Đáp án
1D
2D
3B
4B
5A
6D
7C
8B
9D
10B
11B
12A
13C
14A
15B
16B
17A
18B
19C
20B
21A
22C
23B
24C
25A
26D
27A
28C
29A
30A
31B
32B
33D
34A
35C
36C
37C
38B
39C
40A
Đáp án Đề minh họa số 4 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [353336]: Hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng thường biểu hiện rõ nhất ở cơ quan nào sau đây của cây?
A, Sự thay đổi kích thước của cây.
B, Sự thay đổi số lượng lá trên cây.
C, Sự thay đổi số lượng quả trên cây.
D, Sự thay đổi màu sắc lá cây.
Khi cây bị thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu thì tất cả các hoạt động sinh lí của cây đều bị ảnh hưởng, do đó sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Khi cây bị thiếu nguyên tố khoáng thì tất cả các cơ quan của cây đều có biểu hiện bất thường nhưng sự biểu hiện thường thể hiện rõ nhất ở sự thay đổi màu sắc lá cây.
Câu 2 [353337]: Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Ở thỏ, quá trình tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở manh tràng.
B, Ở người, quá trình tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở ruột non.
C, Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.
D, Ở động vật nhai lại, dạ múi khế có khả năng tiết ra enzim pepsin và HCl.
A sai. Vì ở thỏ, quá trình tiêu hóa hóa học không chỉ diễn ra ở manh tràng, mà còn diễn ra ở miệng, dạ dày, ruột non.
B sai. Vì ở người, quá trình tiêu hóa hóa học không chỉ diễn ra ở ruột non mà còn diễn ra ở miệng, dạ dày.
C sai. Vì ở thủy tức, thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
D đúng. Ở động vật nhai lại, dạ múi khế có khả năng tiết ra enzim pepsin và HCl.
Câu 3 [353338]: Các bộ ba GXU và GXX cùng xác định axit amin Alanin thể hiện đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
A, Tính phổ biến.
B, Tính thoái hoá.
C, Tính liên tục.
D, Tính đặc hiệu.
Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa một axit amin gọi là tính thoái hóa của mã di truyền.
Câu 4 [353339]: Một gen bị đột biến nhưng thành phần và số lượng nuclêôtit của gen không đổi. Dạng đột biến có thể xảy ra đối với gen trên là
A, mất một cặp A – T.
B, thay thế cặp A – T bằng cặp T – A.
C, thêm một cặp A – T.
D, thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.
Đáp án: B
Câu 5 [353340]: Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến:
10641502.png
A, chuyển đoạn trên một NST.
B, đảo đoạn NST có chứa tâm động.
C, mất đoạn giữa NST.
D, chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST.
Đột biến chuyển đoạn NST là dạng đột biến một đoạn NST được chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trên cùng một NST hoắc giữa các NST khác nhau.
Câu 6 [353341]: Kiểu gen là tổ hợp gồm toàn bộ các gen
A, trên nhiễm sắc thể thường của tế bào.
B, trên nhiễm sắc thể giới tính trong tế bào.
C, trên nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng.
D, trong tế bào của cơ thể sinh vật.
Kiểu gen là tổ hợp gồm toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể sinh vật.
Câu 7 [353342]: Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen?
A, AABB.
B, aaBB.
C, Aabb.
D, AaBb.
Đáp án: C
Câu 8 [353343]: Khi nói về hiện tượng hoán vị gen phát biểu nào sau đây là đúng?
A, Các gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau.
B, Các gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể tương đồng trao đổi vị trí cho nhau (trao đổi chéo).
C, Các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau phân li độc lập với nhau.
D, Số nhóm gen liên kết bằng bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
A sai. Đây là hiện tượng liên kết gen.
C sai. Đây là hiện tượng các gen phân li độc lập với nhau.
D sai. Số nhóm gen liên kết bằng bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài.
Câu 9 [353344]: Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số alen A của quần thể này là
A, 0,3.
B, 0,7.
C, 0,5.
D, 0,4.
Vì kiểu gen AA = 0,16 → tần số A = 0,4.
Câu 10 [353345]: Dòng thuần là
A, con cháu giống hoàn toàn bố mẹ.
B, đồng hợp tử về kiểu gen và biểu hiện cùng một kiểu hình.
C, đời con không phân li.
D, đời con biểu hiện cả hai tính trạng của P.
Dòng thuần là đồng hợp tử về kiểu gen và biểu hiện cùng một kiểu hình.
Câu 11 [353346]: Từ cây có kiểu gen AabbDD, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm có thể tạo ra dòng cây lưỡng bội có kiểu gen nào sau đây?
A, aaBBdd.
B, AAbbDD.
C, AABBDD.
D, AAbbdd.
Cây có kiểu gen AabbDD giảm phân cho 2 loại giao tử: AbD và abD → lưỡng bội hóa thu được: AAbbDD, aabbDD.
Câu 12 [353347]: Trình tự các Nu trong mạch mã gốc của 1 đoạn gen mã hoá của nhóm enzim dehidrogenase ở người và các loài vượn người:
- Người: - XGA- TGT-TTG-GTT-TGT-TGG-
- Tinh tinh: - XGT- TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-
- Gôrila: - XGT- TGT-TGG-GTT-TGT-TAT-
- Đười ươi: - TGT- TGG-TGG-GTX-TGT-GAT-
Từ các trình tự nuclêotit nêu trên có thể rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữa loài người với các loài vượn người?
A, Tinh tinh có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến Gôrila, sau cùng là đười ươi.
B, Gôrila có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến tinh tinh, sau cùng là đười ươi.
C, Tinh tinh có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến đười ươi, sau cùng là Gôrila.
D, Gôrila có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến đười ươi, sau cùng là Tinh tinh.
Dựa trên bảng trình tự nucleotit ta thấy Người và tinh tinh chỉ khác nhau 1 trình tự nucleotit ở vị trí nucleotit thứ 3 trong 1 bộ ba đầu tiên → Người và tinh tinh có mối quan hệ họ hàng gần nhau nhất.
Gorila và tinh tinh có mối quan hệ họ hàng gần nhau, chỉ khác nhau 2 nucleotit cuối cùng trong bộ ba cuối cùng → gorila có mối quan hệ họ hàng gần với tinh tinh
→ Vậy mối quan hệ họ hàng: Người → tinh tinh → gorila → đười ươi.
Câu 13 [353348]: Giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên đều có chung đặc điểm nào sau đây?
A, Đều có thể cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
B, Đều được xem là nhân tố tiến hóa.
C, Đều không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D, Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
A sai. Cung cấp nguyên liệu sơ cấp là vai trò của đột biến gen.
B sai. Giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa.
D sai. Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 14 [353349]: Trường hợp nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
A, Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non, hoặc con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản.
B, Các cá thể sống trong một môi trường nhưng có tập tính giao phối khác nhau nên bị cách li về mặt sinh sản.
C, Các cá thể sống ở hai khu vực địa lí khác nhau, yếu tố địa lí ngăn cản quá trình giao phối giữa các cá thể.
D, Các nhóm cá thể thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau sinh sản ở các mùa khác nhau nên không giao phối với nhau.
B, C, D đều thuộc cách li trước hợp tử. Cách li trước hợp tử là ngăn cản sự hình thành hợp tử.
Câu 15 [353350]: Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là
A, ATP.
B, Năng lượng tự nhiên.
C, Năng lượng hoá học.
D, Năng lượng sinh học.
Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là năng lượng tự nhiên
Câu 16 [353351]: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật
A, một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác.
B, trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác.
C, trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh.
D, trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh.
Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác.
Câu 17 [353352]: Khi nói về nhóm tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Việc nghiên cứu nhóm tuổi cho phép đánh giá xu hướng phát triển của quần thể sinh vật.
B, Khi nguồn sống khan hiếm, nhóm tuổi trước sinh sản có xu hướng tăng nhanh.
C, Dựa vào tuổi sinh lí để xây dựng tháp tuổi.
D, Cấu trúc tuổi của quần thể chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của loài sinh vật.
Giải thích:
A đúng. Vì dựa vào nhóm tuổi sẽ biết được tỉ lệ của các nhóm, từ đó dự đoán được xu hướng tăng số lượng hay giảm số lượng cá thể của quần thể. Ví dụ, trong một quần thể có 1000 cá thể, trong đó nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỉ lệ 60%; nhóm tuổi đang sinh sản chiếm tỉ lệ 35%, nhóm tuổi sau sinh sản chiếm tỉ lệ 5% thì có thể dự đoán được số lượng cá thể sẽ tăng lên (do nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỉ lệ cao).
B sai. Vì khi nguồn sống khan hiếm thì tỉ lệ sinh sản giảm, do đó tỉ lệ cá thể non sẽ giảm (cá thể trước sinh sản chính là cá thể non).
C sai. Vì tuổi sinh lí là tuổi thọ lí thuyết của loài. Muốn xây dựng tháp tuổi thì phải dựa vào trạng thái tồn tại của quần thể ở mỗi thời điểm xác định.
D sai. Vì cấu trúc tuổi vừa phụ thuộc vào đặc điểm của loài, vừa phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường và theo chu kì mùa.
Câu 18 [353353]: Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là
A, Loài chủ chốt.
B, Loài ưu thế.
C, Loài đặc trưng.
D, Loài ngẫu nhiên.
Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là loài ưu thế.
Loài đặc trưng là loài có sinh khối lớn, haotj động mạnh, đóng vai trò quan trọng và thường chỉ có ở một quần xã nhất định.
Câu 19 [353354]: Đơn vị sinh thái nào sau đây bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh?
A, Quần thể.
B, Quần xã.
C, Hệ sinh thái.
D, Cá thể.
Đơn vị bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh là hệ sinh thái.
Trong đó nhân tố vô sinh là môi trường vật lý (sinh cảnh) và nhân tố hữu sinh là quần xã sinh vật (gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải).
Câu 20 [353355]: Trong một hệ sinh thái trên cạn, chuỗi thức ăn thường có ít hơn 6 mắt xích là do
A, một loài sinh vật có thể ăn nhiều loại thức ăn.
B, sự hao phí năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
C, loài sinh vật ở mắt xích phía sau thường có kích thước lớn hơn loài sinh vật ở mắt xích phía trước.
D, mỗi loài sinh vật có thể ở vị trí các mắt xích khác nhau.
Sự hao phí năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn vì ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,... chiếm khoảng 70%); phần năng lượng bị mất qua chất thải là khoảng 10%; do vậy năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn chỉ khoảng 10%.
Câu 21 [353356]: Khi nói về thí nghiệm tách chiết sắc tố quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?
A, Có thể sử dụng benzen để làm dung môi hòa tan diệp lục.
B, Có thể sử dụng lá vàng để tách chiết carôtenôit.
C, Để tách chiết diệp lục, chúng ta sử dụng nguyên liệu là các loại lá xanh tươi.
D, Để tách chiết diệp lục thì thường phải ngâm nguyên liệu ngập trong cồn từ 20 đến 25 phút.
A sai. Vì benzen là dung môi hoàn toàn carotenoit. Muốn hòa tan diệp lục thì phải sử dụng cồn hoặc axeton.
B đúng. Vì carotenoit có nhiều trong lá vàng, cũ màu vàng (như cà rốt), quả màu vàng (như quả gấc).
C đúng. Vì lá xanh tươi thì mới có hàm lượng diệp lục cao.
D đúng. Vì cồn là dung môi hòa tan sắc tố qiang hợp.
Câu 22 [353357]: Biện pháp nào sau đây sẽ góp phần giúp cơ thể hạn chế các bệnh về tim mạch?
A, Tập thể dục thường xuyên, liên tục và ngay cả những lúc đang ốm đau.
B, Phải thường xuyên lo lắng để tăng nhịp đập cho tim.
C, Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ phù hợp.
D, Tăng cường uống rượu, hút thuốc lá để tăng kích thích cho hệ tuần hoàn.
Đáp án: C
Câu 23 [353358]: Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Ribôxôm trượt trên mARN theo chiều từ 3’→ 5’.
B, Phân tử tARN là cầu nối trung gian để thực hiện dịch mã côđon trên mARN thành aa trên chuỗi pôlipeptit.
C, Trên mỗi phân tử mARN, các riboxom đều đọc mã từ nhiều điểm khác nhau.
D, Cùng một phân tử mARN nhưng khi các riboxom khác nhau tham gia dịch mã thì sẽ tổng hợp được các chuỗi polipeptit có cấu trúc khác nhau.
A sai. Vì ribôxôm trượt trên mARN theo chiều từ 5’→3’.
C sai. Vì trên mỗi phân tử mARN, các riboxom đều đọc mã từ một điểm xác định.
D sai. Vì cùng một phân tử mARN nhưng khi các riboxom khác nhau tham gia dịch mã thì sẽ tổng hợp được các chuỗi polipeptit có cấu trúc giống nhau.
Câu 24 [353359]: Ở operon Lac, theo chiều trượt của enzim phiên mã thì thứ tự các thành phần là
A, Vùng vận hành (O), vùng khởi động (P), gen cấu trúc A, gen cấu trúc Y, gen cấu trúc Z.
B, Gen điều hòa, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P), gen cấu trúc Z, gen cấu trúc Y, gen cấu trúc A.
C, Vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), gen cấu trúc Z, gen cấu trúc Y, gen cấu trúc A.
D, Gen điều hòa, vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), gen cấu trúc Z, gen cấu trúc Y, gen cấu trúc A.
Thứ tự các vùng trên operon là P, O, Z, Y, A. Gen điều hòa không thuộc operon nên không có trong thứ tự này.
Câu 25 [353360]: Phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
A, Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
B, Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
C, Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
D, Luôn làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
Đảo đoạn NST làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể và có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
Câu 26 [353361]: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 4 loại kiểu gen?
A, AaBb × AaBB.
B, AaBb × aaBb.
C, AAbb × aaBb.
D, Aabb × aaBb.
Ta có: AA × Aa sinh ra đời con có 1 loại kiểu gen.
AA × aa sinh ra đời con có 1 loại kiểu gen.
Aa × Aa sinh ra đời con có 3 loại kiểu gen.
Aa × aa sinh ra đời con có 2 loại kiểu gen.
* Xác định số loại kiểu hình của mỗi phép lai:
- Phép lai (A) AaBb × AaBB = (Aa×Aa)(Bb×BB) → Số loại KG = 3×2 = 6.
- Phép lai (B) AaBb × aaBb = (Aa×aa)(Bb×Bb) → Số loại KG = 2×3 = 6.
- Phép lai (C) AAbb × aaBb = (AA×aa)(bb×Bb) → Số loại KG = 1×2 = 2.
- Phép lai (D) Aabb × aaBb = (Aa×aa)(bb×Bb) → Số loại KG = 2×2 = 4.
Câu 27 [353362]: Trong điều kiện không xảy ra đột biến, khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây sai?
A, Các cá thể con sinh ra bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng luôn có mức phản ứng khác với cá thể mẹ.
B, Các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng còn các tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.
C, Các cá thể thuộc cùng một giống thuần chủng có mức phản ứng giống nhau.
D, Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
A sai. Các cá thể sinh ra bằng sinh sản sinh dưỡng có kiểu gen giống nhau nên có mức phản ứng như nhau.
B đúng. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng hơn tính trạng chất lượng.
C đúng. Các cá thể cùng 1 giống thuần chủng có mức phản ứng giống nhau.
D đúng. Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen gọi là mức phản ứng.
Câu 28 [353363]: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A, Chọn lọc tự nhiên.
B, Các yếu tố ngẫu nhiên.
C, Di - nhập gen.
D, Giao phối không ngẫu nhiên.
Chọn lọc tự nhiên tích lũy biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại → tác động theo 1 hướng.
Các yếu tố ngẫu nhiên những cá thể có lợi vẫn có thể bị đào thải khỏi quần thể.
Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tỉ lệ thể đồng hợp và giảm tỉ lệ thể dị hợp.
Câu 29 [353364]: Hiện tượng tỉa thưa ở sinh vật là thể hiện mối quan hệ
A, cạnh tranh về thức ăn nơi ở.
B, phân li ổ sinh thái.
C, hỗ trợ để sinh vật khác tồn tại.
D, hiện tượng ức chế - cảm nhiễm.
Đáp án: A
Câu 30 [353365]: Khi nói về hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A, Chức năng của hệ sinh thái không giống với chức năng của một cơ thể vì chúng có mối quan hệ bên trong, không có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.
B, Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng, có thể nhỏ như một giọt nước ao nhưng cũng có thể vô cùng lớn như trái đất.
C, Trong hệ sinh thái có các chu trình trao đổi vật chất.
D, Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với thành phần vô sinh của sinh cảnh.
Hệ sinh thái gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với thành phần vô sinh của sinh cảnh. Trong hệ sinh thái có các chu trình trao đổi vật chất: chu trình nước, chu trình nitơ,...
Hệ sinh thái rất đa dạng có thể là 1 giọt nwocs ao nhưng cũng có thể vô cùng lớn như trái đất.
Hệ sinh thái là một hệ thống mới có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường nên đáp án A sai.
Câu 31 [353366]: Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXAGXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 5 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
A, Ala – Gly – Ser – Ala- Pro.
B, Pro – Ala - Gly – Ser – Ala.
C, Pro – Ala- Gly – Ala – Ser.
D, Gly – Ala - Pro – Ser – Ala.
Muốn xác định trình tự của các aa trên chuỗi pôlipeptit thì phải dựa vào trình tự các bộ ba trên mARN. Muốn xác định trình tự các bộ ba trên mARN thì phải dựa vào trình tự nuclêôtit trên mạch gốc của gen. Mạch gốc của gen được đọc theo chiều từ 3’ đến 5’.
- Bài ra cho biết mạch gốc của gen là 5’AGX-XGA-XXX-AGX-GGG3’ thì chúng ta viết đảo lại mạch gốc thành: 3’GGG-XGA-XXX-AGX-XGA5’.
- Mạch ARN tương ứng là: 5’XXX-GXU-GGG-UXG-GXU3’.
- Trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba trên mARN quy định 1 aa trên chuỗi pôlipeptit
Trình tự các bộ ba trên mARN là 5’XXX-GXU-GGG-UXG-GXU3’
Trình tự các aa tương ứng là Pro – Ala- Gly – Ser – Ala.
Câu 32 [353367]: Ở một loài thực vật, thực hiện 2 phép lai thuận và nghịch, thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây quả nhỏ, hoa trắng thụ phấn cho cây quả to, hoa đỏ (P), thu được F1 100% cây quả to, hoa đỏ.
Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây quả to, hoa đỏ thụ phấn cho cây quả nhỏ, hoa trắng (P), thu được F1 100% cây quả to, hoa trắng.
Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định và không xảy ra đột biến. Nếu cho F1 của phép lai 1 giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là
A, 3 cây quả to, hoa đỏ : 1 cây quả nhỏ, hoa đỏ.
B, 3 cây quả to, hoa trắng : 1 cây quả nhỏ, hoa trắng.
C, 9 cây quả to, hoa đỏ : 3 cây quả to, hoa trắng : 3 cây quả nhỏ, hoa đỏ : 1 cây quả nhỏ, hoa trắng.
D, 100% cây quả to, hoa đỏ.
- F1 của 2 phép lai đều có 100% quả to → quả to (A) trội hoàn toàn so với quả nhỏ (a); P đều thuần chủng AA × aa → F1 có 100%Aa.
- Ở phép lai 1, F1 có 100% cây hoa đỏ, giống cây làm mẹ.
Ở phép lai 2, F1 có 100% cây hoa trắng, giống cây làm mẹ.
→ Màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Giả sử B quy định hoa có màu đỏ; alen b quy định hoa màu trắng.
→ Kiểu gen F1 của phép lai 1 là AaB; Kiểu gen F1 của phép lai 2 là Aab.
Nếu cho F1 của phép lai 1 giao phối ngẫu nhiên AaB × AaB sẽ thu được đời con 1/4AAB : 2/4AaB : 1/4aaB (3 cây quả to, hoa đỏ : 1 cây quả nhỏ, hoa đỏ).
Câu 33 [353368]: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở
A, động vật có khả năng di động xa.
B, động vật ít có khả năng di động xa.
C, động vật đơn tính.
D, thực vật có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở thực vật có khả năng sinh sản sinh dưỡng, ít gặp ở động vật vì ở động vật có hệ thần kinh và cơ chế xác định giới tính phức tạp.
Câu 34 [353369]: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +20C đến 440C.
Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến +420C.
Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
A, Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
B, Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
C, Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
D, Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.
Nhận định đúng là "Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn."
10641600lg.png
Cá chép có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn cá rô phi.
Loài có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn thì sẽ có sinh tồn ở những khu vực có nhiệt độ mà loài có giới hạn chịu nhiệt nhỏ hơn không sống được ⇒ vùng phân bố của cá chép rộng hơn cá rô phi.
Câu 35 [353370]: Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
(1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.
(2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
(3) Tăng cường trồng rừng.
(4) Tránh bỏ đất hoang, chống xói mòn và đắp đê ngăn mặn.
(5) Tăng cường khai thác rừng, đốt rừng làm nương rẫy và sống du canh du cư.
Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
A, 5.
B, 2.
C, 4.
D, 3.
Có 4 phát biểu đúng, đó là 1, 2, 3, 4 → Đáp án C
Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng vừa thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người để phát triển xã hội, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho thế hệ sau.
(1) Gió là tài nguyên vĩnh cửu nên tăng cường khai thác vì thế hệ sau sẽ vẫn còn để sử dụng.
(2), (3), (4) Nước, rừng, đất là tài nguyên tái sinh nên phải khai thác tiết kiệm và phục hồi để thế hệ sau tiếp tục sử dụng.
(5) Than đá, dầu mỏ, khí đốt là tài nguyên không tái sinh nên cần hạn chế khai thác, tìm nguồn thay thế. Nếu không thế hệ sau sẽ không có để sử dụng.
Câu 36 [353371]: Ở người, tính trạng nhóm máu do gen I nằm trên NST thường quy định. Gen I có 3 alen là IA, IB, I0, trong đó IA và IB đều trội so với I0 nhưng không trội so với nhau. Người có kiểu gen IAIA hoặc IAI0 có nhóm máu A; kiểu gen IBIB hoặc IBI0 có nhóm máu B; kiểu gen IAIB có nhóm máu AB; kiểu gen I0I0 có nhóm máu O. Trong một quần thể người đang cân bằng di truyền có 32% số người nhóm máu A và 4% người có nhóm máu O. Cho sơ đồ phả hệ sau đây:
10641617.png
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 5 người có kiểu gen dị hợp.
II. Người số 4 có kiểu gen đồng hợp với xác suất 50%.
III. Cặp vợ chồng 8 – 9 sinh con có nhóm máu A với xác suất 1/10.
IV. Cặp vợ chồng 10 – 11 sinh con có nhóm máu A với xác suất 80%.
A, 2.
B, 1.
C, 3.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án C.
- Người số 2 có nhóm máu AB có kiểu gen IAIB; Người số 1 có nhóm máu B có kiểu gen IBIB hoặc IBIO
→ Người số 3 có nhóm máu A có kiểu gen IAIO; Người số 1 có kiểu gen IBIO.
Người số 5 có nhóm máu AB có kiểu gen IAIB; Người số 11 có nhóm máu O có kiểu gen IOIO;
→ Có 4 người có kiểu gen dị hợp: 1 IBIO; 2 IAIB; 3 IAIO; 5 IAIB. (I sai)
- Cặp số 1-2 có kiểu gen IBIO × IAIB sẽ sinh ra người số 4 (máu B) có xác suất kiểu gen là 1/2 IBIB ; 1/2 IBIO. (II đúng)
Ta có: (4) (1/2 IBIB; 1/2 IBIO) x (5) IAIB → Người số 8 (máu B) có xác suất kiểu gen là 3/4 IBIB ; 1/4 IBIO.
- Trong một quần thể người đang cân bằng di truyền có 32% số người nhóm máu A và 4% người có nhóm máu O.→ Tần số IO = 0,2; Tần số IA = 0,4; IB = 0,4.
Người số 9, 10 có bố mẹ 6,7 đều máu A có các kiểu gen với xác suất 1 IAIA : 1 IAIO. → Người số 9, 10 có máu A có các kiểu gen với xác suất 3/5 IAIA : 2/5 IAIO.
→ Xác suất cặp vợ chồng 9-8 ((3/4 IBIB ; 1/4 IBIO) x (3/5 IAIA : 2/5 IAIO)) sinh con có nhóm máu A (IAIO) là = 1/8 × 4/5 = 1/10. (III đúng)
- Ta có: (10) (3/5 IAIA : 2/5 IAIO) x (11) IOIO → Cặp vợ chồng 11-10 sinh con có máu A với xác suất = 4/5. (IV đúng).
Câu 37 [353372]: Quá trình tổng hợp sắc tố ở cánh hoa của một loài thực vật do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp NST khác nhau quy định. Khi trong kiểu gen nếu có cả A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, thiếu alen A hoặc B cho kiểu hình hoa hồng, thiếu cả alen A và B cho kiểu hình hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu cho 2 cây hoa hồng thuần chủng giao phấn với nhau thu được F1 có 100% cây hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 hoa đỏ : 6 hoa hồng : 1 hoa trắng.
II. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen là 0,25 thì tỉ lệ kiểu gen di hợp 1 cặp gen có thể là 0,5.
III. Cho (P) các cây hoa đỏ giao phấn với các cây hoa trắng thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình hoa trắng là 1/9 thì cây hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen ở P là 4/9.
IV. Nếu cho 2 cây hoa hồng có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau thì có thể thu được đời con có tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III → Đáp án C.
I. Đúng vì 2 hoa hồng thuần chủng → F1 hoa đỏ → P. AAbb x aaBB → F1: AaBb
→ F2: 9 A-B-: 3 A-bb: 3 aaB- : 1 aabb (9 đỏ: 6 hồng: 1 trắng).
II. Đúng vì P. đỏ tự thụ (A-B-) có 4 trường hợp:
AABB x AABB; AaBB x AaBB; AABb x AABb; AaBb x AaBb
Nếu F1 có kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen = 0,25 → P. AaBb tự thụ → F1: kiểu gen dị hợp 1 cặp = 1 – tỉ lệ kiểu gen đồng hợp 2 cặp x 2 = 1 – 0,25 x 2 = 0,5.
III. Đúng vì đỏ P. A- B- × trắng (aabb) → F1 trắng aabb = 1/9 = 1/9 ab × 1ab → tỉ lệ giao tử ab của hoa đỏ = 1/9 → Gọi tỉ lệ AaBb ở P là y nên ta có 1/4y = 1/9 → y = 1/9:1/4 = 4/9.
IV. Sai vì lai cây hoa hồng A-bb × aaB- không thể cho ra tỉ lệ ¾ hoa đỏ.
Câu 38 [353373]: Một quần thể ngẫu phối, nghiên cứu 1 gen nằm trên NST thường có 3 alen là A1, A2 và A3. Ở thế hệ P, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền có các kiểu gen A1A2, A1A3 và A2A3 với tần số bằng nhau. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau:
I. Tổng tần số các loại kiểu gen dị hợp luôn gấp đôi tổng tần số các loại kiểu gen đồng hợp.
II. Thế hệ P có tỉ lệ các loại kiểu gen là 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1.
III. Nếu alen A1 trội hoàn toàn so với alen A2 và alen A3 thì kiểu hình do alen A1 quy định luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.
IV. Nếu tất cả các cá thể có kiểu gen đồng hợp không có khả năng sinh sản thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F1 không thay đổi so với thế hệ P.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A, 3.
B, 4.
C, 2.
D, 1.
Cả 4 phát biểu đều đúng → Đáp án B.
Ta có: 2A1.A2 = 2A1.A3 = 2A2.A3 → tần số 3 alen bằng nhau A1 = A2 = A3 = 1/3
I đúng: Tần số các kiểu gen dị hợp gấp đôi tần số các kiểu gen đồng hợp:
(2A1.A2 = 2A1.A3 = 2A2.A3) = 2.(A12 = A22 = A32)
II đúng. Tỷ lệ các kiểu gen là 1 A1A1 : 1A2A2 : 1A3A3 : 2A1A2 : 2A2A3 : 2A1A3
III đúng. Nếu A1 trội so với A2, A3 thì kiểu hình do A1 quy định là:
A1(A1, A2, A3) = 5/9 > A2A2 + A2A3 + A3A3 = 4/9
IV đúng. Nếu các kiểu gen đồng hợp không sinh sản thì tỷ lệ các kiểu gen sinh sản là A1A2 = A1A3 = A2A3
→ tỷ lệ các loại giao tử là A1 = A2 = A3 = 1/3 → Tỷ lệ các kiểu gen F1 cũng đạt giống đời P.
Câu 39 [353374]: Một đoạn của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có trật tự nucleotit trên mạch bổ sung như sau:
10641648.png
Biết rằng các codon 5'GAG3’ và 5'GAA3’ cùng mã hóa cho axit amin Glutamic, 5'GAU3’ và 5'GAX3’ cùng mã hóa cho axit amin Asparagin. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Vùng mã hóa trên mạch gốc của gen trên có 80 triplet.
II. Đột biến thay thế một cặp nucleotit bất kì xảy ra tại bộ ba thứ 82 trong đoạn gen trên luôn làm biến đổi thành phần axit amin của chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.
III. Đột biến thay thế một cặp nucleotit X-G thành A-T xảy ra tại nucleotit thứ 12 tính từ đầu 3’ của đoạn mạch trên sẽ làm cho chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp bị mất đi một axit amin so với chuỗi polipeptit bình thường.
IV. Đột biến thay thế một cặp nucleotit X - G thành G - X xảy ra tại nucleotit thứ 10 tính từ đầu 3’ không ảnh hưởng đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp.
A, 1.
B, 4.
C, 2.
D, 3.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II, III → Đáp án C.
10641648lg.png
I sai. Vùng mã hóa trên mạch gốc của gen trên có 81 triplet.
II đúng. Vì bộ ba thứ 82 là 5'UGG3’ quy định tryptophan không có tính thoái hóa nên đột biến thay thế một cặp nucleotit bất kì xảy ra tại bộ ba thứ 82 trong đoạn gen trên luôn làm biến đổi thành phần của chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.
III đúng. Đột biến thay thế một cặp nucleotit X - G thành A - T xảy ra tại nucleotit thứ 12 tính từ đầu 3’:
Trên mạch bổ sung: 3’GAG5’ → 3’GAT5’
Trên mARN: 3’GAU5’ (hay 5’UAG3’) là mã kết thúc → làm chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp bị mất đi một axit amin so với chuỗi polipeptit bình thường.
IV sai. Đột biến thay thế một cặp nucleotit X - G thành G – X xảy ra tại nucleotit thứ 10 tính từ đầu 3’:
Trên mạch bổ sung: 3’GAG5’ → 3’XAG5’
Trên mARN 3’XAG5’ (hay 5’GAX3’)
Axit amin Glu được thay thế bằng Asp → số axit amin không đổi nhưng trình tự axit amin thay đổi.
Câu 40 [353375]: Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ổ sinh thái dinh dưỡng thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị sau. Dựa vào đồ thị, dự đoán nào sau đây về 3 loài chim trên là đúng?
10641654.png
A, Loài 1 và loài 3 trong khu vực này gần như không cạnh tranh nhau về thức ăn.
B, Số lượng cá thể loài 2 không ảnh hưởng đến số lượng cá thể loài 3 và ngược lại.
C, Loài 1 và loài 2 có hiện tượng cạnh tranh gay gắt nguồn thức ăn với nhau.
D, Các loài chim trong khu vực này có xu hướng mở rộng ổ sinh thái để tìm được nhiều thức ăn hơn.
A đúng. Vì loài 1 và loài 3 trong khu vực này gần như không cạnh tranh nhau về thức ăn (tỉ lệ kích thước mỏ không trùng nhau).
B sai. Vì số lượng cá thể loài 2 ảnh hưởng đến số lượng cá thể loài 3 và ngược lại.
C sai. Vì loài 1 và loài 2 có hiện tượng ít cạnh tranh nguồn thức ăn với nhau.
D sai. Vì các loài chim trong khu vực này có xu hướng thu hẹp ổ sinh thái giảm cạnh tranh.