Đáp án
1B
2C
3C
4A
5D
6B
7D
8A
9D
10D
11D
12A
13D
14A
15A
16C
17A
18A
19C
20B
21A
22A
23A
24C
25D
26B
27A
28A
29C
30A
31B
32D
33A
34C
35A
36C
37C
38A
39A
40B
Đáp án Đề minh họa số 9 thi Tốt Nghiệp Trung học Phổ Thông 2024 môn Sinh học
Câu 1 [353559]: Cấu trúc nào sau đây có khả năng điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước của thực vật ở cạn?
A, Lớp cutin ở bề mặt lá.
B, Khí khổng.
C, Hệ gân lá.
D, Các tế bào biểu bì lá.
Khí khổng có khả năng đóng mở để diều chỉnh tốc độ thoát hơi nước qua lá.
Câu 2 [353560]: Loài động vật nào sau đây trao đổi khí qua mang?
A, Đại bàng.
B, Giun đất.
C, Trai sông.
D, Heo rừng.
Đại bàng và heo rừng trao đổi khí qua phổi.
Giun đất trao đổi khí qua bề mặt cơ thể
Câu 3 [353561]: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A, ADN và ARN.
B, prôtêin.
C, ARN.
D, ADN.
Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử ARN
Câu 4 [353562]: Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?
A, Tất cả các phân tử ARN đều được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã.
B, Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hoá trên mARN.
C, Các ribôxôm trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5' đến 3' từ bộ ba mở đầu cho đến khi gặp bộ ba kết thúc.
D, Nếu biết được trình tự các nucleotit của gen thì sẽ biết được trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit.
Vì chỉ có mARN mới là phân tử được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã. Các loại phân tử tARN, rARN không phải là khuôn mẫu cho quá trình dịch mã. Vì tARN và rARN không mang côđon mã hóa axit amin.
Câu 5 [353563]: Hội chứng claiphentơ là hội chứng có đặc điểm di truyền tế bào học:
A, 45, XO.
B, 47, +21.
C, 47, XXX.
D, 47, XXY.
Hội chứng claiphentơ là hội chứng có đặc điểm di truyền tế bào học: 47, XXY
Giải thích:
+ TB có 47 NST
+ NST giới tính: XXY
Câu 6 [353564]: Cặp alen là
A, hai alen giống nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
B, hai alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
C, hai gen khác nhau cùng nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
D, hai alen khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
Cặp alen là hai alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
Câu 7 [353565]: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Kiểu gen của cây hoa trắng là?
A, AABB.
B, AAbb.
C, aaBB.
D, aabb.
Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb quy định nên di truyền theo quy luật tương tác gen.
- Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, chứng tỏ hai gen A và B di truyền theo kiểu tương tác bổ sung.
- Khi không có gen A và gen B thì hoa có màu trắng.
→ Kiểu gen của cây hoa trắng là: aabb.
Câu 8 [353566]: Trong một tế bào động vật, xét 4 gen A, B, D, E. Trong đó, gen A và gen B nằm trên nhiễm sắc thể, gen D nằm ở ti thể, gen E nằm ở lục lạp. Khi nói về số lần nhân đôi của các gen này, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen B cũng nhân đôi 3 lần.
B, Nếu gen B nhân đôi 2 lần thì gen D cũng nhân đôi 2 lần.
C, Nếu gen D nhân đôi 5 lần thì gen E cũng nhân đôi 5 lần.
D, Nếu gen E nhân đôi 1 lần thì gen A cũng nhân đôi 1 lần.
Vì các gen trong nhân tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau. Các gen trong tế bào chất (ở ti thể, lục lạp) có số lần nhân đôi khác nhau và khác với số lần nhân đôi của gen trong nhân.
Câu 9 [353567]: Một quần thể đang cân bằng di truyền có tỉ lệ kiểu gen aa chiếm 0,0225. Tần số alen A bằng bao nhiêu?
A, 0,75.
B, 0,25.
C, 0,15.
D, 0,85.
KG aa = 0,0225 => Tần số alen a = 0,15. Tần số alen A = 1 – 0,15 = 0,85.
Câu 10 [353568]: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm
A, tăng tỉ lệ dị hợp.
B, tăng biến dị tổ hợp.
C, giảm tỉ lệ đồng hợp.
D, tạo dòng thuần.
Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm tạo dòng thuần.
Câu 11 [353569]: Từ một phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu non có kiểu gen
A, aabb.
B, aaBB.
C, AAbb.
D, AaBb.
Cấy truyền phôi tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau và giống kiểu gen của phôi ban đầu.
Nhân bản vô tính tạo ra cá thể có kiểu gen giống với kiểu gen của cá thể cho nhân.
Câu 12 [353570]: Cơ quan tương tự là những cơ quan
A, khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự.
B, cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C, cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D, có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Cơ quan tương tự là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc như¬ng đảm nhiệm những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự.
Câu 13 [353571]: Ở trường hợp nào sau đây, đột biến gen lặn sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể?
A, Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
B, Các cá thể trong quần thể sinh sản vô tính.
C, Các cá thể trong quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
D, Các cá thể trong quần thể tự thụ.
Đột biến gen lặn sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể khi các cá thể trong quần thể tự thụ đưa gen về tồn tại ở trạng thái đồng hợp.
A cũng có thể đưa gen về tồn tại ở trạng thái đồng hợp nhưng không nhanh chóng bằng tự thụ phấn.
Câu 14 [353572]: Trong quá trình tiến hoá, cách li địa lí có vai trò
A, hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
B, hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.
C, làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau.
D, làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.
Trong quá trình tiến hoá, cách li địa lí có vai trò hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
Câu 15 [353573]: Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào?
A, Sinh sản và di truyền.
B, Nhân đôi NST và phân chia tế bào.
C, Tổng hợp và phân giải các chất.
D, Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập.
Đáp án: A
Câu 16 [353574]: Chọn câu sai trong các câu sau.
A, Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.
B, Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
C, Sinh vật không phải là nhân tố sinh thái.
D, Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.
Các nhân tố sinh thái là những nhân tố tạo nên môi trường sống của sinh vật, có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, được chia thành hai nhóm: nhóm các nhân tố vô sinh (vật lí, hóa học) và nhóm các nhân tố hữu sinh (người, sinh vật).
Câu 17 [353575]: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa nào sau đây?
A, Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
B, Sự phân bố các cá thể hợp lý hơn.
C, Đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn.
D, Số lượng các cá thể trong quần thể duy tri ở mức độ phù hợp.
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giúp cho các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường; kiếm ăn và chống lại kẻ thù.
Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. VD: Quan hệ hỗ trợ giữa các cây thông trong rừng, quan hệ hỗ trợ giữa các con trâu rừng hỗ trợ nhau cùng bắt mồi.
Câu 18 [353576]: Các loài sinh vật sống trong rừng Cúc Phương được gọi là
A, quần xã sinh vật.
B, nhóm sinh vật dị dưỡng.
C, các quần thể sinh vật.
D, nhóm sinh vật phân giải.
Các loài sinh vật sống trong rừng Cúc Phương được gọi là quần xã sinh vật.
Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Câu 19 [353577]: Hệ sinh thái nông nghiệp
A, có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
B, có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
C, có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
D, có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Hệ sinh thái nông nghiệp là 1 hệ sinh thái nhân tạo nên có tính đa dạng thấp hơn, có tính ổn định thấp hơn HST tự nhiên, có chuỗi thức ăn ngắn hơn HST tự nhiên nhưng lại có năng suất cao hơn → Đáp án C đúng.
Hệ sinh thái nông nghiệp có năng suất cao là vì ở HST nông nghiệp được con người bổ sung nguồn vật chất và năng lượng nên tốc độ chuyển hóa vật chất cao hơn HST tự nhiên nhiều lần.
Câu 20 [353578]: Trong tự nhiên, chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn vì
A, số loài sống dưới nước nhiều hơn.
B, hiệu suất sinh thái dưới nước cao hơn.
C, hiệu suất sinh thái dưới nước thấp hơn.
D, số loài sinh vật dưới nước ít hơn.
Trong tự nhiên, chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn so với hệ sinh thái trên cạn vì nhiệt độ ở dưới nước ổn định hơn, năng lượng bị thất thoát ít hơn → năng lượng ở bậc dinh dưỡng sau thì cao hơn.
Những chuỗi thức ăn ở dưới nước có hiệu suất cao hơn.
Câu 21 [353579]: Bào quan tham gia thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật là
A, ti thể.
B, lục lạp.
C, peroxisome.
D, ribosome.
Bào quan tham gia thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật là ti thể.
Câu 22 [353580]: Ở người trưởng thành bình thường, mỗi chu kì tim khoảng
A, 0,8 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
B, 0,8 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,3 giây, tâm thất co 0,1 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
C, 0,8 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,3 giây.
D, 0,8 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,4 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,1 giây.
Ở người trưởng thành mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây, vì mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây nên trong một phút có khoảng 75 chu kì tim, nghĩa là nhịp tim là 75 lần/phút.
Câu 23 [353581]: Một gen ở sinh vật nhân sơ có tỉ lệ các nuclêôtit trên mạch 1 là: A:T:G:X = 1:2:3:4. Phân tử mARN được phiên mã từ gen này có G-A = 100 và X = 3U. Theo lí thuyết, số nuclêôtit loại A của đoạn gen mang thông tin mã hóa phân tử mARN này là bao nhiêu?
A, 150.
B, 300.
C, 450.
D, 600.
Mạch 1 của gen có tỉ lệ A1 : T1 : G1 : X1 = 1:2:3:4 thì suy ra mạch 2 của gen có tỉ lệ T2 : A2 : X2 : G2 = 1:2:3:4.
Vì trên phân tử mARN này có X = 3U cho nên suy ra trên mạch gốc của gen có G = 3A. Như vậy, suy ra mạch 1 của gen là mạch gốc.
Ta lại có trên phân tử mARN có G – A = 100 cho nên suy ra Xgốc – Tgốc = X1 – T1 = 100.
Vì A1 : T1 : G1 : X1 = 1:2:3:4 nên ta có: A1/1= T1/2 = G1/3 = X1/4 =(X1-T1)/(4-2) = 100/(4-2) = 50.
→ Số nuclêôtit loại A của gen = A1 + T1 = 50 + 2 × 50 = 150.
Câu 24 [353582]: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong tự nhiên, tần số đột biến gen rất thấp và đa số đột biến gen là có hại cho thể đột biến.
II. Không phải loài sinh vật nào cũng xảy ra đột biến gen, đột biến gen chỉ xảy ra ở một loài nhất định.
III. Hầu hết đột biến gen là đột biến gen trội và xuất hiện vô hướng, riêng lẻ.
IV. Đột biến gen đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến gen.
A, 4.
B, 3.
C, 2.
D, 1.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV. → Đáp án C.
II sai. Vì đột biến gen phát sinh ngẫu nhiên ở tất cả các gen, tất cả các tế bào của tất cả các cơ thể thuộc tất cả các loài sinh vật. Không có loài nào không bị đột biến.
III sai. Vì hầu hết đột biến gen là đột biến lặn.
IV đúng. Vì đột biến lặn ở trạng thái dị hợp thì chưa biểu hiện thành kiểu hình. Ngay cả đột biến trội nhưng có nhiều trường hợp chưa biểu hiện ngay thành kiểu hình (do chịu tác động của môi trường và các yếu tố khác).
Câu 25 [353583]: Khi nói về NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở sinh vật nhân sơ, NST là một phân tử ADN mạch kép, dạng vòng.
II. Ở sinh vật nhân thực, NST được cấu tạo từ hai thành phần chính là ADN và Protein histon.
III. Khi ở dạng sợi kép, mỗi NST gồm hai phân tử ADN giống nhau.
IV. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái về cấu trúc.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Cả 4 phát biểu đúng → Đáp án D.
Vật chất di truyền ở sinh vật nhân sơ chỉ là phân tử ADN trần, không liên kết với protein, mạch xoắn kép có dạng vòng, chưa có cấu trúc NST điển hình. Còn ở sinh vật nhân thực NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là ADN và protein histôn. Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúC. Khi bước và pha S của kì trung gian trong phân bào, ADN nhân đôi làm cơ sở cho NST nhân đôi, nên mỗi NST kép gồm 2 phân tử ADN giống nhau.
Câu 26 [353584]: Ở một loài thực vật, xét 3 cặp gen Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau. Trong đó, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; Hai cặp gen Bb và Dd quy định tính trạng màu hoa, trong đó có cả 2 gen trội B và D thì quy định hoa tím; chỉ có gen B thì quy định hoa đỏ; chỉ có gen D thì quy định hoa vàng; kiểu gen bbdd quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa tím giao phấn với cây thân cao, hoa tím (P), thu được F1 có 1 kiểu hình. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 2 kiểu hình là thân cao, hoa tím và thân thấp, hoa tím. Tiếp tục cho F2 tự thụ phấn, thu được F3. Ở F3, cây có 4 alen trội chiếm tỉ lệ
A, 25%.
B, 12,5%.
C, 6,25%.
D, 37,5%.
Theo bài ra, ta có: A- quy định thân cao; aa quy định thân thấp.
B-D- quy định hoa tím. B-dd quy định hoa đỏ; bbD- quy định hoa vàng; bbdd quy định hoa trắng.
Cho cây thân cao, hoa tím giao phấn với cây thân cao, hoa tím (P), thu được F1 có 1 kiểu hình. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 2 kiểu hình là thân cao, hoa tím và thân thấp, hoa tím. Điều này chứng tỏ P có kiểu gen là (AA × Aa)(BB × BB)(DD × DD) → F1 có tỉ lệ kiểu gen là (1/2AA : 1/2Aa)(1BB)(1DD)
Tiếp tục cho F2 tự thụ phấn, thu được F3 có tỉ lệ kiểu gen (5/8AA : 1/4Aa : 1/8aa)(1BB)(1DD).
Ở F3, cá thể có 4 alen trội (aaBBDD) chiếm tỉ lệ = 1/8 = 12,5%.
Câu 27 [353585]: Mức phản ứng làMức phản ứng là
A, tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
B, ảnh hưởng của môi trường tới sự biểu hiện kiểu gen thành kiểu hình khác nhau.
C, giới hạn thường biến của tính trạng do môi trường qui định.
D, giới hạn thường biến của kiểu gen trước môi trường ổn định.
Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
Câu 28 [353586]: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, một alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể bởi tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A, Các yếu tố ngẫu nhiên.
B, Đột biến.
C, Chọn lọc tự nhiên.
D, Giao phối không ngẫu nhiên.
Một alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể bởi tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 29 [354722]: Trên một cánh đồng, cỏ dại phát triển làm năng suất lúa giảm. Đó là mối quan hệ
A, cộng sinh.
B, hội sinh.
C, cạnh tranh khác loài.
D, kí sinh.
Cả lúa và cỏ đều có nhu cầu giống nhau về ánh sáng, về chất dinh dưỡng. Cho nên chúng cạnh tranh nhau, làm cho lúa chậm phát triển.
Câu 30 [353587]: Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là
A, hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
B, do sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
C, do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật nên hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
D, hệ sinh thái nhân tạo là một hệ kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở.
B sai. Vì hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên.
C sai. Vì hệ sinh thái nhân tạo có số lượng loài ít → có độ đa dạng thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên
D sai. Vì hệ sinh thái dù là nhân tạo hay tự nhiên đều phải là hệ thống mở (có khả năng trao dổi chất và năng lượng với môi trường).
Câu 31 [353588]: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chỉ đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
II. Quá trình nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung thì luôn phát sinh đột biến gen.
III. Tất cả các đột biến gen đều làm thay đổi cấu trúc của gen.
IV. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp gen.
A, 4.
B, 2.
C, 3.
D, 1.
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. → Đáp án B.
I sai. Vì tất cả các đột biến gen đều là nguyên liệu của tiến hóa.
II sai. Vì nếu sự bắt cặp không theo nguyên tắc bổ sung ở những vùng không thuộc cấu trúc của gen (vùng nối giữa 2 gen, các trình tự không mã hóa, …) thì không làm biến đổi cấu trúc của gen, do đó không gây đột biến gen.
Câu 32 [353589]: Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng.
Cho phép lai P: ♂ × ♀ thu được F1 có 33% cá thể thân cao, hoa đỏ. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số bằng nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Tần số hoán vị gen là 32%.
II. Tỉ lệ kiểu hình thân thấp hoa, trắng ở F1 là 8%.
III. Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ ở F1 là 17%.
IV. Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa trắng ở F1 là 42%.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Cả 4 phát biểu trên đều đúng → Đáp án D.
I. Tỉ lệ thân cao, hoa đỏ (A-,B-) = 33% = 0,33 = 0,25 + = 0,33 – 0,25 = 0,08
= 0,5 ab × 0,16 ab
→ Tần số hoán vị = 0,16 × 2 = 0,32 = 32%.
II đúng. Thân thấp, hoa trắng () = 0,08 = 8%.
III đúng. Thân thấp, hoa đỏ (aa,B-) = 0,25 - 0,08 = 0,17 = 17 %.
IV đúng. Kiểu hình thân cao, hoa trắng = 0,5 – 0,08 = 0, 42 = 42%.
Câu 33 [353590]: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây là đúng?
I. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
II. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
III. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
IV. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật.
V. Hình thành loài bằng cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
VI. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản.
A, I , V.
B, II, IV.
C, III, IV.
D, III, V.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I, V → Đáp án A.
II sai. Cách li địa lí không tạo ra các kiểu gen mới.
III sai. Cách li địa lí có thể không dẫn đến hình thành loài mới.
IV sai. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở thực vật.
VI sai. Cách li địa lí có thể không dẫn đến cách li sinh sản.
Câu 34 [353591]: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện quan hệ cạnh tranh trong quần thể?
I. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
II. Cá mập con khi mới nở sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
III. Các cây bạch đàn cạnh tranh nhau về ánh sáng, nước và muối khoáng.
IV. Các con linh dương đực tranh giành nhau các con linh dương cái trong mùa sinh sản.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Có 3 ví dụ đúng là II, III, IV → Đáp án C.
I là quan hệ hỗ trợ.
Câu 35 [353592]: Khi phân tích mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong lưới thức ăn dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
10643483.png
I. Khi số lượng chim gõ kiến giảm thì số lượng xén tóc tăng vọt.
II. Khi chim gõ kiến mất hẳn khỏi hệ sinh thái thì loài mất tiếp theo là trăn.
III. Khi số lượng trăn suy giảm thì số lượng thằn lằn tăng mạnh hơn chim gõ kiến.
IV. Khi sóc mất khỏi hệ sinh thái thì sự cạnh tranh giữa trăn và diều hâu trở nên mạnh hơn.
A, 2.
B, 4.
C, 3.
D, 1.
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV → Đáp án A
I sai. Vì xén tóc chưa chắc đã tăng mạnh vì số lượng xén tóc còn bị kìm hãm bởi thằn lằn
II sai. Vì trăn ngoài sử dụng chim gõ kiến làm thức ăn thì nó còn sử dụng thằn lằn làm thức ăn nên khi chim gõ kiến mất hẳn khỏi hệ sinh thái thì trăn có thể vẫn tồn tại
III đúng. Do thằn lằn chỉ bị kìm hãm bởi trăn tronbg khi chim gõ kiến còn bị kìm hãm bởi cả trăn và diều hâu
IV đúng. Do khi đó cả trăn và diều hâu đều chỉ sử dụng chim gõ kiến làm nguồn thức ăn duy nhất nên sự cạnh tranh giữa trăn và diều hâu trở nên mạnh hơn.
Câu 36 [353593]: Bệnh N là di truyền ở người, bệnh này do 1 gen có 2 alen quy định, để xác định vị trí gen của bệnh này trên NST thường hay NST giới, và bệnh do gây ra do gen trội hay lặn quy định, một Trung Tâm nghiên cứu di truyền đã tiến hành nghiên cứu một số gia đình có con bị bệnh N này, các nhà khoa học đã thu được kết quả như sau:
10643532.png
Phân tích kết quả ở bảng trên và cho biết quy luật di truyền nào có khả năng nhất chi phối bệnh N là
A, Gen gây bệnh là gen lặn, nằm trên NST thường.
B, Gen gây bệnh là gen trội, nằm trên NST thường.
C, Gen gây bệnh là gen lặn, nằm trên vùng không tương đồng NST X.
D, Gen gây bệnh là gen lặn, nằm trên vùng tương đồng NST X và Y.
Ở đời con tỉ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ, bệnh phân bố không đều ở hai giới, nên khả năng chi phối bệnh N nhiều nhất là gen gây bệnh là gen lặn, nằm trên vùng không tương đồng NST X.
Câu 37 [353594]: Màu sắc hoa của một loài thực vật do một gen có 4 alen A1, A2, A3, A4 nằm trên NST thường quy định. Trong đó A1 quy định hoa tím, A2 quy định hoa đỏ tươi, A3 quy định hoa vàng, A4 quy định hoa trắng. Thực hiện cá phép lai thu được kết quả như sau:
- Phép lai 1: Cây hoa tím lai với cây hoa vàng, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 50% cây hoa tím : 50% cây hoa vàng.
- Phép lai 2: Cây hoa đỏ tươi lai với cây hoa vàng, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 25% cây hoa đỏ nhạt : 25% cây hoa đỏ tươi : 25% cây hoa vàng : 25% cây hoa trắng.
- Phép lai 3: Cây hoa đỏ tươi lai với cây hoa tím, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 50% cây hoa tím : 25% cây hoa đỏ tươi : 25% cây hoa trắng.
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thứ tự quan hệ trội lặn là tím trội hoàn toàn so với đỏ tươi, đỏ tươi trội hoàn toàn so với vàng, vàng trội hoàn toàn so với trắng.
II. Có 2 kiểu gen quy định hoa đỏ nhạt.
III. Kiểu hình hoa tím được quy định bởi nhiều kiểu gen nhất.
IV. Tối đa có 10 kiểu gen quy định màu hoa.
A, 1.
B, 4.
C, 2.
D, 3.
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV → Đáp án C.
Phép lai 1: Cây hoa tím × cây hoa vàng→ F1: 50% cây hoa tím : 50% cây hoa vàng
Phép lai 2: Cây hoa đỏ tươi × cây hoa vàng→ F1: 25% cây hoa đỏ nhạt : 25% cây hoa đỏ tươi : 25% cây hoa vàng : 25% cây hoa trắng. → đỏ tươi = vàng> trắng: A2A4 × A3A4
Phép lai 3: Cây hoa đỏ tươi × cây hoa tím. → F1: 50% cây hoa tím : 25% cây hoa đỏ tươi : 25% cây hoa trắng. → tím > đỏ tươi > trắng; trội là trội hoàn toàn.: A2A4 × A1A4 → A1A2 : A1A4 : A2A4 : A4A4
→ Thứ tự trội lặn: Tím > đỏ tươi = vàng > trắng
I sai.
II sai, chỉ có 1 kiểu gen là A2A3
III đúng, hoa tím có kiểu gen: A1A1/2/3/4
IV đúng, số kiểu gen quy định màu hoa là C42 + 4 = 10
Câu 38 [353595]: Ở người, mắt đen do gen trội A nằm trên NST thường quy định, mắt xanh do alen lặn. Trong một quần thể đang cân bằng di truyền, số người mang kiểu gen dị hợp gấp 3 lần số người có mắt xanh. Trong quần thể này, có một cặp vợ chồng đều có mắt đen. Xác suất để người con đầu lòng của họ là con trai và có mắt xanh là
A, 2/49.
B, 47/49.
C, 3/7.
D, 4/7.
Gọi p là tần số của alen A, q là tần số của alen a, vì quần thể đạt trạng thái cân bằng nên ta có thành phần kiểu gen của quần thể là
p2 AA : 2pqAa : q2 aa . Theo bài ra ta có 2pq = 3q2 , mà p = 1-q
→ 3q2 - 2q(1-q) = 0 → 5q2 - 2q = 0 → q = 0,4 → p = 0,6
Vậy thành phần kiểu gen của quần thể là 0,36AA:0,48Aa:0,16aa
Người mắt đen có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ = 0,48/(0,48+0,36)=4/7
Vậy xác suất để con đầu lòng của họ là con trai và có mắt xanh là
= 4/7x4/7x1/4x1/2=2/49
Câu 39 [353596]: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin trong bảng sau đây:
10643544.png
Một đoạn mạch gốc của gen A (thuộc sinh vật nhân thực) có 15 nuclêôtit là: 3’GXA TAA GGG XXA AGG5’. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A bị đột biến mất cặp A - T ở vị trí thứ 4 của đoạn ADN nói trên thì côđon thứ nhất không có gì thay đổi về thành phần các nuclêôtit.
II. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G - X ngay trước cặp A - T ở vị trí thứ 13 thì các côđon của đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên không bị thay đổi.
III. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G - X ở vị trí thứ 10 thành cặp T - A thì đoạn axit amin do đoạn gen trên tổng hợp có trình tự các axit amin là Arg - Ile - Pro - Cys - Ser.
IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A - T ở vị trí số 6 thành X - G thì phức hợp axit - tARN khi tham gia dịch mã cho bộ ba này là Met - tARN.
A, 3.
B, 1.
C, 2.
D, 4.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV → Đáp án A.
Mạch gốc của gen A có 3’GXA TAA GGG XXA AGG 5’. => Đoạn phân tử mARN là 5’XGU AUU XXX GGU UXX3’.
- I đúng. Vì: đột biến mất cặp A - T ở vị trí thứ 4 thì trình tự các côđon trên mARN trờ thành 5’XGU UUX XXG GUU…3’.
- II sai. Vì: đột biến thêm cặp G-X xảy ra ở vị trí trước bộ ba thứ 13 đang xét nên các côđon ở phía trước vị trí xảy ra đột biến không có gì thay đổi nhưng bộ ba thứ 5 AGG sẽ bị thay đổi thành GAG làm cho côđon UXX trên mARN trở thành codon XUX.
- III đúng. Vì: đoạn gen A chưa bị đột biến quy định tổng hợp đoạn polipeptit có trình tự các axit amin Arg - Ile - Pro - Gly - Ser nhưng khi cặp G - X ở vị trí thứ 10 bị thay thế thành cặp T-A làm cho côđon GGU quy định Gly trờ thành côđon UGU quy định Cys làm cho đoạn polipeptit trờ thành Arg - Ile - Pro - Cys - Ser.
- IV đúng. Vì: nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A - T ở vị trí số 6 thành X - G làm cho côđon AUU biến thành bộ ba mở đầu AUG có phức hợp axit amin - tARN tham gia dịch mã là Met - tARN.
Câu 40 [353597]: Ở 1 hệ sinh thái có 2 loài sên biển X và Y là 2 loài động vật cùng sử dụng tảo biển làm nguồn thức ăn chính nên chúng cạnh tranh nhau. Một thí nghiệm được tiến hành để tìm hiểu tác động của mật độ sên biển lên khả năng sinh trưởng của chúng và mật độ của loài tảo biển. Số liệu được trình bày như hình bên.
10643551.png
Biết rằng không có di cư, nhập cư.
Khi nói về hệ sinh thái trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở khoảng thời gian 1, quần thể X có kích thước bé hơn quần thể Y.
II. Ở khoảng thời gian 2, nếu tốc độ sinh sản của quần thể X bằng tốc độ sinh sản của quần thể Y thì tỉ lệ tử vong của quần thể Y cao hơn tỉ lệ tử vong của quần thể X.
III. Khi nguồn tảo biền dồi dào thì loài Y có ưu thế cạnh tranh cao hơn loài X.
IV. Nếu quần thể loài tảo biển biến động số lượng thì sẽ kéo theo quần thể X và Y biến động số lượng.
A, 1.
B, 4.
C, 2.
D, 3.
Có 4 phát biểu đúng, đó là I,II, III và IV. → Đáp án B.