Đáp án
1C
2B
3B
4D
5A
6C
7B
8C
9C
10B
11B
12D
13C
14C
15D
16C
17C
18A
19A
20C
21D
22D
23C
24A
25A
26A
27D
28A
29C
30B
31D
32D
33D
34A
35A
36D
37C
38B
39A
40D
Đáp án Đề minh họa số 38 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [259494]: Trong sinh sản hữu tính, cấu trúc nào sau đây được truyền đạt nguyên vẹn từ đời bố mẹ
cho đời con?
A, Nhiễm sắc thể.
B, Tính trạng.
C, Alen.
D, Nhân tế bào.
Đápán C.
Alen được truyền đạt nguyên vẹn từ đời này sang đời con mà Menđen còn gọi đó là giao tử thuần khiết, yếu tố di truyền.
Alen được truyền đạt nguyên vẹn từ đời này sang đời con mà Menđen còn gọi đó là giao tử thuần khiết, yếu tố di truyền.
Câu 2 [988615]: Những nguyên tố nào sau đây là thành phần cấu trúc nên diệp lục?
A, C, H, O, N, Fe.
B, C, H, O, N, Mg.
C, C, H, O, Ni, B.
D, Cl, K, H, Mn.
Diệp lục a có công thức là C55H72O5N4Mg; Diệp lục b có công thức là C55H70O6N4Mg.
-> Đáp án B.
Câu 3 [988616]: Nhóm động vật nào sau đây có phương thức hô hấp qua bề mặt cơ thể?
A, Cá chép, ốc, tôm, cua.
B, Giun đất, giun dẹp, giun tròn.
C, Cá, ếch, nhái, bò sát.
D, Giun tròn, trùng roi, giáp xác.
Các loài giun đất, giun dẹp và giun tròn không có cơ quan hô hấp chuyên biệt nên có hình thức hô hấp bằng bề mặt cơ thể để có thể lấy O2 và thải CO2 qua bề mặt cơ thể. Để việc trao đổi khí hiệu quả, các loài phải sống trong nước (giun dẹp) hoặc tiết chất nhờn để bảo đảm bề mặt luôn ẩm ướt cho khí khuếch tách hai chiều.
Câu 4 [988617]: Loài động vật nào sau đây có tim 4 ngăn, vòng tuần hoàn kép?
A, Cá.
B, Châu chấu.
C, Ếch.
D, Thỏ.
Đáp án: D
Câu 5 [988618]: Trong quá trình dịch mã, anticôđon nào sau đây khớp bổ sung với côđon 5’AUG3’?
A, 3’UAX5’.
B, 3’AUG5’.
C, 5’UAX3’.
D, 5’AUG3’.
Đáp án A. Vì anticôđon khớp bổ sung và ngược chiều côđon.
Vì vậy, côđon 5’AUG3’ sẽ có anticôđon là 3’UAX5’.
Câu 6 [988619]: Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen?
A, AABB.
B, aaBB.
C, AaBb.
D, AaBB.
Đáp án: C
Câu 7 [988620]: Ở một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát có 50% cá thể mang kiểu gen Bb. Theo lí thuyết, ở F2, tỷ lệ kiểu gen Bb là
A, 50%.
B, 12,5%.
C, 25%.
D, 37,5%.
HD
Câu 8 [988621]: Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AaBBDd thì sẽ thu được bao nhiêu dòng thuần chủng?
A, 2.
B, 6.
C, 4.
D, 8.
Kiểu gen AaBBDd có 2 cặp gen dị hợp nên sẽ có 4 dòng thuần.
->Đáp án C.
Câu 9 [988622]: Khi nói về bằng chứng giải phẩu so sánh, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Cánh của chim và cánh của bướm là những cơ quan tương đồng.
B, Cơ quan tương tự là bằng chứng chứng tỏ nguồn gốc chung của các loài.
C, Cơ quan thoái hoá là một trường hợp của cơ quan tương đồng.
D, Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá đồng quy.
Đáp án: C
Câu 10 [988623]: Một quần thể đang cân bằng về di truyền, quá trình nào sau đây thường sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể?
A, Đột biến gen.
B, Giao phối không ngẫu nhiên.
C, Giao phối ngẫu nhiên.
D, Nhập cư (nhập gen).
- Giao phối ngẫu nhiên luôn làm xuất hiện các kiểu gen mới là tăng biến dị tổ hợp nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
- Đột biến làm xuất hiện các alen mới nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
- Sự nhập cư thường mang đến cho quần thể các alen mới và các kiểu gen mới nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
- Giao phối không ngẫu nhiên làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần và tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần nên sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể -> Đáp án B đúng.
- Đột biến làm xuất hiện các alen mới nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
- Sự nhập cư thường mang đến cho quần thể các alen mới và các kiểu gen mới nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
- Giao phối không ngẫu nhiên làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần và tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần nên sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể -> Đáp án B đúng.
Câu 11 [989473]: Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây?
A, Tiêu hóa nội bào.
B, Tiêu hóa ngoại bào.
C, Tiêu hóa ngoại bào và nội bào.
D, Túi tiêu hóa.
Thú ăn thịt có cơ quan tiêu hoá hoàn chỉ với ống tiêu hoá do đó quá trình tiêu hóa diễn ra hoàn toàn bên ngoài tế bào (trong ống tiêu hoá) gọi là tiêu hoá ngoại bào. => Đáp án B.
Câu 12 [989474]: Phong lan và cây thân gỗ là mối quan hệ gì?
A, Kí sinh.
B, Sinh vật ăn sinh vật.
C, Cộng sinh.
D, Hội sinh.
Đáp án: D
Câu 13 [989475]: Một phân tử ADN có số nucleotit loại A chiếm 15%. Tỉ lệ của gen là bao nhiêu?
A, 2/5.
B, 1/3.
C, 3/7.
D, 3/14.
A = 15% => G = 35%. =>Tỉ lệ = 15%/35% = 3/7. => Đáp án C.
Câu 14 [989476]: Một loài có 11 nhóm gen liên kết. Giả sử có 5 thể đột biến có số lượng NST như bảng sau đây:
Có bao nhiêu trường hợp thuộc thể lệch bội?
Có bao nhiêu trường hợp thuộc thể lệch bội?
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Có 2 trường hợp thể lệch bội, đó là thể đột biến D và thể đột biến E. => Đáp án C.
Câu 15 [989477]: Trong quá trình quang hợp, sản phẩm đầu tiên của chu trình Canvin là chất nào sau đây?
A, AlPG.
B, Ri1,5DiP.
C, Glucozơ.
D, APG.
Đáp án: D
Câu 16 [989478]: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
A, Khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di - nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
B, Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
C, Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
D, Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền và có thể dẫn tới làm suy thóai quần thể.
- Trong các phát biểu nói trên thì chỉ có phát biểu thoã mãn. Vì khi kích thước quần thể càng nhỏ thì số lượng cá thể càng ít nên sự giảm số lượng cá thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen mạnh hơn so với khi quần thể có số lượng cá thể đông. Ví dụ một quần thể có 1000 cá thể AA, 2000 cá thể Aa, 1000 cá thể aa. Giả sử yếu tố ngẫu nhiên làm chết 200 cá thể aa thì tần số a sẽ thay đổi, giảm từ 0,5 xuống còn 0,487. Nhưng khi quần thể chỉ có 100 cá thể AA, 200 cá thể Aa, 100 cá thể aa và yếu tố ngẫu nhiên làm chết 100 cá thể aa thì tần số a giảm từ 0,5 xuống còn 0,333.
- Các phát biểu còn lại đều đúng. => Đáp án C.
- Các phát biểu còn lại đều đúng. => Đáp án C.
Câu 17 [989479]: Ở Bò, ngăn nào sau đây là dạ dày chính thức?
A, Dạ cỏ.
B, Dạ lá sách.
C, Dạ múi khế.
D, Dạ tổ ong.
Đáp án: C
Câu 18 [989480]: Một loài động vật, tiến hành lai thuận và lai nghịch cho kết quả như sau:
Lai thuận: ♂ Mắt đỏ × ♀ Mắt trắng → F1 có 100% cá thể mắt trắng.
Lai nghịch: ♂ Mắt trắng × ♀ Mắt đỏ → F1 có 100% cá thể mắt đỏ.
Nếu cho con đực F1 ở phép lai thuận giao phối với con cái F1 ở phép lai nghịch, thu được F2. Theo lí thuyết, số cá thể mắt trắng ở F2 chiếm tỉ lệ
Lai thuận: ♂ Mắt đỏ × ♀ Mắt trắng → F1 có 100% cá thể mắt trắng.
Lai nghịch: ♂ Mắt trắng × ♀ Mắt đỏ → F1 có 100% cá thể mắt đỏ.
Nếu cho con đực F1 ở phép lai thuận giao phối với con cái F1 ở phép lai nghịch, thu được F2. Theo lí thuyết, số cá thể mắt trắng ở F2 chiếm tỉ lệ
A, 0%.
B, 25%.
C, 50%.
D, 100%.
Phép lai thuận và phép lai nghịch cho kết quả khác nhau, con lai 100% có kiểu hình giống mẹ → Tính trạng màu mắt di truyền theo dòng mẹ.
Nếu cho con đực F1 ở phép lai nghịch giao phối với con cái F1 ở phép lai thuận tức là:
F1: ♂ Mắt trắng × ♀ Mắt đỏ → F2 luôn cho kiểu hình giống mẹ → F2 cho kiểu hình 100% mắt đỏ, số mắt trắng là 0%.→ đáp án A
Nếu cho con đực F1 ở phép lai nghịch giao phối với con cái F1 ở phép lai thuận tức là:
F1: ♂ Mắt trắng × ♀ Mắt đỏ → F2 luôn cho kiểu hình giống mẹ → F2 cho kiểu hình 100% mắt đỏ, số mắt trắng là 0%.→ đáp án A
Câu 19 [989481]: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cấu trúc tuổi của quần thể có bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.
II. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.
III. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể.
I. Cấu trúc tuổi của quần thể có bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.
II. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.
III. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể.
A, 3.
B, 2.
C, 4.
D, 1.
Phát biểu I, II, IV đúng. => Đáp án A.
Quần thể có 3 nhóm tuổi, đó là nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. I đúng. Vì khi điều kiện môi trường thay đổi thì tỉ lệ tử vong, sinh sản thay đổi làm cho thành phần nhóm tuổi thay đổi. Ví dụ khi điều kiện môi trường thuận lợi thì tỉ lệ sinh sản tăng làm tăng số lượng cá thể con non làm cho nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên.
III sai. Vì cấu trúc tuổi chỉ phản ánh số lượng cá thể ở mỗi nhóm tuổi chứ không phản ánh kiểu gen.
IV đúng. Vì tỉ lệ giới tính mới phản ánh tỉ lệ đực cái trong quần thể.
=> Đáp án C.
Quần thể có 3 nhóm tuổi, đó là nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. I đúng. Vì khi điều kiện môi trường thay đổi thì tỉ lệ tử vong, sinh sản thay đổi làm cho thành phần nhóm tuổi thay đổi. Ví dụ khi điều kiện môi trường thuận lợi thì tỉ lệ sinh sản tăng làm tăng số lượng cá thể con non làm cho nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên.
III sai. Vì cấu trúc tuổi chỉ phản ánh số lượng cá thể ở mỗi nhóm tuổi chứ không phản ánh kiểu gen.
IV đúng. Vì tỉ lệ giới tính mới phản ánh tỉ lệ đực cái trong quần thể.
=> Đáp án C.
Câu 20 [989482]: Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A, Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật.
B, Bậc dinh dưỡng cấp 3 là tất cả các loài động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao.
C, Các loài động vật ăn sinh vật sản xuất thì thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
D, Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn mới.
Đáp án C.
A sai. Vì động vật ăn thực vật thì thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
B sai. Vì động vật ăn cỏ thì thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
D sai. Vì bậc dinh dưỡng cao nhất là loài cuối cùng của chuỗi thức ăn.
A sai. Vì động vật ăn thực vật thì thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
B sai. Vì động vật ăn cỏ thì thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
D sai. Vì bậc dinh dưỡng cao nhất là loài cuối cùng của chuỗi thức ăn.
Câu 21 [989644]: Khi nói về hô hấp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có O2 thì thực vật tiến hành phân giải kị khí để lấy ATP.
II. Trong quá trình phân giải hiếu khí, ATP được tạ ra nhiều nhất ở giai đoạn chuỗi truyền điện tử (chuỗi truyền electron).
III. Quá trình hô hấp ở thực vật C4 luôn tạo ra ATP.
IV. Từ một mol glucozơ, trải qua lên men rượu sẽ tạo ra 2 mol ATP.
I. Nếu không có O2 thì thực vật tiến hành phân giải kị khí để lấy ATP.
II. Trong quá trình phân giải hiếu khí, ATP được tạ ra nhiều nhất ở giai đoạn chuỗi truyền điện tử (chuỗi truyền electron).
III. Quá trình hô hấp ở thực vật C4 luôn tạo ra ATP.
IV. Từ một mol glucozơ, trải qua lên men rượu sẽ tạo ra 2 mol ATP.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Các phát biểu I, II, III và IV đúng → Đáp án D.
Câu 22 [989645]: Khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều có trao đổi khí qua phế nang của phổi.
II. Tất cả các loài hô hấp bằng ống khí đều có hệ tuần hoàn hở.
III. Tất cả các loài động vật đa bào đều có hệ tuần hoàn.
IV. Tất cả các loài có ống tiêu hóa đều có hệ tuần hoàn kín.
I. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều có trao đổi khí qua phế nang của phổi.
II. Tất cả các loài hô hấp bằng ống khí đều có hệ tuần hoàn hở.
III. Tất cả các loài động vật đa bào đều có hệ tuần hoàn.
IV. Tất cả các loài có ống tiêu hóa đều có hệ tuần hoàn kín.
A, 2.
B, 4.
C, 3.
D, 1.
Có 1 phát biểu đúng, đó là II. => Đáp án D.
I sai. Vì phổi của các loài chim không có phế nang.
II đúng. Vì chỉ có côn trùng mới có hô hấp bằng ống khí và côn trùng có tuần hoàn hở.
III sai. Vì các loài thuộc nhóm ruột khoang (ví dụ thủy tức) chưa có hệ tuần hoàn.
IV sai. Vì các loài thân mềm, côn trùng đều có ống tiêu hóa nhưng hệ tuần hoàn hở.
I sai. Vì phổi của các loài chim không có phế nang.
II đúng. Vì chỉ có côn trùng mới có hô hấp bằng ống khí và côn trùng có tuần hoàn hở.
III sai. Vì các loài thuộc nhóm ruột khoang (ví dụ thủy tức) chưa có hệ tuần hoàn.
IV sai. Vì các loài thân mềm, côn trùng đều có ống tiêu hóa nhưng hệ tuần hoàn hở.
Câu 23 [989646]: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm mất cân bằng gen trong hệ gen của tế bào.
II. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
IV. Tất cả các đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể đều làm thay đổi độ dài của ADN.
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm mất cân bằng gen trong hệ gen của tế bào.
II. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
IV. Tất cả các đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể đều làm thay đổi độ dài của ADN.
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. => Đáp án C.
I đúng. Vì đột biến cấu trúc sẽ làm thay đổi cấu trúc của NST, do đó sẽ làm thay đổi số lượng gen, thay đổi vị trí sắp xếp của các gen cho nên sẽ làm mất cân bằng gen trong tế bào.
II sai. Vì đột biến đảo đoạn, chuyển đoạn trên 1 NST không làm thay đổi số lượng gen.
III đúng. Vì đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hàm lượng ADN.
IV sai. Vì đột biến chuyển đoạn trên một NST không làm thay đổi độ dài của ADN
I đúng. Vì đột biến cấu trúc sẽ làm thay đổi cấu trúc của NST, do đó sẽ làm thay đổi số lượng gen, thay đổi vị trí sắp xếp của các gen cho nên sẽ làm mất cân bằng gen trong tế bào.
II sai. Vì đột biến đảo đoạn, chuyển đoạn trên 1 NST không làm thay đổi số lượng gen.
III đúng. Vì đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hàm lượng ADN.
IV sai. Vì đột biến chuyển đoạn trên một NST không làm thay đổi độ dài của ADN
Câu 24 [989647]: Có 6 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen giảm phân bình thường, không có đột biến sẽ có tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A, 20.
B, 24.
C, 32.
D, 10.
Đáp án A. Vì mỗi tế bào giảm phân cho 2 loại giao tử liên kết và 2 loại giao tử hoán vị. Có 6 tế bào giảm phân nên tối đa cho 12 loại giao tử hoán vị và 12 loại giao tử liên kết. Tuy nhiên, vì chỉ có 3 cặp NST nên số loại giao tử liên kết tối đa là 8 loại. Tổng số loại giao tử = 12+8 = 20 loại.
Câu 25 [989648]: Xét 2 quần thể của loài chim sẽ. Quần thể 1 có 1000 cá thể, quần thể 2 có 2500 cá thể. Cả hai quần thể đang cân bằng di truyền và tần số alen A của quần thể 1 là 0,2; của quần thể 2 là 0,4. Giả sử có 15% cá thể của quần thể 1 di cư sang quần thể 2 và 6% cá thể của quần thể 2 di cư sang quần thể 1. Theo lí thuyết, sau khi có di cư và nhập cư thì tần số alen A của quần thể 1 và quần thể 2 lần lượt là
A, 0,23; 97/255.
B, 0,31; 83/231.
C, 0,24; 85/232.
D, 0,27; 81/253.
Đáp án A.
Sau khi có di cư, nhập cư thì tần số alen A của mỗi quần thể là:
- Quần thể 1: A = = 0,23.
- Quần thể 2: A = = 97/255.
Sau khi có di cư, nhập cư thì tần số alen A của mỗi quần thể là:
- Quần thể 1: A = = 0,23.
- Quần thể 2: A = = 97/255.
Câu 26 [989649]: Khi nói về kích thước quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
I. Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể thường sẽ rơi vào trạng thái tuyệt chủng.
II. Nếu quần thể biệt lập với các quần thể cùng loài khác và tỉ lệ sinh sản bằng tỉ lệ tử vong thì kích thước quần thể sẽ được duy trì ổn định.
III. Cạnh tranh cùng loài góp phần duy trì ổn định kích thước quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường.
IV. Nếu môi trường sống thuận lợi, nguồn sống dồi dào thì tỉ lệ sinh sản tăng và thường dẫn tới làm tăng kích thước quần thể.
I. Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể thường sẽ rơi vào trạng thái tuyệt chủng.
II. Nếu quần thể biệt lập với các quần thể cùng loài khác và tỉ lệ sinh sản bằng tỉ lệ tử vong thì kích thước quần thể sẽ được duy trì ổn định.
III. Cạnh tranh cùng loài góp phần duy trì ổn định kích thước quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường.
IV. Nếu môi trường sống thuận lợi, nguồn sống dồi dào thì tỉ lệ sinh sản tăng và thường dẫn tới làm tăng kích thước quần thể.
A, 4.
B, 1.
C, 3.
D, 2.
Có 4 phát biểu đúng => Đáp án A.
Câu 27 [989532]: Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 15 chuỗi thức ăn.
II. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.
III. Nếu loài K bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này có tối đa 7 loài.
IV. Nếu loài E bị con người đánh bắt làm giảm số lượng thì loài M sẽ tăng số lượng.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 15 chuỗi thức ăn.
II. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.
III. Nếu loài K bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này có tối đa 7 loài.
IV. Nếu loài E bị con người đánh bắt làm giảm số lượng thì loài M sẽ tăng số lượng.
A, 4.
B, 2.
C, 1.
D, 3.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. => Đáp án D.
II sai. Vì chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích, đó là A -> I -> K -> H -> C -> D -> E.
III đúng. Vì nếu K bị tuyệt diệt thì M sẽ bị tuyệt diệt (vì K là nguồn thức ăn duy nhất của M). Do đó, chỉ còn lại 7 loài.
IV đúng. Vì E khống chế sinh học đối với D và M nên khi E bị giảm số lượng thì D và M sẽ tăng số lượng.
II sai. Vì chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích, đó là A -> I -> K -> H -> C -> D -> E.
III đúng. Vì nếu K bị tuyệt diệt thì M sẽ bị tuyệt diệt (vì K là nguồn thức ăn duy nhất của M). Do đó, chỉ còn lại 7 loài.
IV đúng. Vì E khống chế sinh học đối với D và M nên khi E bị giảm số lượng thì D và M sẽ tăng số lượng.
Câu 28 [989651]: Một loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, sinh sản của loài cá lớn. Loài cá ép sau khi bám lên cá lớn thì tạo nên các khe hở để 5 loài vi sinh vật khác bám lên và sinh sống nhưng không gây bệnh cho các loài tham gia. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ giữa cá ép với các loài vi sinh vật là quan hệ kí sinh.
II. Mối quan hệ giữa tất cả các loài nói trên đều là quan hệ hỗ trợ khác loài.
III. Quan hệ giữa vi sinh vật với cá lớn là quan hệ hội sinh.
IV. Nếu loài cá ép tách khỏi cá lớn thì các loài vi sinh vật sẽ tách ra khỏi cá lớn.
I. Quan hệ giữa cá ép với các loài vi sinh vật là quan hệ kí sinh.
II. Mối quan hệ giữa tất cả các loài nói trên đều là quan hệ hỗ trợ khác loài.
III. Quan hệ giữa vi sinh vật với cá lớn là quan hệ hội sinh.
IV. Nếu loài cá ép tách khỏi cá lớn thì các loài vi sinh vật sẽ tách ra khỏi cá lớn.
A, 3.
B, 4.
C, 2.
D, 1.
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. Đáp án A.
Vì các mối quan hệ ở đây là một loài có lợi, loài còn lại trung tính.
I sai. Vì chúng không gây hại cho nhau.
Vì các mối quan hệ ở đây là một loài có lợi, loài còn lại trung tính.
I sai. Vì chúng không gây hại cho nhau.
Câu 29 [989652]: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến điểm có thể không làm thay đổi số lượng nucleotit mỗi loại của gen.
II. Nếu đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen thì cũng không làm thay đổi tổng số axit amin của chuỗi polipeptit.
III. Nếu đột biến điểm làm tăng chiều dài của gen thì chứng tỏ sẽ làm tăng liên kết hidro của gen.
IV. Đột biến mất một cặp nucleotit có thể không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit.
I. Đột biến điểm có thể không làm thay đổi số lượng nucleotit mỗi loại của gen.
II. Nếu đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen thì cũng không làm thay đổi tổng số axit amin của chuỗi polipeptit.
III. Nếu đột biến điểm làm tăng chiều dài của gen thì chứng tỏ sẽ làm tăng liên kết hidro của gen.
IV. Đột biến mất một cặp nucleotit có thể không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. Đáp án C.
I đúng. Vì nếu đột biến thay thế cặp A-T thành cặp T-A hoặc thay thế cặp G-X thành cặp X-G thì không làm thay đổi số nucleotit mỗi loại của gen.
II sai. Đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng nếu làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm thì có thể sẽ làm mất đi nhiều axit amin.
III đúng. Vì đột biến làm tăng chiều dài của gen thì chứng tỏ đột biến thêm 1 cặp nucleotit. Khi thêm 1 cặp nucleotit thì sẽ làm tăng 2 liên kết hidro hoặc 3 liên kết hidro.
IV đúng. Vì đột biến mất một cặp nucleotit ở vị trí intron hoặc ở vị trí không thuộc vùng mã hóa của gen thì không làm thay đổi cấu trúc của mARN trưởng thành nên không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit.
I đúng. Vì nếu đột biến thay thế cặp A-T thành cặp T-A hoặc thay thế cặp G-X thành cặp X-G thì không làm thay đổi số nucleotit mỗi loại của gen.
II sai. Đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng nếu làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm thì có thể sẽ làm mất đi nhiều axit amin.
III đúng. Vì đột biến làm tăng chiều dài của gen thì chứng tỏ đột biến thêm 1 cặp nucleotit. Khi thêm 1 cặp nucleotit thì sẽ làm tăng 2 liên kết hidro hoặc 3 liên kết hidro.
IV đúng. Vì đột biến mất một cặp nucleotit ở vị trí intron hoặc ở vị trí không thuộc vùng mã hóa của gen thì không làm thay đổi cấu trúc của mARN trưởng thành nên không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit.
Câu 30 [989653]: Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
II. Các đột biến thể một của cùng một loài đều có hàm lượng ADN ở trong các tế bào giống nhau.
III. Đột biến tam bội có thể được phát sinh trong nguyên phân, do tất cả các cặp nhiễm sắ thể không phân li.
IV. Các thể đột biến lệch bội chỉ được phát sinh trong giảm phân.
I. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
II. Các đột biến thể một của cùng một loài đều có hàm lượng ADN ở trong các tế bào giống nhau.
III. Đột biến tam bội có thể được phát sinh trong nguyên phân, do tất cả các cặp nhiễm sắ thể không phân li.
IV. Các thể đột biến lệch bội chỉ được phát sinh trong giảm phân.
A, 2.
B, 1.
C, 3.
D, 4.
Chỉ có phát biểu I đúng. Đáp án B.
II sai. Các NST khác nhau có độ dài khác nhau cho nên khi mất đi thì sẽ làm thay đổi hàm lượng ADN với mức độ khác nhau.
III sai. Vì tam bội chỉ được phát sinh trong giảm phân.
IV sai. Thể lệch bội có thể được phát sinh trong nguyên phân, kết hợp với sinh sản vô tính. Ví dụ, ở nguyên phân của tế bào sinh dưỡng, có 1 cặp NST không phân li dẫn tới tạo ra tế bào 2n+1 và tế bào 2n-1. Về sau, tế bào 2n-1 nguyên phân nhiều lần tạo nên cành có bộ NST 2n-1. Cành này trở thành cây con thông qua sinh sản vô tính thì sẽ hình thành nên dạng 2n-1 (thể một).
II sai. Các NST khác nhau có độ dài khác nhau cho nên khi mất đi thì sẽ làm thay đổi hàm lượng ADN với mức độ khác nhau.
III sai. Vì tam bội chỉ được phát sinh trong giảm phân.
IV sai. Thể lệch bội có thể được phát sinh trong nguyên phân, kết hợp với sinh sản vô tính. Ví dụ, ở nguyên phân của tế bào sinh dưỡng, có 1 cặp NST không phân li dẫn tới tạo ra tế bào 2n+1 và tế bào 2n-1. Về sau, tế bào 2n-1 nguyên phân nhiều lần tạo nên cành có bộ NST 2n-1. Cành này trở thành cây con thông qua sinh sản vô tính thì sẽ hình thành nên dạng 2n-1 (thể một).
Câu 31 [989493]: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến.
II. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.
III. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ không làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào của thể đột biến.
I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến.
II. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.
III. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ không làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào của thể đột biến.
A, 1.
B, 3.
C, 4.
D, 2.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. → Đáp án D
I sai. Vì đột biến mất đoạn NST sẽ làm mất một số gen chức năng nên thường gây hại. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ. Vì có thể đoạn bị mất gen là đoạn mang những gen quy định các tính trạng không tốt. Trong trường hợp này thì mất đoạn có thể có lợi cho thể đột biến.
II đúng. Vì lặp đoạn NST sẽ làm cho đoạn NST đó được lặp một lần hoặc nhiều lần cho nên lặp đoạn sẽ làm tăng số lượng bản sao cảu các gen ở vị trí lặp.
III sai. Vì chuyển đoạn NST gắn liền với hình thành giao tử nên sẽ sinh ra các giao tử chuyển đoạn (giao tử sẽ mang các đoạn NST khác nhau nên hàm lượng ADN của giao tử sẽ thay đổi). Giao tử mang NST chuyển đoạn thụ tinh với giao tử n sẽ sinh ra hợp tử chuyển đoạn (Hợp tử này sẽ có thể có hàm lượng ADN bị thay đổi).
IV đúng. Vì đột biến đảo đoạn chỉ làm thay đổi vị trí của gen trên NST chứ không làm thay đổi tổng số gen của NST.
I sai. Vì đột biến mất đoạn NST sẽ làm mất một số gen chức năng nên thường gây hại. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ. Vì có thể đoạn bị mất gen là đoạn mang những gen quy định các tính trạng không tốt. Trong trường hợp này thì mất đoạn có thể có lợi cho thể đột biến.
II đúng. Vì lặp đoạn NST sẽ làm cho đoạn NST đó được lặp một lần hoặc nhiều lần cho nên lặp đoạn sẽ làm tăng số lượng bản sao cảu các gen ở vị trí lặp.
III sai. Vì chuyển đoạn NST gắn liền với hình thành giao tử nên sẽ sinh ra các giao tử chuyển đoạn (giao tử sẽ mang các đoạn NST khác nhau nên hàm lượng ADN của giao tử sẽ thay đổi). Giao tử mang NST chuyển đoạn thụ tinh với giao tử n sẽ sinh ra hợp tử chuyển đoạn (Hợp tử này sẽ có thể có hàm lượng ADN bị thay đổi).
IV đúng. Vì đột biến đảo đoạn chỉ làm thay đổi vị trí của gen trên NST chứ không làm thay đổi tổng số gen của NST.
Câu 32 [989494]: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có 3 alen là A1; A2; A3 quy định. Trong đó, alen A1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen A2 quy định hoa vàng, trội hoàn toàn so với alen A3 quy định hoa trắng. Cho các cây hoa đỏ (P) giao phấn với nhau, thu được các hợp tử F1. Gây đột biến tứ bội hóa các hợp tử F1 thu được các cây tứ bội. Lấy một cây tứ bội có hoa đỏ ở F1 cho tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 1/36. Cho rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội; các giao tử lưỡng bội thụ tinh với xác suất như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về F2 là đúng?
I. Số cá thể mang kiểu gen chỉ có 1 alen A1 chiếm tỉ lệ 2/9.
II. Số cá thể mang kiểu gen chỉ có 1 alen A3 chiếm tỉ lệ 1/36.
III. Có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ và 1 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng, xác suất thu được cây không mang alen A3 là 1/35.
I. Số cá thể mang kiểu gen chỉ có 1 alen A1 chiếm tỉ lệ 2/9.
II. Số cá thể mang kiểu gen chỉ có 1 alen A3 chiếm tỉ lệ 1/36.
III. Có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ và 1 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng, xác suất thu được cây không mang alen A3 là 1/35.
A, 3.
B, 4.
C, 1.
D, 2.
Các cây F1 có kiểu hình hoa đỏ, mà lại là kết quả của tứ bội hóa nên F1 chắc chắn có kiểu gen : A1A1--
Mặt khác, F2 sinh ra có kiểu hình hoa vàng nên trong kiểu gen F1 chắc chắn có chứa A2 → F1 phải có kiểu gen A1A1A2A2
Xét phép lai : A1A1A2A2× A1A1A2A2
GF1: 1/6A1A1 : 4/6A1A2 : 1/6A2A2 → F2: 1/36A1A1A1A1 : 8/36A1A1A1A2 : 18/36A1A1A2A2 : 8/36A1A2A2A2 : 1/36A2A2A2A2
Xét các phát biểu của đề bài
I – Đúng. Vì loại kiểu gen chỉ có 1 alen A1(A1A2A2A2) chiếm tỉ lệ 8/36 = 2/9
II, IV – Sai. Vì F2 không thu được cây nào có chứa alen A3.
III – Đúng. Có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ là: A1A1A1A1; A1A1A1A2; A1A1A2A2; A1A2A2A2; 1 loại kiểu gen quy định hoa vàng là A2A2A2A2;
Vậy chỉ có 2 phát biểu đúng là (I) và (III) → Đáp án D
Xét phép lai : A1A1A2A2× A1A1A2A2
GF1: 1/6A1A1 : 4/6A1A2 : 1/6A2A2 → F2: 1/36A1A1A1A1 : 8/36A1A1A1A2 : 18/36A1A1A2A2 : 8/36A1A2A2A2 : 1/36A2A2A2A2
Xét các phát biểu của đề bài
I – Đúng. Vì loại kiểu gen chỉ có 1 alen A1(A1A2A2A2) chiếm tỉ lệ 8/36 = 2/9
II, IV – Sai. Vì F2 không thu được cây nào có chứa alen A3.
III – Đúng. Có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ là: A1A1A1A1; A1A1A1A2; A1A1A2A2; A1A2A2A2; 1 loại kiểu gen quy định hoa vàng là A2A2A2A2;
Vậy chỉ có 2 phát biểu đúng là (I) và (III) → Đáp án D
Câu 33 [989495]: Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng chiếm 16%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hóan vị gen ở cả 2 giới với tần số bàng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số hóan vị gen ở F1 là 20%.
II. Ở F2, kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 9%.
III. Ở F2, kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ cao nhất và bằng 66%.
IV. Ở F2, kiểu hình thân thấp, hoa đỏ thuần chủng chiếm 1%.
I. Tần số hóan vị gen ở F1 là 20%.
II. Ở F2, kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 9%.
III. Ở F2, kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ cao nhất và bằng 66%.
IV. Ở F2, kiểu hình thân thấp, hoa đỏ thuần chủng chiếm 1%.
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
HD
Câu 34 [989496]: Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây dị hợp về 3 cặp gen giao phấn với cây dị hợp về 3 cặp gen, thu được F1 có 8 loại kiểu hình, trong đó có 4% tổng số cá thể mang kiểu hình lặn về 3 tính trạng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 30 loại kiểu gen.
II. Có thể đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
III. F1 có 8,5% số cá thể dị hợp tử về 3 cặp gen.
IV. F1 có 30% số cá thể mang kiểu hình trội về 2 tính trạng.
I. F1 có tối đa 30 loại kiểu gen.
II. Có thể đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
III. F1 có 8,5% số cá thể dị hợp tử về 3 cặp gen.
IV. F1 có 30% số cá thể mang kiểu hình trội về 2 tính trạng.
A, 3.
B, 4.
C, 2.
D, 1.
HD
Câu 35 [989497]: Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb quy định; Tính trạng chiều cao cây do cặp gen Dd quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) lai phân tích, thu được Fa có 10% cây thân cao, hoa đỏ: 40% cây thân cao, hoa trắng: 15% cây thân thấp, hoa đỏ : 35% cây thân thấp, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kiểu gen của P có thể là
II. Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
III. Đời Fa chỉ có 1 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa trắng.
IV. Nếu cho P tự thụ phấn thì ở đời con có 14,25% số cây thân thấp, hoa đỏ.
I. Kiểu gen của P có thể là
II. Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
III. Đời Fa chỉ có 1 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa trắng.
IV. Nếu cho P tự thụ phấn thì ở đời con có 14,25% số cây thân thấp, hoa đỏ.
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
HD
Câu 36 [259495]: Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 16% số cây thân thấp, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số hoán vị gen là 20%.
II. Ở F1, loại kiểu gen dị hợp về hai cặp gen chiếm tỉ lệ 34%.
III. Ở F1, loại kiểu gen dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ 32%.
IV. Ở F1, loại kiểu gen chiếm tỉ lệ 32%.
I. Tần số hoán vị gen là 20%.
II. Ở F1, loại kiểu gen dị hợp về hai cặp gen chiếm tỉ lệ 34%.
III. Ở F1, loại kiểu gen dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ 32%.
IV. Ở F1, loại kiểu gen chiếm tỉ lệ 32%.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.
Ở bài toán này, cây thấp hoa trắng () có tỉ lệ = x = 16% = 0,16 = 0,4 × 0,4. → Giao tử ab = 0,4.
I đúng. Tần số hoán vị gen = 1 - 2 × 0,4 = 0,2 = 20%.
II đúng. Ở F1, loại kiểu gen dị hợp về hai cặp gen chiếm tỉ lệ = 4x - + 0,5 = 4.0,16 - + 0,5 = 0,64 - 0,8 + 0,5 = 0,34.
III đúng. Ở F1, loại kiểu gen dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ = - 8x = - 8 × 0,16 = 0,32.
IV đúng. Kiểu gen luôn có tỉ lệ = 2 lần tỉ lệ của kiểu gen .
→ Tỉ lệ của kiểu gen dị hợp tử đều () = 2x = 0,32.
Ở bài toán này, cây thấp hoa trắng () có tỉ lệ = x = 16% = 0,16 = 0,4 × 0,4. → Giao tử ab = 0,4.
I đúng. Tần số hoán vị gen = 1 - 2 × 0,4 = 0,2 = 20%.
II đúng. Ở F1, loại kiểu gen dị hợp về hai cặp gen chiếm tỉ lệ = 4x - + 0,5 = 4.0,16 - + 0,5 = 0,64 - 0,8 + 0,5 = 0,34.
III đúng. Ở F1, loại kiểu gen dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ = - 8x = - 8 × 0,16 = 0,32.
IV đúng. Kiểu gen luôn có tỉ lệ = 2 lần tỉ lệ của kiểu gen .
→ Tỉ lệ của kiểu gen dị hợp tử đều () = 2x = 0,32.
Câu 37 [989499]: Xét 2 cặp gen Aa và Bb, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến và nếu có hoán vị gen thì tần số hoán vị bé hơn 50%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi cho 2 cá thể dị hợp về 2 cặp gen lai với nhau, nếu đời con có tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1 thì chứng tỏ 2 cặp gen này phân li độc lập với nhau.
II. Khi cho cá thể dị hợp về 2 cặp gen lai phân tích, đời con có tối đa 4 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình.
III. Khi cho 2 cá thể đều dị hợp 1 cặp gen lai với nhau, đời con có tối thiểu 3 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
IV. Cho cá thể dị hợp 1 cặp gen lai phân tích, luôn thu được đời con có 2 loại kiểu gen.
I. Khi cho 2 cá thể dị hợp về 2 cặp gen lai với nhau, nếu đời con có tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1 thì chứng tỏ 2 cặp gen này phân li độc lập với nhau.
II. Khi cho cá thể dị hợp về 2 cặp gen lai phân tích, đời con có tối đa 4 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình.
III. Khi cho 2 cá thể đều dị hợp 1 cặp gen lai với nhau, đời con có tối thiểu 3 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
IV. Cho cá thể dị hợp 1 cặp gen lai phân tích, luôn thu được đời con có 2 loại kiểu gen.
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. -> Đáp án C.
I sai. Vì vẫn có thể có hoán vị gen.
II đúng. Vì khi có HVG hoặc phân li độc lập thì sẽ có 4 kiểu gen, 4 kiểu hình.
III sai. Vì nếu một cặp dị hợp và cặp còn lại đồng hợp trội thì đời con có tối thiểu 1 loại kiểu hình.
IV đúng. Vì cá thể dị hợp 1 cặp gen thì đời con luôn có 2 kiểu gen.
I sai. Vì vẫn có thể có hoán vị gen.
II đúng. Vì khi có HVG hoặc phân li độc lập thì sẽ có 4 kiểu gen, 4 kiểu hình.
III sai. Vì nếu một cặp dị hợp và cặp còn lại đồng hợp trội thì đời con có tối thiểu 1 loại kiểu hình.
IV đúng. Vì cá thể dị hợp 1 cặp gen thì đời con luôn có 2 kiểu gen.
Câu 38 [989500]: Ở ruồi giấm, hai gen B và V cùng nằm trên một cặp NST tương đồng trong đó B quy định thân xám trội hoàn toàn so với b quy định thân đen; V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với v quy định cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng (P), thu được F1 có 100% cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Các cá thể F1 giao phối tự do, thu được F2 có 2,5% ruồi cái thân xám, cánh cụt, mắt đỏ. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F2, có 28 kiểu gen và 12 loại kiểu hình.
II. Ở F2, kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%.
III. Nếu cho ruồi cái F1 lai phân tích thì ở đời con, ruồi cái thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 2,5%.
IV. Nếu cho ruồi đực F1 lai phân tích thì ở đời con, loại ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 10%.
I. Ở F2, có 28 kiểu gen và 12 loại kiểu hình.
II. Ở F2, kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%.
III. Nếu cho ruồi cái F1 lai phân tích thì ở đời con, ruồi cái thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 2,5%.
IV. Nếu cho ruồi đực F1 lai phân tích thì ở đời con, loại ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 10%.
A, 4.
B, 3.
C, 1.
D, 2.
HD
- Ở F2, kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ (A-B-)×(D-) chiếm tỉ lệ
- Ở F2, kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ (A-B-)×(D-) chiếm tỉ lệ
Câu 39 [989501]: Xét 3 cặp gen Aa, Bb, Dd di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát của một quần thể có tỉ lệ kiểu gen là: 0,4AaBBDd : 0,6aaBBDd. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu các cá thể giao phối ngẫu nhiên thì ở F2, kiểu hình trội về 3 tính trạng chiếm 27%.
II. Nếu các cá thể tự thụ phấn thì ở F2, kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen chiếm 10%.
III. Nếu các cá thể tự thụ phấn thì ở F3, kiểu hình lặn về 2 tính trạng chiếm 28,125%.
IV. Nếu các cá thể tự thụ phấn thì lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có kiểu hình trội về 3 tính trạng ở F3, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 31%.
I. Nếu các cá thể giao phối ngẫu nhiên thì ở F2, kiểu hình trội về 3 tính trạng chiếm 27%.
II. Nếu các cá thể tự thụ phấn thì ở F2, kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen chiếm 10%.
III. Nếu các cá thể tự thụ phấn thì ở F3, kiểu hình lặn về 2 tính trạng chiếm 28,125%.
IV. Nếu các cá thể tự thụ phấn thì lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có kiểu hình trội về 3 tính trạng ở F3, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 31%.
A, 1.
B, 2.
C, 4.
D, 3.
Có 1 phát biểu đúng, đó là I. => Đáp án A.
I đúng. Vì khi giao phối ngẫu nhiên thì kiểu hình A-B- có tỉ lệ = (1-aa)(1-bb) = (1-0,64)(1-0,25) = 0,27 = 27%.
II sai. Vì ở F2, kiểu gen dị hợp 2 cặp gen = 0,4×1/16 = 0,025 = 2,5%.
III sai. Vì ở F3, kiểu hình lặn về 2 tính trạng = 0,4×(7/16)2 + 0,6×(7/16) =217/640.
IV sai. Vì ở F3, xác suất = = = 0,6.
I đúng. Vì khi giao phối ngẫu nhiên thì kiểu hình A-B- có tỉ lệ = (1-aa)(1-bb) = (1-0,64)(1-0,25) = 0,27 = 27%.
II sai. Vì ở F2, kiểu gen dị hợp 2 cặp gen = 0,4×1/16 = 0,025 = 2,5%.
III sai. Vì ở F3, kiểu hình lặn về 2 tính trạng = 0,4×(7/16)2 + 0,6×(7/16) =217/640.
IV sai. Vì ở F3, xác suất = = = 0,6.
Câu 40 [989502]: Sơ đồ phả hệ hình bên mô tả sự di truyền 2 tính trạng ở người.
Tính trạng nhóm máu và tính trạng bệnh mù màu. Biết rằng tính trạng nhóm máu do 1 gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen quy định; tính trạng bệnh mùa màu do một gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xác định chính xác kiểu gen của 12 người trong phả hệ.
II. Xác suất sinh con có nhóm máu O và không bị mù màu của cặp 13-14 là 7/32.
III. Xác suất sinh con thứ 3 có nhóm máu AB và bị mù màu của cặp 7-8 là 25%.
IV. Xác suất sinh con thứ 4 là con gái có nhóm máu O và không bị bệnh mù màu của cặp 10-11 là 12,5%.
Tính trạng nhóm máu và tính trạng bệnh mù màu. Biết rằng tính trạng nhóm máu do 1 gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen quy định; tính trạng bệnh mùa màu do một gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xác định chính xác kiểu gen của 12 người trong phả hệ.
II. Xác suất sinh con có nhóm máu O và không bị mù màu của cặp 13-14 là 7/32.
III. Xác suất sinh con thứ 3 có nhóm máu AB và bị mù màu của cặp 7-8 là 25%.
IV. Xác suất sinh con thứ 4 là con gái có nhóm máu O và không bị bệnh mù màu của cặp 10-11 là 12,5%.
A, 1.
B, 2.
C, 4.
D, 3.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II, IV. => Đáp án D.
I đúng. Vì có 15 người xác định được kiểu gen nhóm máu (trừ người số 6). Kiểu gen về bệnh mù màu thì xác định được 8 người nam và 5 người nữ là 1, 6, 8, 11, 12. => Số người biết được KG = 11 – 1 = 12 người.
II đúng. Vì người 13 và 14 đều có kiểu gen dị hợp về máu A nên sinh con có máu O với xác suất 1/4. Người 14 có kiểu gen XBXb với tỉ lệ 50% nên xác suất sinh con không bị mù màu = 7/8. => Xác suất sinh con có máu O và không bị mù màu là 7/32.
III sai. Vì người số 8 có kiểu gen dị hợp về bệnh mù màu nên xác suất sinh con bị mù màu là 1/2. Người số 7 có kiểu gen IBIO và người số 8 có kiểu gen IAIO nên xác suất sinh con có máu AB = 1/4. => Xác suất sinh con có máu AB và bị mù màu = 1/2×1/4 = 1/8 = 12,5%.
IV đúng. Vì người số 10 và số 11 đều có kiểu gen dị hợp nên sinh con có máu O = 25%. Xác suất sinh con gái không bị bệnh mù màu là 50%. => Xác suất sinh con gái không bị mù màu và có máu O của cặp 10-11 là = 50%×25% = 12,5%.
I đúng. Vì có 15 người xác định được kiểu gen nhóm máu (trừ người số 6). Kiểu gen về bệnh mù màu thì xác định được 8 người nam và 5 người nữ là 1, 6, 8, 11, 12. => Số người biết được KG = 11 – 1 = 12 người.
II đúng. Vì người 13 và 14 đều có kiểu gen dị hợp về máu A nên sinh con có máu O với xác suất 1/4. Người 14 có kiểu gen XBXb với tỉ lệ 50% nên xác suất sinh con không bị mù màu = 7/8. => Xác suất sinh con có máu O và không bị mù màu là 7/32.
III sai. Vì người số 8 có kiểu gen dị hợp về bệnh mù màu nên xác suất sinh con bị mù màu là 1/2. Người số 7 có kiểu gen IBIO và người số 8 có kiểu gen IAIO nên xác suất sinh con có máu AB = 1/4. => Xác suất sinh con có máu AB và bị mù màu = 1/2×1/4 = 1/8 = 12,5%.
IV đúng. Vì người số 10 và số 11 đều có kiểu gen dị hợp nên sinh con có máu O = 25%. Xác suất sinh con gái không bị bệnh mù màu là 50%. => Xác suất sinh con gái không bị mù màu và có máu O của cặp 10-11 là = 50%×25% = 12,5%.