Đáp án
1A
2A
3D
4D
5C
6A
7C
8A
9B
10A
11D
12D
13D
14B
15A
16A
17A
18B
19A
20A
21A
22D
23D
24C
25A
26B
27A
28B
29B
30B
31D
32C
33A
34A
35B
36A
37D
38D
39D
40D
Đáp án Đề minh họa số 40 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [988034]: Cây hấp thụ nitơ ở dạng nào sau đây?
A, NH4+ và NO3-.
B, NH4+ và NO2-.
C, NH3 và NO3-.
D, NH3 và NO2-.
Đáp án: A
Câu 2 [988035]: Ở loài dê, ngăn nào sau đây là dạ dày chính thức?
A, Dạ múi khế.
B, Dạ cỏ.
C, Dạ lá sách.
D, Dạ tổ ong.
Đáp án A. Vì dê là động vật nhai lại, có dạ dày 4 túi, trong đó dạ múi khế có chức năng tiết HCl và tiết enzim tiêu hóa protein cho nên dạ múi khế là dạ dày chính thức.
Câu 3 [988036]: Côđon nào sau đây quy định tổng hợp methionine?
A, 5’AAA3’.
B, 5’GGG3’.
C, 5’UGA3’.
D, 5’AUG3’.
Bộ ba 5’AUG3’ mang thông tin quy định tổng hợp axit amin Metiônin.
Câu 4 [988037]: Loại đột biến nào sau đây làm giảm chiều dài của NST?
A, Đột biến lệch bội thể một.
B, Đột biến tam bội.
C, Đột biến đảo đoạn NST.
D, Đột biến mất đoạn NST.
Vì đột biến mất đoạn làm cho một đoạn NST bị đứt ra và tiêu biến đi. Do đó, làm giảm chiều dài của NST. Đột biến số lượng NST không làm thay đổi chiều dài của NST.
Câu 5 [988038]: Bộ ba đối mã (anticôđon) là bộ ba nằm ở loại phân tử nào sau đây?
A, phân tử mARN.
B, phân tử rARN.
C, phân tử tARN.
D, mạch gốc của gen.
Đáp án: C
Câu 6 [988039]: Ở loài nào sau đây, giới đực có cặp nhiễm sắc thể XY?
A, Người.
B, Gà.
C, Bồ câu.
D, Vịt.
Đáp án A. Vì các loài gà, bồ câu, vịt là thuộc chim nên con đực là XX, con cái là XY. Người và thú, ruồi giấm: Giới đực có cặp NST giới tính là XY; giới cái là XX.
Câu 7 [988040]: Ở sinh vật lưỡng bội, thể đột biến nào sau đây mang bộ NST 4n?
A, Thể tam bội.
B, Thể ba.
C, Thể tứ bội.
D, Thể một.
Ở sinh vật lưỡng bội, thể tứ bội mang bộ NST 4n.
Câu 8 [988041]: Cho biết alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3:1?
A, Bb × Bb.
B, Bb × bb.
C, BB × Bb.
D, BB × bb.
Phép lai Bb × Bb → 1BB:2Bb:1bb. Cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3:1.
Câu 9 [988042]: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây gọi là thể dị hợp 2 cặp gen?
A, aaBb.
B, AaBb.
C, Aabb.
D, AAbb.
Trong các kiểu gen đề bài cho thì chỉ có kiểu gen AaBB giảm phân cho giao tử AB.
Câu 10 [988043]: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra giao tử AB?
A, AaBB.
B, Aabb.
C, AAbb.
D, aaBB.
Đáp án: A
Câu 11 [988897]: Theo lí thuyết, nếu phép lai thuận là ♂ Cây thân cao × ♀ Cây thân thấp thì phép lai nào sau đây là phép lai nghịch?
A, ♂ Cây thân cao × ♀ Cây thân cao.
B, ♂ Cây thân thấp × ♀ Cây thân thấp.
C, ♂ Cây thân cao × ♀ Cây thân thấp.
D, ♂ Cây thân thấp × ♀ Cây thân cao.
Vì phép lai nghịch là phép lai ngược của phép lai thuận.
Câu 12 [988898]: Một quần thể đang cân bằng di truyền về gen A có 2 alen. Biết tần số alen A là 0,25. Tỷ lệ kiểu gen Aa trong quần thể là
A, 0,25.
B, 0,45.
C, 0,275.
D, 0,375.
Đáp án D.
A=0,25 → a= 0,75.
Quần thể cân bằng di truyền nên Aa = 2×A×a=2×0,25×0,75=37,5%.
Câu 13 [988899]: Trong công tác tạo giống, muốn tạo ra giống mang bộ NST của 2 loài thì thường sử dụng phương pháp nào sau đây?
A, Gây đột biến.
B, Lai hữu tính.
C, Công nghệ gen.
D, Công nghệ tế bào.
Đáp án: D
Câu 14 [988900]: Một cây có kiểu gen AaBbDd. Tiến hành nuôi cấy mô để tạo ra 2000 cây con. Nếu không xảy ra đột biến thì 2000 cây con này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A, 8.
B, 1.
C, 8000.
D, 16000.
Đáp án B. Nhân giống vô tính tạo ra các cá thể có kiểu gen giống với kiểu gen của cá thể ban đầu cho nên 2000 cá thể này đều có kiểu gen AaBbDd.
Câu 15 [988901]: Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu?
A, Các yếu tố ngẫu nhiên.
B, Giao phối không ngẫu nhiên.
C, Đột biến.
D, Giao phối ngẫu nhiên.
Đáp án A. - Trong 4 nhân tố mà đề bài đưa ra, chỉ có yếu tố ngẫu nhiên mới có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu.
- Giao phối không ngẫu nhiên, giao phối ngẫu nhiên không làm giảm kích thước quần thể.
- Đột biến không làm thay đổi kích thước quần thể.
Câu 16 [988902]: Hai loài côn trùng sống trong một môi trường nhưng có mùi hôi khác nhau nên không giao phối với nhau là loại cách li?
A, Tập tính.
B, Cơ học.
C, Sinh thái.
D, Sau hợp tử.
Đáp án A. Hai loài côn trùng này có tập tính sinh sản khác nhau, chúng nhận biết tập tính này qua mùi cơ thể. Đây là dạng cách li tập tính.
Câu 17 [988903]: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thú xuất hiện ở đại nào sau đây?
A, Trung sinh.
B, Cổ sinh.
C, Tân sinh.
D, Nguyên sinh.
Thú xuất hiện ở đại Trung Sinh
Câu 18 [988904]: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây?
A, Nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố con người.
B, Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh, nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
C, Nhóm nhân tố vật lí, hóa học và khí hậu.
D, Nhóm nhân tố con người và nhóm các sinh vật khác.
Đáp án B. Các loại nhân tố sinh thái: 2 nhóm
+ Nhân tố vô sinh (nhân tố không sống): vật lý, hóa học, khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…).
+ Nhân tố hữu sinh (nhân tố sống): là thế giới hữu cơ của môi trường, là mối quan hệ giữa SV này với SV khác (nhân tố con người có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống nhiều sinh vật).
Câu 19 [988905]: Nhóm sinh vật nào sau đây sống được cả môi trường trên cạn và dưới nước?
A, Lưỡng cư.
B, Cá chép.
C, Thỏ.
D, Mèo rừng.
Đáp án: A
Câu 20 [988906]: Trong các đặc điểm sau, kiểu phân bố ngẫu nhiên có bao nhiêu đặc điểm ?
I. Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.
II. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
III. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.
IV. Các cá thể quần tụ với nhau để hỗ trợ nhau.
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 1.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I, III. → Đáp án A.
Kiểu phân bố ngẫu nhiên có các đặc điểm :
- Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.
- Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường
- Không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 21 [988054]: Chuỗi thức ăn: “Cỏ → Cào cào → Nhái → Rắn → Đại bàng” có bao nhiêu loài sinh vật tiêu thụ?
A, 4.
B, 2.
C, 3.
D, 1.
Có 4 loài sinh vật tiêu thụ là Cào cào, nhái, rắn và đại bàng.
Câu 22 [988055]: Chim sáo mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ sinh thái gì?
A, Sinh vật ăn sinh vật.
B, Kí sinh.
C, Cộng sinh.
D, Hợp tác.
Đáp án: D
Câu 23 [988056]: Khi nói về ảnh hưởng của nguyên tố khoáng đến quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nguyên tố khoáng chỉ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua cấu tạo nên enzim.
II. Cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với hàm lượng nguyên tố khoáng có trong đất.
III. Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nguyên tố khoáng khác nhau.
IV. Một số nguyên tố khoáng tham gia điều tiết đóng mở khí khổng, do đó ảnh hưởng đến quang hợp.
A, 4.
B, 1.
C, 3.
D, 2.
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. → Đáp án D.
I sai. Vì nguyên tố khoáng là nhân tố hoạt hóa enzim và có một số nguyên tố khoáng tham gia cơ chế đóng mở khí khổng, nên gián tiếp ảnh hưởng đến quang hợp.
II sai. Vì nếu hàm lượng nguyên tố khoáng quá cao thì ảnh hưởng đến trạng thái sinh lí của cây nên cường độ quang hợp giảm.
III đúng. Vì nhu cầu về nguyên tố khoáng phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và phụ thuộc vào từng giống cây, loài cây.
IV đúng. Vì điều tiết đóng mở khí khổng sẽ dẫn tới điều tiết lượng CO2 khuếch tán vào lá. Do đó gián tiếp ảnh hưởng đến quang hợp.
Câu 24 [988057]: Khi sử dụng huyết áp kế điện tử để đo huyết áp, điều nào sau đây là sai?
A, Giữ nguyên tư thế của cơ thể người đo.
B, Khi đo, không được làm rung máy đo.
C, Khi đo huyết áp thì phải nhịn thở.
D, Khi đo, phải tránh xa các trường điện từ mạnh.
Đáp án: C
Câu 25 [988058]: Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Thực hiện phép lai thu được F1. Tiếp tục cho F1 lai phân tích thu được Fa. Theo lí thuyết, Fa có tỉ lệ kiểu hình là
A, 2 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
B, 5 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
C, 8 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
D, 43 cây thân cao : 37 cây thân thấp.
Đáp án A.
Cơ thể AAAa giảm phân cho giao tử .
Cơ thể aaaa giảm phân cho giao tử aa.
Cho F1 lai phân tích ta có:
=> Tỉ lệ cây thân thấp sinh ra là:
=> Tỉ lệ cây thân cao sinh ra là:
Vậy theo lí thuyết, Fa có tỉ lệ kiểu hình: 2 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
Câu 26 [988059]: Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi ở trạng thái dị hợp, alen đột biến có thể không được biểu hiện thành kiểu hình.
II. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi gen phiên mã.
III. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì đột biến gen làm thay đổi vật chất di truyền của tế bào.
IV. Trong cùng một cơ thể, khi có tác nhân đột biến thì tất cả các gen đều có tần số đột biến như nhau.
A, 3.
B, 2.
C, 4.
D, 1.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án B.
Giải thích:
• I đúng. Vì nếu alen đột biến là alen trội thì sẽ biểu hiện kiểu hình đột biến; nếu alen đột biến là alen lặn thì kiểu hình đột biến chưa được biểu hiện.
• II sai. Vì đột biến gen không phát sinh trong quá trình phiên mã. Nếu phiên mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của phân tử mARN chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen.
• III đúng. Vì biến dị di truyền là những biến dị có liên quan đến sự thay đổi vật chất di truyền của tế bào.
• IV sai. Vì tần số đột biến phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Do đó, các gen khác nhau sẽ có tần số đột biến khác nhau.
Câu 27 [988060]: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen: A, a; B, b cùng nằm trên 1 cặp NST. Phép lai P: Cây dị hợp 2 cặp gen x Cây dị hợp 1 cặp gen, thu được F1. Theo lí thuyết, số cây dị hợp 1 cặp gen ở F1 chiếm tỉ lệ là
A, 50,0%.
B, 25,0%.
C, 37,5%.
D, 12,5%.
Đáp án A. Giả sử cá thể dị hợp 1 cặp gen là cho 2 loại giao tử = = 0,5.
Cơ thể dị hợp 2 cặp gen AaBb cho giao tử là: = = x và = = 0,5 – x.
Số cây dị hợp 1 cặp gen ở F1 là + +
= 0,5(0,5 - x) + 0,5x + 0,5x + 0,5(0,5 - x) = 0,25 - 0,5x + 0,5x + 0,5x + 0,25 - 0,5x = 0,5.
Câu 28 [259542]: Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai P: ♂ AaBbddEE x ♀ AabbDdEe thu được F1. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. F1 có 24 kiểu gen và 16 kiểu hình.
II. Ở F1, loại kiểu gen dị hợp tử về 4 cặp gen chiếm tỉ lệ 1/8.
III. Ở F1, loại kiểu gen giống bố chiếm tỉ lệ 1/16.
IV. Ở F1, loại kiểu hình giống mẹ là 3/32.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Chỉ có phát biểu III đúng. → Đáp án A.
I sai.
- F1 có tối đa số loại kiểu gen = 3 × 2 × 2 × 2= 24 kiểu gen.
- F1 có tối đa số loại kiểu hình = 2 × 2× 2 × 1 = 8 kiểu hình.
II sai. Ở F1, loại kiểu gen dị hợp tử về 4 cặp gen (AaBbDdEe) chiếm tỉ lệ: ½ × ½ × ½ × ½ = 1/16.
III đúng. Kiểu gen giống bố AaBbddEE: ½ × ½ × ½ × ½ = 1/16.
IV sai. Ở F1, loại kiểu hình giống mẹ A-bbD-E- : ¾ × ½ × ½ × 1 = 3/16.
Câu 29 [988062]: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng con đường cách li sinh thái.
B, Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái và con đường lai xa và đa bội hóa thường diễn ra trong cùng khu phân bố.
C, Ở thực vật, một cá thể được xem là loài mới khi được hình thành bằng cách lai giữa hai loài khác nhau và được đa bội hóa.
D, Hình thành loài mới ở thực vật có thể diễn ra bằng các con đường cách li địa lí, cách li tập tính, cách li sinh thái.
Đáp án B.
Phương án A sai. Vì phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
Phương án C sai. Vì một cá thể không được xem là loài mới, loài chỉ xuất hiện khi ít nhất có một quần thể.
Phương án D sai. Vì hình thành loài mới ở thực vật không thể diễn ra bằng con đường cách li tập tính, hình thức này chỉ gặp ở động vật.
Phương án B đúng. Vì hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái và con đường lai xa và đa bội hóa thường diễn ra trong cùng khu phân bố.
Câu 30 [988063]: Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi (chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Rệp cây và cây có múi là quan hệ kí sinh.
II. Rệp cây và kiến hôi là quan hệ hợp tác.
III. Kiến đỏ và kiến hôi là quan hệ cạnh tranh.
IV. Kiến đỏ và rệp cây là quan hệ động vật ăn thịt – con mồi.
A, 1.
B, 4.
C, 3.
D, 2.
Cả 4 phát biểu đều đúng. → Đáp án B.
I đúng. Vì rệp cây – cây có múi là quan hệ kí sinh. Rệp cây hút nhựa cây, lấy chất dinh dưỡng của cây để sống.
II đúng. Vì rệp cây – kiến hôi là quan hệ hợp tác.
Chúng hợp tác đôi bên cùng có lợi : rệp cây có nhiều nhựa hơn, kiến hôi được nhiều đường hơn; khi tách ra, rệp cây vẫn tự lấy được nhựa (có ít hơn) và kiến hôi vẫn tự kiếm ăn được. III đúng. Vì kiến đỏ - kiến hôi là quan hệ cạnh tranh. Hai loài kiến cạnh tranh nhau chỗ ở (là cây có múi).
IV đúng. Vì kiến đỏ - rệp cây là quan hệ động vật ăn thịt con mồi.
Câu 31 [988686]: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy định. Cho hai cây đều có hoa hồng (P) giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.
II. Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 1/3.
III. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 4 cây hoa đỏ : 4 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2, thu được F3 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 10/27.
A, 3.
B, 4.
C, 2.
D, 1.
HD
41.PNG
Câu 32 [988687]: Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 9%. Biết không xảy ra đột biến nhưng có hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có 4 kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 20%.
II. Trong quá trình phát sinh giao tử của cơ thể F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
III. Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.
IV. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 8/33.
A, 3.
B, 4.
C, 2.
D, 1.
HD
42.PNG
Câu 33 [988688]: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hóan vị ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Tiến hành phép lai trong tổng số cá thể F1, số cá thể có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng chiếm 25,5%. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ cá thể F1 có kiểu hình lặn về một trong 3 tính trạng là
A, 49,5%.
B, 25,5%.
C, 37,5%.
D, 63%.
Đáp án A.
1 gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn: P Ab/ aB XDXd x Ab/aB XdY Kiểu hinh trội về cả 3 tính trạng A-B-D- = 25.5% A-B- = 25.5% : 0,5 = 0.51 = 0,5 + ab/ab -> ab/ab = 0.01 => tần số hoán vị gen = 0,1 Tỉ lệ cá thể F1 có kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng: A-bb D-+ aaB- D- + A-B- dd = 0,24 x 0,5 x 2+ 0,51 x 0,5 = 49.5%.
Câu 34 [988689]: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
A, 2.
B, 4.
C, 3.
D, 1.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. → Đáp án A.
- I sai vì CLTN thường không làm thay đổi đột ngột tần số alen của quần thể. - III sai vì các yếu tố ngẫu nhiên thường không tiêu diệt quần thể.
Câu 35 [988690]: Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có 1000 cá thể với tỉ lệ kiểu gen là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu có 200 cá thể có kiểu gen aa di cư từ quần thể khác đến thì khi quần thể thiết lập lại trạng thái cân bằng sẽ cấu trúc là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
II. Nếu sau một thế hệ, quần thể có cấu trúc di truyền F1 là 0,1AA : 0,4Aa : 0,5aa thì rất có thể quần thể đã chịu tác động của nhân tố ngẫu nhiên.
III. Nếu cấu trúc di truyền của của F1: 0,5AA : 0,3Aa : 0,2aa; F2: 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa; của F3: 0,6AA : 0,3Aa : 0,1aa thì chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen lặn.
IV. Nếu quần thể chuyển sang tự phối thì tần số alen ở các thế hệ tiếp theo sẽ không thay đổi.
A, 1.
B, 4.
C, 2.
D, 3.
HD
43.PNG
Câu 36 [988691]: Xét một lưới thức ăn được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
6.PNG
I. Lưới thức ăn này có 6 chuỗi thức ăn.
II. Nếu loài rắn bị giảm số lượng thì loài gà sẽ tăng số lượng.
III. Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích.
IV. Loài giun đất được xếp vào sinh vật sản xuất.
A, 2.
B, 1.
C, 3.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án A.
II sai. Vì nếu rắn bị giảm số lượng thì diều hâu sẽ ăn gà nhiều hơn nên gà thường cũng giảm số lượng. IV sai. Vì giun đất là động vật ăn mùn bã hữu cơ nên nó là sinh vật phân giải.
Câu 37 [988692]: Giả sử một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 10. Xét 5 cặp gen A, a; B, b; D, D; E, E; G, g; nằm trên 5 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể ba này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này có tối đa 210 loại kiểu gen.
II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả 5 tính trạng có tối đa 90 loại kiểu gen.
III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 162 loại kiểu gen.
IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 2 trong 5 tính trạng có tối đa 18 loại kiểu gen.
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 1.
Chỉ có phát biểu III đúng. → Đáp án D.
Giả sử Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễ m sắc thể lưỡ ng bộ i
2n = 10. Xét 5 cặp gen A, a; B, b; D, D; E,E; G,g; nằm trên 5 cặp nhiễ m s ắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn.
I. Ở loài này có t ối đa 189 loạ i kiểu gen. -> sai.
Gen bình thường (lưỡng bội) = 3×3×3 = 27.
Gen đột biến (thể ba) = (4×3×1×1×3)×3 + 3×3×3×2 = 162. -> III đúng.
=> Tổng số = 189.
II sai.
Các cây mang kiểu hình trộ i về cả 5 tính trạng (A-B-DDEEG-)
Các kiểu gen ở thể lưỡng bội = 2×2×2 = 8.
Các kiểu gen ở thể đột biến = 3×2×2×3 + 2×2×2×2 = 52.
=> Tổng số kiểu gen = 8 + 52 = 60.
IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặ n về 2 trong 5 tính trạng gồm có A-bbDDEEgg; aaB-DDEEgg; aabbDDEEG-) có số kiểu gen.
Xét trường hợp A-bbDDEEgg thì có 2 kiểu gen ở thể lưỡng bội và 3 kiểu gen khi thể ba ở A; 8 kiểu gen khi thể ba ở các gen còn lại. -> Tổng số có 2 + 3 + 8 = 13 kiểu gen.
Hai trường hợp aaB-DDEEgg và aabbDDEEG- thì cũng tương tự, mỗi trường hợp đều có 13 kiểu gen.
-> Tổng số kiểu gen = 13 × 3 = 39 kiểu gen. -> IV sai.
Câu 38 [988693]: Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định; tính trạng chiều cao cây do cặp gen Dd quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) lai phân tích, thu được Fa có 10% cây thân cao, hoa đỏ : 40% cây thân cao, hoa trắng : 15% cây thân thấp, hoa đỏ : 35% cây thân thấp, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kiểu gen của P có thể là
II. Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
III. Đời Fa chỉ có 1 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa trắng.
IV. Nếu cho P tự thụ phấn thì đời con có 15,75% số cây thân thấp, hoa đỏ.
A, 4.
B, 1.
C, 3.
D, 2.
HD
44.PNG
Câu 39 [988694]: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, ở thế hệ xuất phát (P) có các kiểu gen AABb, AaBb, aabb, trong đó kiểu hình lặn về 2 tính trạng chiếm 20%. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, kiểu hình lặn về 2 tính trạng chiếm tỉ lệ 177/640. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, quần thể có tối đa 9 kiểu gen.
II. Thể hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen là 0,4AABb : 0,4AaBb : 0,2aabb.
III. Thể hệ xuất phát (P) có 40% cá thể có kiểu gen đồng hợp tử hai cặp gen.
IV. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 593/640.
A, 4.
B, 2.
C, 1.
D, 3.
HD
45.PNG
Câu 40 [988695]: Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, khoảng cách giữa 2 gen là 30 cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:
7.PNG
Biết không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phả hệ này?
I. Biết được chính xác kiểu gen của 9 người.
II. Nếu người số 13 có vợ không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh một con gái không bị bệnh là 25%.
III. Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng là con trai bị cả hai bệnh là 6,125%.
IV. Nếu đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này bị cả 2 bệnh, xác suất đứa con thứ 2 bị cả 2 bệnh là 37,5%.
A, 3.
B, 4.
C, 1.
D, 2.
HD
46.PNG