Đáp án
1B
2B
3C
4B
5D
6A
7D
8A
9D
10C
11D
12B
13A
14A
15B
16A
17D
18C
19A
20C
21A
22C
23C
24B
25C
26D
27A
28B
29C
30D
31D
32C
33D
34A
35A
36A
37D
38D
39C
40A
Đáp án Đề minh họa số 7 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [353798]: Hiện tượng ứ giọt ở các cây thân thảo vào mỗi buổi sáng sớm có độ ẩm không khí cao là do
A, lực thoát hơi nước của lá đã kéo nước từ rễ lên lá.
B, lực đẩy của áp suất rễ đã đẩy nước từ rễ lên lá.
C, lực liên kết giữa nước với thành mạch dẫn đã đẩy nước từ rễ lên lá.
D, quá trình hô hấp của cây đã tạo ra nước và ngưng tụ ở bề mặt lá.
Vì ứ giọt là do áp suất rễ đẩy nước từ rễ lên lá.
Câu 2 [353799]: Động vật nào sau đây có manh tràng phát triển?
A, Bò.
B, Thỏ.
C, Gấu.
D, Gà rừng.
Trong 4 loài nói trên thì chỉ có thỏ là có manh tràng phát triển thực hiện chức năng tiêu hoá thức ăn thực vật. Bò có dạ cỏ nên manh tràng ít phát triển, Gà và gấu không có manh tràng mà chỉ có ruột tịt là vết tích của manh tràng.
Câu 3 [353800]: Trong tế bào, gen được cấu tạo từ
A, ARN.
B, Prôtêin.
C, ADN.
D, Cacbohydrat.
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm nhất định ARN hoặc protein.
Câu 4 [353801]: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3'AGX5'. Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là
A, 5'XGU3'.
B, 5'UXG3'.
C, 5'GXU3'.
D, 5'GXT3'.
Đáp án: B
Câu 5 [353802]: Xét cặp NST giới tính XY, ở một tế bào sinh tinh sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào I sẽ tạo thành giao tử
A, Y và O.
B, X và Y.
C, X và O.
D, XY và O.
Xét cặp NST giới tính XY, ở một tế bào sinh tinh sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào I sẽ tạo thành giao tử XY và O
Câu 6 [353803]: Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là
A, lai phân tích.
B, lai khác dòng.
C, lai thuận-nghịch.
D, lai cải tiến.
Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là lai phân tích.
Câu 7 [353804]: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A, Phép lai AA × AA cho đời con có 100% AA.
B, Phép lai AA × Aa cho đời con có tỉ lệ 1AA : 1Aa.
C, Phép lai Aa × Aa cho đời con có tỉ lệ 1AA : 2Aa : 1aa.
D, Phép lai aa × aa cho đời con có tỉ lệ 100% AA.
D sai vì phép lai aa × aa cho đời con có tỉ lệ 100% aa.
Câu 8 [353805]: Một trong những đặc điểm của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là
A, nhân đôi độc lập với gen trong nhân tế bào.
B, không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.
C, luôn tồn tại thành từng cặp alen.
D, chỉ mã hoá cho các prôtêin tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.
Vì các bào quan ti thể, lục lạp có khả năng tự tiến hành phân đôi. Do đó, các gen ở bào quan ti thể, lục lạp cũng nhân đôi độc lập với gen trong nhân.
B sai. Vì tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số thường khác nhau.
C sai. Vì chỉ có gen trên NST tương đồng thì mới tồn tại thành cặp alen.
D sai. Vì gen trong tế bào chất thường chỉ mã hóa prôtêin trong bào quan.
Câu 9 [353806]: Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa. Tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu?
A, 0,5.
B, 0,3.
C, 0,8.
D, 0,2.
Tần số alen A = 0,04 + 0,32/2 = 0,2.
Câu 10 [353807]: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các nhiễmsắc thể khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo ra là
A, 1.
B, 6.
C, 8.
D, 3.
3 cặp gen dị hợp => số dòng thuần tối đa 23 = 8.
Câu 11 [353808]: Từ 1 cây có kiểu gen AABbDD, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dòng cây đơn bội có kiểu gen khác nhau?
A, 4.
B, 1.
C, 3.
D, 2.
Vì cây AABbDD có 1 cặp gen dị hợp, nên sinh ra 2 loại giao tử. Nuôi 2 loại giao tử thì sẽ có 2 dòng đơn bội.
Nếu lưỡng bội hóa thì được 2 dòng lưỡng bội thuần chủng.
Số dòng đơn bội bằng số loại giao tử; Số dòng thuần bằng số loại giao tử.
Câu 12 [353809]: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do
A, sự tiến hoá trong quá trình phát triển của loài.
B, chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau.
C, chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong điều kiện như nhau.
D, thực hiện các chức phận giống nhau.
Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau.
Câu 13 [353810]: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đột biến gen?
A, Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
B, Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.
C, Đột biến gen làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
D, Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
B sai. Một số đột biến xoma không di truyền cho thế hệ sau.
C sai. Đột biến gen làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
D sai. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 14 [353811]: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng?
A, Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
B, Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
C, Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
D, Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật.
B sai vì cách ly địa lý chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen do các nhân tố tiến hoá tạo ra.
C sai vì có thể không dẫn đến hình thành loài mới.
D sai vì lai xa và đa bội hoá thường gặp ở thực vật ít gặp ở động vật.
Câu 15 [353812]: Sự tương tác giữa các đại phân tử nào dẫn đến hình thành sự sống?
A, Prôtêin-Prôtêin.
B, Prôtêin-axitnuclêic.
C, Prôtêin-saccarit.
D, Prôtêin-saccarit-axitnuclêic.
Đáp án: B
Câu 16 [353813]: Trong các nhân tố vô sinh tác động lên đời sống của sinh vật, nhân tố có vai trò cơ bản là
A, ánh sáng.
B, nhiệt độ.
C, độ ẩm.
D, gió.
Đáp án: A
Câu 17 [353814]: Khi quần thể vượt quá “mức chịu đựng” thì thể thường xảy ra mối quan hệ
A, hỗ trợ.
B, cộng sinh.
C, hội sinh.
D, cạnh tranh.
Khi quần thể vượt quá mức chịu đựng của môi trường thì quần thể thường xảy ra mối quan hệ cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, vì khi đó không 1 cá thể nào có thể kiếm đủ thức ăn.
Cạnh tranh giữa các cá thể xuất hiện làm cho mức tử vong tăng, còn mức sinh sản lại giảm. → kích thước quần thể giảm để phù hợp với sức chứa của môi trường.
Ví dụ hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật.
Câu 18 [353815]: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?
A, Nhóm tuổi.
B, Tỉ lệ giới tính.
C, Sự phân bổ của các loài trong không gian.
D, Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
Sự tập hợp các loài sinh vật sống cùng một môi trường sống và lời gian sống giống nhau được khái quát chung gọi là quàn xã sinh vật.
Quần xã có 2 đặc trưng là đặc trưng về thành phần loài và đặc trưng về sự phân bố.
Câu 19 [353816]: Khu sinh học nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất trong sinh quyển?
A, Khu sinh học nước mặn.
B, Khu sinh học nước ngọt.
C, Biôm thềm lục địa.
D, Biôm trên cạn.
Trong các khu sinh học (biom) thì khu sinh học nước mặn chiếm diện tích lớn nhất, vì:
- Khu sinh học nước mặn: Gồm đầm phá, vịnh nông ven bờ, biển và đại dương, bao phủ 71% bề mặt hành tinh
+ Là nơi sống của nhiều động thực vật thuỷ sinh trong đó có trên 20 nghìn loài cá
+ Biển và đại dương được chia làm nhiều vùng với nhưng điều kiện môi trường và nhiều nguồn lợi sinh vật khác nhau.
- Còn Khu sinh học nước ngọt: Gồm các sông suối, hồ đầm, chiếm 2% diện tích bề mặt trái đất.
Câu 20 [353817]: Mắt xích có mức năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn là
A, sinh vật tiêu thụ bậc 3.
B, sinh vật tiêu thụ bậc một.
C, sinh vật sản xuất.
D, sinh vật tiêu thụ bậc hai.
Mắt xích có mức năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn là mắt xích đầu chuỗi là sinh vật sản xuất.
Còn các mắt xích sau đó có năng lượng giảm dần.
Câu 21 [353818]: Trong quá trình hô hấp hiếu khí, giai đoạn chuỗi truyền electron diễn ra ở
A, Màng trong ti thể.
B, chất nền ti thể.
C, Màng ngoài ti thể.
D, bào tương.
Trong quá trình hô hấp hiếu khí, giai đoạn chuỗi truyền electron diễn ra ở màng trong ti thể.
Câu 22 [354601]: Trong hệ tuần hoàn của người, vận tốc máu lớn nhất ở cơ quan nào sau đây?
A, Bó His.
B, Tĩnh mạch.
C, Động mạch chủ.
D, Mao mạch.
Bó His là một cấu trúc thuộc hệ dẫn truyền tim. Ở bó His thì không làm nhiệm vụ vận chuyển máu.
Trong hệ mạch, thì đông mạch chủ (động mạch nối với tâm thất trái; vận chuyển máu từ tâm thất trái đi nuôi cơ thể) có vận tốc lớn nhất.
Câu 23 [353819]: Theo nguyên tắc dịch mã, bộ ba đối mã khớp bổ sung với các bộ ba mã sao 3'GXU5' là
A, 3'UAX5'.
B, 5'GUX3'.
C, 3'AGX5'.
D, 5'XGU3'.
Để xác định được bộ ba đối mã, đầu tiên phải viết các bộ ba mã sao theo đúng trật tự từ 5' đến 3'. Sau đó chú ý đến bộ ba kết thúc (vì bộ ba kết thúc không có bộ ba đối mã tương ứng) và viết các bộ ba đối mã tương ứng với các bộ ba mã sao theo nguyên tắc bổ sung và ngược chiều.
3'GXU5' được viết lại thành 5'UXG3' → bộ ba đối mã là 3'AGX5'
Câu 24 [353820]: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?
A, Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B, Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
C, Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D, ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac cho dù trong môi trường có lactôzơ hay không có lactôzơ thì gen điều hòa R vẫn tổng hợp prôtêin ức chế. Đáp án B đúng. Các còn các đáp án A, C, D chỉ diễn ra khi trong môi trường có lactôzơ. Mặt khác các gen cấu trúc Z, Y, A quy định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactôzơ chứ không tạo ra mARN.
Câu 25 [353821]: Khi nói về NST ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào không đúng?
A, Bộ NST của loài đặc trưng về hình dạng, số lượng, kích thước và cấu trúc.
B, Số lượng NST của các loài không phản ánh mức độ tiến hóa cao hay thấp.
C, Trong các tế bào NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng (gọi là bộ NST lưỡng bội 2n).
D, NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là ADN và protein Histon.
Bộ NST của loài luôn đặc trưng về hình dạng, số lượng, kích thước và cấu trúc.
Ví dụ: Bộ NST ở người 2n = 46, bộ NST ở ruồi giấm : 2n = 8.
- Tuy nhiên, số lượng NST của các loài không phản ánh mức đột tiến hoá cao hay thấp.
Ví dụ: Bộ NST ở ruồi giấm là 2n = 8, ở người là 2n = 46, người là tiến hoá nhất trong thang tiến hoá, nhưng ở ngựa có 2n = 64 → Không phản ánh mức độ tiến hoá.
- Trong tế bào, các NST có thể tồn tại thành từng cặp tương đồng hoặc không tương đồng.
Ví dụ: Bộ NST tương đồng: XX
Bộ NST không tương đồng: XY ở giống đực như người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me..., XO ở giống đực như ở châu chấu.
- Ở sinh vật nhân thực, từng phân tử ADN được liên kết với các loại protein khác nhau (chủ yếu là histon) tạo nên cấu trúc là NST.
Câu 26 [353822]: Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng, B quy định thân cao trội hoàn toàn so với b quy định thân thấp, hai cặp gen phân li độc lập với nhau. Cho 1 cây (P) tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ: 3 : 1. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu sơ đồ lai thỏa mãn điều kiện bài toán?
A, 8.
B, 2.
C, 6.
D, 4.
Bài toán có 2 cặp tính trạng nhưng tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3:1 → = (3:1)×1.
Sẽ có 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Tính trạng màu hoa có tỉ lệ 3:1, tính trạng chiều cao có tỉ lệ 100%.
+ Tính trạng màu hoa có tỉ lệ 3: 1 thì kiểu gen của P là Aa × Aa.
+ Tính trạng chiều cao có tỉ lệ 100% thì kiểu gen của P là BB × BB hoặc BB × Bb hoặc BB × bb hoặc bb × bb. Tuy nhiên, vì P tự thụ phấn nên chỉ có 2 sơ đồ lai là BB × BB hoặc bb × bb.
→ Số sơ đồ lai thỏa mãn là = 1 × 2 = 2 sơ đồ lai.
- Trường hợp 2: Tính trạng màu hoa có tỉ lệ 100%, tính trạng chiều cao có tỉ lệ 3 : 1.
+ Tính trạng màu hoa có tỉ lệ 100% thì kiểu gen của P là AA × AA hoặc AA × Aa hoặc AA × aa hoặc aa × aa. Vì P tự thụ phấn nên chỉ có 2 sơ đồ là AA × AA hoặc aa × aa.
+ Tính trạng chiều cao có tỉ lệ 3:1 thì kiểu gen của P là Bb × Bb.
→ Số sơ đồ lai thỏa mãn là = 1 × 2 = 2 sơ đồ lai.
→ Có tổng số 4 sơ đồ lai thỏa mãn.
Câu 27 [353823]: Khi nói về điểm giống nhau giữa đột biến và thường biến, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Đều làm thay đổi kiểu hình trên cơ thể sinh vật.
B, Đều có quá trình biến đổi kiểu gen.
C, Đều có khả năng di truyền.
D, Đều có lợi cho sinh vật.
A đúng. Đều có thể dẫn tới thay đổi kiểu hình.
B sai. Chỉ có đột biến mới có biến đổi kiểu gen.
C sai. Chỉ có đột bến mới có khả năng di truyền.
D sai. Đột biến có thể có hại cho sinh vật.
Câu 28 [353824]: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
A, Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
B, Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
C, Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất định.
D, Di - nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.
Vì nhân tố định hướng quá trình tiến hóa là chọn lọc tự nhiên. → Đáp án B.
Câu 29 [353825]: Mối quan hệ thể hiện lối sống bắt buộc nếu rời khỏi nhau cả hai sinh vật đều chết là
A, quan hệ kí sinh - vật chủ.
B, quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
C, quan hệ cộng sinh.
D, quan hệ hội sinh.
Cộng sinh là mối quan hệ 2 loài sống chung đều có lợi, nhưng rất chặt chẻ.
Câu 30 [353826]: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
A, Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
B, Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
C, Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.
D, Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.
Phát biểu đúng là D: nấm là sinh vật dị dưỡng hấp thụ
A sai vì: một số động vật nguyên sinh, vi khuẩn củng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
B sai vì: một số vi sinh vật còn là sinh vật sản xuất (vi sinh vật tự dưỡng).
C sai vì: sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
Câu 31 [353827]: Một đoạn mạch của gen A có trình tự nuclêôtit như sau 3’…ATGXTAXGG…5’.
Một đột biến điểm diễn ra trên đoạn mạch này đã làm tăng 3 liên kết hiđro tạo thành alen a.
Cặp gen Aa nhân đôi liên tiếp 3 lần tạo ra các gen con. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trình tự nuclêôtit trên 1 mạch của alen a có thể là 3’…ATGGXTAXGG…5’.
II. Quá trình nhân đôi tạo ra 16 gen con.
III. Môi trường cung cấp tổng cộng 56 nuclêôtit loại A cho đoạn mạch trên của cặp gen Aa trong quá trình nhân đôi.
IV. Tổng số nuclêôtit loại G trong các gen con là 88 nuclêôtit.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Cả 4 phát biểu trên đều đúng → Đáp án D.
I đúng. Đây là dạng đột biến thêm 1 cặp G – X. G – X có thể thêm vào các vị trí trên đoạn mạch trên nên trình tự có thể là 3’…ATGGXTAXGTG…5’.
II đúng. Số gen con tạo ra = 2 × 23 = 16 gen.
III đúng. Số nuclêôtit loại A của gen A và alen a = 4 + 4 = 8 nuclêôtit.
→ Số nuclêôtit loại A môi trường cung cấp = 8 (23 - 1) = 56 nuclêôtit.
IV. Số nuclêôtit loại G của cặp gen Aa = 5 + 6 = 11.
→Tổng số nuclêôtit loại G trong các gen con = 11 × 8 = 88 nuclêôtit.
Câu 32 [353828]: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với gen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh cụt. Cho phép lai P: ♂ × ♀, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình thân đen, cánh dài là 25%. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ruồi giấm không xảy ra hoán vị.
II. Tỉ lệ ruồi có kiểu hình thân xám, cánh dài ở F1 là 50%.
III. Tỉ lệ ruồi có kiểu hình thân xám, cánh cụt ở F1 là 25%.
IV. Tất cả ruồi có kiểu hình thân xám, cánh dài ở F1 đều không thuần chủng.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng là II, III, IV → Đáp án C.
I sai. Ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới tính cái. Ở phép lai này, nếu ruồi cái có hoán vị thì đời con cũng có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1.
Thân đen, cánh dài (aaB-) = 0,25 → Kiểu hình thân đen, cánh cụt = 0,25 – 0,25 = 0.
→ Chưa thể kết luận về tần số hoán vị vì với tần số hoán vị bất kì thì kiểu hình ruồi thân đen, cánh dài luôn bằng 25%.
II đúng. Thân xám, cánh dài = 0,5 + 0 = 0,5 = 50 %.
III đúng. Kiểu hình thân xám, cánh cụt = kiểu hình thân đen, cánh dài = 0,25 = 25%.
IV đúng. Kiểu hình thân xám, cánh dài thuần chủng = tỉ lệ thân đen cánh cụt = 0%.
→ Kiểu hình thân xám, cánh dài không thuần chủng = 50% - 0% = 50%.
Câu 33 [353829]: Hạt phấn của loài thực vật A có 7 NST. Các tế bào rễ của loài thực vật B có 22 NST. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loài A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Khi nói về các cây lai bất thụ này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được.
II. có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
III. không thể trở thành loài mới vì có NST không tương đồng.
IV. có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ.
A, 1.
B, 3.
C, 4.
D, 2.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II, IV → Đáp án D.
Khi thụ phấn loài B bằng hạt phấn loài A thấy con lai sẽ mang bộ NST của 2 loài khác nhau → Hiện tượng lai xa: Khi đó con lai sẽ mang bộ NST đơn bội của bố mẹ khác nhau về nguồn gốc → Cặp NST không tương đồng nên khó giảm phân → Con lai thường bất thụ.
- Vậy để cây lai trở thành loài mới thì phải cách li sinh sản với loài gốc
→ Có 2 cách: + Nếu cây này có khả năng sinh sản sinh dưỡng thì thế hệ sau sẽ cách li sinh sản với các cây mẹ (Do khác bộ NST) → Loài mới.
+ Đa bội hoá các cây lai này → Tăng gấp đôi bộ NST của cây lai nên khi đó con lai sẽ mang bộ NST lưỡng bội của cả bố và mẹ tạo thể song nhị bội hữu thụ → Sẽ cách li sinh sản với cây gốc → Loài mới
Câu 34 [353830]: Những trường hợp nào sau đây do cạnh tranh cùng loài gây ra?
I. Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, kết quả làm giảm mật độ cá thể của quần thể.
II. Các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.
III. Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau.
IV. Thực vật tự tỉa thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể.
V. Sự quần tụ giữa các cá thể cùng loài làm tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
A, I, II, III, IV.
B, I, II, III, V.
C, II, III, IV, V.
D, I, III, IV, V.
Có 4 mối quan hệ cạnh tranh I, II, III, IV → Đáp án A.
V là mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.
Câu 35 [353831]: Khi nói về chu trình sinh địa hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
II. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monoxit (CO).
III. Trong chu trình nitơ, thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO3-.
IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa.
A, 2.
B, 4.
C, 3.
D, 1.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án A.
II sai. Vì CO2 đi vào chu trình thông qua quang hợp của thực vật.
IV sai. Vì chu trình sinh địa hóa thường gắn liền với sự lắng đọng một phần vật chất vào lòng Trái Đất.
Câu 36 [353832]: Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi bệnh do một gen quy định. Biết quần thể đang cân bằng di truyền, trong đó khi xét về bệnh thứ nhất thì có 4% số người bị bệnh; Khi xét về bệnh thứ 2 thì có 9% số người bị bệnh.
10643188.png
Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, cặp vợ chồng 13-14 sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh với xác suất là bao nhiêu?
A, 7/612.
B, 7/253.
C, 11/576.
D, 1/36.
Dựa vào phả hệ để xác định quy luật di truyền của từng tính trạng bệnh.
- Cặp vợ chồng số 3 – 4 đều không bị bệnh nhưng sinh con gái số 10 bị cả 2 bệnh.  2 bệnh đều do gen lặn quy định và không liên kết giới tính.
- Quy ước: a quy định bệnh thứ nhất; b quy định bệnh thứ 2.
Các alen trội tương ứng là A và B đều quy định không bị bệnh.
- Quần thể cân bằng di truyền nên đối với những người không bị bệnh và bố mẹ, anh chị em không bị bệnh thì phải dựa vào cấu trúc di truyền của quần thể để xác định kiểu gen của người đó.
+ Ở bài tập này, bệnh 1 có cấu trúc di truyền 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. Do đó, một người không bị bệnh 1 sẽ có xác suất kiểu gen = 2/3AA : 1/3Aa.
+ Ở bài tập này, bệnh 2 có cấu trúc di truyền 0,49BB : 0,42Bb : 0,09bb. Do đó, một người không bị bệnh 2 sẽ có xác suất kiểu gen = 7/13BB : 6/13Bb.
- Xác suất sinh con bị bệnh 1:
+ Người số 13 có kiểu gen Aa.
+ Bố và mẹ của người số 14 không bị bệnh nhưng người số 9 có kiểu gen 1/3AA : 2/3Aa; Người số 8 thuộc quần thể cân bằng di truyền nên có kiểu gen là 2/3AA : 1/3Aa. Cho nên xác suất kiểu gen của người số 14 là (AA : Aa). Giải thích: Vì phép lai (1/3AA : 2/3Aa) × (2/3AA : 1/3Aa) sẽ sinh ra đời con có tỉ lệ kiểu gen là 10/18AA : 7/18Aa : 1/18aa. Vì người số 14 không bị bệnh, cho nên người này thuộc một trong 2 đối tượng là 10/18AA : 7/18Aa → Tỉ lệ kiểu gen là 10/17AA : 7/17Aa.
→ Xác suất sinh con bị bệnh thứ nhất = .
Xác suất sinh con bị bệnh 2:
- Người số 13 có kiểu gen Bb.
- Bố và mẹ của người số 14 không bị bệnh nhưng người số 9 có kiểu gen 1/3BB : 2/3Bb; Người số 8 thuộc quần thể cân bằng di truyền nên có kiểu gen là 7/13BB : 6/13Bb. Cho nên xác suất kiểu gen của người số 14 là (BB : Bb). Giải thích: Vì phép lai (1/3BB : 2/3Bb) × (7/13BB : 6/13Bb) sẽ sinh ra đời con có tỉ lệ kiểu gen là 20/39BB : 16/39Bb : 3/39bb. Vì người số 14 không bị bệnh, cho nên người này thuộc một trong 2 đối tượng là 20/36BB : 16/36Bb = 5/9BB : 4/9Bb.
→ Xác suất sinh con bị bệnh thứ hai = .
→ Xác suất sinh con bị cả hai bệnh = × = .
Câu 37 [353833]: Một loài thực vật, màu hoa do 2 cặp gen: A, a; B, b phân li độc lập cùng quy định; kiểu gen có cả 2 loại alen trội A và B quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 loại alen trội A quy định hoa vàng; kiểu gen chỉ có 1 loại alen trội B quy định hoa hồng; kiểu gen aabb quy định hoa trắng; hình dạng quả do cặp gen D, d quy định. Thế hệ P: Cây hoa đỏ, quả dài tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ 56,25% cây hoa đỏ, quả dài : 18,75% cây hoa vàng, quả dài : 18,75% cây hoa hồng, quả ngắn : 6,25% cây hoa trắng, quả ngắn. Cho cây ở thế hệ P thụ phấn cho các cây khác nhau trong loài, đời con của mỗi phép lai đều thu được 25% số cây hoa vàng, quả dài. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai phù hợp?
A, 6.
B, 4.
C, 9.
D, 7.
F1: 9/16 đỏ, dài: 3/16 vàng, dài: 3/16 hồng, ngắn: 1/16 trắng, ngắn.
=> aabbdd = 1/16 chứng tỏ có liên kết gen, và ở đây giả sử như A liên kết D thì ta có = 1/16: 1/4bb.
=> Kiểu gen P là không có hoán vị gen xảy ra.
P × cây khác => 25% hoa vàng, quả dài.
Thấy rằng 0,25 A-D-bb = 1A-D- × 1/4bb (1) hoặc = 1/2A-D- × 1/2bb (2).
TH (1):
- 1/4bb tạo ra từ phép lai.
- 1A-D- tạo ra từ các phép lai.
=> Có 1 phép lai.
TH (2):
- 1/2bb tạo ra từ.
- 1/2A-D- tạo ra từ các phép lai hoặc hoặc hoặc hoặc
=> Có 6 phép lai.
Tổng có 7 phép lai.
Câu 38 [353834]: Một quần thể lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 80% tổng số cá thể của quần thể. Qua ngẫu phối, thế hệ F1 có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm 6,25%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thế hệ P đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
II. Thế hệ P có số cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử chiếm 70%.
III. Trong tổng số cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 12,5%.
IV. Cho tất cả các cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ P giao phối ngẫu nhiên, thu được đời con có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ 1/256.
A, 4.
B, 1.
C, 3.
D, 2.
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. → Đáp án D.
Gọi tỉ lệ kiểu gen ở P là: (08-y)AA: yAa: 0,2aa. → Tần số a = 0,2 + .
Qua ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen aa = (0,2 + )2 = 0,0625. → 0,2 + = 0,25
= 0,05. → y = 0,1.
- Thay y = 0,1, ta được cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ P =
= 0,7AA : 0,1Aa : 0,2aa. → P không cân bằng di truyền. → I sai.
- Thế hệ P có số cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử (AA + aa) chiếm tỉ lệ = 0,7 + 0,2 = 0,9 = 90%. → II sai.
- Trong tổng số cá thể có kiểu hình trội ở P, kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ = = = 0,125 = 12,5% → III đúng.
- Cho kiểu hình trội ở P giao phối ngẫu nhiên (7/8AA ; 1/8Aa) → Giao tử a = → Đời con aa = × = → IV đúng.
Câu 39 [353835]: Một đoạn của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có trật tự nucleotit trên mạch bổ sung như sau:
10643195.png
Biết rằng các codon 5’GAG3’ và 5’GAA3’ cùng mã hóa cho axit amin Glutamic, 5’GAU3’ và 5’GAX3’ cùng mã hóa cho axit amin Asparagin. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Chuỗi polipeptit trong phân tử protein được dịch ra từ đoạn gen trên có chứa 79 axit amin.
(2) Đột biến thay thế một cặp nucleotit bất kì xảy ra tại bộ ba thứ 82 trong đoạn gen trên luôn làm biến đổi thành phần của chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.
(3) Đột biến mất một cặp nucleotit thứ 9 tính từ đầu 3’ của đoạn mạch trên sẽ làm cho chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp bị mất đi một số axit amin so với chuỗi polipeptit bình thường.
(4) Đột biến thay thế một cặp nucleotit X-G thành T-A xảy ra tại nucleotit thứ 10 tính từ đầu 3’ không ảnh hưởng đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là 1, 3, 4 → Đáp án C.
10643195LG.png
(1) đúng, chuỗi polipeptit trong phân tử protein được dịch ra từ đoạn gen trên có chứa 79 axit amin (bộ ba mở đầu là bộ ba thứ 83 tính từ đầu 5’ và bộ ba kết thúc bộ ba thứ 3, chiều dịch mã từ 5’ đến 3’).
(2) đúng, bộ ba thứ 82 là 5’UGG3’ qui định tryptophan không có tính thoái hóa nên đột biến thay thế một cặp nucleotit bất kì xảy ra tại bộ ba thứ 82 trong đoạn gen trên luôn làm biến đổi thành phần của chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.
(3) sai, đột biến mất một cặp nucleotit thứ 9 tính từ đầu 3’ của đoạn mạch trên làm mất tín hiệu kết thúc dịch mã nên thường sẽ làm cho chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp có thêm một số axit amin mới.
(4) đúng, đột biến thay thế một cặp nucleotit X-G thành T-A xảy ra tại nucleotit thứ 10 tính từ đầu 3’ làm cho đoạn mARN biến đổi như sau:
3’UAX – AAG – AAUAAG – ... – AUU – UAA – GGU–GUA–AXU ––5’
Bộ ba mới 5’GAA3’ cùng mã hóa axit amin là Glutamic so với codon ban đầu là 5’ GAG3’, do đó, không ảnh hưởng đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.
Vậy, các phát biểu đúng là 1, 3, 4.
Câu 40 [353836]: Khi nghiên cứu mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài vi sinh vật (A và B), người ta đã nuôi trong cùng một điều kiện môi trường: Loài A và B được nuôi riêng và nuôi chung. Kết quả khảo sát số lượng cá thể ở mỗi trường hợp được minh họa bằng sơ đồ bên dưới. Trong số các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
10643196.png
1. Loài A và B có mối quan hệ họ hàng gần gũi.
2. Mối quan hệ sinh thái phù hợp nhất giữa loài A và B là quan hệ cạnh tranh.
3. Sau 8 tuần khi nuôi riêng thì loài A và B đều vượt số lượng 100 cá thể.
4. Trong cùng một thời gian, loài A có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn loài B.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 1 phát biểu đúng, đó là 4 → Đáp án A.
I sai. Vì không có cơ sở Loài A và B có mối quan hệ họ hàng gần gũi.
II sai. Vì mối quan hệ sinh thái phù hợp nhất giữa loài A và B là quan hệ cộng sinh
III sai. Vì sau 8 tuần khi nuôi riêng chỉ loài A vượt số lượng 100 cá thể.