Đáp án
1B
2B
3A
4C
5D
6C
7C
8A
9B
10D
11A
12A
13D
14A
15C
16A
17C
18A
19A
20B
21D
22D
23D
24A
25D
26C
27B
28A
29A
30D
31A
32D
33B
34C
35C
36A
37B
38D
39C
40D
Đáp án Đề minh họa số 3 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [353678]: Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây trong cùng một đơn vị thời gian như sau:
10641284.png
Theo suy luận lí thuyết, cây nào không bị héo?
A, Cây A.
B, Cây B.
C, Cây C.
D, Cây D.
- Khi lượng nước hút vào bé hơn lượng nước thoát ra thì cây bị héo.
- Trong 4 phương án nêu trên thì ở cây B, lượng nước hút vào lớn hơn lượng nước thoát ra. Do đó, cây B không bị héo. Còn các cây A, C, D đều bị héo.
Câu 2 [353679]: Loài động vật nào sau đây trao đổi khí bằng ống khí?
A, Trai sông.
B, Cào cào.
C, Giun đất.
D, Thuỷ tức.
Cơ quan trao đổi khí ở trai sông là mang
Ở giun đất: Khí O2 khuếch tán qua da vào máu, sau đó đi đến các tế bào. Khí CO2 khuếch tán từ trong cơ thể ra ngoài qua da ẩm ướt.
Thủy tức chưa có cơ quan hô hấp, sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể.
Câu 3 [353680]: Bào quan ribôxôm có loại axit nuclêic nào sau đây?
A, rARN.
B, tARN.
C, mARN.
D, ADN.
Đáp án: A
Câu 4 [353681]: Trong số các dạng đột biến sau đây, dạng nào thường gây hậu quả ít nhất?
A, Mất một cặp nuclêôtít.
B, Thêm một cặp nuclêôtít.
C, Thay thế một cặp nuclêôtít.
D, Đột biến mất đoạn NST.
- Đột biến gen thường ít gây hậu quả hơn so với đột biến NST, đặc biệt đột biến mất đoạn NST thường gây chết hoặc giảm sức sống của sinh vật.
- Trong các dạng đột biến gen thì đột biến mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit sẽ kéo theo làm thay đổi cấu trúc của toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối gen cho nên sẽ làm cho prôtêin bị thay đổi lớn → Hậu quả nghiêm trọng. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit chỉ làm thay đổi cấu trúc của một bộ ba nên mức độ ảnh hưởng thường rất thấp, nếu bộ ba mới có tính thoái hóa (quy định aa giống như bộ ba ban đầu) thì không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin nên không gây hậu quả cho sinh vật. → Đáp án C.
Câu 5 [353682]: Từ sơ đồ kiểu nhân sau. Hãy cho biết dạng đột biến số lượng NST đã xảy ra?
10641293.png
A, Thể một nhiễm kép.
B, Thể ba nhiễm kép.
C, Thể tam bội.
D, Thể tứ bội.
Trong kiểu nhân đột biến so với kiểu nhân bình thường mỗi cặp NST được thêm vào 2 chiếc → thể tứ bội (4n).
Câu 6 [353683]: Menđen đã sử dụng lý thuyết nào để giải thích về định luật của mình?
A, Lý thuyết xác suất thống kê.
B, Sự phân li và tổ hợp của các NST.
C, Giả thuyết về giao tử thuần khiết.
D, Hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn.
Đáp án: C
Câu 7 [353684]: Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen không thuần chủng?
A, aaBB.
B, aabb.
C, AaBb.
D, AAbb.
Kiểu gen thuần chủng là kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen.
Câu 8 [353685]: Khi nói về hiện tượng liên kết gen hoàn toàn phát biểu nào sau đây là đúng?
A, Các gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau.
B, Các gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể có thể trao đổi vị trí cho nhau.
C, Các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau phân li độc lập với nhau.
D, Số nhóm gen liên kết bằng bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
B sai. Đây là hiện tượng hoán vị gen.
C sai. Đây là hiện tượng các gen phân li độc lập với nhau.
D sai. Số nhóm gen liên kết bằng bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài.
Câu 9 [353686]: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen a là 0,7. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể này là
A, 0,09.
B, 0,49.
C, 0,42.
D, 0,60.
Kiểu gen aa = (0,7)2 = 0,49. → Đáp án B.
Câu 10 [353687]: Tính chất biểu hiện của biến dị tổ hợp
A, xuất hiện các tổ hợp tính trạng khác bố mẹ hoặc xuất hiện tổ hợp gen mới chưa có ở bố mẹ.
B, xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ hoặc xuất hiện tổ hợp gen mới chưa có ở bố mẹ.
C, xuất hiện các tổ hợp tính trạng khác bố mẹ.
D, xuất hiện các tổ hợp tính trạng khác bố mẹ hoặc xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ.
Biến dị tổ hợp là những sai khác trong vật chất di truyền ở đời con có được nhờ sự tổ hợp lại vật chất di truyền ở đời bố mẹ. Tính chất biểu hiện của biến dị tổ hợp xuất hiện các tổ hợp tính trạng khác bố mẹ hoặc xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ.
Câu 11 [353688]: Hiện tượng bất thụ đực xảy ra ở một số loài thực vật, nghĩa là cây không có khả năng tạo được phấn hoa hoặc phấn hoa không có khả năng thụ tinh. Một gen lặn qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất. Nhận xét nào sau đây về dòng ngô bất thụ đực là đúng?
A, Cây ngô bất thụ đực nếu được thụ tinh bởi phấn hoa bình thường thì toàn bộ thế hệ con sẽ không có khả năng tạo ra hạt phấn hữu thụ.
B, Cây ngô bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhụy của cây làm bố.
C, Cây ngô bất thụ đực chỉ có thể sinh sản vô tính mà không thể sinh sản hữu tính do không tạo được hạt phấn hữu thụ.
D, Cây ngô bất thụ đực không tạo được hạt phấn hữu thụ nên không có ý nghĩa trong công tác chọn giống cây trồng.
Gen qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất nên sự biểu hiện kiểu hình của đời con phụ thuộc vào mẹ.
Phương án A đúng vì mẹ bất thụ đực thì con sinh ra sẽ giống mẹ.
Phương án B sai vì trong chọn giống, cây bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhị của cây làm mẹ, đối với cây làm bố không nhất thiết phải hủy bỏ nhụy.
Phương án C sai vì cây ngô bất thụ đực vẫn tạo được noãn bình thường nên vẫn sinh sản hữu tính.
Phương án D sai vì ý nghĩa của cây bất thụ đực là sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhị của cây làm mẹ.
Câu 12 [353689]: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
A, Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.
B, Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.
C, Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D, Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.
Bằng chứng sinh học phân tử là các bằng chứng về ADN, protein.
Câu 13 [353690]: Nguyên liệu cho quá trình tiến hóa có thể là đột biến gen và đột biến NST, song đột biến gen vẫn được coi là nguyên liệu chủ yếu. Một trong số các nguyên nhân chỉ ra dưới đây là KHÔNG chính xác cho nhận định trên:
A, Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST.
B, Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
C, Đột biến gen có thể có lợi, có thể có hại tùy thuộc môi trường sống và trở thành nguyên liệu.
D, Đột biến gen luôn được di truyền cho đời sau.
Đột biến gen phổ biến hơn so với đột biến NST, đột biến gen cũng không gây biến đổi quá lớn đến sức sống, sức sinh sản của thể đột biến nên có thể được truyền lại cho thế hệ sau. Giá trị thích nghi của một đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen cũng như môi trường sống, có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
Câu 14 [353691]: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là
A, ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.
B, ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai.
C, ngăn cản con lai hình thành giao tử.
D, ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ.
Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.
Câu 15 [353692]: Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh điều gì?
A, Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ.
B, Axitnuclêic được hình thành từ các nuclêôtit.
C, Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ.
D, Chất vô cơ được hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất.
Đáp án: C
Câu 16 [353693]: Phát biểu nào sau đây là không đúng về nhân tố sinh thái?
A, Nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh của môi trường, có hoặc không có tác động đến sinh vật.
B, Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
C, Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường, có tác động và chi phối đến đời sống của sinh vật.
D, Nhân tố sinh thái gồm nhóm các nhân tố vô sinh và nhóm các nhân tố hữu sinh.
Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
Câu 17 [353694]: Trong mỗi quần thể, sự phân bố cá thể một cách đồng đều xảy ra khi
A, môi trường không đồng nhất và các cá thể có tính lãnh thổ cao.
B, môi trường đồng nhất và các cá thể không có tính lãnh thổ.
C, môi trường đồng nhất và cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt.
D, số lượng cá thể đông và có sự canh tranh khốc liệt giữa các cá thể.
Sự phân bố cá thể phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Khi môi trường sống đồng đều và các cá thể cạnh tranh với nhau một cách khốc liệt thì sự phân bố cá thể đồng đều.
Câu 18 [353695]: Loài đặc trưng trong quần xã là loài
A, chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẵn các loài khác.
B, có nhiều ảnh hưởng đến các loài khác.
C, đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
D, phân bố ở trung tâm quần xã.
Đáp án: A
Câu 19 [353696]: Đồng ruộng, vườn cây ăn trái, rừng trồng …là những ví dụ về
A, hệ sinh thái nhân tạo.
B, hệ sinh thái trên cạn.
C, hệ sinh thái dưới nước.
D, hệ sinh thái tự nhiên.
Đáp án: A
Câu 20 [353697]: Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, năng lượng bị mất đi trung bình tới 90%. Điều giải thích nào dưới đây là sai?
A, Một phần không được sinh vật sử dụng.
B, Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường.
C, Một phần tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật.
D, Một phần do sinh vật thải ra dưới dạng chất bài tiết.
A, C, D là những giải thích đúng.
B sai: vì năng lượng ban đầu của hệ sinh thái chịu ảnh hưởng của bức xạ năng lượng chứ không liên quan đến hệ sinh thái.
Câu 21 [353698]: Khi nói về ảnh hưởng của nguyên tố khoáng đến quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Nguyên tố khoáng chỉ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua cấu tạo nên enzim.
B, Cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với hàm lượng nguyên tố khoáng có trong đất.
C, Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nguyên tố khoáng như nhau.
D, Một số nguyên tố khoáng tham gia điều tiết đóng mở khí khổng, do đó ảnh hưởng đến quang hợp.
A sai. Vì nguyên tố khoáng là nhân tố hoạt hóa enzim và có một số nguyên tố khoáng tham gia cơ chế đóng mở khí khổng, nên gián tiếp ảnh hưởng đến quang hợp.
B sai. Vì nếu hàm lượng nguyên tố khoáng quá cao thì ảnh hưởng đến trạng thái sinh lí của cây nên cường độ quang hợp giảm.
C sai. Vì nhu cầu về nguyên tố khoáng phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và phụ thuộc vào từng giống cây, loài cây.
D đúng. Vì điều tiết đóng mở khí khổng sẽ dẫn tới điều tiết lượng CO2 khuếch tán vào lá. Do đó gián tiếp ảnh hưởng đến quang hợp.
Câu 22 [353699]: Khi nói về chiều di chuyển của dòng máu trong cơ thể người bình thường, phát biểu nào sau đây sai?
A, Máu đi từ tĩnh mạch về tâm nhĩ.
B, Máu đi từ tâm thất vào động mạch.
C, Máu đi từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
D, Máu đi từ động mạch về tâm nhĩ.
Chiều vận chuyển máu trong cơ thể ở động vật có hệ tuần hoàn kép như sau:
+ Tim có bóp đẩy máu từ tâm thất vào động mạch phổi và da (ở lưỡng cư) trao đổi khí tại các mao mạch phổi và da sau đó máu đổ vào tĩnh mạch phổi và da rồi về tâm nhĩ trái .
+ Máu từ tâm nhĩ trái đổ vào tâm thất của tim. Tim có bóp đẩy máu từ tâm thất vào động mạch chủ dẫn máu đi khắp nơi đến các mao mạch tại các cơ quan rồi đổ về tĩnh mạch (là máu giàu CO2) đưa về tâm nhĩ phải.
Câu 23 [353700]: Khi nói về dịch mã, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Ở sinh vật nhân sơ, axít amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.
B, Phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu trúc mạch kép.
C, Ở trong tế bào, trong các loại ARN thì mARN có hàm lượng cao nhất.
D, Trong quá trình tổng hợp protein, tARN đóng vai trò là “người phiên dịch”.
A sai. Vì ở sinh vật nhân sơ, axít amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là foocmin mêtiônin.
B sai. Vì Phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu trúc mạch đơn.
D sai. Vì ở trong tế bào, trong các loại ARN thì rARN có hàm lượng cao nhất, mARN có hàm lượng thấp nhất.
Câu 24 [353701]: Ở operon Lac, nếu có một đột biến làm mất 1 đoạn ADN thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc không tổng hợp được prôtêin?
A, Mất vùng khởi động (P).
B, Mất gen điều hoà.
C, Mất vùng vận hành (O).
D, Mất một gen cấu trúc.
Dựa vào chức năng của các vùng của operon, ta suy ra ngay được đột biến mất vùng vùng khởi động (P) thì operon không khởi động được nên các gen cấu trúc không phiên mã → Không tổng hợp được protein → Đáp án A.
Câu 25 [353702]: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?
A, Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
B, Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
C, Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
D, Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
NST giới tính ở động vật có các đặc điểm:
- Ở loài; bộ NST chứa 2n có n cặp NST, trong đó có 1 cặp NST giới tính và có n – 1 cặp NST thường.
- NST giới tính ngoài việc quy định giới tính còn có chứa các gen quy định các tính trạng được gọi là gen di truyền liên kết với giới tính.
- Tuỳ loài cặp NST giới tính XY hình thành cá thể đực ở người, thú, ruồi giấm… và hình thành giới cái ở các loài chim, bướm tằm….
- NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
Câu 26 [353703]: Ở 1 loài thực vật alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với a quy định hạt xanh. Người ta gieo hạt màu vàng, đến khi thu hoạch lại có 1% hạt màu xanh. Biết không xảy ra đột biến, các cây trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên. Theo lí thuyết, trong số các hạt F1, tỉ lệ hạt thuần chủng là bao nhiêu?
A, 1%.
B, 81%.
C, 82%.
D, 99%.
F1 có 1% hạt màu xanh → aa = 0,01.
→ Tỉ lệ kiểu gen Aa ở P là = 2. = 0,2. → P có tỉ lệ kiểu gen là 0,8AA : 0,2Aa.
→ Ở F1 có tỉ lệ hạt không thuần chủng = 2×0,9×0,1 = 0,18.
→ Tỉ lệ hạt thuần chủng trong số hạt thu hoạch = 1 – 0,18 = 0,82 = 82%.
Câu 27 [353704]: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể
A, có kiểu hình khác nhau.
B, có cùng kiểu gen.
C, có kiểu gen khác nhau.
D, có kiểu hình giống nhau.
Để nghiên cứu 1 mức phản ứng phải tạo ra các cá thể có cùng kiểu gen rồi cho sống trong những môi trường khác nhau.
Câu 28 [353705]: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một chiều hướng nhất định?
A, Chọn lọc tự nhiên.
B, Đột biến.
C, Di - nhập gen.
D, Các yếu tố ngẫu nhiên.
Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một chiều hướng nhất định.
Câu 29 [353706]: Có hiện tượng tự tỉa của thực vật là do
A, có một số cây kém tiến hóa bị đào thải.
B, các cây cùng loài hoặc khác loài mọc dày, thiếu ánh sáng, thiếu thức ăn.
C, các cây khống chế lẫn nhau.
D, hiện tượng cây không tổng hợp được chất hữu cơ đủ nuôi mình nên bị chết.
Đáp án: A
Câu 30 [353707]: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?
A, Sinh khối của mắt xích phía trước thường lớn hơn mắt xích phía sau liền kề.
B, Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn.
C, Khi thành phần loài thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng thay đổi.
D, Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.
D sai. Vì quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp.
Câu 31 [353708]: Một gen dài 425 nm và có tổng số nuclêôtit loại A và nuclêôtit loại T chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3.
II. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72.
III. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28.
IV. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X.
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Chỉ có III đúng → Đáp án A.
Gen có chiều dài = 425 nm → Tổng số nu = (425 x 2)/3,4 = 2500 (nu)
A + T = 40% → A = T = 20%.
→ Số nu loại A = T = 20% × 2500 = 500 (nu)
→ G = X = 1250 – 500 = 750 (nu)
T1 = 220. → A1 = 500 – 220 = 280.
X1 = 20% × 1250 = 250. → G1 = 700 – 250 = 500.
* Thay số vào ta có:
- Mạch 1 của gen có G/X = 500/ 250 = 2/1. → I sai.
- Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = (220 + 500)/(280 + 250) =
= 720/530 = 72/53. → II sai.
- Mạch 2 của gen có G/T = 250/280 = 25/28. → III đúng.
- Mạch 2 của gen có số nuclêôtit loại X = 500/1250 = 0,4 = 40%.
→ IV sai.
Câu 32 [353709]: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 alen trội A thì quy định hoa vàng. Cặp gen aa có tác động gây chết ở giai đoạn phôi. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong loài này có tối đa 4 loại kiểu gen về kiểu hình hoa đỏ.
II. Cho các cây có màu hoa giao phấn với nhau thì sẽ có tối đa 21 sơ đồ lai.
II. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ thu được F1 có số cây hoa đỏ chiếm 75%.
IV. Cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được cây thuần chủng với xác suất 1/3.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Cả 4 phát biểu đều đúng → Đáp án D.
Quy ước gen: A-B- quy định hoa đỏ; A-bb quy định hoa vàng.
I đúng. Vì cây hoa đỏ có kí hiệu A-B- nên có 4 kiểu gen.
II đúng. Vì tính trạng màu hoa có 6 kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ và 2 kiểu gen quy định hoa vàng. Vì có 6 kiểu gen nên khi lai với nhau thì số sơ đồ lai = 6 × (6+1) = 21 sơ đồ lai.
III đúng. Vì AaBb × AaBb thì sẽ cho đời con có số cây hoa đỏ (A-B-) chiếm tỉ lệ = 1×3/4 = 75%.
IV đúng. Vì AaBb × AaBb thì ở đời con có kiểu hình hoa vàng (A-bb), trong đó cây thuần chủng (AAbb) chiếm tỉ lệ = 1/3.
Câu 33 [353710]: Các phát biểu đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
I. Các cá thể đa bội chẵn cách li sinh sản với các cá thể lưỡng bội cùng loài nên được xem là loài mới.
II. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái luôn luôn diễn ra độc lập nhau.
III. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau, vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.
IV. Hình thành loài mới bằng con đường (cơ chế) lai xa và đa bội hoá luôn luôn gắn liền với cơ chế cách li địa lí.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I, III → Đáp án B
Câu 34 [353711]: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.
II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.
III. Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 4 phát biểu đúng, đó là II, III, IV → Đáp án C.
I sai - ổ sinh thái là không gian sinh thái, còn nơi ở là địa điểm địa lí.
Câu 35 [353712]: Trong nuôi trồng thủy sản, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau trong ao; ví dụ có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắn đen, trôi, chép… Nhận định nào dưới đây là đúng nói về ứng dụng trên?
A, Mục đích chủ yếu của ứng dụng này tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái, hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong ao.
B, Ứng dụng này dựa trên hiểu biết về sự phân bố giữa các cá thể trong quần thể với mục đích là tăng sự cạnh tranh giữa các loài sinh vật với nhau.
C, Ứng dụng này dựa trên hiểu biết về ổ sinh thái riêng của các loài với mục đích chủ yếu là tận dụng tối đa nguồn thức ăn, giảm cạnh tranh gay gắt giữa các loài sinh vật với nhau.
D, Ứng dụng này dựa trên hiểu biết về ổ sinh thái riêng của các loài với mục đích là tăng sự canh tranh giữa các loài sinh vật với nhau.
Đáp án: C
Câu 36 [353713]: Ở người, tính trạng nhóm máu do gen I nằm trên NST thường quy định. Gen I có 3 alen là IA, IB, I0, trong đó IA và IB đều trội so với I0 nhưng không trội so với nhau. Người có kiểu gen IAIA hoặc IAI0 có nhóm máu A; kiểu gen IBIB hoặc IBI0 có nhóm máu B; kiểu gen IAIB có nhóm máu AB; kiểu gen I0I0 có nhóm máu O. Trong một quần thể người đang cân bằng di truyền có 16% số người nhóm máu O và 33% người có nhóm máu B. Cho sơ đồ phả hệ sau đây:
10641443.png
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Biết được chính xác kiểu gen của 5 người.
II. Người số 4 có kiểu gen dị hợp với xác suất 50%.
III. Cặp vợ chồng 8 – 9 sinh con có nhóm máu B với xác suất 7/22.
IV. Cặp vợ chồng 10 – 11 sinh con có nhóm máu O với xác suất 50%.
A, 2.
B, 1.
C, 4.
D, 3.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II. → Đáp án A.
Quần thể nhóm máu có tần số IO = 10641443a1.png = 0,4. Tần số IB = 10641443a2.png - 0,4 = 0,3. → Tần số IA = 0,3.
I đúng. Vì trong số 11 người thì có 6 người chưa biết chính xác kiểu gen, đó là người số 4 6, 7, 8, 9, 10.
II đúng. Vì người số 2 có kiểu gen IAIB và người số 1 có kiểu gen IBIO (Vì sinh ra người số 3 có máu A nên người số 3 này đã nhận alen IA từ người số 2 và nhận alen IO từ người số 1. Cặp số 1-2 có kiểu gen IBIO × IAIB sẽ sinh ra người số 4 (máu B) có xác suất kiểu gen là 1/2 IBIB ; 1/2 IBIO.
III sai. Vì người số 4 có xác suất kiểu gen là 1/2 IBIB ; 1/2 IBIO nên sẽ cho giao tử IO với tỉ lệ 1/4; giao tử IB với tỉ lệ 3/4. Người số 8 có máu B nên đã nhận alen IB từ người số 5 và nhận alen IB hoặc alen IO từ người số 4. → Xác suất kiểu gen của người số 8 là 3/4 IBIB ; 1/4 IBIO. → người số 8 cho giao tử IB với tỉ lệ = 7/8.
Người số 6 và 7 đều có máu A và không rõ huyết thống nên việc xác định kiểu gen của người số 6, 7 phải dựa vào cấu trúc di truyền của quần thể. Ở quần thể này, tần số IO = 0,4; Tần số IA = 0,3. Cho nên xác suất kiểu gen của người số 6 và 7 là 0,09 IAIA : 0,24 IAIO = 3/11 IAIA : 8/11 IAIO. → Mỗi người số 6, 7 sẽ cho giao tử IO với xác suất = 4/11. Xác suất kiểu gen hợp tử do cặp 6-7 sinh ra là (49/121 IAIA : 56/121 IAIO: 16/121 IOIO) → Người số 9 có kiểu gen là 7/15 IAIA : 8/15 IAIO cho nên người số 9 cho giao tử IO = 4/15.→ Xác suất cặp vợ chồng 8-9 sinh con có nhóm máu B là = 7/8 × 4/15 = 7/30.
IV sai. Vì người số 10 có xác suất kiểu gen giống người số 9 và có xác suất kiểu gen là 7/15 IAIA : 8/15 IAIO. → Người số 10 cho giao tử IO với tỉ lệ = 4/15. → Cặp vợ chồng 10-11 sinh con có máu O với xác suất = 4/15.
Câu 37 [353714]: Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen quy định, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn (ký hiệu là fB) quy định được tìm thấy ở 40% con đực và 16% con cái. Theo lý thuyết, số phát biểu sau đây đúng là
I. Gen quy định tính trạng màu lông nằm trên NST giới tính X.
II. Tần số của alen Fb là 0,6.
III. Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể của quần thể là 25%.
IV. Tỉ lệ con đực có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể của quần thể là 0%.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng là I và IV → Đáp án B.
- Do tính trạng này phân bố không đều ở hai giới tính và tần số kiểu hình ở con đực nhiều hơn ở con cái -→ gen quy định tính trạng màu lông nằm trên NST giới tính X (vì đây là loài động vật có vú) → I ĐÚNG.
- Do đó tần số alen fB quy định tính trạng bằng đúng tần số con đực có kiểu hình tương ứng ở đây là 40% -→ tần số alen này (q) = 0,4→ II SAI.
- Vì q = 0,4 -→ p = 0,6. Do quần thể ở trạng thái cân bằng nên tỉ lệ con cái dị hợp tử mang alen Fb là 2pq = 2x0,4x0,6 = 0,48. So với tổng số cá thể của quần thể, thì tỉ lệ con cái chỉ chiếm 50% → Tỉ lệ con cái dị hợp tử mang alen đó so với tổng số cá thể trong quần thể là 0,48 x 50% = 0,24→ III SAI.
- Vì là gen nằm trên NST giới tính X nên con đực không có kiểu gen dị hợp tử về gen này →Tỉ lệ con đực dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể trong quần thể là 0% → IV ĐÚNG.
Câu 38 [353715]: Ở một loài động vật, A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp. Có 6 quần thể sống ở 6 môi trường khác nhau. Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng thế hệ xuất phát của quần thể giao phối ngẫu nhiên ở các quần thể này, tỉ lệ các kiểu gen đều bằng nhau. Do điều kiện môi trường thay đổi, nên đã tác động làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống sót của các kiểu gen ở 6 quần thể, kết quả được thể hiện ở bảng sau:
10641471.png
Cho rằng quần thể không chịu tác động của nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở thế hệ F10 của quần thể số 1, trong số cá thể chân cao, số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ bằng 50%.
II. Ở quần thể số 2, kiểu hình chân cao đang giảm dần qua mỗi thế hệ.
III. Ở quần thể số 3, kiểu hình chân thấp luôn chiếm tỉ lệ 25% qua các thế hệ.
IV. Ở thế hệ F8 của quần thể số 4, tỉ lệ cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1/7.
V. Ở thế hệ F2 của quần thể số 5, cá thể mang alen trội chiếm tỉ lệ 23/48.
VI. Trong số cá thể chân cao ở F3 của quần thể số 6, tỉ lệ kiểu hình thuần chủng là 80%.
A, 6.
B, 3.
C, 4.
D, 5.
Có 5 phát biểu đúng là I, III, IV, V, VI → Đáp án D.
Tỉ lệ kiểu gen ở P là 1AA:1Aa:1aa, cho nên suy ra tần số A = a = 0,5. Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, có nghĩa là quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và không chịu tác động của các nhân tố khác. Tức là, quần thể giao phối ngẫu nhiên.
I đúng. Ở quần thể số 1, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 36%; 18%; 36%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại Aa. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên chọn lọc chống lại Aa thì không làm thay đổi tần số alen. Do đó, ở mỗi thế hệ sinh ra, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 36%; 18%; 36%. Tức là hệ số sống sót của kiểu gen AA và aa gấp 2 lần Aa. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở mỗi thế hệ (các thế hệ đều giống nhau) 2×1AA : 2Aa : 2×1aa = 1AA : 1Aa : 1aa
→ trong số chân cao (AA, Aa), số cá thể thuần chủng (AA) = ½ = 50%.
II sai. Ở quần thể số 2, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 20%; 20%; 10%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại aa. Dẫn tới làm cho tần số a giảm dần và tần số A tăng dần. Do đó, kiểu hình chân thấp (aa) sẽ giảm dần qua các thế hệ → Kiểu hình chân cao tăng dần.
III đúng. Ở quần thể số 3, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 16%; 16%; 16%. Điều này chứng tỏ các kiểu gen có tỉ lệ sống sót ngang nhau. Cho nên, tần số alen và tần số kiểu gen không bị thay đổi qua các thế hệ. Vì các cá thể giao phối ngẫu nhiên nên quần thể sẽ cân bằng di truyền theo công thức 1AA:2Aa:1aa → Chân thấp (aa) = ¼ = 25%.
IV đúng. Ở quần thể số 4, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 6%; 36%; 6%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại kiểu gen AA và aa. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên chọn lọc chống lại AA và aa với tỉ lệ như nhau thì không làm thay đổi tần số alen. Do đó, ở mỗi thế hệ sinh ra, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 6%; 36%; 6%. Tức là hệ số sống sót của kiểu gen Aa gấp 6 lần AA và aa. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở mỗi thế hệ (các thế hệ đều giống nhau) 1AA : 6×2Aa : 1aa = 1AA : 12Aa : 1aa.
→ Tỉ lệ cá thể thuần chủng (AA, aa) có tỉ lệ = 2/14 = 1/7.
V đúng. Ở quần thể số 5, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 12%; 24%; 36%. Điều này chứng tỏ chọn lọc đang chống lại kiểu gen AA và Aa. Ở thế hệ F1, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 12%; 24%; 36%. Tức là hệ số sống sót của kiểu gen AA : Aa : aa = 1:2:3. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở thế hệ F1: 1AA : 2×2Aa : 3×1aa = 1AA : 4Aa : 3aa. → Giao tử A = 3/8; giao tử a = 5/8.
F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu gen của hợp tử F2 là 9/64AA : 30/64Aa : 25/64aa = 9AA : 30Aa : 25aa.
Tỉ lệ kiểu gen ở các cá thể trưởng thành của F2 là = 9AA : 2×30Aa : 3×25aa = 3AA : 20Aa : 25aa.
→ Cá thể mang alen trội (AA, Aa) có tỉ lệ = (3+20)/48 = 23/48.
VI đúng. Ở quần thể số 6, tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 28%; 14%; 7%. Vì thế hệ xuất phát có A = a = 0,5; cho nên ở thế hệ F1, tỉ lệ kiểu gen của hợp tử là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì tỉ lệ sống sót của các kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là 28%; 14%; 7% = 4:2:1. Cho nên tỉ lệ kiểu gen của các cây trưởng thành ở thế hệ F1: 4×1AA : 2×2Aa : 1aa = 4AA : 4Aa : 1aa. → Giao tử A = 2/3; giao tử a = 1/3.
F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu gen của hợp tử F2 là 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa = 4AA : 4Aa : 1aa.
Tỉ lệ kiểu gen ở các cá thể trưởng thành của F2 là = 4×4AA : 2×4Aa : 1aa = 16AA : 8Aa : 1aa.
→ A = 4/5, a = 1/5. F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu gen của hợp tử F2 là 16/25AA : 8/25Aa : 1/25aa = 16AA : 8Aa : 1aa
Tỉ lệ kiểu gen ở các cá thể trưởng thành của F3 là = 4×16AA : 2×8Aa : 1aa = 64AA : 16Aa : 1aa
→ trong số cá thể chân cao (AA + Aa), số cá thể thuần chủng (AA) = 64/(64+16) = 64/80 = 4/5 = 80%.
Câu 39 [353716]: Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở mạch gốc của vùng mã hóa trên gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:
10641474.png
Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’ quy định Met; 5’AAG3’ quy định Lys; 5’UUU3’ quy định Phe; 5’GGX3’; GGG và 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AGX3’ quy định Ser. Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.
II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.
IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (III) và (IV) → Đáp án C.
Giải thích:
Gen ban đầu: Mạch gốc: 3'… TAX TTX AAA XXG XXX…5'
mARN 5’….AUG AAG UUU GGX GGG…3’
polypeptit Met - Lys - Phe - Gly - Gly
Alen A1: Mạch gốc: 3'…TAX TTX AAA XXA XXX…5'.
mARN 5’...AUG AAG UUU GGU GGG…3’
polypeptit Met - Lys - Phe – Gly - Gly (tuy thay đổi bộ ba thứ 4 (GGX thành GGU) nhưng mã hóa cùng loại axit amin )
Alen A2: Mạch gốc: 3'…TAX ATX AAA XXG XXX…5'.
mARN 5’…AUG UAG UUU GGX GGG…3’
polypeptit Met - KT (Bộ ba thứ 2 trở thành mã kết thúc)
(I) đúng. Vì bộ ba GGX và bộ ba GGU cùng đều quy định một loại axit amin.
(II) sai. Vì cả hai đột biến này đều là đột biến thay thế một cặp nu, cho nên chỉ thay đổi một bộ ba ở vị trí đột biến. (III) đúng. Vì côđon thứ 2 của alen đột biến 2 trở thành codon kết thúc
(IV) đúng. Vì đột biến chỉ thay đổi 1 cặp nu ở vị trí thứ 10 (thay cặp X-G thành cặp T-A).
Câu 40 [353717]: Hình vẽ sau đây minh họa cho đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật:
10641481.png
Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các đường cong trên?
I. Đường cong a biểu thị cho sự tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
II. Đường cong b biểu thị cho sự tăng trưởng của những quần thể bị hạn chế về khả năng sinh sản, sự biến động số lượng cá thể do xuất cư theo mùa...
III. Đường cong a biểu thị cho sự tăng trưởng của những quần thể thuộc các loài có tuổi thọ cao, sinh sản chậm, sức sinh sản kém.
IV. Đường cong b biểu thị cho sự tăng trưởng của những quần thể thuộc các loài không biết chăm sóc con non hoặc chăm sóc con non kém.
A, III và IV.
B, II và IV.
C, I và III.
D, I và II.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I, II → Đáp án D.
Đường cong a là tăng trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học, đường cong b là tăng trưởng của quần thể trong điều kiện môi trường sống bị giới hạn.
III sai. Vì đường cong a biểu thị cho sự tăng trưởng của những quần thể thuộc các loài có kích thước nhỏ, tuổi thọ thấp (VSV).
IV sai. Vì đường cong b biểu thị cho sự tăng trưởng của những quần thể thuộc các loài sinh vật có kích thước lớn, vòng đời dài.