Đáp án
1D
2B
3B
4B
5C
6D
7A
8D
9A
10B
11C
12D
13C
14B
15D
16D
17C
18A
19A
20B
21D
22B
23C
24B
25C
26D
27C
28C
29D
30B
31C
32A
33D
34A
35A
36C
37D
38B
39C
40A
Đáp án Đề thi minh họa môn Lịch sử số 10
Câu 1 [211872]: Trong thời gian từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đạt được thành tựu nào sau đây?
A, Là nước duy nhất có dự trữ vàng.
B, Trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
C, Là nước duy nhất có vũ khí hạt nhân.
D, Phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
Đáp án: D
Câu 2 [211873]: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công đã
A, làm thất bại học thuyết Kennơđi.
B, xóa bỏ ách thống trị của phát xít Nhật.
C, làm thất bại học thuyết Aixenhao.
D, làm thất bại học thuyết Nichxơn.
Đáp án: B
Câu 3 [211874]: Trong những năm 1945 - 1950, nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân nào sau đây?
A, Bồ Đào Nha.
B, Anh.
C, Tây Ban Nha.
D, Bỉ.
Đáp án: B
Câu 4 [211875]: Trong những năm 40 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại được khởi đầu từ quốc gia nào sau đây?
A, Thái Lan.
B, Mĩ.
C, Phần Lan.
D, Thụy Điển.
Đáp án: B
Câu 5 [211876]: Chiến dịch nào sau đây mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975?
A, Phước Long.
B, Hồ Chí Minh.
C, Tây Nguyên.
D, Huế - Đà Nẵng.
Đáp án: C
Câu 6 [211877]: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là
A, Anh, Pháp, Mĩ.
B, Anh, Trung Quốc, Liên Xô.
C, Anh, Pháp, Trung Quốc.
D, Liên Xô, Mĩ, Anh.
Đáp án: D
Câu 7 [211878]: Trong cùng bối cảnh thời cơ khách quan thuận lợi, nhưng ở khu vực Đông Nam Á chỉ có ba quốc gia (Inđônêxia, Việt Nam và Lào) giành được độc lập vì lí do nào sau đây?
A, Điều kiện chủ quan quyết định.
B, Các nước khác không có tinh thần dân tộc.
C, Không tranh thủ được thời cơ.
D, Không có sự cổ vũ của nhân dân.
Đáp án: A
Câu 8 [211879]: Để đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn, phương pháp đấu tranh bạo lực cách mạng lần đầu tiên được Đảng Lao động Việt Nam đề ra tại
A, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 - 1960).
B, Kì họp thứ 4 Quốc hội khóa I từ ngày 20 đến 26 - 3 - 1955.
C, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7 - 1973).
D, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1959).
Đáp án: D
Câu 9 [211880]: Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh thực hiện một trong những chức năng của chính quyền là
A, quản lí đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.
B, chuẩn bị tiến tới thành lập chính quyền ở Trung ương.
C, lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chính trị.
D, tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
Đáp án: A
Câu 10 [211881]: Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A, Sự thiết lập của một trật tự thế giới mới.
B, Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
C, Quốc tế Cộng sản được thành lập.
D, Phe Hiệp ước thắng trận trong chiến tranh.
Đáp án: B
Câu 11 [211882]: Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A, Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc.
B, Tiến hành các cuộc hành quân càn quét.
C, Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”.
D, Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.
không
Câu 12 [211883]: Một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp từ năm 1919 đến năm 1923 là
A, soạn thảo Sách lược của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B, triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
C, soạn Chính cương của Đảng Cộng sản Đông Dương.
D, gửi Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai.
Đáp án: D
Câu 13 [211884]: Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (từ tháng 12 - 1986) không nằm trong bối cảnh quốc tế nào sau đây?
A, Xu thế cải cách - mở cửa trên thế giới vẫn đang diễn ra.
B, Xu thế hòa dịu Đông - Tây vẫn đang diễn ra mạnh mẽ.
C, Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng thành viên.
D, Việt Nam đang có nhiều bất lợi trong quan hệ quốc tế.
Đáp án: C
Câu 14 [211885]: Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 1945 - 1973?
A, Không phải chi ngân sách cho quốc phòng.
B, Nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.
C, Không phải viện trợ cho đồng minh.
D, Không chạy đua vũ trang với Liên Xô.
Đáp án: B
Câu 15 [211886]: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 trong bối cảnh
A, trật tự hai cực Ianta đang trong quá trình sụp đổ.
B, Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
C, Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ.
D, khối thị trường chung châu Âu đang có nhiều khởi sắc.
Đáp án: D
Câu 16 [211887]: Năm 1949, quốc gia nào sau đây phá vỡ thể độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ?
A, Hà Lan.
B, Thụy Sĩ.
C, Thụy Điển.
D, Liên Xô.
Đáp án: D
Câu 17 [211888]:Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền phải giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp...” (Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 5 - 1941). Trong bối cảnh lịch sử Việt Nam bấy giờ, “vấn đề cần kíp” được Nghị quyết của Đảng nhấn mạnh là gì?
A, Thành lập Mặt trận Việt Minh.
B, Chuẩn bị lực lượng ba thứ quân.
C, Tập trung vào giải phóng dân tộc.
D, Tiến hành thổ địa cách mạng.
Đáp án: C
Câu 18 [211889]: Sự kiện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?
A, Góp phần mở rộng không gian địa lí chủ nghĩa xã hội.
B, Đưa Trung Quốc trở thành quốc gia độc lập và tự do.
C, Chấm dứt ách cai trị, nô dịch của tư bản phương Tây.
D, Trung Quốc được đi lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Đáp án: A
Câu 19 [211890]: Nội dung nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975?
A, Tạo điều kiện để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B, Tạo những điều kiện thuận lợi để đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C, Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
D, Tạo những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ đối ngoại.
Đáp án: A
Câu 20 [211891]: Nội dung nào sau đây là mục tiêu chủ yếu của Mĩ trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A, Phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống lại Liên Xô.
B, Ngăn chặn, tiêu diệt chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
C, Chỉ chống lại các chính sách đối ngoại của Liên Xô.
D, Thành lập liên minh quân sự ở châu Âu và châu Á.
Đáp án: B
Câu 21 [211892]: Cuộc bầu cử Quốc hội khóa I và Hội đồng nhân dân các cấp (1946) ở Việt Nam có tác dụng nào sau đây đối với việc củng cố chính quyền nhân dân sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công?
A, Nâng cao uy tín quốc tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B, Đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C, Làm cho các cơ quan tư pháp ở cơ sở được hoàn thiện.
D, Làm cho bộ máy nhà nước từng bước được kiện toàn.
Đáp án: D
Câu 22 [211893]: Để tăng cường xây dựng hậu phương kháng chiến, trong những năm 1951 - 1953, Nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ
A, phát triển kinh tế thị trường.
B, bài trừ mê tín dị đoan.
C, điện khí hóa nông nghiệp.
D, điện khí hóa nông thôn.
Đáp án: B
Câu 23 [306004]: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào sau đây không thể tham gia vào giải quyết hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ ở Việt Nam?
A, Trí thức hữu sản.
B, Địa chủ phong kiến.
C, Tư sản mại bản.
D, Tiểu tư sản trí thức.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào sau đây không thể tham gia vào giải quyết hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ ở Việt Nam là tư sản mại bản vì tầng lớp này có lợi ích gắn liền với thực dân Pháp, tư bản Pháp nên là bộ phận chống cách mạng.
Câu 24 [211895]: Một âm mưu của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là biến miền Nam Việt Nam thành
A, thị trường xuất khẩu duy nhất.
B, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương.
C, đồng minh duy nhất.
D, căn cứ quân sự duy nhất.
Đáp án: B
Câu 25 [211896]: Trong hơn một năm kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân Việt Nam đã
A, tiến hành hiện đại hóa đất nước.
B, tiến hành công nghiệp hóa đất nước.
C, thực hiện phong trào xóa nạn mù chữ.
D, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Đáp án: C
Câu 26 [211897]: Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12 - 1986) có nội dung nào sau đây?
A, Chỉ tập trung đổi mới về văn hóa.
B, Chỉ đổi mới về tổ chức và tư tưởng.
C, Chỉ tập trung đổi mới về chính trị.
D, Đổi mới kinh tế là trọng tâm.
Đáp án: D
Câu 27 [211898]: Đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công trong kế hoạch giải phóng miền Nam không xuất phát từ lí do nào sau đây?
A, Quân đội Sài Gòn mắc sai lầm trong công tác phòng bị.
B, Địa bàn quan trọng, cách mạng đang có nhiều thuận lợi.
C, Quân đội Sài Gòn không coi trọng địa bàn Tây Nguyên.
D, Thế và lực của quân giải phóng đang có nhiều lợi thế.
Đáp án: C
Câu 28 [211899]: Ý nghĩa lớn nhất của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là
A, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.
B, làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
C, góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước mới.
D, rèn luyện những nhà yêu nước cho phong trào cách mạng.
Đáp án: C
Câu 29 [211900]: Nội dung nào không phản ánh những nhân tố tác động đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 - 1986)?
A, Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
B, Tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
C, Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô.
D, Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Trung Quốc.
Đáp án: D
Câu 30 [211901]: Nội dung nào sau đây là điểm độc đáo của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 - 1975?
A, Đã xây dựng thành công nền tảng kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội trên cả nước.
B, Nhiều nhiệm vụ chiến lược được thực hiện khi đất nước vẫn còn chiến tranh.
C, Thành công trong thành lập mặt trận thống nhất đánh đuổi đế quốc xâm lược.
D, Kết hợp đồng thời nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc trên phạm vi cả nước.
Đáp án: B
Câu 31 [211902]: Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1921 - 1924 có ý nghĩa gì?
A, Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
B, Trực tiếp chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ở Việt Nam.
C, Bước đầu chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời một chính đảng vô sản ở Việt Nam.
D, Trực tiếp chuẩn bị về cán bộ, tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Đáp án: C
Câu 32 [211903]: Nội dung nào trong Hiệp định Pari (1973) có ý nghĩa quyết định đối với bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ở Việt Nam?
A, Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh về nước.
B, Mĩ ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Đông Dương.
C, Miền Nam Việt Nam sẽ được quyết định tương lai chính trị của mình.
D, Hoa Kì có trách nhiệm bồi thường trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Đáp án: A
Câu 33 [211904]: Nhận xét nào dưới đây về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là không đúng?
A, Là cuộc cách mạng có tính chất vô sản với mục tiêu giải phóng dân tộc.
B, Đây là cuộc cách mạng bạo lực dựa vào lực lượng chính trị là chủ yếu.
C, Đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân sâu sắc.
D, Đây là cuộc cách mạng vô sản diễn ra dưới hình thức giải phóng dân tộc.
Đáp án: D
Câu 34 [211905]: Một trong những điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp
A, phong trào đấu tranh ở nông thôn với phong trào đấu tranh ở thành thị.
B, đấu tranh đồng thời trên ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao.
C, tác chiến trên cả ba vùng rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị.
D, hoạt động của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.
Đáp án: A
Câu 35 [211906]: Thực tiễn từ hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam (1945 - 1975) cho thấy, đấu tranh ngoại giao muốn đạt kết quả tốt thì phải
A, giành được thắng lợi quyết định trên chiến trường.
B, tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C, tự lực cánh sinh, không dựa vào giúp đỡ bên ngoài.
D, kéo dài và kết hợp sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế.
Đáp án: A
Câu 36 [211907]: Thời kì 1954 - 1975, nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?
A, Phe xã hội chủ nghĩa kiên định lập trường ủng hộ Việt Nam chống Mĩ.
B, Miền Bắc phản đối nước Mĩ ủng hộ chính quyền tay sai ở miền Nam.
C, Ý chí quyết tâm thống nhất đất nước của toàn thể dân tộc Việt Nam.
D, Hiệp định Giơnevơ (1954) chia cắt Việt Nam làm hai nước riêng biệt.
Đáp án: C
Câu 37 [211908]: Phong trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào dân chủ 1936 - 1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945 ở Việt Nam đều khẳng định trong thực tiễn
A, vai trò lãnh đạo quần chúng đấu tranh chính trị và vũ trang của chính đảng cách mạng.
B, tầm quan trọng của công tác xây dựng lực lượng chính trị và căn cứ địa cách mạng.
C, vai trò xung kích của lực lượng vũ trang trong hỗ trợ quần chúng đấu tranh chính trị.
D, bước phát triển của cách mạng trên hai địa bàn chiến lược nông thôn và thành thị.
Đáp án: D
Câu 38 [211909]: Trong phong trào yêu nước những năm 20 của thế kỉ XX, lực lượng tiểu tư sản trí thức Việt Nam không có vai trò nào sau đây?
A, Đi tiên phong trong quá trình tiếp thu những tư tưởng mới.
B, Vận động quần chúng tham gia mặt trận dân tộc dân chủ.
C, Là lực lượng nòng cốt của các tổ chức yêu nước, cách mạng.
D, Định hướng một số hoạt động trong phong trào dân tộc dân chủ.
Đáp án: B
Câu 39 [211910]: Nội dung nào sau đây là một trong những điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A, Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ngay khi thành lập Đảng.
B, Xây dựng lí luận cách mạng nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp.
C, Xây dựng lí luận giải phóng dân tộc từ lí luận đấu tranh giai cấp.
D, Tập hợp quần chúng thành lập mặt trận chung toàn Đông Dương.
Đáp án: C
Câu 40 [211911]: Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 9 - 1945 đến cuối tháng 12 - 1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không gặp trở ngại nào sau đây?
A, Chỉ có một số nước Đồng minh công khai ủng hộ Việt Nam độc lập.
B, Quân Đồng minh ở Việt Nam có mục tiêu chống phá cách mạng.
C, Việt Nam nằm trong khu vực ảnh hưởng của các nước phương Tây.
D, Chưa nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Đáp án: A