Đáp án
1A
2A
3C
4B
5B
6A
7B
8D
9D
10A
11B
12A
13A
14A
15D
16A
17A
18D
19B
20A
21D
22A
23D
24C
25B
26D
27D
28D
29C
30C
31C
32A
33A
34B
35C
36C
37B
38D
39C
40B
Đáp án Đề minh họa số 44 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [989352]: Nước và ion khoáng được di chuyển từ rễ lên lá nhờ hệ mạch nào sau đây?
A, Mạch gỗ.
B, Mạch rây.
C, Cả mạch gỗ và mạch rây.
D, Mạch rây và tế bào kèm.
Con đường vận chuyển nước chủ yếu từ rễ lên thân, lá ở thực vật có mạch là mạch gỗ. Còn mạch rây chủ yếu vận chuyển chất hữu cơ từ lá đi xuống. Nước củngg được vận chuyển qua tế bào chất nhưng đây là dòng vận chuyển ngắn qua các tế bào gần nhau theo hướng ngang hoặc từ đất qua lông hút vào mạch gỗ ở rễ.
Câu 2 [989353]: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây thường có hiệu quả trao đổi khí đạt hiệu suất cao nhất?
A, Phổi của chim.
B, Phổi và da của ếch nhái.
C, Phổi của bò sát.
D, Bề mặt da của giun đất.
Phổi của chim là một hệ thống ống khí và không có khí cặn do có các túi khí thực hiện việc lưu thông khí và có các van chỉ cho dòng khí lưu thông theo một chiều. Ngay cả khí hít vào và thở ra đều có dòng khí giàu O2 đi qua phổi nên trao đổi khí đạt hiệu quả cao.
Câu 3 [989354]: Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của NST?
A, tARN.
B, rARN.
C, ADN.
D, mARN.
Đáp án: C
Câu 4 [989355]: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?
A, Đột biến tứ bội.
B, Đột biến đảo đoạn.
C, Đột biến tam bội.
D, Đột biến lệch bội.
Trong các dạng đột biến NST trên, đột biến đảo đoạn chỉ làm thay đổi cấu trúc NST, không làm thay đổi số lượng NST.
Câu 5 [989356]: Cơ thể lưỡng bội (2n) có kiểu gen AaBbDd. Có một thể đột biến số lượng NST mang kiểu gen AAaBbDd. Thể đột biến này thuộc dạng
A, thể tam bội.
B, thể ba.
C, thể bốn.
D, thể ba kép.
Đáp án: B
Câu 6 [989357]: Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của một loài là AA, một loài là BB. Thể song nhị bội của 2 loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A, AABB.
B, AAAA.
C, AB.
D, BBBB.
Đáp án A. Thể song nhị bội chứa bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau.
Câu 7 [989358]: Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng bản sao của 1 gen trong tế bào nhưng không làm xuất hiện alen mới?
A, Đột biến gen.
B, Đột biến tự đa bội.
C, Đột biến đảo đoạn NST.
D, Đột biến chuyển đoạn trong 1 NST.
Đáp án B. Vì đột biến đa bội làm tăng số lượng bản sao của gen trong tế bào nhưng không làm tăng số loại alen.
A sai. Vì làm tăng số lượng alen trong tế bào.
C, D sai. Vì không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào.
Câu 8 [989359]: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ
A, 50%.
B, 15%.
C, 25%.
D, 100%.
Đáp án D. Vì cơ thể aaBB là cơ thể thuần chủng. Do đó, khi giảm phân chỉ cho 1 loại giao tử là aB nên giao tử này chiếm 100%.
Câu 9 [989360]: Ở người, alen A nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Người nam không bị bệnh khó đông có kiểu gen là
A, XAXa.
B, XaY.
C, XaXa.
D, XAY.
Đáp án D.
Người nam có kí hiệu cặp NST giới tính là XY.
Alen A quy định máu bình thường nằm trên nhiễm sắc thể X nên người nam không bị bệnh máu khó đông có kiểu gen được kí hiệu là XAY.
Câu 10 [989361]: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể đồng hợp tử về tất cả các cặp gen đang xét?
A, aabbdd.
B, AabbDD.
C, aaBbDD.
D, aaBBDd.
Đáp án A. Trong các kiểu gen trên, chỉ có aabbdd là đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.
B sai vì B dị hợp tử cặp Aa.
C sai vì C dị hợp tử cặp Bb.
D sai vì D dị hợp tử cặp Dd.
Câu 11 [988348]: Một loài thực vật, alen A quy định quả to trội hoàn toàn so với alen a quy định quả nhỏ; Alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua; không xảy ra đột biến. Cho cây quả to, ngọt lai phân tích, thu được F1 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:3:1:1. Khi cho 2 cây của loài này giao phấn với nhau, đời con có 100% số cây quả to, chua. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai thỏa mãn?
A, 4.
B, 3.
C, 5.
D, 6.
Đáp án B.
Cho cây quả to, ngọt lai phân tích, thu được F1 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:3:1:1.. Điều này chứng tỏ 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST và có hoán vị gen.
Đời con có tỉ lệ kiểu hình: 100% cây quả to, chua (1A-bb). Phân tích từng cặp tính trạng, ta có: Đời con có 1A- thì có 3 phép lai là AA × AA; AA × Aa; AA × aa. Trong đó có 2 phép lai thuộc dạng giao phấn.
Đời con có 1bb thì có 1 phép lai là bb × bb, và đây là phép lai thuộc dạng tự thụ phấn.
Xét chung cả 2 cặp tính trạng, thì có số phép lai = 3×1 = 3 phép lai.
Câu 12 [988349]: Trong chuỗi thức ăn sau đây, loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2? Cỏ Sâu Ếch Rắn Đại bàng.
A, Sâu.
B, Ếch.
C, Rắn.
D, Cỏ.
Với chuỗi thức ăn bắt đầu bằng thực vật, Sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là những sinh vật tiêu thụ bậc 1, đây là các loài động vật ăn thực vật. Trong chuỗi thức ăn trên, Sâu thuộc bậc dinh dưỡng cấp → Đáp án A
Câu 13 [988350]: Trong rừng nhiệt đới, xét 4 loài động vật: Mèo rừng, trâu rừng, chuột, bò rừng. Theo suy luận lí thuyết, quần thể động vật nào thường có kích thước lớn nhất?
A, Chuột.
B, Mèo rừng.
C, Bò rừng.
D, Trâu rừng.
Kích thước quần thể là số lượng cá thể của quần thể. Những loài nào có kích thước cá thể lớn thì số lượng cá thể thường ít và ngược lại. Trong 4 loài nói trên, chuột có kích thước cá thể nhỏ nhất. Do đó, quần thể chuột sẽ có kích thước lớn nhất.
Câu 14 [988351]: Trong công nghệ gen, loại enzim nào sau đây được sử dụng để nối đoạn ADN của tế bào cho với thể truyền?
A, Ligaza.
B, ADN polimeraza.
C, ARN polimeraza.
D, Rectrictaza.
Các enzim được sử dụng để tạo ADN tái tổ hợp gồm enzym cắt giới hạn và enzyme nối Enzyme cắt giới hạn (restrictaza), cắt hai mạch đơn của phân tử ADN ở những vị trí nucleotid xác định Enzyme nối: (ligaza), tạo liên kết phosphodieste làm liền mạch ADN, tạo ADN tái tổ hợp → Đáp án A
Câu 15 [988352]: Khi nói về nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A, Thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng có nhu cầu khác nhau về nhân tố sinh thái ánh sáng.
B, Các loài chim có khả năng định hướng trong không gian, xác định hướng di cư là nhờ nhân tố ánh sáng.
C, Sự phân tầng ở các quần xã chủ yếu là do tác động của nhân tố sinh thái ánh sáng.
D, Nhân tố vô sinh là những nhân tố thường chỉ tác động lên động vật mà ít tác động lên thực vật.
Đáp án D. Vì nhân tố sinh thái nào cũng có khả năng tác động lên mọi sinh vật.
Câu 16 [988353]: Ở nhiều vùng nông thôn của nước ta, người nông dân đã xây dựng nhà lưới và chiếu ánh sáng nhân tạo. Người nông dân sử dụng việc trồng cây trong nhà lưới, dưới ánh sáng nhân tạo để thực hiện việc nào sau đây?
A, Áp dụng để khắc phục được các điều kiện bất lợi của môi trường.
B, Áp dụng để nhân giống cây công nghệ chuyển gen.
C, Áp dụng để tạo ra các giống cây đột biến có năng suất cao.
D, Áp dụng để làm thay đổi kiểu gen của giống.
Đáp án A.
B sai. Vì không thể sử dụng ánh sáng nhân tạo để chuyển gen. Muốn tiến hành công nghệ gen thì phải sử dụng phòng thí nghiệm hiện đại. C và D sai. Vì người nông dân không sử dụng ánh sáng nhân tạo để gây đột biến.
Câu 17 [988354]: Khi nói về diễn thế sinh thái, trong số các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu chính xác?
I. Song song với diễn thế trong môi trường sống của quần xã có sự biến đổi về độ ẩm, hàm lượng mùn trong đất.
II. Các quần xã được phục hồi sau khi bị hủy diệt có thể trở thành quần xã suy thoái do khả năng phục hồi thấp.
III. Trong quần xã, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất gây ra diễn thế sinh thái.
IV. Trong quá trình của diễn thế nguyên sinh, các lưới thức ăn ngày càng phức tạp và xuất hiện nhiều chuỗi thức ăn sử dụng mùn bã hữu cơ.
A, 4.
B, 1.
C, 3.
D, 2.
Cả 4 phát biểu đúng. => Đáp án A.
Câu 18 [988355]: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Phong lan sống bám trên cây thân gỗ. Quan hệ giữa phong lan và cây thân gỗ là quan hệ kí sinh.
B, Chim mỏ đỏ bắt chấy rận trên lưng linh dương để ăn. Chim mỏ đỏ và linh dương đang cộng sinh với nhau.
C, Cây lúa và cây cỏ cùng sống cạnh nhau là cạnh tranh cùng loài.
D, Giun đũa sống kí sinh trong ruột người.
Đáp án: D
Câu 19 [988356]: Khi mật độ cá thể của quần thể động vật tăng lên quá cao thì thường dẫn đến làm giảm những chỉ số nào sau đây?
A, Mức sinh sản; sức sống con non; cạnh tranh cùng loài.
B, Tuổi sinh thái, mức sinh sản, sức sống của các con non.
C, Mức tử vong, tuổi sinh thái, xuất cư.
D, Mức tử vong; cạnh tranh cùng loài; xuất cư.
Đáp án: B
Câu 20 [988357]: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 8. Xét 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng là Aa, Bb, Dd, Ee. Kiểu gen nào sau đây không phải là đột biến thể một?
A, AaBbDdEEe.
B, AaBbDee.
C, AaBDDee.
D, ABbDdEe.
Đáp án A. Vì kiểu gen AaBbDdEEe là đột biến thể ba. Kiểu gen AaBDDee là đột biến thể một ở một ở D; Kiểu gen AaBbDee là đột biến thể một ở một ở B; Kiểu gen ABbDdEe là đột biến thể một ở một ở A.
Câu 21 [989372]: Từ phôi bò có kiểu gen AaBb được tách ra thành 10 phôi, cấy vào tử cung của các bò cái để phát triển thành 10 bò con. Kiểu gen của các bò con này là
A, AABB.
B, aaBB.
C, AAbb.
D, AaBb.
Đáp án D. Vì cấy truyền phôi thì kiểu gen của các cá thể được sinh ra giống kiểu gen của phôi ban đầu. Ban đầu là AaBb thì các cá thể được sinh ra cũng là AaBb.
Câu 22 [989373]: Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự?
A, Cánh chim và cánh chuồn chuồn.
B, Tuyến nước bọt của người và tuyến nọc độc của rắn.
C, Vây ngực cá voi và chân trước của mèo.
D, Ruột thừa ở người và manh tràng ở trâu bò.
Đáp án: A
Câu 23 [989374]: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A, Cạnh tranh cùng loài.
B, Con người.
C, Côn trùng.
D, Lượng mưa.
Nhân tố vô sinh bao gồm tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật. => Lượng mưa là nhân tố vô sinh. => Đáp án D.
Câu 24 [989375]: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Qua nhiều thế hệ chọn lọc thì chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen có hại.
B, Đột biến gen làm xuất hiện alen mới nên sẽ làm thay đổi đột ngột và mạnh mẽ tần số các alen của quần thể.
C, Quá trình nhập cư có thể làm tăng tần số alen trội hoặc có thể làm giảm tần số alen trội.
D, Giao phối không ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số các alen của quần thể.
Đáp án C. Vì nhập cư là một nhân tố tiến hóa vô hướng nên có thể làm tăng hoặc làm giảm tần số alen nào đó.
A sai. Chọn lọc tự nhiên sẽ không loại bỏ được hoàn toàn các alen lặn.
B sai. Đột biến gen xảy ra với tần số thấp nên sẽ làm thay đổi tần số các alen của quần thể một cách chậm chạp.
D sai. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 25 [989376]: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?
A, Ở quần thể bạch đàn, những nơi cây mọc quá dày người ta thấy có hiện tượng một số cây bị chết.
B, Các cá thể ong thợ có biểu hiện để bảo vệ tổ của mình khi có các động vật thuộc các loài khác tấn công.
C, Ở cá mập, khi cá mập con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
D, Ở sư tử, khi con đầu đàn già yếu thì sẽ bị con khác trẻ mạnh hơn tấn công và cướp vị trí đầu đàn.
Đáp án B.
A, C, D đều là cạnh tranh cùng loài.
B là đối kháng khác loài.
Câu 26 [989377]: Đặc điểm nào sau đây có ở mối quan hệ cộng sinh mà không có ở mối quan hệ hội sinh?
A, Có ít nhất một loài có lợi.
B, Hai loài có chung không gian sống.
C, Một loài luôn có hại.
D, Cả 2 loài có lợi.
Đáp án D. Trong quan hệ cộng sinh cả 2 loài có lợi còn quan hệ hội sinh chỉ một loài có lợi.
Câu 27 [989378]: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới.
B, Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST.
C, Cơ thể mang đột biến gen trội vẫn có thể không biểu hiện ra kiểu hình.
D, Đột biến gen thường được phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN.
Đáp án D.
A, B sai. Đây là các đặc điểm của đột biến cấu trúc NST.
C sai. Cơ thể mang đột biến gen trội luôn biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 28 [989379]: Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Đột biến đảo đoạn có thể làm cho số lượng gen ở đoạn bị đảo vị trí được tăng lên.
B, Tất cả các đột biến số lượng NST đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
C, Đột biến lệch bội chỉ được phát sinh trong phân bào giảm phân mà không phát sinh trong nguyên phân.
D, Đột biến số lượng NST không làm thay đổi cấu trúc của các phân tử protein có trong tế bào.
Đáp án D.
A sai. Vì đảo đoạn chỉ làm thay đổi vị trí của gen mà không làm thay đổi số lượng gen.
B sai. Vì đột biến lệch bội thể một, thể không sẽ làm giảm hàm lượng ADN.
C sai. Vì trong nguyên phân, nếu một cặp NST nào đó không phân li thì sẽ tạo ra tế bào 2n-1 và 2n+1. Về sau, tế bào 2n-1 sẽ trở thành dòng tế bào và qua sinh sản vô tính thì có thể sẽ trở thành thể lệch bội 2n-1.
D đúng. Vì đột biến số lượng NST không làm thay đổi cấu trúc của gen cho nên không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit.
Câu 29 [989380]: Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A, Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian nhất định.
B, Mức sinh sản là số cá thể mới được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định.
C, Mức sinh sản giảm và mức tử vong tăng là nguyên nhân làm tăng kích thước quần thể sinh vật.
D, Khi không có di cư, nhập cư thì quần thể tự điều chỉnh số lượng cá thể thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ sinh sản, tử vong.
Đáp án C. Vì kích thước quần thể tại thời điểm t được tính: Nt = No + B – D + I – E (B là tỉ lệ sinh, D là tỉ lệ mức tử vong, I là mức nhập cư, E là mức độ xuất cư, No là kích thước quần thể ban đầu)
→ Mức sinh sản giảm và mức tử vong tăng là nguyên nhân làm kích thước quần thể giảm.
Câu 30 [989381]: Có 3 tế bào của cơ thể chim bồ câu có kiểu gen AaXBY tiến hành giảm phân tạo giao tử. Nếu không có đột biến thì có thể tạo ra các loại giao tử với tỷ lệ
A, 1:1.
B, 1:1:1:1.
C, 2:1.
D, 2:2:1:1.
Đáp án C.
Chim bồ câu có XY thì đấy là cơ thể cái. Do vậy, có 3 tế bào sinh dục cái giảm phân thì chỉ có tối đa 3 loại giao tử. Vì vậy, nếu có 3 loại thì tỉ lệ là 1:1:1; Nếu có 2 loại thì tỉ lệ là 2:1; Nếu có 1 loại thì chỉ có 100%.
Câu 31 [988368]: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?
I. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
III. Đột biến tứ bội.
IV. Đột biến lệch bội dạng thể ba.
A, 3.
B, 1.
C, 2.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. =>Đáp án C.
- Tất cả các đột biến số lượng NST (đa bội, lệch bội) đều làm thay đổi số lượng NST.
- Các đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn) Không làm thay đổi số lượng NST. (Ngoại trừ đột biến chuyển đoạn Robenson có làm thay đổi số lượng NST).
Câu 32 [988369]: Giả sử trên một đoạn của phân tử ADN vi khuẩn, xét 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí, trong đó các gen II, III, IV và V cùng thuộc một operon. Các điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen I nhân đôi 5 lần thì gen V cũng nhân đôi 5 lần.
II. Nếu gen III phiên mã 10 lần thì gen V cũng phiên mã 10 lần.
III. Nếu bị mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí c thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của 3 gen.
IV. Nếu có tác nhân 5BU tác động vào quá trình nhân đôi của gen IV thì sau 1 lần nhân đôi sẽ phát sinh gen đột biến.
16.PNG
A, 2.
B, 1.
C, 3.
D, 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II. => Đáp án A.
I và II đúng là vì các gen trên một phân tử ADN thì có số lần nhân đôi bằng nhau; Và các gen trong một operon thì có số lần phiên mã bằng nhau.
III sai. Vì mất 1 cặp nu ở vị trí c thì không làm thay đổi cấu trúc của các gen nên không gây đột biến gen.
IV sai. Vì chất 5BU phải qua 3 lần nhân đôi thì mới sinh ra được 1 gen ĐB.
Câu 33 [988370]: Giả sử có 3 tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen giảm phân tạo giao tử. Biết không có đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tế bào nào xảy ra hoán vị gen thì tối đa sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1: 1: 1: 1.
II. Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán vị thì tần số hoán vị là 1/3 ≈ 33,3%.
III. Nếu chỉ có 2 tế bào xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 2:2:1:1.
IV. Nếu dựa vào quá trình giảm phân của 3 tế bào này để xác định tần số hoán vị gen thì có thể sẽ xác định được tần số 20%.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Chỉ có phát biểu III đúng. => Đáp án A.
- I sai. Vì không có hoán vị thì mỗi tế bào sinh ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1. Khi đó, nếu tạo ra 4 loại giao tử thì tỉ lệ các loại giao tử là 2:2:1:1.
- II sai. Vì khi 3 tế bào giảm phân, có 1 tế bào hoán vị thì tần số hoán vị = 1/3 : 2 = 1/6.
- III đúng. Vì tế bào có hoán vị sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1. à Có 2 tế bào có hoán vị thì sẽ sinh ra 4 loại với tỉ lệ 2:2:2:2. Tế bào thứ 3 không có hoán vị sẽ sinh ra 2 loại với tỉ lệ 2:2. à Có 4 loại với tỉ lệ 4:4:2:2 = 2:2:1:1.
- IV sai. Vì chỉ có 3 tế bào giảm phân nên tần số có thể là 0% (nếu không có TB nào HV); 1/6 (nếu có 1 TB hoán vị); 1/3 (nếu có 2 TB hoán vị); 1/2 (nếu cả 3 TB đều có HV).
Câu 34 [988371]: Ở một loài thú, tính trạng màu lông do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Alen A1 quy định lông đen trội hoàn toàn so với các alen A2, A3, A4; Alen A2 quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen A3, A4; Alen A3 quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định lông trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thực hiện phép lai giữa hai cá thể khác nhau, thu được F1. Nếu F1 có 2 loại kiểu hình thì chỉ có 3 loại kiểu gen.
II. Con đực lông đen giao phối với cá thể X, thu được F1 3 loại kiểu gen. Sẽ có tối đa 3 sơ đồ lai cho kết quả như vậy.
III. Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông trắng, có thể thu được đời con có số cá thể lông vàng chiếm 25%.
IV. Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông vàng, thu được F1. Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình 1:1 thì chỉ có 3 sơ đồ lai cho kết quả như vậy.
A, 3.
B, 1.
C, 2.
D, 4.
Chỉ có phát biểu đúng II. => Đáp án B.
I sai. Vì khi F1 có 2 kiểu hình thì F1 có thể có 4 kiểu gen. Ví dụ A1A3 × A3A4.
II đúng. Vì khi đời con có 3 loại kiểu gen thì chứng tỏ P dị hợp và có kiểu gen giống nhau. Khi đó, chỉ có 3 sơ đồ lai là A1A2 × A1A2; A1A3 × A1A3; A1A4 × A1A4.
III sai. Vì muốn thu được đời con có cá thể lông vàng thì cá thể lông đen đem lai phải có kiểu gen A1A3. Khi đó, đời con có 50% số cá thể lông vàng (A3A4).
IV sai. Vì có 5 sơ đồ lai cho kết quả 1:1 (đó là: A1A2 × A3A3 hoặc A1A3 × A3A3 hoặc A1A4 × A3A3 hoặc A1A2 × A3A4 hoặc A1A3 × A3A4).
Câu 35 [988372]: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, mỗi cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cây thân thấp, hoa đỏ giao phấn với cây thân cao, hoa trắng (P), thu được F1 có 1 loại kiểu hình. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có 9 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.
II. Lấy ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa trắng ở F2 cho tự thụ phấn, có thể thu được đời con có 25% số cây thân thấp, hoa trắng.
III. Lấy ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ ở F2 cho giao phấn. Nếu thu được đời con có 6 kiểu gen thì đời con sẽ có 4 kiểu hình.
IV. Cho 1 cây thân thấp, hoa đỏ giao phấn với 1 cây thân cao, hoa đỏ, thu được đời con có tối đa 6 kiểu gen và 2 kiểu hình.
A, 3.
B, 2.
C, 1.
D, 4.
Chỉ có 1 phát biểu đúng, đó là II. => Đáp án C
P có kiểu hình đối lập nhau, sinh ra F1 có 1 loại kiểu hình. => P thuần chủng và F1 dị hợp 2 cặp gen.
I sai. Vì F1 dị hợp 2 cặp gen nên F2 có 4 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ (A-B-).
II đúng. Vì nếu 2 cây thân cao, hoa trắng có thành phần kiểu gen là 2Aabb thì khi tự thụ phấn, kiểu hình thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ = 1/2×1/4 = 1/8 = 12,5%.
III sai. Vì nếu thu được đời con có 6 kiểu gen thì phép lai: AABb × AaBb. Khi đó chỉ có 2 kiểu hình.
IV sai. Vì khi cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ mà đời con có 6 kiểu gen thì chắc chắn phải có 4 kiểu hình. AaBb × aaBb => 6 kiểu gen, 4 kiểu hình.
Câu 36 [988373]: Một loài động vật, tính trạng màu mắt do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường và phân li độc lập quy định và được mô tả bằng sơ đồ sinh hóa sau đây: Biết rằng không xảy ra đột biến và khi trong tế bào có chất B thì gen A bị bất hoạt; các alen lặn a và b không tổng hợp được enzim. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong loài này sẽ có 9 kiểu gen quy định màu mắt.
II. Cho cá thể mắt vàng giao phối với cá thể mắt trắng thì có thể thu được đời con có 50% cá thể mắt vàng.
III. Cho cá thể mắt đỏ giao phối với cá thể mắt trắng thì có thể thu được đời con có tỉ lệ 1:2:1.
IV. Cho cá thể mắt đỏ giao phối với cá thể mắt vàng thì sẽ có tối đa 12 sơ đồ lai.
17.PNG
A, 2.
B, 1.
C, 4.
D, 3.
Có 4 phát biểu đúng. => Đáp án C.
I đúng. Vì có 2 cặp gen quy định nên có tối đa 9 kiểu gen.
II đúng. Vì nếu cá thể mắt vàng có kiểu gen Aabb thì khi giao phối với aabb sẽ cho đời con có 50% mắt vàng.
III đúng. Vì nếu cá thể mắt đỏ có kiểu gen AaBb thì khi giao phối với aabb sẽ cho đời con có tỉ lệ 1:2:1.
IV đúng. Vì kiểu hình mắt đỏ (A-B- và aaB-) có 6 kiểu gen; Kiểu hình mắt vàng (A-bb) có 2 kiểu gen nên sẽ có số sơ đồ lai = 6×2 = 12.
Câu 37 [988374]: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen phân li độc lập. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp lai phân tích thì đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm 50%.
II. Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn ngẫu nhiên, nếu đời F1 có 3 loại kiểu gen thì chứng tỏ F1 có 2 loại kiểu hình.
III. Cho các cây thân cao, hoa đỏ (P) giao phấn. Nếu F1 có thân thấp, hoa trắng thì chứng tỏ F1 có 9 loại kiểu gen.
IV. Các cây thân thấp, hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên thì đời con có tối đa 3 kiểu gen.
A, 1.
B, 3.
C, 2.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV => Đáp án B.
I sai. Vì AaBb lai phân tích thì đời con có 25% cây thấp, hoa trắng.
II. đúng. Vì cây thân cao, hoa trắng có kí hiệu kiểu gen là A-bb. Khi cây A-bb tự thụ phấn, sinh ra đời con có 3 loại kiểu hìnhgen thì chứng tỏ cây A-bb có kiểu gen Aabb. =>Cây Aabb tự thụ phấn thì đời con có 2 loại kiểu hình.
III đúng. Vì cây thân cao, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen A-B-. Cây này giao phấn mà đời con có kiểu hình cây thấp, hoa trắng (aabb) thì chứng tỏ cây A-B- có kiểu gen AaBb. à Đời con có 9 loại kiểu gen.
IV đúng. Vì nếu cây thân thấp, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen là aaBb thì đời con sẽ có 3 loại kiểu gen.
Câu 38 [988375]: Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho hai cây (P) có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có số cây thân cao, hoa trắng chiếm 21%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khoảng cách giữa hai gen là 20cM
II. F2 có 21% số cây thân cao, hoa trắng.
III. F2 có 54% số cây thân cao, hoa đỏ.
IV. F2 có 4% số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng.
A, 1.
B, 2.
C, 4.
D, 3.
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. => Đáp án D.
P có kiểu hình khác nhau, thu được F1 có 100% thân cao, hoa đỏ => F1 dị hợp 2 cặp gen và thân cao, hoa đỏ là những tính trạng trội.
Quy ước: A là gen quy định thân cao, a là gen quy định thân thấp (A>>a).
B là gen quy định hoa đỏ, b là gen quy định hoa trắng (B>>b).
F2 có số cây thân cao, hoa trắng chiếm 21% => = 0,25 – 0,21 = 0,04 = 0,2 ab × 0,2 ab
=> Tần số hoán vị = 2 × 0,2 = 0,4 = 40%. à I sai.
Vận dụng công thức giải nhanh ta có
- Ở F2, kiểu hình thân cao, hoa trắng () = 0,25 – 0,04 = 0,21 = 21%. => II đúng.
- Ở F2, kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ = 0,5 + 0,04 = 0,54 = 54% => III Đúng.
Vì thân cao, hoa đỏ chứa 2 gen trội A và B = 0,5 + 0,16 = 0,66 = 66%.
- Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ thuần chủng bằng tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa trắng = 4% à Đúng.
Câu 39 [988376]: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát có 100% cây hoa đỏ. Ở F3, cây hoa trắng chiếm 17,5%. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở thế hệ xuất phát, có 60% số cây thuần chủng.
II. Ở các thế hệ tiếp theo, tỉ lệ kiểu gen sẽ thay đổi.
III. Nếu bắt đầu từ F3, các cá thể giao phấn ngẫu nhiên thì ở F5 có 96% cây hoa đỏ.
IV. Ở F3, tổng cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 95%.
A, 1.
B, 2.
C, 4.
D, 3.
HD
247.PNG
Câu 40 [988377]: Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người (bệnh P và bệnh M), trong đó có một bệnh do gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến và người số 1 không mang alen quy định bệnh P. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?30.PNG
I. Người số 2 và người số 10 có kiểu gen giống nhau.
II. Người số 13 có thể không mang alen quy định bệnh M.
III. Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh M của cặp 12 - 13 là 5/24.
IV. Xác suất sinh con thứ nhất là con trai và chỉ bị bệnh P của cặp 12 - 13 là 1/16.
A, 3.
B, 4.
C, 2.
D, 1.
Có 4 phát biểu đúng. => Đáp án B.
- Cặp vợ chồng 1 – 2 không bị bệnh M nhưng con trai số 5 bị bệnh M. => Bệnh M do alen lặn quy định. => Quy ước b quy định bệnh M, B không quy định bệnh.
- Cặp vợ chồng số 6-7 đều không bị bệnh P nhưng sinh con gái số 11 bị bệnh P.
=> Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
Bệnh P: A quy định bình thường, a quy định bị bệnh.
- Bài toán cho biết có một bệnh do gen nằm trên NST X quy định. Mà bệnh P chắc chắn do gen nằm trên NST thường. => Bệnh M phải do gen nằm trên NST X.
Ta có:
- Người số 6 sinh con số 11 bị bệnh P. =>người số 6 mang alen quy định bệnh P. Mà bài toán cho biết người số 1 không mang alen quy định bệnh P nên suy ra người số 6 đã nhận alen bệnh P từ người số 2. => Kiểu gen của người só 2 là AaXBY. Mặt khác, người số 9 sinh con số 14 bị bệnh P nên kiểu gen của người số 9 là AaXBY. => Cả hai người này có kiểu gen giống nhau. => I đúng.
- Người số 4 bị bệnh M nên sẽ truyền gen bệnh cho người số 8. => Người số 13 có thể sẽ nhận được gen bệnh M từ người số 8. => (II) đúng.
- Xác suất sinh con của cặp 12-13:
+ Bệnh P: Xác suất KG của người 12 là AA; Aa. Xác suất KG của người 13 là 1Aa.
=>Sinh con bị bệnh P = ; Sinh con không bị bệnh P = .
+ Bệnh M: người số 12 có kiểu gen XbY ; Người số 13 có kiểu gen XBXB : XBXb.
=> Xác suất sinh con bị bệnh M = 1 × = ; Không bị bệnh M = .
=> Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh M = × = . => (III) đúng.
=> Xác suất sinh con thứ nhất là con trai và chỉ bị bệnh P = × = . à (IV) đúng.