắn về kiểu gen: (1), (2), (8), (9), (10) là Aa. (4), (5) là aa.
- I đúng. Người số 6 đến từ quần thể có tỷ lệ người bị bệnh là 1% → a = 0,1 → Xác suất người số 6 có kiểu gen dị hợp là:10641251lg.png
- Người số 7 đến từ quần thể có 4% số người bị bệnh. → Cấu trúc di truyền của quần thể là 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.
→ Người số 7 có kiểu gen Aa với xác suất = 0,32/0,96 = 1/3.
Người số 7 có kiểu gen AA với xác suất =2/3.
- Ta có: (7) (1/3Aa : 2/3AA) x (8) Aa → (11)A- : 5/11AA; 6/11Aa
IV đúng. Vì người số 10 có kiểu gen Aa; người số 11 có xác suất kiểu gen 5/11AA; 6/11Aa
Do đó, cặp 10-11 sinh con bị bệnh với xác suất = 1/2 × 3/11 = 3/22.
→ cặp 10-11 sinh con gái không bị bệnh với xác suất = 1/2 × 19/22 = 19/44
Câu 37 [353634]: Năm 1919, Calvin Bridges nghiên cứu một đột biến lặn liên kết nhiễm sắc thể (NST) X quy định màu mắt hồng eosin ở ruồi giấm (Drosophila). Khi nuôi các ruồi mắt màu hồng eosin thuần chủng, ông phát hiện một tỉ lệ hiếm các cá thể con biến dị có mắt màu hồng nhạt hơn, gọi là mắt màu kem. Cho lai giữa các cá thể mắt màu kem, ông thu được dòng thuần chủng mắt màu kem. Cho lai các con đực mắt màu kem từ dòng thuần chủng này với con cái thuần chủng mắt màu đỏ kiểu dại, tất cả các cá thể F1 thu được đều có mắt màu đỏ. Khi cho F1 lai với nhau, ở F2 Calvin Bridges thu được 104 ruồi cái mắt đỏ, 52 ruồi đực mắt đỏ, 44 ruồi đực mắt hồng eosin và 14 ruồi đực mắt màu kem, tương đương tỉ lệ phân li 8 : 4 : 3 : 1. Cho các phát biểu sau:
1. Tính trạng do 2 gen qui định và alen đột biến của mỗi gen là lặn.
2. Kết quả F1 cho thấy đỏ là trội hoàn toàn so với hồng eosin và mắt kem.
3. Kết quả F2 cho thấy gen quy định màu mắt kem phân ly độc lập so với gen eosin và nằm trên NST thường.
4. Tỉ lệ phân li mỗi gen của F1 khi đem lai thuận là: 1/2♀XoeXoe : 1/2 ♂XoeY và 3/4 K‒ và 1/4 kk.
5. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 đều khi đem lai thuận là: 3/8 cái eosin : 3/8 đực eosin : 1/8 cái kem : 1/8 đực kem.
Số phát biểu đúng là:
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 5.
Có 4 phát biểu đúng, đó là 1, 2, 3, 4→ Đáp án C.
- Phép lai ♀ mắt đỏ (kiểu dại) × ♂ mắt kem → F1: 100% mắt đỏ → F2: 104 ♀ kiểu dại : 52 ♂ kiểu dại : 44 ♂ hồng eosin : 12 ♂ mắt kem (tỉ lệ 8:4:3:1)
- Do có (8 + 4 + 3 + 1 =) 16 tổ hợp giao tử (là biến thể của tỉ lệ 9:3:3:1) ⇒ tính trạng do 2 gen qui định mà alen đột biến của mỗi gen là lặn.
- Mắt màu kem xuất hiện tần số thấp trong dòng thuần chủng đột biến lặn eosin ⇒ đột biến màu kem làm thay đổi mức biểu hiện của alen đột biến eosin, mà không ảnh hưởng alen kiểu dại mắt đỏ. Kết quả F1 cho thấy đỏ là trội hoàn toàn so với hồng eosin và mắt kem,
- Kết quả F2 cho thấy gen quy định màu mắt kem phân ly độc lập với gen eosin và nằm trên NST thường (nếu không sẽ không xuất hiện các con đực màu mắt eosin ở F2).
- Kí hiệu XOE là alen quy định kiểu dại liên kết X, tương ứng đột biến mắt hồng eosin là Xoe; Alen kiểu dại (trội) K không ảnh hưởng biểu hiện của alen Xoe, còn alen đột biến (lặn) k ảnh hưởng biểu hiện của alen Xoe tạo kiểu hình màu kem.
- Có sơ đồ phép lai: P: ♀XOEXOEKK × ♂XoeYkk ⇒ F1 ♀XOEXoeKk x ♂XOEYKk ⇒ F2 có tỉ lệ phân li cho mỗi gen là 1/2 ♀XOE ‒ : 1/4 ♂XOE : 1/4 ♂Xoe : 3/4 K‒ : 1/4kk; tổ hợp lại ta có 8 ♀ kiểu dại (mắt đỏ) : 4 ♂ kiểu dại (mắt đỏ) : 3 ♂ mắt hồng eosin : 1 ♂ mắt kem
- Phép lai thuận ♀mắt hồng eosin thuần chủng × ♂ mắt kem thuần chủng
⟶ P: XoeXoeKK × XoeYkk ⇒ F1 ♀XoeXoeKk × ♂XoeYKk (1/2 cái mắt eosin : 1/2 đực mắt oesin); tỉ lệ phân li mỗi gen 1/2♀XoeXoe : 1/2 ♂XoeY và 3/4 K‒ và 1/4 kk ⇒ F2 3/8 XoeXoeK- (3/8 cái mắt eosin): 3/8XoeYK- (3/8 đực mắt eosin):1/8XoeXoekk (1/8 cái mắt kem):1/8XoeYkk (1/8 đực mắt kem
- Viết phép lai nghịch đúng (tham khảo phép lai thuận), dẫn đến cùng ra tỉ lệ kiểu hình ở F2 đều là 3/8 cái eosin : 3/8 đực eosin : 1/8 cái kem : 1/8 đực kem
Câu 38 [353635]: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen Aa và Bb cùng quy định. Trong kiểu gen có cả alen A và B quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 gen trội A hoặc B thì quy định hoa vàng; Kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Cho thuần chủng lưỡng bội hoa vàng lai với cây thuần chủng hoa vàng (P), thu được F1. Xử lý F1 bằng cônsixin, sau đó cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì được F2 có 1,36% cây hoa trắng. Cơ thể tứ bội chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, hiệu quả việc xử lí hóa chất gây đột biến lên F1 đạt tỉ lệ là
A, 60%.
B, 40%.
C, 80%.
D, 20%.
P. AAbb × aaBB → F1: AaBb được tứ bội hóa thành công với tỉ lệ là n.
→ F1 sau tứ bội hóa: (1-n) AaBb + n AAaaBBbb
F1 × F1: [(1-n)AaBb + nAAaaBBbb] × [(1-n)AaBb + nAAaaBBbb]
Giao tử ab = (1-n)/4 + n/36
Quá trình giao phối ngẫu nhiên thì ở F2, số cây hoa trắng có tỉ lệ = ((1-n)/4 + n/36)2 = 1,36%.
Giải ra ta được n = 0,6.
Câu 39 [353636]: Có 3 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen giảm phân bình thường, trong đó có 1 tế bào có cặp NST mang BD/bd vừa xảy ra hoán vị gen, vừa đột biến không phân li ở giảm phân I, giảm phân II bình thường; 2 tế bào còn lại giảm phân bình thường. Biết rằng không xảy ra đột biến gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có thể tạo ra tối đa 11 loại giao tử.
II. Nếu tạo ra 5 loại giao tử thì tỉ lệ giao tử là: 4 : 4 : 2 : 1 : 1.
III. Nếu tạo ra 7 loại giao tử thì tỉ lệ giao tử có thể là 3 : 3 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1.
IV. Nếu tạo ra 9 loại giao tử thì tỉ lệ giao tử là 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1.
A, 3.
B, 4.
C, 2.
D, 1.
Cả 4 phát biểu đúng → Đáp án B.
Tế bào vừa đột biến không phân li ở giảm phân 1, vừa có hoán vị gen thì sẽ cho 3 loại giao tử với tỉ lệ 2:1:1.
2 tế bào còn lại không có đột biến, nhưng có thể có hoán vị gen.
- Nếu cả 2 tế bào đều có hoán vị gen thì tối đa sinh ra 8 loại giao tử. Cùng với 3 loại giao tử đột biến thì tạo ra tối đa 11 loại giao tử. → I đúng.
- Nếu cả 2 tế bào đều không có hoán vị gen thì tối thiểu sinh ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 4:4. Cùng với 3 loại giao tử đột biến thì tạo ra 5 loại giao tử với tỉ lệ 4:4:2:1:1. → II đúng.
- Nếu có 1 tế bào hoán vị gen thì tối đa sinh ra 6 loại giao tử với tỉ lệ 2:2:1:1:1:1. Cùng với 3 loại giao tử đột biến thì tạo ra 9 loại giao tử với tỉ lệ 2:2:2:1:1:1:1:1:1. → IV đúng.
- Nếu có 1 tế bào hoán vị gen thì tối thiểu sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 3:3:1:1. Cùng với 3 loại giao tử đột biến thì tạo ra 7 loại giao tử với tỉ lệ 3:3:2:1:1:1:1. → III đúng.
Câu 40 [353637]: Hình bên mô tả sự biến động các chỉ số trong một thuỷ vực.
10641274.png
Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
I. Nhiệt độ môi trường biến động tương ứng với sự biến động ánh sáng ở phần lớn thời gian.
II. Sản lượng thực vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 4, sản lượng động vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 6.
III. Ánh sáng và nhiệt độ càng cao thì sản lượng thực vật phù du càng lớn.
IV. Chất dinh dưỡng và động vật phù du có thể là các nhân tố làm giảm sút thực vật phù du vào giai đoạn tháng 5 - 6.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV → Đáp án B.