Đáp án
1B
2B
3A
4C
5A
6C
7D
8C
9C
10D
11A
12D
13D
14B
15A
16C
17C
18A
19B
20C
21D
22C
23C
24A
25C
26B
27C
28A
29C
30D
31A
32D
33B
34C
35B
36B
37B
38C
39B
40B
Đáp án Đề minh họa số 29 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [989548]: Ở cây xương rồng, nước chủ yếu được thoát qua cơ quan nào sau đây?
A, Lá.
B, Thân.
C, Cành.
D, Rễ.
Ở xương rồng, nước chủ yếu được thoát qua thân do không có lá → Đáp án B
Câu 2 [989549]: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A, K.
B, Fe.
C, H.
D, Ca.
Đáp án: B
Câu 3 [989550]: Cấu trúc nào sau đây thuộc hệ dẫn truyền tim?
A, Bó His.
B, Bộ máy Gôngi.
C, Van tim.
D, Động mạch vành tim.
Đáp án: A
Câu 4 [989551]: Loài động vật nào sau đây trao đổi khí qua bề mặt cơ thể?
A, Đại bàng.
B, Trai sông.
C, Giun đất.
D, Cá chép.
Đáp án: C
Câu 5 [989552]: Côđon nào sau đây không có anticôđon tương ứng?
A, 5'UAG3'.
B, 3'UAG5'.
C, 5'UAX3'.
D, 5'AUG3'.
Đáp án: A
Câu 6 [989553]: Cơ thể có kiểu gen AabbDD giảm phân sẽ sinh ra giao tử AbD với tỉ lệ
A, 10%.
B, 12,5%.
C, 50%.
D, 25%.
Đáp án: C
Câu 7 [989554]: Một quần thể đang cân bằng di truyền có tỉ lệ kiểu gen aa chiếm 0,0225. Tần số alen A bằng bao nhiêu?
A, 0,75.
B, 0,25.
C, 0,15.
D, 0,85.
Đáp án: D
Câu 8 [989555]: Tiến hành tách phôi bò có kiểu gen AaBbDD thành 10 phôi và 10 phôi này phát triển thành 10 bò con. Nếu không xảy ra đột biến thì bò con có kiểu gen
A, AABBDD.
B, AabbDD.
C, AaBbDD.
D, aabbDD.
Đáp án C. Vì các phôi đều có kiểu gen giống với phôi ban đầu. => Kiểu gen là AaBbDD.
Câu 9 [989556]: Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây?
A, Làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
B, Làm tăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.
C, Chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen.
D, Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
Đáp án: C
Câu 10 [989557]: Cặp cơ quan nào sau đây là cặp cơ quan tương đồng?
A, Cánh chim và cánh bướm.
B, Cánh dơi và cánh bướm.
C, Gai xương rồng và gai bồ kết.
D, Tay người và cánh dơi.
Đáp án: D
Câu 11 [988706]: Đến mùa sinh sản, ve sầu cái đua nhau phát ra tiếng kêu để tìm con đực. Hiện tượng đua nhau này là thuộc mối quan hệ sinh thái nào sau đây?
A, Cạnh tranh cùng loài.
B, Cạnh tranh khác loài.
C, Ức chế cảm nhiễm.
D, Hỗ trợ cùng loài.
Đáp án A. Vì đua nhau phát ra tiếng kêu là một hình thức cạnh tranh để tìm con đực.
Câu 12 [988707]: Chim sáo mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ sinh thái gì?
A, Sinh vật ăn sinh vật.
B, Kí sinh.
C, Cộng sinh.
D, Hợp tác.
Đáp án: D
Câu 13 [988708]: Chất nào sau đây do pha sáng của quang hợp tạo ra?
A, AlPG.
B, APG.
C, CO2.
D, NADPH.
Đáp án: D
Câu 14 [988709]: Khi nói về tiêu hóa ở rắn, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Vừa có tiêu hóa nội bào vừa có tiêu hóa ngoại bào.
B, Vừa có tiêu hóa cơ học, vừa có tiêu hóa hóa học.
C, Tiêu hóa hóa học chủ yếu diễn ra ở dạ dày.
D, Tiêu hóa cơ học chủ yếu diễn ra ở ruột non.
Đáp án B.
A sai. Vì ở các loài có ống tiêu hóa thì chỉ có tiêu hóa ngoại bào mà không có tiêu hóa nội bào.
C và D đều sai. Vì tiêu hóa hóa học chủ yếu diễn ra ở ruột non, tiêu hóa cơ học chủ yếu diễn ra ở dạ dày.
Câu 15 [988710]: Một phân tử ADN có 20% số nuclêôtit loại G. Phát biểu nào sau đây đúng?
A, Tỉ lệ là bằng 3/2.
B, ADN này có 30% số nucleotit loại X.
C, Số nucleotit loại X nhiều hơn số nucleotit loại T.
D, ADN này có 20% số nucleotit loại T.
G = 20% thì A = 30%. => A/G = 30%/20% = 3/2. Đáp án A.
Câu 16 [988711]: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 đã xuất hiện thể đột biến có 25 nhiễm sắc thể. Thể đột biến này có thể được phát sinh nhờ bao nhiêu cơ chế sau đây?
I. Rối loạn giảm phân, một cặp nhiễm sắc thể không phân li.
II. Rối loạn nguyên phân, một cặp nhiễm sắc thể không phân li.
III. Tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc.
IV. Rối loạn giảm phân, tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li.
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Có 2 trường hợp, đó là I và II. -> Đáp án C.
- Đột biến lệch bội có thể được phát sinh trong giảm phân hoặc trong nguyên phân.
- III sai. Vì trao đổi chéo không cân thì sẽ làm phát sinh đột biến cấu trúc NST.
IV sai. Vì tất cả các cặp NST không phân li thì sẽ phát sinh đột biến đa bội.
Câu 17 [988712]: Hai cặp gen Aa và Bb cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể, cách nhau 20cm. Một cơ thể dị hợp về 2 cặp gen giảm phân không xảy ra đột biến. Có thể sinh ra loại giao tử với tỉ lệ nào sau đây?
A, 30%.
B, 20%.
C, 40%.
D, 15%.
Nếu cơ thể dị hợp tử đều thì giao tử Ab có tỉ lệ = 10%; nếu cơ thể dị hợp tử chéo thì giao tử Ab có tỉ lệ 40%. -> Đáp án C.
Câu 18 [988713]: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
A, 2.
B, 4.
C, 3.
D, 1.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. Đáp án A.
I sai. Vì CLTN thường không làm thay đổi đột ngột tần số alen của quần thể.
III sai. Vì các yếu tố ngẫu nhiên thường không tiêu diệt quần thể.
Câu 19 [988714]: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao dẫn tới có thể sẽ làm tiêu diệt quần thể.
B, Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
C, Kích thước quần thể thường ổn định và đặc trưng cho từng loài.
D, Các quần thể cùng loài luôn có kích thước quần thể giống nhau.
A sai. Vì kích thước quần thể quá lớn thì không thể tiêu diệt quần thể.
B đúng. Vì kích thước xuống dưới mức tối thiểu thì dễ rơi vào tuyệt chủng.
C sai. Vì kích thước quần thể biến động theo tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, nhập cư và xuất cư.
D sai. Vì kích thước quần thể phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Do đó, các quần thể của cùng một loài sống ở các điều kiện môi trường khác nhau thường có kích thước quần thể khác nhau.
Câu 20 [988715]: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Trong quần xã đỉnh cực, chỉ có một loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
B, Khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn.
C, Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
D, Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì các chuỗi thức ăn càng có ít mắt xích chung.
Đáp án C.
A sai. Vì có 2 loại chuỗi thức ăn, đó là chuỗi bắt đầu bằng sinh vật sản xuất và chuỗi bắt đầu bằng động vật ăn mùn bã hữu cơ.
B sai. Vì ở vĩ độ thấp (vùng xích đạo) thì hệ sinh thái có độ đa dạng cao nên lưới thức ăn phức tạp. Ở vùng có vĩ độ cao (vùng cực) thì độ đa dạng của hệ sinh thái thấp nên lưới thức ăn đơn giản.
C đúng. Vì mỗi loài ăn nhiều loài khác và bị nhiều loài khác ăn cho nên mỗi loài tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
D sai. Vì quần xã càng đa dạng thì chuỗi thức ăn càng phức tạp.
Câu 21 [989325]: Mèo rừng và rắn cùng bắt chuột làm thức ăn; Quan hệ giữa mèo rừng và rắn là quan hệ gì?
A, Hợp tác.
B, Cộng sinh.
C, Hội sinh.
D, Cạnh tranh.
Đáp án: D
Câu 22 [989326]: Khi nói về những nét chính của học thuyết Menđen, phát biểu nào sau đây sai?
A, Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, nhân tố di truyền quy định hạt vàng phân li đồng đều với nhân tố quy định hạt xanh.
B, Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cặp alen quy định màu hoa phân li độc lập với cặp alen quy định màu hạt.
C, Nhân tố di truyền tồn tại ở trong tế bào theo từng cặp và hòa trộn vào nhau.
D, Tính trạng được biểu hiện ở đời F1 thì được gọi là tính trạng trội.
Đáp án C. Vì các nhân tố di truyền tồn tại riêng lẻ, không hóa trộn vào nhau.
Câu 23 [989327]: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây không thể là mắt xích mở đầu trong chuỗi thức ăn?
A, Cây gỗ.
B, Cây lương thực.
C, Động vật thịt.
D, Cỏ.
Đáp án C. Vì động vật ăn thịt thì được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4, cấp 5, … (Cỏ là mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn, động vật ăn cỏ là mắt xích thứ 2; sau đó mới đến động vật ăn thịt).
Câu 24 [989328]: Trong giờ thực hành, 1 nhóm học sinh đã bố trí thí nghiệm như hình bên. Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì?
15.PNG
A, Hô hấp thải khí CO2.
B, Hô hấp lấy khí O2.
C, Hô hấp thải ra nhiệt.
D, Hô hấp làm tiêu hao nông sản.
Đáp án: A
Câu 25 [989329]: Hoạt động nào sau đây của con người sẽ gây hại cho sức khỏe con người?
A, Tập thể dục thường xuyên và khoa học.
B, Nói không với thuốc lá và nước uống có cồn.
C, Có thể sử dụng chất kích thích để gây hưng phấn cho tim.
D, Tăng lượng trái cây và rau, củ quả trong khẩu phần ăn.
Đáp án C. Vì việc sử dụng chất kích thích từ bên ngoài vào thì sẽ có hại cho hệ tim mạch và hệ thần kinh.
Câu 26 [989330]: Hoa cây mướp có cấu tạo khác với hoa cây bí nên không giao phấn với nhau. Đây là biểu hiện của dạng cách li
A, tập tính.
B, cơ học.
C, sau hợp tử.
D, sinh thái.
Đáp án: B
Câu 27 [989331]: Quá trình hình thành các loài B, C, D từ loài A được mô tả ở hình bên. Phân tích hình này, phát biểu nào sau đây đúng?
16.PNG
A, Quần thể loài C ở đảo c luôn có các alen giống quần thể loài C ở đảo D.
B, Khoảng cách giữa các đảo là nguyên nhân trực tiếp gây nên cách li sinh sản, dẫn tới hình thành loài mới.
C, Hình vẽ này mô tả quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí.
D, Hình vẽ này mô tả quá trình hình thành loài ở động vật chứ không xảy ra ở thực vật.
Đáp án C.
A sai. Vì các quần thể phân bố ở các vùng khác nhau, các đảo khác nhau thì có thể có các alen đặc trưng khác nhau, có vốn gen khác nhau.
B sai. Vì khoảng cách giữa các đảo chỉ là chướng ngại địa lí để ngăn ngừa giao phối tự do giữa các quần thể. Chứ khoảng cách giữa các đảo không phải là nguyên nhân chính dẫn tới cách li sinh sản. Nguyên nhân chính dẫn tới cách li sinh sản là tác động của chọn lọc tự nhiên được tiến hành theo các hướng khác nhau, dẫn tới hình thành các đặc điểm thích nghi khác nhau, tạo nên loài mới.
D sai. Vì đây là hình thành loài bằng con đường địa lí. Ở quá trình này, có thể xảy ra ở động vật di cư và thực vật phát tán mạnh (thực vật có thể phát tán nhờ động vật, nhờ gió, nhờ nước).
Câu 28 [989332]: Một lưới thức ăn trong một hệ sinh thái đồng cỏ được mô tả như sau: Cỏ ba lá và cỏ giáp là thức ăn của gà, dê, sâu ăn lá. Loài giun kí sinh ở gà; loài chó sói và loài hổ cùng ăn gà và ăn dê. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Giả sử gà bị loại bỏ khỏi hệ sinh thái thì loài giun cũng sẽ bị loại bỏ khỏi hệ sinh thái.
II. Giả sử không nuôi dê thì số lượng sâu ăn lá sẽ tăng lên vì có nguồn dinh dưỡng dồi dào hơn.
III. Giả sử loài chó sói bị tuyệt diệt thì cũng không ảnh hưởng gì đến loài sâu ăn lá.
IV. Nếu loài gà bị loại khỏi hệ sinh thái thì hệ này bị mất đi 6 chuỗi thức ăn.
V. Giả sử loài cỏ ba lá bị con người loại bỏ thì chắc chắn sẽ làm giảm số lượng của loài dê.
VI. Giả sử loài dê bị loại bỏ khỏi hệ sinh thái thì có thể sẽ làm tăng cạnh tranh giữa 2 loài cỏ.
A, 4.
B, 5.
C, 6.
D, 3.
Có 4 phát biểu đúng, đó là I, II, IV và VI. => Đáp án A.
III sai. Vì các loài trong một hệ sinh thái thì có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên nhau.
V sai. Vì khi cỏ ba lá bị loại bỏ thì cỏ giáp sẽ phát triển ưu thế. Do đó, chưa hẳn đã làm giảm số lượng dê.
Câu 29 [989333]: Nhà khoa học nào sau đây là người đầu tiền đưa ra giả thuyết: “Nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn vào nhau; Mỗi cơ thể con nhận 1 nhân tố di truyền của bố và 1 nhân tố di truyền của mẹ”?
A, Moocgan.
B, Đacuyn.
C, Menđen.
D, Môno và Jacop.
Đáp án: C
Câu 30 [989334]: Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến đảo đoạn có thể làm cho hàm lượng protein của gen bị đảo vị trí được tăng lên.
II. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
III. Đột biến lệch bội có thể được phát sinh trong phân bào nguyên phân.
IV. Đột biến chuyển đoạn có thể làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Cả 4 phát biểu đúng => Đáp án D.
I đúng. Vì đảo đoạn sẽ làm thay đổi vị trí của gen nên có thể làm cho mức độ hoạt động của gen bị thay đổi. Do đó, từ chổ gen hoạt động yếu sang hoạt động mạnh thì lượng protein sẽ tăng lên.
II đúng. Vì đa bội làm tăng bộ NST nên làm tăng hàm lượng ADN.
III đúng. Vì trong nguyên phân, nếu một cặp NST nào đó không phân li thì sẽ tạo ra tế bào 2n-1 và 2n+1. Về sau, tế bào 2n-1 sẽ trở thành dòng tế bào và qua sinh sản vô tính thì có thể sẽ trở thành thể lệch bội 2n-1.
IV đúng. Vì lệch bội thể một, thể không thì sẽ làm giảm hàm lượng ADN.
Câu 31 [989335]: Nhân tố nào là nhân tố tiến hóa chính hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường?
A, Chọn lọc tự nhiên.
B, Các yếu tố ngẫu nhiên.
C, Đột biến.
D, Di – nhập gen.
Đáp án: A
Câu 32 [989583]: Giả sử ở thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen là: 0,81 AA : 0,18 Aa : 0,01 aa. Biết rằng alen A trội hoàn toàn so với alen a và không có di – nhập gen. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu trong quần thể xuất hiện thêm kiểu gen mới thì chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của nhân tố đột biến.
II. Nếu thế hệ F1 đạt cân bằng di truyền và tần số kiểu gen Aa chiếm 21% thì chứng tỏ đã xảy ra chọn lọc chống lại alen trội.
III. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của nhân tố giao phối không ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình trội sẽ giảm.
IV. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Cả 4 phát biểu đúng. => Đáp án D.
I đúng. Vì bài ra đã cho biết không có di – nhập gen và quần thể đã cân bằng di truyền cho nên có thêm kiểu gen mới thì phải do ĐB.
II đúng. Vì Aa tăng lên thì chứng tỏ alen a được tăng tần số. => Đột biến chống lại A.
III đúng. Vì giao phối không ngẫu nhiên sẽ làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp. Khi kiểu gen đồng hợp lặn được tăng lên thì sẽ làm giảm tỉ lệ kiểu hình trội.
IV đúng. Vì với yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ bất kì alen trội hoặc alen lặn ra khỏi quần thể.
Câu 33 [989337]: Đột biến thay thế 1 nucleotit ở triplet nào sau đây không làm xuất hiện mã kết thúc?
A, 3'AGX5'.
B, 3'AGG5'.
C, 3'ATT5'.
D, 3'ATG5'.
Đáp án: B
Câu 34 [989338]: Trong quá trình hình thành loài mới, một nhà nghiên cứu đã mô tả: Loài A là loài gốc, sống ở đất liền, có một nhóm cá thể di cư ra đảo B; Ở đảo B, một nhóm cá thể loài A đã tiến hóa thành loài B. Sau đó một thời gian, một nhóm cá thể loài B đã di cư sang đảo C và đảo D. Ở đảo C đã hình thành nên loài C; ở đảo D đã hình thành nên loài D. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các cá thể loài B ở đảo C có thể mang một số 1 alen đặc trưng mà các cá thể của loài B ở đảo A không có.
II. Khoảng cách giữa các đảo là yếu tố duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể ở các đảo A, B, C.
III. Vốn gen của các quần thể ở các đảo B, C, D biến đổi theo các hướng khác nhau.
IV. Điều kiện khác nhau giữa các đảo là nhân tố trực tiếp tạo ra những thay đổi về vốn gen của mỗi quần thể.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. => Đáp án C.
IV sai. Vì điều kiện địa lí là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi với điều kiện địa lí của hòn đảo.
Câu 35 [989346]: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) giao phấn với nhau, tạo ra F1 với 4 loại kiểu hình. Biết rằng mỗi cây ở P chỉ cho 2 loại giao tử và không xảy ra đột biến. Cho các cây mang kiểu hình trội về 2 tính trạng ở F1 tự thụ phấn, thu được F2. Theo lí thuyết, kiểu hình mang 2 tính trạng trội ở F2 có thể là
A, 25%.
B, 50%.
C, 75%.
D, 37,5%.
Đáp án B.
Phép lai giữa 2 cây, tạo ra F1 có 4 loại kiểu hình. Mà mỗi cây ở đời P đều chỉ cho 2 loại giao tử, chứng tỏ mỗi cây đều dị hợp 1 cặp gen. Để đời con có 4 kiểu hình thì chứng tỏ cả bố và mẹ đều phải có giao tử lặn ab. Tức là Aabb với aaBb (hoặc ×). Khi đó, cây A-B- ở F1 sẽ dị hợp 2 cặp gen (AaBb hoặc ).
- Nếu cây A-B- có kiểu gen AaBb thì khi cây này tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1. => A-B- = 9/16 = 56,25%.
- Nếu cây A-B- có kiểu gen và không xảy ra hoán vị gen thì khi cây này tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1. =>Kiểu hình A-B- có tỉ lệ = 1/2 = 50%.
- Nếu cây A-B- có kiểu gen và xảy ra hoán vị gen với tần số 2x thì khi cây này tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ kiểu hình là: (0,5 + x2)A-B- : (0,25 – x2)A-bb : (0,25 – x2)aaB- : x2 aabb. (tuy nhiên, vì ab là giao tử hoán vị cho nên kiểu hình đồng hợp lặn (aabb) không thể vượt quá 6,25%. Cho nên, A-B- không thể đạt tỉ lê 75%.
Câu 36 [989347]: Ở một loài thực vật, xét 2 gen, mỗi gen quy định một tính trạng và mỗi gen đều có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Cho 2 cây giao phấn với nhau, thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A, Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1 thì có thể quá trình phát sinh giao tử ở P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 25%.
B, Nếu F1 có 4 loại kiểu hình thì tỉ lệ kiểu hình trội về 2 tính trạng có thể chiếm trên 75%.
C, Nếu F1 có 4 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình thì mỗi loại kiểu hình có thể chiếm 25%.
D, Nếu F1 có 7 loại kiểu gen thì kiểu hình trội về 2 tính trạng ở F1 có tối thiểu 3 kiểu gen quy định.
Đáp án B.
A đúng. Vì nếu 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST và có hoán vị gen ở một giới tính, thì có thể có tỉ lệ kiểu hình đời con là 9:3:3:1. Đó là ♀ × ♂ và hoán vị gen chỉ có ở đực, với tần số 25%.
B sai. Vì nếu F1 có 4 loại kiểu hình thì chứng tỏ cả bố và mẹ phải có giao tử ab. Vì cả bố và mẹ đều phải có ab cho nên kiểu hình trội về 3 tính trạng không thể vượt quá 3/4 (75%).
C đúng. Nếu F1 có 4 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình (Số kiểu gen bằng số kiểu hình) thì xảy ra các trường hợp:
Trường hợp 1: AaBb × aabb.
Trường hợp 2: ♀ × ♂. Ở trường hợp này, cả 2 kiểu gen ở P đều không đồng hợp lặn..
Trường hợp 3: ♀ × ♂ và có hoán vị gen. => C đúng.
D đúng. Vì khi F1 có 7 loại kiểu gen thì có thể có các trường hợp về kiểu gen của P.
Trường hợp 1: ♀ × ♂ và có hoán vị gen ở 1 giới tính, khi đó kiểu hình A-B- sẽ có 4 kiểu gen là (;;;).
Trường hợp 2: ♀ × ♂ và có hoán vị gen, khi đó kiểu hình A-B- sẽ có 5 kiểu gen là (;;;;).
Trường hợp 3: ♀ × ♂ và có hoán vị gen, khi đó kiểu hình A-B- sẽ có 3 kiểu gen là (;;).
Câu 37 [989348]: Một loài thú, xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, d; mỗi gen quy định 1 tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: ♀AaXBdXbD × ♂AaXBDY, thu được F1 có tổng số cá thể mang kiểu hình trội về 2 tính trạng chiếm tỉ lệ 43,75%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể cái có kiểu hình trội về 3 tính trạng ở F1, số cá thể có 5 alen trội chiếm tỉ lệ
A, 3/8.
B, 1/3.
C, 2/3.
D, 4/5.
Đáp án B.
Phép lai: ♀AaXBdXbD × ♂AaXBDY, thu được F1 có số cá thể mang kiểu hình trội về 2 tính trạng chiếm tỉ lệ 43,75%. → (0,5 – 5/4 × XbdY) = 0,4375. → XbdY = 0,05.
→ Xbd = XBD = 0,05 : 1/2 = 0,1. → XBd = XbD = 0,4.
Trong tổng số cá thể cái có kiểu hình trội về 3 tính trạng ở F1, số cá thể có 5 alen trội là = = = 1/3.
Câu 38 [989349]: Một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là Biết rằng không xảy ra đột biến, không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1, tần số alen a = 0,35.
II. Ở F2, kiểu gen đồng hợp trội về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 27/640.
III. Ở F3, kiểu gen đồng hợp lặn về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 329/1280.
IV. Ở F4, kiểu hình trội về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 867/10240.
A, 1.
B, 2.
C, 4.
D, 3.
Cả 4 phát biểu đúng. => Đáp án C.
- Quá trình tự thụ phấn không làm thay đổi tần số alen cho nên tần số a = 0,5/2 + 0,2/2 = 0,35. => I đúng.
- Kiểu gen đồng hợp lặn chỉ do kiểu gen 0,3Dd sinh ra.
Do đó ở F2, kiểu gen có tỉ lệ = 0,3×(3/8)2 = 27/640. => II đúng.
- Kiểu gen đồng hợp lặn do kiểu gen 0,5dd : 0,2Dd sinh ra.
Do đó ở F3, kiểu gen dd có tỉ lệ = 0,5×(7/16) + 0,2×(7/16)2 = 329/1280.
- Kiểu hình trội về 3 tính trạng do kiểu gen 0,3Dd sinh ra.
Do đó ở F4, A-B-D- = 0,3×(17/32)(17/32) = 867/10240. => IV đúng.
Câu 39 [989350]: Ở người, gen quy định nhóm máu nằm trên NST thường có 3 alen là IA, IB, IO quy định; Trong đó, IAIB quy định máu AB, IAIO hoặc IAIA quy định máu A, IBIB hoặc IBIO quy định máu B, IOIO quy định máu O. Một cặp vợ chồng có nhóm máu giống nhau, sinh 1 con trai (D) có máu A và 1 con gái (M) có nhóm máu khác D và các con có nhóm máu khác nhau, khác bố mẹ. Lớn lên, M kết hôn với N. Bố của N, mẹ của N và N đều có nhóm máu A, em gái của N có nhóm máu O. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Người M có kiểu gen thuần chủng.
II. Người N có kiểu gen dị hợp với xác suất 2/3.
III. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu A của cặp vợ chồng M-N là 1/2.
IV. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai mang kiểu gen thuần chủng về nhóm máu của cặp vợ chồng M-N là 1/3.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II. => Đáp án B.
Bố và mẹ có nhóm máu giống nhau, đứa con trai đầu lòng có máu A; đứa con gái có nhóm máu khác những người trong gia đình. Thì chứng tỏ: Bố có máu AB; Mẹ có máu AB, để đứa con trai có máu A, đứa con gái có máu B. Ở trường hợp này, người M có nhóm máu B sẽ có kiểu gen IBIB. => I đúng
Người N có nhóm máu A, bố của N và mẹ của N đều có nhóm máu A, em trai của N có nhóm máu O. Cho nên kiểu gen của N là 1/3IAIA : 2/3IAIO. => II đúng
Như vậy, người M có kiểu gen là IBIB. Sẽ cho giao tử là 1IB.
N có kiểu gen là (1/3IAIA; 2/3IAIO). Sẽ cho giao tử là 2/3IA; 1/3IO.
Sinh con có nhóm máu A với xác suất = 0%.
Sinh con có kiểu gen thuần chủng (IAIA) = 0.
III sai. Xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu A của cặp vợ chồng M-N là = 0.
IV sai. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai mang kiểu gen thuần chủng là = 0.
Câu 40 [989351]: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Các phép lai, mỗi phép lai đều cho 2 cây thuộc loại này giao phấn với nhau, đời con của mỗi phép lai đều thu được 2 loại kiểu hình. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây không xuất hiện ở đời con của mỗi phép lai?
A, 1 cây cao, đỏ : 1 cây cao, trắng.
B, 1 cây cao, đỏ : 1 cây thấp, trắng.
C, 1 cây cao, đỏ : 1 cây thấp, đỏ.
D, 1 cây thấp đỏ : 1 cây thấp, trắng.
Đáp án: B