Đáp án
1A
2A
3D
4C
5A
6D
7B
8D
9B
10D
11B
12A
13C
14B
15D
16D
17A
18B
19D
20B
21C
22A
23D
24D
25A
26A
27C
28B
29A
30D
31C
32C
33B
34C
35B
36C
37C
38C
39D
40D
Đáp án Đề minh họa số 22 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [988738]: Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có loại enzim nào sau đây?
A, Nitrôgenaza.
B, Amilaza.
C, Caboxilaza.
D, Nuclêaza.
Enzim nitrôgenaza là loại enzim xúc tác cho phản ứng khử N2 thành NH3. Loại enzim này chỉ có ở các vi khuẩn cố định đạm.
Câu 2 [988739]: Ở tâm thất của động vật nào sau đây có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2?
A, Ếch.
B, Thỏ.
C, Cá chép.
D, Bồ câu.
Đáp án: A
Câu 3 [988740]: Axit amin là nguyên liệu để tổng hợp nên phân tử nào sau đây?
A, mARN.
B, tARN.
C, ADN.
D, Protein.
Đáp án: D
Câu 4 [988741]: Một gen có 300T và 500X. Gen có bao nhiêu liên kết hiđro?
A, 800.
B, 1900.
C, 2100.
D, 1600.
Đáp án C. Tổng liên kết hidro = 2A + 3G = 2×300 + 3×500 = 2100.
Câu 5 [988742]: Bào quan ribôxôm có loại axit nuclêic nào sau đây?
A, rARN.
B, tARN.
C, mARN.
D, ADN.
Đáp án: A
Câu 6 [988743]: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ?
A, Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1).
B, Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n).
C, Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).
D, Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).
Đáp án D. A sai. Vì (n) × (n+1) → 2n+1: thể lệch bội
B sai. Vì (n-1) × (n) → 2n-1: thể lệch bội
C sai. Vì (2n) × (2n) → 4n: thể đa bội chẵn
D đúng. Vì (n) × (2n) → 3n: thể đa bội lẻ
Câu 7 [988744]: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào
A, ruồi giấm.
B, vi khuẩn.
C, tảo lục.
D, sinh vật nhân thực.
Đáp án B.
→ Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào vi khuẩn do vi khuẩn thuộc sinh vật nhân sơ.
Câu 8 [988745]: Kiểu gen nào sau đây giảm phân bình thường có thể cho 4 loại giao tử?
A, Aa.
B, Aabb.
C, AaBBDD.
D, AaBBDd.
Số loại giao tử của cơ thể mang n cặp gen dị hợp phân ly độc lập là 2n
Aa -> 21 = 2 loại giao tử.
Aabb -> 21 = 2 loại giao tử.
AaBBDD -> 21 = 2 loại giao tử.
AaBBDd -> 22 = 4 loại giao tử.
Câu 9 [988746]: Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỷ lệ 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa hồng : 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật nào sau đây?
A, Tương tác át chế.
B, Tương tác bổ sung.
C, Tương tác cộng gộp.
D, Phân li độc lập, trội hoàn toàn.
Đáp án B. Đời con thu được 16 tổ hợp = 4.4 → Mỗi bên P cho 4 loại giao tử → Mà đây là phép lai 1 tính trạng. Đời con phân li theo tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1 → Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác gen bổ sung.
Câu 10 [988747]: Khi nói về đặc điểm di truyền của gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính ở chim. Phát biểu nào sau đây đúng?
A, Gen trên Y chỉ truyền cho giới đực.
B, Tính trạng biểu hiện đều ở cả giới đực và giới cái.
C, Gen luôn tồn tại thành cặp alen ở cả giới đực và giới cái.
D, Gen trên X có hiện tượng di truyền chéo.
Đáp án D.
Ở chim: XX là con trống, XY là con mái.
Cách giải:
A sai, gen trên Y chỉ truyền cho giới cái.
B sai, gen biểu hiện không đều ở 2 giới.
C sai, gen không tồn tại thành cặp tương đồng ở giới cái.
D đúng.
Câu 11 [988044]: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Khi tiến hành phép lai AaBb × aaBb thu được số kiểu hình tối đa ở đời con bằng ?
A, 2.
B, 6.
C, 4.
D, 1.
Cơ thể có kiểu gen AaBb là cơ thể không thuần chủng.
Câu 12 [988045]: Quần thể nào sau đây có tần số alen A cao nhất?
A, 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
B, 0,6 aa : 0,4 Aa.
C, 0,2 AA : 0,8 aa.
D, 0,4 AA : 0,6 aa.
Đáp án A. Vì ở quần thể 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa, tần số A = 0,6.
Quần thể 0,6 aa : 0,4 Aa có tần số A = 0,2.
Quần thể 0,2 AA : 0,8 aa có tần số A = 0,2.
Quần thể 0,4 AA : 0,6 aa có tần số A = 0,4.
Câu 13 [988046]: Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AAbbDd, sẽ thu được bao nhiêu dòng thuần?
A, 1.
B, 4.
C, 2.
D, 3.
Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDd sẽ thu được 2 dòng thuần do chỉ có 1 cặp gen dị hợp.
Câu 14 [988047]: Ở Việt Nam, từ giống lợn móng cái trong nước và giống lợn đại bạch ngoại, người ta có thể tạo ra giống lợn lai có ưu thế lai cao bằng cách sử dụng phương pháp
A, gây đột biến nhân tạo.
B, lai khác dòng.
C, lai khác loài.
D, chuyển gen.
Đáp án: B
Câu 15 [988048]: Nhân tố tiến hóa nào sau đây tạo ra nguyên liệu sơ cấp?
A, Giao phối không ngẫu nhiên.
B, Các yếu tố ngẫu nhiên.
C, Chọn lọc tự nhiên.
D, Đột biến.
Giao phối tạo ra biến dị tổ hợp (nguyên liệu thứ cấp). Các yếu tố ngẫu nhiên; Chọn lọc tự nhiên không tạo ra nguyên liệu cho tiến hóa.
Câu 16 [988049]: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá chủ yếu gặp ở nhóm loài nào sau đây?
A, Động vật bậc thấp.
B, Động vật có vú.
C, Thực vật sinh sản vô tính.
D, Dương xỉ.
Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá chủ yếu gặp ở các loài Có khoảng 95% số loài dương xỉ được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
Câu 17 [988050]: Cơ quan thoái hoá mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn được duy trì qua rất nhiều thế hệ mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Có bao nhiêu giải thích sau đây đúng?
I. Gen quy định cơ quan thoái hoá liên kết chặt với những gen quy định các chức năng quan trọng.
II. Cơ quan thoái hoá là những cơ quan có hại.
III. Cơ quan thoái hoá không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
IV. Thời gian tiến hoá chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ chúng.
A, 3.
B, 1.
C, 2.
D, 4.
Có 3 điều giải thích đúng là I, III, IV. → Đáp án A.
II sai. Vì nếu cơ quan thoái hóa là những cơ quan có hại thì qua nhiều thế hệ đã bị CLTN loại bỏ.
Cơ quan thoái hóa qua nhiều thế hệ không bị CLTN loại bỏ vì: gen quy định thoái hóa liên kết chặt với những gen quy định các chức năng quan trọng, cơ quan thoái hóa không chịu tác động của CLTN, thời gian tiến hóa chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ chúng.
Câu 18 [988051]: Trong quần thể, sự phân bố đồng đều có ý nghĩa:
A, Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
B, Giảm cạnh tranh giữa các cá thể.
C, Tăng khả năng hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.
D, Giúp bảo vệ lãnh thổ cư trú.
Phân bố đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể của quần thể.

Ý nghĩa: Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

Ví dụ: Cây thông trong rừng thông...chim hải âu làm tổ...
→ Đáp án C
Câu 19 [988052]: Trong một khu đồng cỏ có diện tích 20m2, quần thể của loài X có mật độ 3 cá thể/1m2. Kích thước của quần thể X này là
A, 20 cá thể.
B, 600 cá thể.
C, 10 cá thể.
D, 60 cá thể.
Đáp án D. Kích thước quần thể = Mật độ x Diện tích
=> Kích thước quần thể X = 2 x 20 = 40 cá thể.
Câu 20 [988053]: Tập hợp các giới hạn sinh thái của một loài tạo thành
A, nơi ở của loài đó.
B, ổ sinh thái của loài đó.
C, nhân tố sinh thái của loài đó.
D, môi trường sống của loài đó.
Đáp án: B
Câu 21 [988758]: Trong chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng
A, cấp 4.
B, cấp 3.
C, cấp 2.
D, cấp 1.
Đáp án: C
Câu 22 [988759]: Khi nói về độ da dạng của quần xã, cho các kết luận như sau:
I. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi.
II. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
III. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
IV. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
Số phát biểu đúng là
A, 3.
B, 2.
C, 1.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng là II, III và IV. → Đáp án A.
Trong các phát biểu trên, phát biểu 2, 3, 4 đúng.
(1) sai. Vì quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài trong quần xã càng đa dạng → lưới thức ăn càng phức tạp → quần xã càng có cấu trúc ổn định.
Câu 23 [988760]: Khi nói về việc trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có thể khắc phục được các điều kiện bất lợi của môi trường.
II. Có thể áp dụng để nhân giống cây bằng nuôi cấy mô, tế bào.
III. Có thể áp dụng để tạo cành dâm trước khi đưa ra trồng ở thực địa.
IV. Có thể được áp dụng để làm thay đổi kiểu gen của giống.
A, 1.
B, 2.
C, 4.
D, 3.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II, III. → Đáp án D.
Câu 24 [988761]: Khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều diễn ra trao đổi khí ở phế nang.
II. Tất cả các loài có cơ quan tiêu hóa dạng ống đều có hệ tuần hoàn kín.
III. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều trao đổi khí bằng phổi.
IV. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn hở đều thực hiện trao đổi khí bằng ống khí.
A, 2.
B, 4.
C, 3.
D, 1.
Có 1 phát biểu đúng, đó là III. → Đáp án D.
- I sai. Vì các loài chim mặc dù có hệ tuần hoàn kép nhưng phổi không có phế nang.
- II sai. Vì các loài côn trùng mặc dù có cơ quan tiêu hóa dạng ống nhưng có hệ tuần hoàn hở.
- III đúng. Vì tuần kép thì đều có phổi.
- IV sai. Vì các loài như trai sông có hệ tuần hoàn hở nhưng vẫn có trao đổi khí bằng mang.
Câu 25 [988762]: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trên một phân tử ADN, nếu gen A nhân đôi 5 lần thì gen B cũng nhân đôi 5 lần.
II. Trên một nhiễm sắc thể, nếu gen C phiên mã 10 lần thì gen D cũng phiên mã 10 lần.
III. Trong một tế bào, nếu gen E ở tế bào chất nhân đôi 2 lần thì gen G cũng nhân đôi 2 lần.
IV. Trong quá trình dịch mã, nếu có chất 5BU thấm vào tế bào thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Chỉ có 1 phát biểu đúng, đó là I. → Đáp án A.
I đúng. Vì các gen trên 1 NST thì có số lần nhân đôi bằng
II sai. Vì các gen khác nhau thì thường có số lần phiên mã khác nhau.
III sai. Vì các gen ở trong tế bào chất thì có số lần nhân đôi khác với các gen trong nhân.
IV sai. Vì dịch mã không gây đột biến gen.
Câu 26 [988763]: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến.
II. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.
III. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không gây hại cho thể đột biến.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Chỉ có phát biểu III đúng. → Đáp án A.
I sai. Vì có thể đoạn bị mất gen là đoạn mang những gen quy định các tính trạng không tốt. Trong trường hợp này thì mất đoạn có thể có lợi cho thể đột biến.
II sai. Vì có những đoạn NST không mang gen. Do đó, nếu mất đoạn NST ở vị trí không mang gen thì sẽ không mất gen hoặc lặp đoạn NST ở vị trí không có gen thì cũng không làm tăng số bản sao của gen.
IV sai. Vì đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự gen trên NST → có thể gây hại cho thể đột biến.
Câu 27 [988764]: Cho biết mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường. Cho cơ thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng lai với nhau. Có tối đa bao nhiêu sơ đồ lai?
A, 10.
B, 12.
C, 15.
D, 4.
HD
48.PNG
Câu 28 [988765]: Ở một loài động vật, xét 3 phép lai sau:
Phép lai 1: (P) XAXA × XaY.
Phép lai 2: (P) XaXa × XAY
Phép lai 3: (P) Dd × Dd.
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; các phép lai trên đều tạo ra F1, các cá thể F1 của mỗi phép lai ngẫu phối với nhau tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong 3 phép lai (P) có:
I. 3 phép lai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới.
II. 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu hình lặn.
III. 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới.
IV. 2 phép lai đều cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
HD
49.PNG
Câu 29 [988766]: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi không xảy ra đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di – nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
II. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
III. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
IV. Sự thay đổi đột ngột của điều kiện thời tiết làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể có thể dẫn tới loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
A, 3.
B, 1.
C, 2.
D, 4.
Các phát biểu I, II, IV đúng. → Đáp án A.
Còn lại, phát biểu III sai. Vì với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
Câu 30 [988767]: Để tăng năng suất cây trồng thông qua điều khiển quang hợp, cần chú trọng bao nhiêu biện pháp sau đây?
I. Bón phân, tưới nước hợp lí, thực hiện kĩ thuật giúp cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời 1 cách hiệu quả.
II. Thực hiện các biện pháp kĩ thuật giúp cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách hiệu quả.
III. Tuyển chọn và tạo ra các giống cây có cường độ quang hợp cao.
IV. Tuyển chọn giống cây có sản phẩm quang hợp phân bố vào các bộ phận có giá trị kinh tế tỉ lệ cao.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Đáp án: D
Câu 31 [988022]: Ở cà chua, alen A quy định quả to trội hoàn toàn so với gen alen a quy định quả nhỏ, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Những cây tứ bội khi giảm phân cho giao tử lưỡng bội có sức sống. Theo lí thuyết, nếu không xảy ra thêm đột biến, cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBbb khi lai phân tích sẽ cho kiểu hình quả to, hoa đỏ ở đời con là
A, 35/36.
B, 5/36.
C, 25/36.
D, 31/36.
Đáp án C
- AAaa cho giao tử chứa 5/6A---; tương tự BBbb cho giao tử chứa 5/6B---.
Do vậy, tỉ lệ quả to, hoa đỏ ở đời con khi lai phân tích = 5/6A--- x 5/6B--- = 25/36.
Câu 32 [988023]: Giả sử có 4 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen..giảm phân tạo tinh trùng. Biết không phát sinh đột biến. Tỉ lệ của các loại tinh trùng đó có thể là tỷ lệ nào sau đây?
A, 2:2:1:1.
B, 4:4:1:1.
C, 3:3:1:1.
D, 3:1.
Đáp án C.
TH1: Cả 4 tế bào cùng 1 kiểu phân li tạo 2 loại tinh trùng với tỷ lệ 1:1.
TH2: Có 2 kiểu phân li với số tế bào của mỗi kiểu là 2, 2 thì các loại tinh trùng có tỷ lệ là 1:1:1:1.
TH3: Có 2 kiểu phân li với số tế bào của mỗi kiểu là 3, 1 thì các loại tinh trùng có tỷ lệ là 3:3:1:1.
Câu 33 [988024]: Một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng nằm trên NST thường, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cơ thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 9 kiểu gen.
II. Nếu các gen liên kết hoàn toàn thì F1 có tối thiểu 2 kiểu hình.
III. F1 có kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm trên 50%.
IV. Nếu hoán vị gen chỉ xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử đực thì F1 có tối đa 7 loại kiểu gen.
A, 1.
B, 2.
C, 4.
D, 3.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. → Đáp án B.
I sai. Vì nếu 2 cặp gen cùng nằm trên một cặp NST và có hoán vị gen thì F1 sẽ có 10 kiểu gen.
II đúng. Vì khi liên kết hoàn toàn thì chỉ có 3 kiểu hình hoặc 2 kiểu hình. → Tối thiểu có 2 kiểu hình.
III sai. Vì kiểu hình A-B- luôn = 0,5 + đồng hợp lặn. Nếu không xảy ra hoán vị và P có kiểu gen dị hợp tử chéo thì kiểu hình đồng hợp lặn = 0 nên kiểu hình A-B- = 50%.
IV đúng. Vì P dị hợp 2 cặp gen, hoán vị gen ở một giới tính thì F1 có 7 kiểu gen.
Câu 34 [988025]: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
II. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
III. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
IV. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở thực vật.
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV. → Đáp án C.
Cách ly địa lý chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần KG giữa các quần thể → II, III sai.
Câu 35 [988026]: Ở một quần thể thực vật, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có thành phần kiểu gen: 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu trong quá trình sinh sản, chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ và kiểu hình hoa trắng sẽ tăng dần, tỉ lệ kiểu hình hoa vàng sẽ giảm dần.
II. Nếu trong quá trình sinh sản, hạt phấn của các cây hoa trắng không có khả năng thụ tinh thì tần số alen A sẽ giảm dần.
III. Nếu ở F2, quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa thì có thể đã chịu tác động của di - nhập gen.
IV. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa vàng thì có thể không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
A, 4.
B, 2.
C, 1.
D, 3.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án B.
I đúng. Vì các cây cùng màu hoa giao phấn với nhau thì đấy là giao phấn không ngẫu nhiễn. Giao phấn không ngẫu nhiên sẽ làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen của quần thể theo hướng giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp (giảm hoa vàng) và tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp (tăng hoa đỏ và hoa trắng).
II sai. Vì nếu hạt phấn của cây hoa trắng không có khả năng thụ tinh thì chọn lọc đang chống lại alen a. Do đó sẽ làm giảm tần số alen a và tăng tần số alen A.
III đúng. Vì khi tần số alen và thành phần kiểu gen thay đổi một cách đột ngột thì có thể do tác động của di - nhập gen hoặc các yếu tố ngẫu nhiên.
IV sai. Vì nếu chọn lọc chống lại hoa vàng (Aa) thì sẽ làm thay đổi tần số alen theo hướng tăng tần số alen a và giảm tần số alen A.
Câu 36 [988027]: Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật A, B, C, D, E, F, G, H, I, K, L, N được mô tả bằng sơ đồ hình bên. Cho biết loài A, C là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
4.PNG

I. Chuỗi thức ăn ngắn nhất trong lưới thức ăn có 4 bậc dinh dưỡng.
II. Lưới thức ăn có 10 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loài K bị tuyệt chủng thì sẽ kéo theo sự tuyệt chủng của 2 loài.
IV. Nếu số lượng cá thể của loài N giảm xuống thì số lượng cá thể của loài I sẽ tăng lên.
A, 4.
B, 3.
C, 2.
D, 1.
Có hai phát biểu đúng là I và IV. → Đáp án C.
- I đúng. Vì chuỗi thức ăn ngắn nhất trong lưới thức ăn gồm 2 chuỗi CDEN, CKLN có 4 bậc dinh dưỡng.
- II sai. Vì lưới thức ăn này có 11 chuỗi thức ăn. Gồm các chuỗi: AFGHIN, ABGHIN, ABKHIN, ABKLIN, ABKLN, ABKDEN, CDEN, CKDEN, CKLN, CKHIN, CKLIN.
- III sai. Vì trong lưới thức ăn, có 3 loài sử dụng loài K làm thức ăn là H, L và D. Tuy nhiên, nếu loài K bị tuyệt chủng thì chỉ kéo theo sự tuyệt chủng của loài L, vì hai loài còn lại sẽ sử dụng loài khác làm thức ăn.
- IV đúng. Vì loài N sử dụng loài I làm thức ăn, nếu nếu số lượng loài N giảm thì sẽ kéo theo sự tăng số lượng cá thể của loài I.
Câu 37 [988028]: Một loài thực vật, thực hiện phép lai: AABB × aabb, thu được các hạt F1. Gây đột biến tứ bội hóa F1 bằng dung dịch colchicine, với hiệu suất xử lý đột biến là 15%. Đem các hạt (cả tứ bội và lưỡng bội) trồng thành các cây F1 rồi cho giao phấn ngẫu nhiên. Theo lý thuyết, tỉ lệ đời con mang ít nhất 1 tính trạng trội là?
A, 9583/9600.
B, 47/60.
C, 3431/3600.
D, 3123/3600.
Đáp án C.
- Hợp tử F1 có kiểu gen AaBb, các hạt F1 bị đột biến với tần số 15% thì trong số các cây F1 sẽ có 85%AaBb và 15%AAaaBBbb.
- Tỉ lệ giao tử 2n mang toàn alen lặn (ab) = 0,85 × 1/4 = 17/80.
Tỉ lệ giao tử 4n mang toàn alen lặn (aabb) = 0,15 × 1/36 = 1/240.
=> Tỉ lệ cá thể mang 2 tính trạng lặn (aabb + aaaabbbb + aaabbb) = (17/80)2 + 2 x (17/80 x 1/240) + (1/240)2 = 169/3600; do vậy tỉ lệ mang ít nhất 1 tính trạng trội = 3431/3600.
Câu 38 [988029]: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Kiểu gen có cả A và B thì cho hoa đỏ; kiểu gen chỉ có A hoặc B thì cho hoa vàng, kiểu gen không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cặp gen Dd ở cặp NST tương đồng khác quy định tính trạng hình dạng quả, trong đó D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với d quy định quả dài. Ở thế hệ P, cho cây hoa đỏ, quả tròn lai với cây hoa vàng, quả tròn, thu được F1 có 32 kiểu tổ hợp giao tử. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các cơ thể P cho tổng cộng 8 loại giao tử khác nhau.
II. F1 có 6 loại kiểu hình với tỉ lệ là 12 : 9 : 4 : 3 : 3 : 1.
III. Trong các cây hoa vàng, quả tròn F1, có 1/4 số cây thuần chủng.
IV. Cho những cây hoa đỏ, quả tròn F1 giao phấn ngẫu nhiên, F2 thu được cây hoa trắng, quả dài chiếm tỉ lệ 1/324.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng là I, II và IV. => Đáp án C.
Theo đề, P: A-B-D- × A-bbD- (hoặc aaB-D-) => F1 có 32 kiểu tổ hợ giao tử.
=> P đã xảy ra phép lai AaBbDd × AabbDd (hoặc aaBbDd), ở đây 1 trong 2 kiểu gen đều cho kết quả giống nhau.
- I đúng, cơ thể AaBbDd cho tối đa 8 loại giao tử, cơ thể còn lại cho 4 loại giao tử và đều trùng với 8 loại trước.
- II đúng, tỉ lệ của F1 = (3 tròn : 1 dài) × (3 đỏ : 4 vàng : 1 trắng) = 12 : 9 : 4 : 3 : 3 : 1.
- III sai, các cây hoa vàng quả tròn có kiểu gen gồm (2/3Dd + 1/3DD) × (1/4AAbb + 2/4Aabb + 1/4aaBb)
=> Tỉ lệ các cây thuần chủng = 1/3 × 1/4 = 1/12.
- IV đúng, những cây hoa đỏ, quả tròn F1 có kiểu gen gồm (2/3Dd + 1/3DD) x (2/3AaBb + 1/3AABb)
• Nhóm 2/3Dd + 1/3DD cho giao tử gồm 2/3D và 1/3d;
• Nhóm 2/3AaBb + 1/3AABb cho giao tử gồm 2/6AB + 2/6Ab + 1/6aB + 1/6ab.
=> Tỉ lệ giao tử abd = 1/6 × 1/3 = 1/18.
Do vậy, khi nhóm này ngẫu phối, tỉ lệ hoa trắng, quả dài ở đời con = (1/18)2 = 1/324.
Câu 39 [988030]: Một quần thể thực vật lưỡng bội, màu hoa do một gen có 2 alen quy định, trong đó alen A (đỏ) trội hoàn toàn so với alen a (trắng). Biết rằng quần thể có đầy đủ các loại kiểu gen và kiểu hình. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Khi quần thể cân bằng di truyền, nếu biết tỉ lệ 1 loại kiểu hình trở lên thì có thể xác định được cấu trúc di truyền của quần thể.
II. Dù quần thể ngẫu phối hay tự phối, tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của quần thể luôn khác nhau.
III. Khi quần thể tự phối qua các thế hệ, tỉ lệ hoa đỏ giảm dần.
IV. Khi quần thể ngẫu phối cân bằng, các cây có kiểu gen thuần chủng luôn chiếm ít nhất 50%.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Cả 4 phát biểu đều đúng. => Đáp án D.
- I đúng, vì khi quần thể cân bằng, ta có p2AA+ 2pqAa + q2aa = 1 nên chỉ cần biết 1 loại kiểu hình, ta có thể tính được tần số alen và thành phần kiểu gen.
- II đúng, vì hoa đỏ có 2 loại kiểu gen, do đó tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình luôn khác nhau.
- III đúng, vì khi tự thụ phấn, tỉ lệ aa tăng lên, tức tỉ lệ A- quy định hoa đỏ giảm dần.
- IV đúng, khi quần thể cân bằng thì tỉ lệ Aa lớn nhất chiếm 50% (lúc đó A = a = 0,5), do vậy tỉ lệ thuần chủng lúc này chiếm ít nhất 50%.
Câu 40 [988031]: Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh do gen lặn ở 1 gia đình, trong đó có 1 gen bệnh liên kết với vùng không tương đồng của NST giới tính X, gen bệnh còn lại nằm trên NST thường.
22.PNG
Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong phả hệ có 7 người chưa thể xác định chính xác kiểu gen.
II. Người 12 có thể có kiểu gen giống với người số 7.
III. Nếu người 11 có mang gen bệnh 1, đứa con sắp chào đời của cặp 10 – 11 không bị bệnh với xác suất 5/8.
IV. Nếu 1 và 2 đều mang alen bệnh 1 thì khả năng đứa con thứ 2 của cặp 7-8 bị ít nhất 1 bệnh là 1/3.
A, 1.
B, 4.
C, 3.
D, 2.
HD
240.PNG