Đáp án
1A
2A
3C
4C
5B
6D
7C
8C
9D
10B
11B
12D
13A
14B
15C
16C
17B
18D
19A
20B
21D
22B
23A
24C
25B
26B
27B
28B
29B
30D
31B
32C
33B
34C
35D
36B
37A
38D
39C
40D
Đáp án Đề minh họa số 28 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [988338]: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều dùng chung một bộ mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ), điều này chứng tỏ mã di truyền có tính phổ biến.
B, Nhiều bộ ba cùng xác định một loại axit amin, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính đặc hiệu.
C, Một bộ ba chỉ mã hóa 1 axit amin, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính thoái hóa.
D, Tính đặc hiệu của mã di truyền là bằng chứng về nguồn gốc chung của các loài sinh vật.
Đáp án: A
Câu 2 [988339]: Gây đột biến tứ bội từ các hợp tử Aa thì sẽ tạo ra được hợp tử có kiểu gen nào sau đây?
A, AAaa.
B, Aaaa.
C, AAAA.
D, aaaa.
Đáp án: A
Câu 3 [988340]: Mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng phân li đồng đều về các giao tử trong quá trình giảm phân tạo giao tử là cơ sở tế bào học của quy luật
A, hoán vị gen.
B, liên kết gen.
C, phân li.
D, phân li độc lập.
Đáp án: C
Câu 4 [988341]: Biện pháp nào sau đây sẽ góp phần giúp cơ thể hạn chế các bệnh về tim mạch?
A, Tập thể dục thường xuyên, liên tục và ngay cả những lúc đang ốm đau.
B, Phải thường xuyên lo lắng để tăng nhịp đập cho tim.
C, Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ phù hợp.
D, Tăng cường uống rượu, hút thuốc lá để tăng kích thích cho hệ tuần hoàn.
Đáp án: C
Câu 5 [988342]: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể?
A, Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
B, Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C, Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ.
D, Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
Đáp án B. Vì đột biến đảo đoạn NST không làm thay đổi số lượng gen trên NST.
A sai. Vì đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên NST.
C sai. Vì đột biến chuyển đoạn tương hỗ có thể làm tăng hoặc giảm số lượng gen trên NST.
D sai. Vì đột biến mất đoạn NST làm giảm số lượng gen trên NST.
Câu 6 [988343]: Biết không xảy ra đột biến, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, ở đời con của phép lai nào sau đây có kiểu hình đồng hợp lặn chiếm 25%?
A, Aa × aa.
B, AA × Aa.
C, XaXa × XAY.
D, XAXa × XAY.
Cây có kiểu hình đồng hợp lặn chiếm 25% = → Mỗi alen lặn chiếm 50%
Trong các phép lai trên, chỉ có phép lai D cho kiểu hình lặn XaY = Xa ×Y
A sai vì phép lai Aa x aa → Kiểu hình aa = a . 100%a = = 50%.
B sai vì phép lai AA x Aa → Kiểu hình aa = 0%.
C sai vì phép lai XaXa × XAY → Kiểu hình lặn : = XaY = = 50%.
Câu 7 [988344]: Khi nói về các cơ chế cách li sinh sản, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Có giao phối tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển được thì gọi là cách li trước hợp tử.
B, Trong tự nhiên, chim sáo mỏ vàng không giao phối với sáo mỏ đen nhưng khi nhốt chung trong 1 chuồng thì có giao phối với nhau. Đây là cách li sau hợp tử.
C, Các động vật khác loài không giao phối với nhau vì có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau thì gọi là cách li cơ học.
D, Ngựa cái lai với lừa đực sinh ra con la bất thụ. Đây là biểu hiện của dạng cách li trước hợp tử.
Đáp án: C
Câu 8 [988345]: Axit amin serin do 6 bộ ba khác nhau cùng mã hóa, axit amin prolin do 4 bộ ba khác nhau cùng mã hóa; axit amin alanin do 4 bộ ba khác nhau mã hóa. Theo lí thuyết, trong quá trình dịch mã có tối đa bao nhiêu loại tARN khác nhau về anticôđon tham gia vận chuyển 3 loại axit amin này?
A, 15.
B, 13.
C, 14.
D, 16.
Số loại tARN = 6+4+4 = 14
Câu 9 [988346]: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, quá trình nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?
A, Đột biến.
B, Chọn lọc tự nhiên.
C, Di – nhập gen.
D, Giao phối ngẫu nhiên.
Nhân tố tiến hóa là những nhân tố làm thay đổi tần số alen hoặc thành phần kiểu gen của quần thể hoặc vừa làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Trong các nhân tố trên, giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → Đáp án D.
Các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên, di – nhập gen đều là các nhân tố tiến hóa vì nó vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 10 [988347]: Bằng chứng trực tiếp chứng minh mối quan hệ tiến hoá giữa các loài sinh vật là
A, bằng chứng giải phẫu so sánh.
B, bằng chứng hoá thạch.
C, bằng chứng sinh học phân tử.
D, bằng chứng sinh học tế bào.
- Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp của tiến hóa. Bởi vì dựa vào hóa thạch sẽ cho phép xác định được lịch sử phát triển và diệt vong của loài.
- Các bằng chứng về giải phẫu so sánh, sinh học phân tử, sinh học tế bào, … đều là những suy luận gián tiếp. Vì việc dựa vào giải phẫu so sánh cho phép suy ra hai loài có các cơ quan tương đồng chứng tỏ chúng có cùng một nguồn gốc tiến hóa. Việc suy luận này chỉ mang tính dự đoán của loài người chứ đúng hay sai thì cần phải có hóa thạch để kiểm chứng. Do đó chỉ có hóa thạch mới là bằng chứng quan trọng nhất, và là bằng chứng trực tiếp.
Câu 11 [988979]: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể hoặc có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể?
A, Đột biến.
B, Di - nhập gen.
C, Các yếu tố ngẫu nhiên.
D, Giao phối không ngẫu nhiên.
Đáp án B. Vì nhập gen thì có thể làm tăng tính đa dạng di truyền còn di gen thì có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 12 [988980]: Các cặp NST tương đồng phân li một cách độc lập trong quá trình hình thành giao tử là cơ sở tế bào học của quy luật
A, hoán vị gen.
B, liên kết gen.
C, phân li.
D, phân li độc lập.
Đáp án: D
Câu 13 [988981]: Kiểu tương tác nào sau đây là tương tác giữa các gen cùng alen?
A, Đồng trội.
B, Cộng gộp.
C, Bổ sung.
D, Át chế.
Đáp án A. Tương tác giữa các gen alen là kiểu tương tác giữa A và a. Bao gồm có tương tác trội lặn hoàn toàn và tương tác trội lặn không hoàn toàn.
Câu 14 [988982]: Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen. Tần số hoán vị gen được tính bằng tổng tỉ lệ % của 2 loại giao tử nào sau đây?
A, AB và ab.
B, Ab và aB.
C, Ab và ab.
D, AB và aB.
Đáp án: B
Câu 15 [988983]: Theo Menden, alen quy định nhiều quả và alen quy định kiểu hình nào sau đây sẽ phân li đồng đều về các giao tử trong quá trình giảm phân?
A, Thân cao.
B, Hoa trắng.
C, ít quả.
D, Hạt vàng.
Đáp án: C
Câu 16 [988984]: Sử dụng huyết áp kế để đo huyết áp khi tiến hành thực hành, khi kim đồng hồ chỉ ở khoảng nào sau đây thì dừng bơm khí vào túi cao su của huyết áp kế (dừng vặn nút xoay).
A, 110mmHg – 150mmHg.
B, 70mmHg – 120mmHg.
C, 160mmHg – 180mmHg.
D, 80mmHg – 110mmHg.
Đáp án: C
Câu 17 [988985]: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
A, Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hoá.
B, Các cơ chế cách ly thúc đẩy sự thay đổi tần số alen của quần thể.
C, Giao phối gần không làm thay đổi tần số tương đối các alen trong quần thể.
D, Đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá.
Đáp án B vì các cơ chế cách ly chỉ góp phần làm phân hóa vốn gen của quần thể được tạo ra do các nhân tố tiến hóa.
Câu 18 [988986]: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu sau đây sai?
A, Tuổi bình quân của tất cả các cá thể trong quần thể sinh vật được gọi là tuổi quần thể.
B, Tuổi thọ thực tế của 1 cá thể được gọi là tuổi sinh thái của cá thể đó.
C, Tuổi thọ có thể đạt được của 1 cá thể được gọi là tuổi sinh lí của cá thể đó.
D, Một quần thể luôn có đủ 3 nhóm tuổi, đó là tuổi trước sinh sản, tuổi đang sinh sản, tuổi sau sinh sản.
Đáp án D. Vì có những quần thể, có thể chỉ có nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi đang sinh sản (Mà không có nhóm tuổi sau sinh sản).
Câu 19 [988987]: Khi nguồn sống của quần thể bị khan hiếm thì chỉ số nào sau đây bị suy giảm?
A, Tuổi sinh thái.
B, Tỉ lệ xuất cư.
C, Tỉ lệ tử vong.
D, Cạnh tranh cùng loài.
Đáp án A. Vì khi nguồn sống của môi trường cạn kiệt thì sinh sản giảm, tuổi thọ cá thể giảm (tuổi sinh thái giảm; sức sống của cá thể con bị giảm; kích thước quần thể giảm (tổng số cá thể của quần thể giảm); cạnh tranh cùng loài tăng, mức tử vong tăng.
Câu 20 [988988]: Trong giới hạn sinh thái, vùng chống chịu là vùng
A, sinh vật sẽ bị chết.
B, gây ức chế đối với sinh vật.
C, sinh vật phát triển tốt nhất.
D, sinh vật sinh sản tốt nhất.
Đáp án: B
Câu 21 [988989]: Phong lan sống bám trên cây thân gỗ là mối quan hệ gì?
A, Cộng sinh.
B, Cạnh tranh khác loài.
C, Kí sinh.
D, Hội sinh.
Đáp án: D
Câu 22 [988990]: Bò và dê cùng ăn cỏ. Quan hệ giữa bò và dê là?
A, Cạnh tranh cùng loài.
B, Cạnh tranh khác loài.
C, Hợp tác.
D, Hội sinh.
Đáp án: B
Câu 23 [988991]: Khi nói về cải tạo đất, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trồng cây họ đậu trên đất nghèo dinh dưỡng là biện pháp làm tăng hàm lượng nitơ cho đất.
II. Bón phân đạm vô cơ cho đất sẽ làm tăng độ pH của đất (giảm độ chua của đất).
III. Đối với đất chua, thì cần tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế bón phân vô cơ cho cây.
IV. Sử dụng loại phân hữu cơ thay cho các loại phân bón vô cơ sẽ góp phần làm tăng độ chua của đất.
A, 2.
B, 4.
C, 3.
D, 1.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. => Đáp án A.
II sai. Vì bón phân đạm vô cơ sẽ cung cấp ion axit cho đất, do đó sẽ làm giảm độ pH của đất (tăng độ chua của đất).
IV sai. Vì bón phân hữu cơ thay cho các loại phân bón vô cơ sẽ góp phần làm tăng độ phì nhiêu của đất, do đó sẽ làm giảm độ chua của đất.
Câu 24 [988992]: Có bao nhiêu biện pháp sau đây sẽ góp phần giúp cơ thể giữ cho hệ tim mạch được khỏe mạnh?
I. Tập thể dục thường xuyên, liên tục, ngay cả khi cơ thể đang mệt mỏi.
II. Giữ tâm trạng thoải mái và nói không với thuốc lá.
III. Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ phù hợp.
IV. Hạn chế ăn trái cây và rau, củ quả.
A, 1.
B, 4.
C, 2.
D, 3.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III. => Đáp án C.
I sai. Vì khi cơ thể đang mệt mỏi thì không nên tập thể dục. Nếu tập thể dục lúc cơ thể đang mệt mỏi thù sẽ sinh bệnh.
IV sai. Vì tăng lượng trái cây thì sẽ tăng vitamin và khoáng chất, do đó mới làm cho cơ thể khỏe mạnh.
Câu 25 [988993]: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A, Đột biến gen luôn làm biến đổi cấu trúc của gen.
B, Đột biến gen nếu không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit thì sẽ không gây hại cho thể đột biến.
C, Đột biến gen phụ thuộc vào tác nhân đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
D, Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa và chọn giống.
Đáp án: B
Câu 26 [988994]: Ở một loài sinh vật, cơ thể đực có kiểu gen AaBBDdee, cơ thể cái có kiểu gen AaBbDdee. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 6% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có 2% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, 4% số tế bào khác có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Khi nói về tỉ lệ giao tử của các cơ thể trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong số các giao tử của cơ thể đực, loại giao tử mang kiểu gen AaBDe chiếm tỉ lệ là 1,5%.
II. Trong số các giao tử của cơ thể đực, loại giao tử mang kiểu gen aBDe chiếm tỉ lệ là 23,5%.
III. Trong số các giao tử của cơ thể cái, loại giao tử mang kiểu gen aBbDde chiếm tỉ lệ là 0,01%.
IV. Trong số các giao tử của cơ thể cái, loại giao tử mang kiểu gen ABde chiếm tỉ lệ là 11,76%.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II. => Đáp án D.
I đúng. Ở cơ thể đực, loại giao tử mang kiểu gen AaBDe chiếm tỉ lệ = 0,03 × 1 × 0,5 × 1 = 0,015 = 1,5%.
II đúng. Ở cơ thể đực, loại giao tử mang kiểu gen aBDe chiếm tỉ lệ = 0,47 × 1 × 0,5 × 1 = 0,235 = 23,5%.
III sai. Ở cơ thể cái, loại giao tử mang kiểu gen aBbDde chiếm tỉ lệ = 0. Vì không xảy ra đột biến đồng thời ở cặp Bb và Dd (tế bào đột biến ở cặp Bb thì không đột biến ở cặp Dd)
IV sai. Ở cơ thể cái, loại giao tử mang kiểu gen ABde được sinh ra từ các tế bào không đột biến. Do đó, loại giao tử ABde chiếm tỉ lệ = 0,94 × 1/2 × 1/2 ×1/2 × 1 = 0,1175 = 11,75%.
Câu 27 [988995]: Có 5 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen giảm phân tạo giao tử. Biết không có đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Nếu tạo ra giao tử AB với tỉ lệ 1/4 thì chứng tỏ không có hoán vị gen.
B, Nếu tạo ra giao tử Ab với tỉ lệ 1/20 thì chứng tỏ có 1 tế bào xảy ra hoán vị gen.
C, Nếu tạo ra giao tử ab với tỉ lệ 2/5 thì chứng tỏ có 4 tế bào xảy ra hoán vị gen.
D, Nếu tạo ra giao tử aB với tỉ lệ 1/5 thì chứng tỏ có 3 tế bào xảy ra hoán vị gen.
Đáp án B.
Có x tế bào sinh tinh của cơ thể giảm phân có y tế bào xảy ra hoán vị thì tỉ lệ của các tế bào là (2x-y):(2x-y):y:y.
Trong đó giao tử liên kết có tỉ lệ = (2x-y)/4x; Giao tử hoán vị có tỉ lệ = y/4x. Ở bài này, x = 5 và y giao động từ 0 đến 5.
Giao tử AB = 1/4 = (10-y)/20 thì suy ra y = 5. Tức là tất cả các tế bào đều hoán vị. → A sai.
Giao tử Ab = 1/20 = y/20 thì suy ra y = 1. Tức là có 1 tế bào hoán vị. → B đúng.
Giao tử ab = 2/5 = (10-y)/20 thì suy ra y = 2. Tức là có 2 tế bào hoán vị. → C sai.
Giao tử aB = 1/5 = y/20 thì suy ra y = 4. Tức là có 4 tế bào hoán vị. → D sai.
Câu 28 [988996]: Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng do một cặp gen quy định, trong đó alen trội là trội hoàn toàn, các gen này liên kết với nhau. Đem cây P dị hợp 2 cặp gen giao phấn với cây có kiểu hình khác, thu được F1 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1. Biết rằng không có trao đổi chéo và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. F1 luôn có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.
II. F1 có tỉ lệ kiểu hình 2 tính trạng trội chiếm 50%.
III. Cho F1 ngẫu phối, đời con có tối đa 6 loại kiểu gen.
IV. Nếu F1 xuất hiện kiểu hình 2 tính trạng lặn, thì F1 có 50% cá thể có kiểu gen giống bố hoặc mẹ.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
HD
70.PNG
Câu 29 [988997]: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen, trong đó mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Đem cây (P) dị hợp 2 cặp gen lai với cây M, thu được F1 có 7 loại kiểu gen. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tổng tỉ lệ các kiểu hình một tính trạng trội lớn hơn tổng tỉ lệ kiểu hình hai tính trạng trội.
II. Cây M có thể có kiểu gen giống cây P.
III. F1 có ít nhất 2 loại kiểu hình.
IV. Đem cây P lai phân tích, đời con thu được tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.
A, 4.
B, 3.
C, 2.
D, 1.
HD
71.PNG
Câu 30 [988998]: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST dẫn đến sự trao đổi đoạn giữa 2 NST không tương đồng.
II. Một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại dẫn tới làm phát sinh đột biến đảo đoạn.
III. Đột biến lặp đoạn NST làm cho 2 alen của cùng 1 gen cùng nằm trên 1 NST, dẫn tới lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen.
IV. Đột biến đảo đoạn NST làm sắp xếp lại các gen trên 1 NST, làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Cả 4 phát biểu đúng. => Đáp án D.
Câu 31 [989284]: Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi kích thước của quần thể tăng lên quá cao thì có thể sẽ làm tăng tuổi sinh thái của cá thể.
II. Khi môi trường sống của quần thể bị thu hẹp thì thường dẫn tới làm giảm tuổi sinh lí.
III. Khi kích thước của quần thể giảm dưới kích thước tối thiểu thì quần thể sẽ bị suy thoái.
IV. Cùng một nơi ở thường có nhiều ổ sinh thái khác nhau.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. => Đáp án B.
I sai. Vì khi kích thước quần thể tăng lên quá cao thì quần thể sẽ bị thiếu nguồn sống. Khi thiếu nguồn sống thì tỉ lệ tử vong cao, dẫn tới làm giảm tuổi sinh thái.
II sai. Vì tuổi sinh lí là tuổi thọ mà cá thể có thể đạt được. Tuổi sinh lí không thay đổi theo hoàn cảnh môi trường sống, mà chỉ thay đổi theo từng loài.
Câu 32 [989285]: Ở một loài thực vật, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Hai cặp gen phân li độc lập và không có đột biến. Phép lai P: Thân cao, hoa đỏ × Thân cao, hoa đỏ, thu được F1 gồm 75% thân cao, hoa đỏ : 25% thân cao, hoa trắng. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có 4 loại kiểu hình. Theo lí thuyết, số cây có 3 alen trội ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A, 5/16.
B, 11/32.
C, 3/8.
D, 9/64.
Đáp án C.
Ta có: F1 có 2 loại kiểu hình, trong đó có 100% thân cao; mà đời F2 có 4 loại kiểu hình, suy ra P có kiểu gen là (AA × Aa)(Bb×Bb). → F1 có tỉ lệ kiểu gen là: (1/2AA : 1/2Aa)(1/4BB : 1/2Bb : 1/4bb).
F1 giao phấn ngẫu nhiên thì F2 có tỉ lệ kiểu gen là: (9/16AA : 6/16Aa : 1/16aa)(1/4BB : 1/2Bb : 1/4bb).
Ở F2, số cây có 3 alen trội (AABb + AaBB) = 9/16×1/2 + 6/16×1/4 = 3/8.
Câu 33 [989286]: Một loài thú, xét 2 cặp gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, trong đó A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với a quy định mắt trắng, B quy định đuôi dài trội hoàn toàn so với b quy định đuôi ngắn. Cho con cái dị hợp 2 cặp gen giao phối với con đực mắt đen, đuôi dài, thu được F1 có 11% số cá thể đực có mắt đen, đuôi dài. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đời P có kiểu gen dị hợp đều và khoảng cách giữa 2 gen Aa, Bb là 22cm.
II. Tỷ lệ kiểu hình mắt đen, đuôi dài ở F1 là 0,555.
III. Cho các cá thể mắt đen đuôi dài F1 ngẫu phối thì thu được kiểu hình mắt trắng, đuôi ngắn chiếm tỷ lệ là 2,145%.
IV. Nếu cho các cá thể cái F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có các cá thể đực mắt trắng, đuôi dài chiếm 9,42%.
A, 4.
B, 1.
C, 2.
D, 3.
Có 1 phát biểu đúng, đó là IV. => Đáp án B.
Ta có: XX(Aa, Bb) × XABY. => F1 trong số con đực có mắt đen, đuôi dài chiếm 11% → giao tử Xab do con cái đời P tạo ra chiếm tỷ lệ 11% => Kiểu gen của F1 là XAbXaB × XABY. Hoán vị 22% (I sai)
II sai. Tỷ lệ kiểu hình mắt đen, đuôi dài ở F1 là: XABX-- + XABY = 0,5 + 0,11 = 0,61.
III sai. Cho các cá thể mắt đen đuôi dài F1 ngẫu phối:
(0,22XABXAB + 0,28XABXaB + 0,28XABXAb+ 0,22XABXab)× XABY thì thu được kiểu hình mắt trắng, đuôi ngắn chiếm tỷ lệ là: XabY = 0,22×0,28×0,5 = 0,0308.
IV đúng. Nếu cho các cá thể cái F1 lai phân tích (0,22XABXAB + 0,28XABXaB + 0,28XABXAb+ 0,22XABXab)× XabY thì sẽ thu được Fa có các cá thể đực mắt trắng, đuôi dài chiếm: XaBY = (0,5×0,28 + 0,22×0,22) ×1/2 = 9,42%.
Câu 34 [989287]: Lưới thức ăn đồng cỏ được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
52.PNG
I. Nếu loài K bị loại hoàn toàn ra khỏi hệ sinh thái thì có thể sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các loài cỏ.
II. Nếu loài G bị loại hoàn toàn ra khỏi hệ sinh thái thì kích thước quần thể D có thể sẽ tăng lên vì có nguồn thức ăn dồi dào hơn.
III. Nếu loài D bị loại hoàn toàn ra khỏi hệ sinh thái thì lưới thức ăn còn lại 10 chuỗi thức ăn.
IV. Nếu loài cỏ C bị loại hoàn toàn ra khỏi hệ sinh thái thì 2 loài cỏ còn lại chắc chắn sẽ tăng số lượng cá thể.
V. Nếu loài cỏ A bị loại hoàn toàn ra khỏi hệ sinh thái thì cũng không ảnh hưởng gì đến loài G.
A, 5.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. => Đáp án C.
I đúng. Vì loài K bị loại bỏ thì số lượng cá thể của các loài E và G có thể sẽ tăng lên; Khi đó thì sẽ làm cho các loài A, B, C bị giảm số lượng cá thể, dẫn tới cạnh tranh giữa các loài A, B, C có thể sẽ giảm.
II đúng. Vì loài G bị loại bỏ thì loài D sẽ có nhiều thức ăn. => Loài D tăng số lượng. => Tăng kích thước quần thể. Vì D và G cùng sử dụng chung nguồn thức ăn là loài cỏ C và cỏ B. Do đó, khi G bị mất đi thì D sẽ dồi dào nguồn thức ăn, cho nên sẽ tăng số lượng cá thể.
III đúng. Vì khi mất D thì có 10 chuỗi thức ăn (có 6 chuỗi đi qua E và 4 chuỗi đi qua G)
Số chuỗi thức ăn đi qua loài E = 2×3 = 6 chuỗi.
Số chuỗi thức ăn đi qua loài G = 2×2 = 4 chuỗi.
IV sai. Vì khi loài C bị loại bỏ thì nguồn thức ăn cho loài cỏ A và cỏ B được dồi dào. Nhưng các loài E, D, G lại tập trung ăn A và B cho nên chưa thể khẳng định loài A và B sẽ tăng số lượng cá thể.
V sai. Vì các loài có quan hệ gián tiếp lẫn nhau. Khi A bị loại thì cũng gián tiếp ảnh hưởng đến G.
Câu 35 [989288]: Cho biết tính trạng màu quả do 2 cặp gen Aa và Bb quy định; Tính trạng kích thước quả do cặp gen Dd quy định. Cho cây quả to, màu đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 44,25% cây quả to, màu đỏ: 12% cây quả nhỏ, màu đỏ: 30,75% cây quả to, màu vàng : 13% cây quả nhỏ, màu vàng. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu cho P lai phân tích thì sẽ thu được đời con có tỷ lệ kiểu hình là 15% cây quả to, màu đỏ: 10% cây quả nhỏ, màu đỏ: 35% cây quả to, màu vàng : 40% cây quả nhỏ, màu vàng.
II. P có kiểu gen là .
III. Đời F1 có tối đa 10 kiểu gen quy định kiểu hình quả to, màu đỏ.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây quả nhỏ, màu đỏ ở F1, xác suất thu được cây không thuần chủng là .
A, 1.
B, 2.
C, 4.
D, 3.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. => Đáp án D.
- Ta có: F1 quả đỏ : quả vàng = 9:7 → Tương tác kiểu bổ trợ: A-B- quy định quả đỏ; A-bb, aaB-, aabb quy định quả vàng.
F1 quả to : quả nhỏ = 3:1 → D quy định quả to; d quy định quả nhỏ.
- Cây quả to, màu đỏ có kí hiệu A-B-D- = 44,25% (Đây là tỷ lệ liên kết)
Giả sử Aa, Dd liên kết với nhau.
=> A-D- = 44,25%:0,75 = 59% = 0,59.
=> Kiểu gen = 0,09 => Giao tử ad = 0,3 => Kiểu gen của P là hoặc (II sai).
I đúng. Nếu cho P lai phân tích thì sẽ thu được đời con có tỷ lệ kiểu hình là 15% cây quả to, màu đỏ ADB : 10% cây quả nhỏ, màu đỏ AdB : 35% cây quả to, màu vàng (0,15ADb, 0,1aDB, 0,1aDb) : 40% cây quả nhỏ, màu vàng (0,1Adb, 0,15adB, 0,15adb).
III đúng. Đời F1 có tối đa 5.2 = 10 kiểu gen quy định kiểu hình quả to, màu đỏ A-D-B-.
IV đúng. Lấy ngẫu nhiên 1 cây quả nhỏ, màu đỏ ở F1, xác suất thu được cây không thuần chủng là
Câu 36 [989289]: Nghiên cứu tổng sinh khối trong 4 quần xã ở các thời điểm khác nhau, người ta thu được bảng sau:
53.PNG
Theo suy luận lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 3 quần xã đang diễn ra quá trình diễn thế sinh thái nguyên sinh.
II. Ở mỗi quần xã, năm 2020 có thể có thành phần loài khác với năm 1970.
III. Các quần xã II, III và IV sẽ có cấu trúc di truyền được duy trì ổn định mãi mãi.
IV. Lưới thức ăn ở quần xã III tại năm 2020 có thể có nhiều sai khác so với năm 1990.
A, 1.
B, 3.
C, 4.
D, 2.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II, IV. => Đáp án B.
Nhìn vào sinh khối ở 4 thời điểm, chúng ta thấy quần xã II, III và IV được bắt đầu từ sinh khối bằng 0. Cho nên, đây là quá trình diễn thế nguyên sinh (bắt đầu từ môi trường trống trơn). Còn ở quần xã I thì bắt đầu từ môi trường đã có quần xã (diễn thế thứ sinh). => I đúng.
II và IV đúng. Vì quá trình diễn thế, thành phần loài bị thay đổi. Cho nên, lưới thức ăn cũng bị thay đổi.
III sai. Vì quần xã sẽ bị biến động do tác động của điều kiện môi trường và do tác động của thành phần loài trong quần xã. Trong tự nhiên, không thể tìm thấy quần xã nào tồn tại ổn định mãi mãi.
Câu 37 [989290]: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 30. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số lượng nhiễm sắc thể trong thể một ở kì sau của nguyên phân là 29.
II. Nếu xét mỗi cặp NST chứa 1 gen có 2 alen thì loài này có tối đa 450 kiểu gen dạng đột biến thể ba.
III. Một cơ thể đa bội chẵn của loài có thể có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là 150.
IV. Nếu một tế bào sinh tinh của loài giảm phân bị đột biến tất cả NST không phân li trong giảm phân I hoặc giảm phân II sẽ tạo ra các loại giao tử là 2n và O.
A, 1.
B, 4.
C, 3.
D, 2.
Chỉ có phát biểu III đúng. => Đáp án A.
I sai. Số lượng nhiễm sắc thể trong thể một ở kì sau của nguyên phân là (30-1).2 = 58
II sai. Nếu xét mỗi cặp NST chứa 1 gen có 2 alen thì loài này có tối đa 4×15×315 kiểu gen dạng đột biến thể ba.
III đúng. Một cơ thể thập bội của loài có thể có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là 150.
IV sai. Nếu một tế bào sinh tinh của loài giảm phân bị đột biến tất cả NST không phân li trong giảm phân I hoặc giảm phân II sẽ tạo ra 1 loại giao tử là 2n.
Câu 38 [989291]: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người. Biết rằng mỗi bệnh do một gen có 2 alen quy định, trong đó có một bệnh do gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định và người số 8 có em gái bị bệnh A.
54.PNG
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cả 2 bệnh đều do gen lặn quy định.
II. Xác định được chính xác kiểu gen của 7 người.
III. Cặp vợ chồng số 13 và 14 sinh con trai đầu lòng không bị bệnh với xác suất 11/32.
IV. Cặp vợ chồng số 13 và 14 sinh đứa con gái đầu lòng không mang alen bệnh với xác suất 3/8.
A, 1.
B, 2.
C, 4.
D, 3.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án D.
I đúng. Cặp vợ chồng số 1 – 2 đều không bị bệnh 1 nhưng sinh con gái số 6 bị bệnh A. => Bệnh A do gen lặn quy định nằm trên nhiễm sắc thể thường. Vì có 1 bệnh do gen nằm trên NST giới tính quy định, cho nên suy ra gen quy định bệnh B nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
Bệnh B do gen nằm trên X và người số 2 bị bệnh 2 sinh con gái số 7 không bị bệnh B => Bệnh B do gen lặn quy định.
- Quy ước: a quy định bệnh A; b quy định bệnh B.
Các alen trội tương ứng là A và B đều quy định không bị bệnh.
II đúng. Có thể xác định được chính xác kiểu gen của 6 người (1, 2, 4, 6, 9, 10, 11).
- Người số 4 bị cả hai bệnh nên kiểu gen là aaXbY.
- Người số 11 bị bệnh 2 và là con của người số 4 nên kiểu gen người số 11 là AaXbY.
- Người số 6 bị cả hai bệnh nên kiểu gen là aaXbXb.
- Người số 2 bị bệnh 2 và có con gái bị bệnh 1 cho nên kiểu gen là AaXbY.
- Người số 1 không bị bệnh nhưng sinh con gái bị cả hai bệnh nên kiểu gen là AaXBXb.
- Người nam số 10 không bị bệnh nhưng có con gái số 15 bị bệnh A cho nên kiểu gen của người số 10 là AaXBY.
- Người nữ số 9 không bị bệnh nhưng có con gái số 15 bị bệnh A và có bố (số 4) bị bệnh B nên kiểu gen của người số 9 là AaXBXb.
III đúng. Xác suất để cặp vợ chồng số 13 và 14 sinh đứa con trai đầu lòng không bị bệnh.
- Xét bệnh A:
Người số 7 có kiểu gen 1/3AA : 2/3Aa; Người số 8 không bị bệnh A nhưng có em gái bị bệnh A nên xác suất kiểu gen của người số 8 là 1/3AA : 2/3Aa. → Người số 13 là con của phép lai (1/3AA : 2/3Aa) × (1/3AA : 2/3Aa) → Cặp 7-8 sinh ra các hợp tử với tỉ lệ kiểu gen (4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa). Vì người số 13 không bị bệnh A cho nên kiểu gen của người số 13 là 4/9AA : 4/9Aa = 1/2AA : 1/2Aa.
Người số 14 có kiểu gen 1/3AA : 2/3Aa. → Cặp 13-14 sinh con không bị bệnh A với xác suất = 1 – 1/2×2/3×1/4 = 11/12.
- Xét bệnh B:
Chồng không bị 2 nên kiểu gen của chồng là XBY Vợ không bị bệnh 2, bố và mẹ của vợ không bị bệnh 2 nhưng có ông ngoại (người số 4) của vợ bị bệnh 2 nên xác suất kiểu gen của vợ là 1/2XBXb : 1/2XBXB.
=> Xác suất sinh con trai bị bệnh B = × = .
=> Xác suất sinh con trai không bị bệnh B = - = .
- Vậy xác suất sinh đứa con trai đầu lòng không bị bệnh = × 11/12 = 11/32. IV sai. Xác suất để cặp vợ chồng số 13 và 14 sinh đứa con không mang alen bệnh.
Về bệnh A: Cặp 13-14 (1/2AA : 1/2Aa) x (1/3AA : 2/3Aa) sinh con không mang alen bệnh (AA) với xác suất = 3/4×2/3 = 1/2.
Về bệnh B: Cặp 13-14 (XBY) x (1/2XBXB : 1/2 XBXb) sinh con gái không mang alen bệnh (XBXB) với xác suất = 3/8.
- Vậy xác suất sinh con không mang alen bệnh là = 1/2 × 3/8 = 3/16.
Câu 39 [989292]: Một loài thực vật, xét 3 cặp gen Aa, Bb và DD, mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây trội về 2 tính trạng do gen A và D quy định giao phấn với cây trội về 2 tính trạng do gen B và D quy định, sinh ra F1 có 4 loại kiểu hình. Cho các cây mang 3 tính trạng trội ở F1 tự thụ phấn, thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 có thể là bao nhiêu trường hợp sau đây?
I. 9:3:3:1. II. 1:2:1. III. 59:16:16:9. IV. 3:3:1:1. V. 51:24:24:1 .
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 3 tỉ lệ thỏa mãn, đó là I, II và V. => Đáp án C.
Phép lai giữa 2 cây đều đồng hợp về 1 cặp gen giao phấn với nhau, tạo ra F1 có 4 loại kiểu hình. Điều này chứng tỏ cả bố và mẹ đều phải có giao tử lặn ab. Tức là AabbDD × aaBbDD (hoặc ×). Khi đó, cây thân cao, hoa đỏ ở F1 sẽ dị hợp 2 cặp gen (AaBbDD hoặc ). - Nếu cây mang 3 tính trạng trội (A-B-D-) có kiểu gen AaBbDD thì khi cây này tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1. => I đúng.
- Nếu cây mang 2 tính trạng trội (A-B-D-) có kiểu gen và không xảy ra hoán vị gen thì khi cây này tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1. => II đúng
- Nếu cây mang 3 tính trạng trội (A-B-D-) có kiểu gen và xảy ra hoán vị gen với tần số 20% thì khi cây này tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ kiểu hình là: (0,5 + 0,01)A-B-D- : (0,25 – 0,01)A-bbD- : (0,25 – 0,01)aaB-D- : 0,01 aabbD- = 51:24:24:1. => V đúng.
Câu 40 [989293]: Ở một loài thú, xét 3 cặp gen Aa, Bb, Dd; mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho con đực mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng giao phối với con cái mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng, thu được F1. Ở giới cái của F1, có 12 loại kiểu gen, trong đó không có kiểu gen đồng hợp lặn; Con cái mang kiểu gen đồng hợp gen trội chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đời P đã có hoán vị gen với tần số 40%.
II. Ở F1, loại cá thể có 3 alen trội chiếm tỉ lệ 25%.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái có 2 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể mang 4 alen trội là 20%.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể đực có 3 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể mang 3 alen trội là 2/3.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.
Bài toán cho biết, giới cái của F1 có 12 kiểu gen, điều này chứng tỏ tổng số kiểu gen ở F1 = 24 kiểu gen. Khi F1 có 24 kiểu gen thì chứng tỏ 2 cặp gen nằm trên X và 1 cặp gen nằm trên NST thường.
Kiểu gen của P có thể là: ♀AaXBdXbD × ♂AaXBDY, thu được F1 có số cá thể mang kiểu hình lặn về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 2,5%. → XbdY = 4 × 2,5% = 10%. → Xbd = 20%. → Tần số hoán vị = 40%. → I đúng.
Ta có: Aa × Aa → 1AA : 2Aa : 1aa.
♀XBdXbD × ♂XBDY → XBDXBD = XBDY = XBDXbd = XbdY = 10%; XBDXBd = XBdY = XBDXbD = XbDY = 15%. Kiểu hình: XBDX-- = 0,5; XBDY = XbdY = 10%; XBdY = XbDY = 15%.
II đúng. Vì ở F1, loại cá thể có 3 alen trội chiếm tỉ lệ : AA(XBdY + XbDY) + Aa(XBDY + XBDXbd) + aa(XBDXBd + XBDXbD) = = 25%.
III đúng. Vì lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái có 2 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể mang 4 alen trội (tức là mang 2 cặp gen đồng hợp trội) là = = = 20%.
IV đúng. Vì lấy ngẫu nhiên 1 cá thể đực có 3 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể mang 3 alen trội (tức là mang 3 cặp dị hợp) là = = .